Giuse Trương Cao Đại

Giám mục
 
Giuse Trương Cao Đại
O.P.
Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Hải Phòng (1953–1954)[1][2]
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Đại diện Tông tòa Địa phận Hải Phòng
Giáo phậnHạt Đại diện Tông Tòa Hải Phòng
TòaHiệu tòa Sila
Bổ nhiệmNgày 8 tháng 1 năm 1953
Tựu nhiệmNgày 21 tháng 3 năm 1953
Hết nhiệmNăm 1960
Tiền nhiệmFrancisco Gomez de Santiago Lễ
Kế nhiệmPhêrô Maria Khuất Văn Tạo
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Sila
(1953–1969)
Truyền chức
Thụ phongNgày 18 tháng 5 năm 1940
Tấn phongNgày 19 tháng 3 năm 1953
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhTrương Cao Lộ
Sinh(1913-06-05)5 tháng 6, 1913
Thái Bình, Việt Nam
Mất29 tháng 6, 1969(1969-06-29) (56 tuổi)
Madrid, Tây Ban Nha
Nơi an tángNhà thờ chính tòa Hải Phòng
Cha mẹông Giuse Trương Văn Danh
bà Maria Mai Thị Báu
Khẩu hiệu"Xin thánh hóa chúng con trong sự thật"
Cách xưng hô với
Giuse Trương Cao Đại
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệu"Sanctificas eos in veritate"
TòaHiệu tòa Sila

Giuse Trương Cao Đại (1913–1969) là một Giám mục Công giáo người Việt. Ông nguyên là Giám mục Việt Nam đầu tiên lãnh đạo Địa phận (sau là Giáo phận) Hải Phòng.[3][4]

Thân thế thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Trương Cao Lộ, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1913 tại làng Tiền Môn, An Lập, nay thuộc xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thuộc Giáo phận phận Thái Bình.[3][5] Song thân là ông Giuse Trương Văn Danh và bà Maria Mai Thị Báu. Cậu Lộ là một trong số mười hai người con trong gia đình gồm bảy nam và năm nữ.[6]

Khi làm lễ rửa tội, ông được đặt tên thánh là Giuse. Thuở nhỏ, ông theo học trường của giáo xứ và được linh mục Chánh xứ Trung Linh (thuộc Địa phận Bùi Chu) bấy giờ là Gioan Nguyễn Hữu Độ nhận làm con nuôi, được đổi tên là Trương Cao Đại.[7] Một thời gian sau, ông được gửi sang học tại trường giáo xứ Lục Thủy, rồi được gọi về giáo xứ Phú Nhai để bồi dưỡng thêm, chuẩn bị vào Tiểu chủng viện. Ở Lục Thủy, Phú Nhai, ông quen biết với một bạn học, người mà sau này cũng trở thành Giám mục, là Đa Minh Hoàng Văn Đoàn.

Năm 1927, ông vào học Tiểu chủng viện Ninh Cường. Sau 5 năm, ông được vào học Giáo hoàng học viện Nam Định[8]. Sau khi học xong lớp triết học, ông xin gia nhập dòng Đa Minh cùng với người bạn Hoàng Văn Đoàn. Ngày 30 tháng 8 năm 1935, ông được nhập dòng tại tu viện Đa Minh Quần Phương vừa mới lập ở Giáo phận Bùi Chu. Đến ngày 13 tháng 8năm 1936, ông được nhận lời "Khấn đơn" của người tu sĩ Dòng Đa Minh.[3]

Cuộc đời truyền đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 12 năm 1936, Bề trên Dòng cử ông sang Hương Cảng học ban Thần học tại tu viện Saint Albert, trong 4 năm. Ngày 31 tháng 8 năm 1939, ông khấn trọn đời thề trung thành với Chúa, với Dòng cho đến chết. Ngày 18 tháng 5 năm 1940, ông được phong chức linh mục tại Đại chủng viện Alberdin, Hương Cảng.

Ngày 24 tháng 8 năm 1940, linh mục Trương Cao Đại được cử sang Manila theo học ban Giáo luật tại Đại học Saint Thomas, đỗ tiến sĩ khoa Giáo luật.

Khi Thế chiến thứ hai đến giai đoạn quyết liệt ở Đông Nam Á, quân đội phát xít Nhật xâm chiếm Philippines, linh mục Trương Cao Đại không thể về Việt Nam như lòng mong ước. Ông phải sơ tán lên giáo phận miền núi Baguio của các thừa sai người Bỉ. Tại đây, ông nhận làm Cố vấn ban Giáo luật cho tòa Giám mục giáo phận Baguio và làm Tuyên úy cho nữ tu Đa Minh thuộc hội dòng Sancta Catharina ở Philippines. Sau khi quân Nhật đánh chiếm miền núi Baguio, ông lại chạy xuống Lingayen (mạn Tây Bắc Manila) tạm trú trong một tu viện Đa Minh, cho đến ngày chiến tranh kết thúc.

Năm 1946, ông được bổ nhiệm trở về Việt Nam với chức vụ giáo sư Giáo hoàng học viện Nam Định. Tuy nhiên, khi ông về đến Hải Phòng vào giữa tháng 12 năm 1946, thì tình hình giữa Việt-Pháp trở nên căng thẳng, có khả năng bùng nổ chiến tranh. Do việc mở lại Giáo hoàng học viện Nam Định không thể thực hiện được, nên sau một thời gian khá lâu lưu trú tại Tòa Giám mục Hải Phòng, ông được cử sang tu viện Đa Minh Hương Cảng vào đầu tháng 11 năm 1948. Tại đây, ông là giáo sư các môn Giáo hội Sử, Giáo hội học, Luân lý học, Mặc Khải luận. Ông còn kiêm chức Thẩm phán tòa án khiếu nại của giáo phận Hương Cảng.

Ngày 8 tháng 1 năm 1953, Tòa thánh cử linh mục Trương Cao Đại, bấy giờ đang giữ chức Phó tu viện trưởng Đa Minh Rosaryhill Hồng Kông, làm Giám mục Hiệu tòa Sila lãnh đạo Hạt Đại diện Tông Tòa Hải Phòng, thay thế Giám mục Francisco Gomez (Lễ) từ nhiệm năm 1952. Giám mục Trương Cao Đại là vị Giám mục Việt Nam đầu tiên lãnh đạo địa phận Hải Phòng.

Lễ tấn phong cử hành tại nhà thờ chính tòa Hồng Kông ngày 19 tháng 3 năm 1953, do Khâm sứ Tòa thánh tại Đông Dương John Dooley chủ phong, Giám mục Ngô Đình Thục và Giám mục Lê Hữu Từ phụ phong.

Ngày 21 tháng 3 năm 1953, ông trở về địa phận nhận nhiệm sở và bắt tay xây dựng giáo phận: truyền chức cho nhiều tân linh mục, lập Hội đồng giáo phận, cử linh mục Phêrô Mai Bảo Thư làm Bề trên giáo phận, khánh thành trường Kẻ Giảng Quảng Yên và cử linh mục Hoàng Công Độ làm Giám đốc, chuẩn bị việc cải tổ dòng nữ Đa Minh Hải Phòng...

Di cư vào Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1954, chiến tranh kết thúc với sự ra đời hiệp định Genève. Do đó, gần 1 triệu giáo dân Công giáo di cư vào miền Nam. Giám mục Trương Cao Đại cũng thu xếp công việc, trao quyền điều khiển giáo phận cho linh mục Giuse Bùi Khắc Hiệp, nguyên Chánh xứ Đào Xá (sau 1954, linh mục Hiệp về ở Hải Phòng), để theo linh mục và giáo dân Hải Phòng đi vào Nam. Số giáo dân ở lại khoảng 54.000 với 8 linh mục triều.[9]

Tại miền Nam, ban đầu ông tạm trú trong một ngôi nhà ở đường Trần Bình Trọng, Chợ Lớn. Đến năm 1956, ông sang lưu trú ở Gia Định. Trong thời gian đó, ông thu xếp định cư cho giáo dân tại làng Bình Đức (Mỹ Tho). Năm 1958, ông cho xây cất Tiểu chủng viện Chân Phước Liêm tại làng Đạo Thạnh (Mỹ Tho) và dọn về ở tại đây.[10]

Ngày 11 tháng 8 năm 1955, Hội đồng dòng Đa Minh ủy quyền cho ông lãnh đạo việc cải tổ và thống nhất dòng nữ Đa Minh thuộc các giáo phận di cư: Bùi Chu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn. Ông đã cho thiết lập cơ sở dòng nữ Đa Minh Việt Nam ở Hố Nai (Đồng Nai).[10]

Tháng 6 năm 1960, ông về học viện Albert của dòng Đa Minh tại Phú Nhuận, dạy học và dịch thuật, sức khỏe suy kém vì bệnh tim.[11] Dạy ở đây ít lâu, ông sang Tây Ban Nha trú ngụ tại tu viện Đa Minh San Piedro, Madrid để điều dưỡng.

Qua đời ở ngoại quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1962, ông cùng với các Giám mục Việt Nam khác được Tòa Thánh mời sang Vatican tham dự Công đồng Vatican II (1962-1965).[3]

Ông qua đời tại tu viện Dòng Đaminh thành Avila vì bệnh tim vào ngày 29 tháng 6 năm 1969, hưởng dương 56 tuổi, đời với 16 năm ở cương vị Giám mục trong đó hết 15 năm sống xa cách giáo phận và không thể chu toàn trách nhiệm của mình. Ông cũng là vị Giám mục Việt Nam đầu tiên qua đời ở nước ngoài.[3]

Di cốt cố hương

[sửa | sửa mã nguồn]

Với sự trợ giúp của một số đồng hương Công giáo Hải Phòng tại Tây Ban Nha, Tòa Giám mục Hải Phòng đã xúc tiến việc đưa hài cốt của Giám mục Trương Cao Đại về Việt Nam. Ngày 9 tháng 11 năm 2010, hài cốt ông được đưa về Việt Nam bằng máy bay. Giám mục đương nhiệm của Giáo phận Hải PhòngGiuse Vũ Văn Thiên, cùng một số linh mục, tu sĩgiáo dân Hải Phòng đã ra sân bay Nội Bài rước hài cốt của Giám mục Trương Cao Đại, sau đó đưa về Nhà thờ chính tòa Hải Phòng để làm lễ và cải táng tại đây.[9]

Ghi nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tên ông được dùng đặt cho một giáo xứ của Giáo phận Cần Thơ: Giáo xứ Đại Hải, (với ý nghĩa: Đại là tên của Ông Trương Cao Đại, Hải là tên của Giáo phận Hải Phòng).[12] Đây là giáo xứ quy tụ nhiều giáo dân là người gốc Hải Phòng.
  • Giám mục Trương Cao Đại là người khởi công xây cất Tiểu chủng viện Chân Phước Liêm tại làng Đạo Thạnh (Mỹ Tho, năm 1958). Và xây dựng lại dòng nữ Đa Minh Hải Phòng.
  • Ông là một trong số ít các Giám mục đã tham dự tham dự Công đồng Vatican II (1962–1965)
  • Ông là Giám mục người Việt đầu tiên lãnh đạo Giáo phận Hải Phòng và cũng là Giám mục Việt Nam đầu tiên giữ cương vị Thẩm phán tại nước ngoài (thẩm phán của tòa án khiếu nại Giáo phận Hương Cảng Hong Kong).

Thứ tự bổ nhiệm – tấn phong giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Đợt bổ nhiệm Giám mục người Việt lần IX
Gioan Baotixita Trần Hữu Đức
14 tháng 6 năm 1951
Đợt bổ nhiệm Giám mục người Việt lần X
Giuse Trương Cao Đại

8 tháng 1 năm 1953
Kế nhiệm:
Đợt bổ nhiệm Giám mục người Việt lần XI
Phêrô Maria Khuất Văn Tạo
7 tháng 5 năm 1955
Tiền nhiệm:
Giám mục người Việt thứ 9 được tấn phong
Gioan Baotixita Trần Hữu Đức
16 tháng 9 năm 1951
Giám mục người Việt thứ 10 được tấn phong
Giuse Trương Cao Đại

19 tháng 3 năm 1953
Kế nhiệm:
Giám mục người Việt thứ 11 được tấn phong
Phaolô Nguyễn Văn Bình
Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền
30 tháng 11 năm 1955

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bishop Joseph Trương Cao Ðại, O.P.; Vicar Apostolic Emeritus of Hai Phòng, Viet Nam, Titular Bishop of Sila” [Giám mục Giuse Trương Cao Đại, Nguyên Đại diện Tông Tòa Hải Phòng, Việt Nam, Giám mục Hiệu tòa Sila] (bằng tiếng Anh). Catholic Hierarchy. Truy cập Ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ “Ðức Cha Giuse Trương Cao Ðại Nguyên Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng”. Truyền giáo Việt Nam tại Á Châu. Truy cập Ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ a b c d e TGM Hải Phòng (ngày 13 tháng 10 năm 2010). “Đôi dòng tiểu sử về Giám mục Giuse Trương Cao Đại”. Tòa Giám mục Hải Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ Đức Cha Giuse Trương Cao Đại - Nguyên Giám mục Giáo phận Hải Phòng Lưu trữ 2012-10-18 tại Wayback Machine, Catholic.
  5. ^ Giám mục Giuse Trương Cao Đại, Tripod.
  6. ^ Trần Anh Dũng 2009, tr. 428
  7. ^ Linh mục Nguyễn Hữu Độ đều đặt tên các con nuôi của mình theo chữ "Đ", cùng vần chữ cái mang tên ông.
  8. ^ Do các linh mục dòng Đa Minh thành lập và giảng dạy từ năm 1930.
  9. ^ a b Tin tức giáo hội Việt Nam (ngày 10 tháng 11 năm 2010). “Giáo phận Hải Phòng: Tro cốt Giám mục Cố Giuse Trương Cao Đại trở về giáo phận”. TRANG TIN CỦA HỘI ĐỒNG Giám mục VIỆT NAM. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  10. ^ a b CHƯƠNG BỐN: GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG[liên kết hỏng], Dunglac.org
  11. ^ Linh mục Bùi Đức Sinh O.P., "Dòng Đa Minh trên đất Việt", tập II, Sàigòn 1967, tr. 244-246
  12. ^ BÀI CÁM ƠN SAU THÁNH LỄ Lưu trữ 2012-06-08 tại Wayback Machine, Giáo phận Cần Thơ

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Renner & Vật Phẩm Thay Đổi Chủng Tộc
Renner & Vật Phẩm Thay Đổi Chủng Tộc
rong các tập gần đây của Overlord đã hé lộ hình ảnh Albedo trao cho Renner một chiếc hộp ji đó khá là kì bí, có khá nhiều ae thắc mắc hỏi là Albedo đã tặng thứ gì cho cô ấy và tại sao lại tặng như vậy
Chie Hoshinomiya giáo viên chủ nhiệm Lớp 1-B
Chie Hoshinomiya giáo viên chủ nhiệm Lớp 1-B
Chie Hoshinomiya (星ほし之の宮みや 知ち恵え, Hoshinomiya Chie) là giáo viên chủ nhiệm của Lớp 1-B.
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Đối với mình, điểm đặc sắc nhất phim chính là cuộc chiến kinh doanh giữa quán nhậu nhỏ bé DanBam và doanh nghiệp lớn đầy quyền lực Jangga
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Nhân vật Gamma - The Eminence in Shadow
Gamma (ガンマ, Ganma?) (Γάμμα) là thành viên thứ ba của Shadow Garden, là một trong Seven Shadows ban đầu