Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm

Giám mục
 
Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm
Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn
(1965–1976)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
Tổng giáo phậnTổng giáo phận Sài Gòn
TòaHiệu tòa Numluli
Bổ nhiệmNgày 14 tháng 10 năm 1965
Tựu nhiệmNgày 6 tháng 1 năm 1966
Hết nhiệmNgày 2 tháng 10 năm 1976
Tiền nhiệmTiên khởi
Kế nhiệmNicôla Huỳnh Văn Nghi
(1974–1975)
Louis Phạm Văn Nẫm
(1977–1999)
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Numluli (1965–1976)
Truyền chức
Thụ phongNgày 5 tháng 4 năm 1930
Tấn phongNgày 6 tháng 1 năm 1966
bởi Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (chủ phong); Giám mục Jean Cassaigne Sanh và Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (phụ phong)
Thông tin cá nhân
SinhNgày 10 tháng 3 năm 1902
Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam
MấtNgày 2 tháng 10 năm 1976 (74 tuổi)
Nơi an tángNghĩa trang Linh mục Chí Hòa, Tổng giáo phận Sài Gòn
Cha mẹTôma Trần Văn Tú
Rôsa Hồ Thi Muồi
Khẩu hiệu"Bác Ái – Độ Lượng"
Cách xưng hô với
Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuCaritas - Benigna
TòaHiệu tòa Numnuli

Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm (1902–1976) là một giám mục người Việt Nam của Giáo hội Công giáo Rôma.[1] Ông từng đảm trách vai trò giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn kiêm giám mục hiệu tòa Numnuli trong suốt khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1976. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Bác ái – độ lượng".[2][3]

Trần Thanh Khâm sinh tại Bình Dương. Sau quá trình tu học, ông được phong chức linh mục tại Sài Gòn tháng 4 năm 1930. Trong thời kỳ làm linh mục của mình, ông quản nhiệm nhiều nhiệm sở khác nhau, và đa phần đều trong khoảng thời gian ngắn, có khi chưa đến một năm trên nhiều địa phương khác nhau, vốn thuộc Hạt Đại diện Tông Tòa Sài Gòn có diện tích lãnh thổ rất lớn trước khi tách các giáo phận khác sau này. Từ năm 1961, ông đảm trách vai trò Tổng đại diện Tổng giáo phận Sài Gòn, sau khi giám mục Nguyễn Văn Bình trở thành Tổng giám mục Tiên khởi Tổng giáo phận Sài Gòn.

Cuối năm 1965, Tòa Thánh loan tin chọn linh mục Trần Thanh Khâm làm giám mục Hiệu tòa Numnuli, chức danh Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn. Lễ tấn phong cho ông diễn ra vào đầu năm 1966. Sau 10 năm làm giám mục, ông qua đời vào năm 1976.

Thân thế và giai đoạn linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Thanh Khâm sinh ngày 10 tháng 3 năm 1902[4] (có nguồn tin cho rằng ngày 2 tháng 3 năm 1902)[2] tại họ đạo Búng, xã Hưng Định, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một (nay thuộc phường Hưng Định, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương), thuộc Giáo phận Phú Cường. Thân phụ là ông Tôma Trần Văn Tú và thân mẫu là bà Rôsa Hồ Thi Muồi. Chủng sinh Khâm lãnh chức Tiểu phó tế ngày 25 tháng 5 năm 1929, chức Phó tế ngày 21 tháng 9 cùng năm.

Sau quá trình tu học dài hạn, ông được thụ phong linh mục ngày 5 tháng 4 năm 1930 tại Sài Gòn, khi mới 28 tuổi. Trong khoảng thời gian sau khi được phong chức linh mục, tân linh mục Khâm được giám mục giáo phận điều đi làm linh mục phó giáo xứ Chợ Lách (tỉnh Bến Tre). Một năm sau đó, linh mục Khâm được thuyên chuyển làm linh mục phó giáo xứ Cái Nhum (Bến Tre) trong vòng năm năm. Từ năm 1936 đến năm 1938, ông đảm nhận chức vụ linh mục chánh xứ Giáo xứ Xuân Hiệp, kiêm Quản họ Hiếu Nhơn (tỉnh Vĩnh long).[4]

Từ năm 1945 đến năm 1946, Trần Thanh Khâm đảm nhận vai trò linh mục quản nhiệm người Việt đầu tiên của giáo họ đạo Lạc Đạo. (nay là Nhà thờ chính tòa Phan Thiết). Sau đó, từ năm 1947 đến năm 1948, ông đảm trách vai trò linh mục Chánh xứ Giáo xứ Tầm Hưng (Phan Thiết).[4]

Chỉ một thời gian ngắn sau khi thuyên chuyển đến Tầm Hưng, năm 1950, ông được chọn làm linh mục Chánh xứ Giáo xứ Thủ Thiêm và giữ chức vụ này đến năm 1953. Sau đó, ông được thuyên chuyển làm linh mục Chánh xứ Giáo xứ Chợ Quán và giữ chức vụ này đến năm 1961. Song song với nhiệm vụ Chánh xứ Giáo xứ Chợ Quán, từ năm 1958 đến năm 1961, linh mục Khâm còn là linh mục Quản nhiệm họ đạo Hưng Phú. Năm 1960, linh mục Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm xây dựng nhà nguyện họ Bình Xuyên, họ nhánh của Chợ Quán. Số giáo dân ban đầu là 800 người.[4]

Năm 1961, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình bổ nhiệm Trần Thanh Khâm giữ chức Tổng Đại diện Tổng giáo phận Sài Gòn.[4]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó, ngày 14 tháng 10 năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm linh mục Trần Thanh Khâm làm giám mục Hiệu tòa Numluli, làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn,[5] trợ giúp Tổng Giám mục giáo phận này là Phaolô Nguyễn Văn Bình. Tân giám mục Trần Thanh Khâm là giám mục phụ tá đầu tiên của Tổng giáo phận Sài Gòn.[6]

Lễ tấn phong Giám mục cho vị tân chức diễn ra ngày 6 tháng 1 năm 1966[5] tại Tiểu chủng viện thánh Giuse Sài Gòn. Phần nghi thức truyền chức do Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chủ phong cùng với hai Giám mục Jean Cassaigne Sanh – Nguyên Giám mục Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Sài Gòn và Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, nguyên Đại diện Tông tòa Sài Gòn, giám mục chính tòa Tiên khởi Giáo phận Đà Lạt phụ phong.[5][7]

Ngày 02 tháng 10 năm 1976, ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 74 tuổi, 46 năm linh mục trong đó có 10 năm ở cương vị giám mục phụ tá.[5] Ông được an táng tại đất thánh Chí Hòa, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.[7]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm được tấn phong giám mục năm 1966, thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:[5]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Giám mục Hiệu tòa Numluli, Tunisia[8]
1965 – 1976
Kế nhiệm:
William Clifford Newman
Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn
1965 – 1976
Kế nhiệm:
Nicôla Huỳnh Văn Nghi
Louis Phạm Văn Nẫm

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Danh sách các Giám mục người Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ a b “Đức Cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm Nguyên Giám mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Saigon”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ “KHẨU HIỆU CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM (1933 - 2001)”. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  4. ^ a b c d e “Đức Cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm”. Họ đạo Búng. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ a b c d e Bishop François-Xavier Trân Thanh Khan † “Bishop François-Xavier Trân Thanh Khan † Auxiliary Bishop of Saigon, Viet Nam - Titular Bishop of Numluli” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Catholic Hierachy. Truy cập Ngày 5 tháng 2 năm 2019.
  6. ^ “TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN - TP. HCM”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  7. ^ a b “Mgrs. Francois Xavier Trần Thanh Khâm, cố giám mục Phụ tá Sài Gòn, giám mục Hiệu tòa Numnuli”. Tinh Thần. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  8. ^ “Titular Episcopal See of Numluli, Tunisia”. G-Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 29 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 29 tháng 4 năm 2019. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 25 (trợ giúp)

Liênn kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhân vật Công giáo Việt Nam (tập 4) - Các Vị Giám mục Một Thời Đã Qua (1933-1995) - CHƯƠNG MỘT: TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN (24.11.1960 - 28.11.1976) TỔNG GIÁO PHẬN TP.HCM (28-11-1976 - NAY)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.
Nhân vật Kikyō Kushida - Classroom of the Elite
Nhân vật Kikyō Kushida - Classroom of the Elite
Kikyō Kushida (櫛くし田だ 桔き梗きょう, Kushida Kikyō) là một trong những nhân vật chính của series You-Zitsu. Cô là một học sinh của Lớp 1-D.
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Là anh hùng nổi tiếng nhất thế giới - All Might, Toshinori là người kế nhiệm thứ 8 và có thể sử dụng rất thành thạo One For All
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll