Lôrensô Chu Văn Minh

Giám mục
 
Lôrensô Chu Văn Minh
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
(2008–2019)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Tổng giáo phậnTổng giáo phận Hà Nội
TòaHiệu tòa Thinisa in Numidia
Bổ nhiệmNgày 15 tháng 10 năm 2008
Tựu nhiệmNgày 5 tháng 12 năm 2008
Hết nhiệmNgày 26 tháng 1 năm 2019
Tiền nhiệmPhaolô Lê Đắc Trọng
Kế nhiệmGiuse Vũ Công Viện
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Thinisa in Numidia (2008–nay)
Truyền chức
Thụ phongNgày 10 tháng 6 năm 1994
bởi Tổng giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
Tấn phongNgày 5 tháng 12 năm 2008
bởi Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt (chủ phong), giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng và Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể (phụ phong)
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhChu Văn Minh
Sinh27 tháng 12, 1943 (80 tuổi)
Nam Định, Liên Bang Đông Dương
Hệ pháiGiáo hội Công giáo Rôma
Khẩu hiệu"Phục vụ trong đức ái"
Cách xưng hô với
Lôrensô Chu Văn Minh
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuServientes in caritate
TòaHiệu tòa Thinisa in Numidia

Lôrensô Chu Văn Minh (sinh 27 tháng 12 năm 1943) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm nhiệm vai trò giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Hà Nội (2008–2019) và Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội (2005–2019). Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ông còn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Latinh.[1]

Sinh trưởng trong một gia đình có thân phụ làm lương y nổi tiếng tại Nam Định, giám mục Chu Văn Minh theo theo học tại Tiểu chủng viện từ nhỏ, tuy ban đầu không có ý định tu học. Theo tu học cách âm thầm trong năm tháng chiến tranh song song bằng kiếm sống bằng nghề cắt tóc trong hơn 20 năm, chủng sinh Minh quyết không từ bỏ con đường tu trì.

Năm 1992, chính sách tôn giáo của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, chủng sinh Minh, vốn đã hoàn thành chương trình tu học năm 1967, được đưa về Đại chủng viện Hà Nội học tập thêm 2 năm trước khi được truyền chức linh mục bởi Tổng giám mục đô thành Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng vào năm 1994. Linh mục Minh du học Rôma trong 5 năm và đậu văn bằng Tiến sĩ thần học do Đại học Giáo hoàng Urbaniana, Roma cấp. Về nước, ông tham gia chủng viện, thăng tiến dần lên chức Phó Giám đốc (năm 2003) rồi Giám đốc (năm 2005).

Dưới thời kỳ Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, linh mục Chu Văn Minh được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Hà Nội, vào ngày 15 tháng 10 năm 2008. Lễ tấn phong cho Tân giám mục được cử hành sau đó vào ngày 5 tháng 12 cùng năm.

Thân thế và tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Lôrensô Chu Văn Minh sinh ngày 27 tháng 12 năm 1943 tại Nam Định. Cha ông là lương y nổi tiếng, được quốc trưởng Bảo Đại cấp bằng Nam Bắc Dược Sư, mất 1980, ngoài ra cha ông còn là chánh trương giáo xứ. Trong thời kỳ giáo dục phổ thông nhà nước dạy văn hóa đồng thời cũng dạy học thuyết Mác-xít, cha ông sợ các con học theo học thuyết vô thần, dẫn đến rời bỏ đạo nên gửi cả ba đứa con của ông gồm hai người con trai là Chu Văn Minh và một người anh của cậu vào tiểu chủng viện và một người con gái là em gái cậu vào Đan viện Thánh Mẫu. Sau này, chỉ còn cậu Minh tiếp tục và hoàn thành con đường tu trì.[2]

Ban đầu cậu bé Minh đến Tiểu chủng viện để học văn hóa theo ý cha mình, không có mục đích tu trì, nhưng sau đó dần cảm nghiệm vào đi theo con đường tu tập.[2]

Lúc mới 13 tuổi, ông đã lên Hà Nội và trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1960, ông đã học tại Tiểu chủng viện thánh Gioan Hà Nội. Tại đây, các chủng sinh thuộc miền Nam Định được phân ra làm hai, lớp nhỏ gồm bốn người được linh mục Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh dạy bảo và lớp lớn bốn người học với linh mục Đinh Lưu Nhân, nguyên Giám đốc Chủng viện Piô. Giám mục Minh thuộc nhóm bốn chủng sinh lớn tuổi, theo học với linh mục Nhân về triết học và thần học mỗi tuần ba buổi từ năm 1961 đến năm 1967. Nhóm bốn chủng sinh này sau hai năm đầu chỉ còn hai. Việc học của nhóm hai chủng sinh còn lại kết thúc khi linh mục Nhân bị trúng bom máy bay Mỹ qua đời tháng 3 năm 1967. Khi linh mục này qua đời, nhóm hai chủng sinh cũng đã gần như hoàn tất chương trình đào tạo.[2] Linh mục Lê Đắc Trọng cũng chính là nghĩa phụ của cậu Chu Văn Minh.[3]

Ngoài việc học tập chương trình tu học cách kín đáo, các chủng sinh phải lao động kiếm sống. Do có cha thuộc vào diện tư sản và theo học trường đào tạo linh mục, nên chủng sinh Chu Văn Minh không được bất cứ cơ quan nào nhận vào làm việc. Chủng sinh Minh hành nghề cắt tóc. Suốt 20 năm hành nghề từ năm 1960 đến 1980, trong 16 năm đầu tiên, tuy có đóng thuế đầy đủ, song chủng sinh Minh không được cấp giấy phép kinh doanh. Vì không được chính thức công nhận nên ông thường bị xua đuổi, nơi hành nghề không ổn định. Bốn năm cuối, ông được chính thức công nhận là xã viên cắt tóc và được cấp giấy kinh doanh hành nghề, vào làm việc trong một cửa hàng phục vụ trong nhà.[2]

Trong thời kỳ khó khăn và hành nghề cắt tóc, giám mục tương lai Chu Văn Minh còn có sở thích đọc sách, ông tìm đọc sách nhiều loại sách thuộc nhiều chủ đề mà ông đánh giá là ích lợi cho đời sống linh mục, vốn khi đó không được cho phép có nhiều người hỗ trợ công việc mục vụ. Hành nghề cắt tóc, ông cũng có dịp tiếp xúc nhiều loại người của xã hội, hiểu biết hơn về họ.[2] Chính quyền Việt Nam hỗ trợ cho các Tổng giám mục Hà Nội thỉnh thoảng có các đợt truyền chức từ các thầy giảng lâu năm và cựu chủng sinh Gioan về học ít thời gian rồi thụ phong linh mục. Việc truyền chức cũng lưu ý tránh chọn các chủng sinh cũ, lâu năm vì ảnh hưởng của các thừa sai Pháp. Nhà nước Việt Nam nói thẳng với nhóm của chủng sinh Chu Văn Minh rằng không bao giờ cho họ thụ phong linh mục.[2]

Linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các chủng sinh cuối cùng của chủng viện Gioan cũ còn lại 6 người. Trong đó nhiều người bị tù giam vì chí hướng làm linh mục. Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính sách tôn giáo của Việt Nam đổi mới, sáu cựu chủng sinh này được đưa vào thụ huấn 2 năm ở Đại chủng viện thánh Giuse Hà nội. Lôrensô Chu Văn Minh được thụ phong linh mục vào ngày 10 tháng 6 năm 1994 tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội, do Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Hà Nội Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng cũng là nguyên Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan xưa. Buổi lễ truyền chức đầy cảm xúc khi lứa chủng sinh xưa được truyền chức linh mục sau nhiều năm đợi chờ.[2]

Sau khi được thụ phong linh mục, ông được Tổng giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng bổ nhiệm về giữ chức vụ linh mục phó giáo xứ Nam Định, ông giữ chức vụ này đến năm 1995. Sau đó, từ năm 1995 đến năm 2000, ông đi du Học tại Đại học Giáo hoàng Urbaniana, Rôma và tốt nghiệp bằng Tiến sĩ thần học tín lý[2] với luận văn có chủ đề: Đối thoại giữa người Công Giáo và Phật Giáo: dưới ánh sáng giáo huấn của Hội Thánh về đối thoại liên tôn (Dialogo tra cattolici e budhisti: alla luce dell'insegnamento della Chiesa sul dialogo interreligioso).[4]

Ngày 02 tháng 9 năm 2001, ông trở thành Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Đến ngày 26 tháng 2 năm 2002, ông trở thành thành viên Hội đồng Tư vấn của Tổng giáo phận Hà Nội. Ngày 15 tháng 10 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Giám học Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, nơi đào tạo linh mục cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Ngày 04 tháng 8 năm 2003, ông trở thành phó giám đốc thường trực Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội.[2] Đến ngày 01 tháng 8 năm 2005, ông lại được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại Chủng viện này.[2]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 10 năm 2008, ở tuổi 65, ông được giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá giáo phận Hà Nội. Cùng trong đợt bổ nhiệm này, Tòa Thánh cũng bổ nhiệm Tân giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phêrô Nguyễn Văn Khảm.[5][6], giám mục hiệu tòa Thinisa in Numidia.[7] Thư của Tòa Giám mục Hà Nội do Tổng giám mục Kiệt ấn kí đề ngày 18 tháng 10 loan báo cho giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội biết tin này. Giám mục Kiệt cho rằng:Tình thương yêu chăm sóc của Chúa một lần nữa được biểu lộ qua việc Tòa Thánh bổ nhiệm cha Lôrensô làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội.[8]

Lễ Tấn phong giám mục của ông diễn ra ngày 05 tháng 12 năm 2008 tại Nhà thờ Quảng Trường Nam Định, chủ sự và chủ phong cho ông là Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, phụ phong cho ông là Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và nguyên giám mục phụ tá Hà Nội Phaolô Lê Đắc Trọng. Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng là nghĩa phụ của Tân Giám mục.[9]

Ngày 6 tháng 12 năm 2018, ông đã đồng tế cùng Nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm cùng đông đảo linh mục của Tổng giáo phận Hà Nội nhằm kỷ niệm 10 năm chịu chức Giám mục. Tham dự lễ tạ ơn này có Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Tổng giám mục đô thành Hà Nội cùng đông đảo chủng sinh, tu sĩ và giáo dân.[10]

Ngày 26 tháng 1 năm 2019, Giáo hoàng chấp thuận đơn từ nhiệm của Giám mục Minh.[11]Ngày 1 tháng 6 năm 2019, Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên tham gia lễ bế giảng Khoa Thần học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Nhân dịp này, giám mục Thiên bổ nhiệm Ban giám đốc mới của Đại chủng viện, kế nhiệm giám mục Chu Văn Minh. Cụ thể, linh mục Brunô Phạm Bá Quế làm Giám đốc và linh mục Giuse Nguyễn Văn Diễm làm phó Giám đốc.[12]

Huy hiệu giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Lôrensô Chu Văn Minh đã lý giải về ý nghĩa huy hiệu giám mục của mình như sau[13]:

Hình ảnh trái tim có thập giá ở tâm điểm là biểu hiện cho tình yêu Kitô. Bàn tay tượng trưng cho hành động, việc làm. Mũ và Dây tua là biểu tượng của chức Giám mục. Ba màu xanh, nâu, đỏ tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân. Hai gam màu nóng lạnh, tuy tương phản nhưng lại tạo nên một tổng thể hài hòa. Cũng vậy, tinh thần Phục vụ trong Đức ái sẽ nối kết những khác biệt, đối nghịch, cải hóa và canh tân toàn thể xã hội, khiến con người tràn trề sức sống, an bình, tươi vui, hạnh phúc.

Bên ngoài là Thánh giá kép được kết bằng cây tre, cành trúc, biểu hiện tính cách Việt Nam. Cây Thánh giá nhỏ biểu hiện thân phận nhỏ bé của con người nương dưới bóng, liên kết chặt chẽ với cây Thánh giá lớn của Đức Giêsu Kitô.

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, trong dịp lễ kính thánh Lôrensô, Tổng giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã nhận xét về người phụ tá: "...Giám mục phụ tá là chứng nhân sống động của thánh Lôrensô nhờ vào lòng nhiệt thành tông đồ và đời sống khiêm nhường của ngài"[14].

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Lôrensô Chu Văn Minh được tấn phong giám mục năm 2008, thời Giáo hoàng Biển Đức XVI, bởi:[15]

Giám mục Lôrensô Chu Văn Minh là Giám mục Phụ phong cho các giám mục:[15]

Dưới đây là sơ đồ tính Tông truyền từ giám mục Việt Nam đầu tiên được giám mục ngoại quốc chủ phong cho đến đời Giám mục Chu Văn Minh.[15]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Linh mục Gioan Đỗ Tông
Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng
Linh mục Giuse Đặng Đức Ngân
Phó Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội[16]
2003–2005
Kế nhiệm:
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Diễm
Linh mục Gioan Maria Vũ Tất[17]
Tiền nhiệm:
Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội[16]
2005–2019
Kế nhiệm:
Linh mục Brunô Phạm Bá Quế
Tiền nhiệm:
Phaolô Lê Đắc Trọng
Giám mục phụ tá
Tổng giáo phận Hà Nội

2008–2019
Kế nhiệm:
Giuse Vũ Công Viện
Tiền nhiệm:
Vincenzo Pelvi
Giám mục Hiệu tòa Thinisa in Numidia, Algeria
2008–nay
Kế nhiệm:
Đương nhiệm

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bishop Laurence Van Minh Chu”. UCA News. Bản gốc lưu trữ Ngày 13 tháng 4 năm 2020. Truy cập Ngày 13 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ a b c d e f g h i j Phỏng vấn Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
  3. ^ “Giáo xứ Nam Định: "Nhớ về người cha". Tổng giáo phận Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2022. Truy cập Ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ “Đức Cha Lorensô Chu Văn Minh từ chức”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2019.
  5. ^ “Tòa Thánh bổ nhiệm 2 Giám mục Phụ Tá cho Hà Nội và Sàigòn”. Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập Ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ “2 Bishops Named for Vietnam”. Zenit. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2018. Truy cập Ngày 21 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ “Thinisa in Numidia”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ “Thư chung của Đức Tổng Giám mục Hà Nội”. Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập Ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  9. ^ “Tường thuật Thánh Lễ phong chức Tân Giám mục Phụ Tá Hà Nội”. VietCatholic. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập Ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  10. ^ Đức cha Lô-ren-xô Chu Văn Minh dâng Thánh lễ kỷ niệm 10 năm Giám mục[liên kết hỏng]
  11. ^ “Rinunce e nomine, 26.01.2019”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2019.
  12. ^ “Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội Bế giảng và bổ nhiệm Tân Giám đốc”. Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ Ngày 2 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 2 tháng 6 năm 2019.
  13. ^ “Ý Nghĩa Huy Hiệu Giám mục của Đức Tân Giám mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Hà Nội Lôrensô Chu Văn Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013.
  14. ^ “Lễ kính thánh Lôrensô, quan thầy Giám mục phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội”. Trang Web Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013.
  15. ^ a b c “Bishop Laurent Chu Văn Minh - Auxiliary Bishop of Hà Nội, Viet Nam - Titular Bishop of Thinisa in Numidia”. Bản gốc lưu trữ Ngày 9 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 9 tháng 3 năm 2019.
  16. ^ a b Lược Sử Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội[liên kết hỏng]
  17. ^ “Thánh lễ tấn phong Giám mục Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cà phê rang đậm có chứa nhiều Caffeine hơn cà phê rang nhạt?
Cà phê rang đậm có chứa nhiều Caffeine hơn cà phê rang nhạt?
Nhiều người cho rằng cà phê rang đậm sẽ mạnh hơn và chứa nhiều Caffeine hơn so với cà phê rang nhạt.
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Lạm phát vẫn ở mức cao khiến FED có cái cớ để tiếp tục duy trì thắt chặt, giá cả của các loại hàng hóa và tài sản vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng
Nhân vật Mei Mei -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Mei Mei - Jujutsu Kaisen
Mei Mei (冥 め い 冥 め い Mei Mei?) Là một nhân vật phụ trong bộ Jujutsu Kaisen
Review Dies Irae - Tuyệt tác của Chuuni Genre
Review Dies Irae - Tuyệt tác của Chuuni Genre
Những trận đánh lồng ghép trong triết lí của các nhân vật, những thần thoại từ ở phía Tây xa xôi, những câu bùa chú cùng tuyến nhân vật đã trở nên kinh điển