Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Giám mục
 
Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho
(2014–nay)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
TòaGiáo phận Mỹ Tho
Bổ nhiệm26 tháng 7 năm 2014
Tựu nhiệm30 tháng 8 năm 2014
Tiền nhiệmPhaolô Bùi Văn Đọc
Kế nhiệmĐương nhiệm
Giám mục phụ tá
Tổng giáo phận Tp.HCM
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
Tổng giáo phậnThành phố Hồ Chí Minh
TòaHiệu tòa Trofimiana
Bổ nhiệm15 tháng 10 năm 2008
Tựu nhiệm15 tháng 11 năm 2008
Hết nhiệm26 tháng 7 năm 2014
Tiền nhiệmGiuse Vũ Duy Thống
Kế nhiệmGiuse Đỗ Mạnh Hùng
Các chức khácViện trưởng Học viện Công giáo Việt Nam (2024–nay)
Giám mục hiệu tòa Trofimiana
(2008–2014)
Truyền chức
Thụ phong30 tháng 8 năm 1980
Tấn phong15 tháng 11 năm 2008
bởi Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (chủ phong), các giám mục Giuse Vũ Duy ThốngStêphanô Tri Bửu Thiên (phụ phong)
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhNguyễn Văn Khảm
Sinh2 tháng 10, 1952 (72 tuổi)
Đàn Giản, Hà Đông, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpGiám Mục Công Giáo
Alma mater
Khẩu hiệu"Hãy theo Thầy"
Cách xưng hô với
Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệu"Sequere Me"
TòaGiáo phận Mỹ Tho

Phêrô Nguyễn Văn Khảm (sinh ngày 2 tháng 10 năm 1952) là một giám mục Công giáo người Việt. Ông hiện đảm nhận vai trò giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 – 2025[1] và Viện trưởng Học viện Công giáo Việt Nam, từ năm 2024.[2] Khẩu hiệu giám mục của ông là "Hãy theo Thầy". Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ông còn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anhtiếng Pháp.[3][4] Ông được đánh giá là một Giám Mục có tài thuyết giảng.[5][6]

Giám mục Khảm sinh tại Hà Đông, sau đó cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954. Sau khoảng thời gian dài tu học tại nhiều chủng viện khác nhau trong Giáo tỉnh Sài Gòn, ông được phong chức linh mục năm 1980. Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ như linh mục phó xứ Hà Đông, quản nhiệm xứ Hà Nội, phó xứ Đức Bà Sài Gòn và giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Linh mục Nguyễn Văn Khảm được cử du học Hoa Kỳ, sau đó trở về Việt Nam làm Giám đốc Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn.

Nguyễn Văn Khảm được tấn phong giám mục vào tháng 11 năm 2008, một tháng sau khi tin bổ nhiệm ông làm giám mục phụ tá Sài Gòn được công bố. Trong thời kỳ này, ông cũng kiêm nhiệm các vai trò khác trong Hội đồng Giám mục Việt Nam như Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội (2010–2013), Phó Tổng thư ký (2010–2016), Tổng Thư ký (2016–2022).

Tháng 7 năm 2014, Tòa Thánh công bố bổ nhiệm Giám mục Khảm làm giám mục chính tòa Mỹ Tho. Lễ nhậm chức được cử hành sau đó vào tháng 8 cùng năm. Năm 2016, ông được bổ nhiệm làm thành viên của Quốc vụ viện Truyền thông, một cơ quan thuộc Giáo triều Rôma do Giáo hoàng Phanxicô thành lập.[7]

Thân thế và tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Khảm sinh ngày 2 tháng 10 năm 1952 tại Đàn Giản, tỉnh Hà Đông (nay thuộc xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội), thuộc Tổng giáo phận Hà Nội.[8][9] Thân mẫu ông là bà Maria Madalena Lý Thị Hảo, sinh năm 1926.[10][11][12] Năm 1954, cậu bé Khảm theo gia đình di cư vào Nam. Với chí hướng tu học, cậu bé Khảm theo học chương trình đào tạo giáo sĩ Công giáo, bắt đầu bằng việc nhập học tại Tiểu chủng viện Thánh Quý, Cái Răng, Cần Thơ vào năm 1963 và tốt nghiệp năm 1972. Sau đó, chủng sinh Khảm theo học Đại Chủng viện Thánh Tôma, Long XuyênĐại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn lần lượt từ năm 1973 đến năm 1976 và từ năm 1977 đến năm 1979.[8][9][gc 1]

Linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 8 năm 1980,[8][9][gc 2] Nguyễn Văn Khảm được thụ phong linh mục tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.[5] Sau khi thụ phong, tân linh mục được Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình bổ nhiệm giữ chức linh mục phó giáo xứ Hà Đông, thuộc giáo hạt Xóm Mới. Sau ba năm thi hành công việc mục vụ tại nhiệm sở đầu tiên, linh mục Khảm được thuyên chuyển đảm nhận chức vụ quản nhiệm giáo xứ Hà Nội, vốn cùng thuộc giáo hạt Xóm Mới. Linh mục Khảm giữ chức vụ này đến năm 1987 thì được thuyên chuyển làm linh mục phó giáo xứ chính tòa Tổng giáo phận Sài Gòn (Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn) và giữ chức vụ này đến năm 1999. Song song với chức vụ trên, từ năm 1997, ông kiêm nhiệm vai trò giáo sư tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

Năm 2001, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cử linh mục Phêrô Khảm đi du học. Ông theo học Thần học Mục vụ tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, tốt nghiệp văn bằng tiến sĩ vào năm 2004. Sau khi hoàn tất chương trình du học, linh mục Khảm về Việt Nam, đảm nhận nhiệm vụ Giám đốc Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cho đến năm 2008 hoặc tháng 10 năm 2012. Từ tháng 3 năm 2008, ông đảm nhận chức vụ thư ký điều hành của Hội đồng Giám mục Việt Nam.[8][9]

Ngoài ra, ông còn có chương trình "Kinh thánh 100 tuần" được đánh giá là rất bổ ích cho giáo dân, được nhiều người tìm học.[17] Khóa học đầu tiên khai giảng vào năm 2005 tại Trung tâm Mục vụ với số lượng học viên ghi danh cao hơn mong đợi: 300–400 người so với con số dự kiến 50–70 người. Tính đến tháng 9 năm 2012, con số này là trên 1000 người. Không dừng ở đó, các học viên sau khi kết thúc 100 tuần đã về giáo xứ của mình và hướng dẫn các nhóm nhỏ học Kinh Thánh và sử dụng phương tiện truyền thông để truyền bá. Nhiều giáo dân theo học đã có phản hồi tích cực đối với chương trình này.[18]

Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bổ nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 10 năm 2008, Giáo hoàng Biển Đức XVI công bố việc bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, hiện là Thư kí điều hành Hội đồng Giám mục Việt Nam, làm giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, hiệu toà Trofimiana tại Tunisia.[gc 3][19][20] Ông được đề cử bổ nhiệm giám mục vào thời kỳ Hồng y Ivan Dias đảm nhận chức vụ Tổng trưởng Bộ trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc[gc 4].[21] Với việc bổ nhiệm này, giám mục tân cử Phêrô Nguyễn Văn Khảm thi hành tác vụ giám mục trong một tổng giáo phận có 640.437 tín hữu Công giáo.[22]

Tân giám mục Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn báo Công giáo và Dân tộc sau khi tin tức bổ nhiệm được công bố chính thức. Trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn, ông cho biết đã biết trước tin bổ nhiệm vào ngày 2 tháng 10, trong khuôn khổ cuộc gặp mặt với Hồng y Tổng giám mục[gc 5] và được cho biết ý định của Tòa Thánh là bổ nhiệm ông vào chức vụ giám mục phụ tá. Hồng y Mẫn và linh mục Khảm sau đó soạn thảo thư hồi âm đến hồng y Tổng trưởng Bộ Truyền giáo. Trả lời câu hỏi về dự định trong vai trò mới, ông cho biết không có dự định gì vì cho rằng dự định mục vụ là dự định chung của giáo phận, Hồng y Gioan Baotixita Mẫn sẽ đưa ra kế hoạch mục vụ và giám mục Khảm cùng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân sẽ góp phần triển khai kế hoạch đó. Giám mục tân cử Nguyễn Văn Khảm thừa nhận về áp lực của vai trò mới, nhưng ông cho biết mình cảm thấy an tâm và không lo âu sợ hãi.[23]

Ý nghĩa khẩu hiệu và huy hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Nguyễn Văn Khảm chọn khẩu hiệu giám mục Hãy theo Thầy (Ga 21, 19) và huy hiệu được lấy cảm hứng từ logo Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Ông giải nghĩa khẩu hiệu và huy hiệu của mình như sau:

Tấn phong

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ tấn phong cho tân giám mục Nguyễn Văn Khảm được tổ chức vào sáng ngày 15 tháng 11 năm 2008 tại khuôn viên Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Phần nghi thức truyền chức được chủ sự bởi vị chủ phong là Hồng y – Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Hai vị phụ phong trong nghi thức là Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Giuse Vũ Duy ThốngGiám mục phó Giáo phận Cần Thơ Stêphanô Tri Bửu Thiên. Tham dự lễ truyền chức này, ngoài các vị chủ phong và phụ phong, còn có 28 giám mục từ 26 giáo phận, khoảng 400 linh mục, gần 15.000 người gồm nam nữ tu sĩ, giáo dân và các khách mời.[25]

Mục vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Nguyễn Văn Khảm là một trong bốn giám mục ủy viên của Ban Tổ chức Năm Thánh 2010 được thành lập năm 2008 để chuẩn bị cho Năm Thánh 2010 (24 tháng 11 năm 2009 – 24 tháng 11 năm 2010) kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng giáo phẩm Việt Nam (1960).[26] Giám mục Khảm tham dự Hội thảo quốc tế về Trách nhiệm xã hội trong bối cảnh kinh tế thị trường ở Đồ Sơn, Hải Phòng từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 2 năm 2009. Hội thảo do do Misereor của Đức, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng Giám mục Việt Nam đồng tổ chức.[27] Từ ngày 20 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 2009, Giám mục Phêrô cùng đoàn các giám mục Việt Nam thực hiện một cuộc viếng thăm Ad Limina thuộc bổn phận của giám mục và triều yết Giáo hoàng Biển Đức XVI vào ngày 27 tháng 6. Trong cơ cấu tổ chức, ông đảm trách vai trò thư ký.[28]

Năm 2010, Hồng y Roger Mahony, Tổng giám mục Tổng giáo phận Los Angeles, nhân danh quan hệ chị em giữa hai tổng giáo phận Los Angeles và Thành phố Hồ Chí Minh mời ông để đến thuyết trình tại Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận Los Angeles (LA Religious Education Congress) được tổ chức thường niên tại Trung tâm hội nghị Anaheim và năm nay là từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 với hơn 40.000 người tham dự. Giám mục Khảm nhận lời tham dự, tháp tùng tham dự có linh mục Louis Nguyễn Anh Tuấn[gc 6] vào ngày 11 tháng 3.[29][30] Trong khuôn khổ đại hội, Giám mục Khảm tham gia bằng hai bài thuyết trình, một bằng tiếng Việt và một bằng tiếng Anh. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm đến Hoa Kỳ, ông và linh mục Tuấn đến Đại chủng viện Saint John và nhà đào tạo chủng sinh dự bị của giáo phận; chào thăm hai giám mục Tod David BrownĐa Minh Mai Thanh Lương của Giáo phận Orange và đến Washington, D.C. Hai người về Việt Nam vào ngày 31 tháng 3.[29]

Từ ngày 5 đến ngày 18 tháng 9 năm 2010, ông cùng với 101 giám mục khác trên khắp thế giới vừa được truyền chức trong hai năm vừa qua (2008–2010) quy tụ tại Roma để tham dự một hội nghị chuyên đề dành cho các tân giám mục do Bộ Truyền giáo tổ chức. Mục đích của hội nghị là để các giám mục mới được tấn phong có thời gian cầu nguyện, suy tư "sâu xa hơn" về đời sống và sứ vụ của mình, đặc biệt trong những năm đầu tiên.[31]

Các giám mục từ 26 giáo phận họp Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XI từ 4 đến ngày 8 tháng 10 năm 2010 tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Trong kỳ đại hội, họ sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng cho nhiệm kỳ 2010–2013 và kết quả là ông được bầu làm phó tổng thư ký của hội đồng, còn tổng thư ký là Giám mục Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt.[32][33] Ngoài ra, ông cũng kiêm nhiệm luôn vị trí Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội.[33]

Trong kỳ đại hội tiếp theo diễn ra từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 10 năm 2013 tại cùng địa điểm, ông tiếp tục được bầu vào chức phó tổng thư ký nhiệm kỳ 2013–2016 nhưng sẽ không giữ chức vụ nào khác, còn cương vị Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội trước đó của ông đã được thay bằng Giám mục Giáo phận Phú Cường Giuse Nguyễn Tấn Tước.[34]

Tháng 7 năm 2014, Văn phòng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Ban Mục vụ Gia đình Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt cuốn sách Đạo yêu thương nhằm chuẩn bị cho năm "Phúc Âm hóa đời sống gia đình, giáo xứ và xã hội" (2014–2016) và cho ngày Khánh nhật Truyền giáo ngày 19 tháng 10 cùng năm.[35] Cuốn sách có nội dung do chính Giám mục Khảm biên soạn và được Chương trình Chuyên đề Giáo Dục thuộc Ban Mục vụ Gia Đình hỗ trợ trong việc thiết kế, xuất bản và quảng bá với mục đích giới thiệu đạo cho những người ngoài Công giáo.[36] Ngoài bản tiếng Việt, họ cũng phát hành một phiên bản song ngữ có cả tiếng Anh vào tháng 8 năm 2019.[37]

Giám mục chính tòa Mỹ Tho

[sửa | sửa mã nguồn]

Công bố và nhậm chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 7 năm 2014, Phòng báo chí Tòa Thánh loan tin Giáo hoàng Phanxicô quyết định thuyên chuyển Giám mục Khảm làm giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho,[38] kế nhiệm Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc trước đó được điều về làm tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9 năm 2013[39] và sau đó kế nhiệm Hồng y Phạm Minh Mẫn đã về hưu ở tuổi 80 làm tổng giám mục.[40] Ba ngày sau vào ngày 29 tháng 7, phái đoàn Giáo phận Mỹ Tho đã đến chào vị tân nhiệm tại phòng khách Trung tâm Mục vụ của giáo phận.[41] Ngày 18 tháng 8 cùng năm, linh mục Tổng đại diện Giáo phận Mỹ Tho Phaolô Trần Kỳ Minh ra thông báo lễ nhậm chức sẽ được cử hành vào lúc 9 giờ 30 phút thứ Bảy ngày 30 tháng 8 năm 2014 tại nhà thờ chính tòa ở địa chỉ số 32 Hùng Vương, Phường 7, thành phố Mỹ Tho.[42] Vào lúc 17 giờ ngày 23 tháng 8 (giờ Việt Nam) tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, vị giám mục phụ tá chủ tế thánh lễ tạ ơn cuối cùng của mình tại tổng giáo phận trước khi lên đường nhận nhiệm vụ mới sau 34 năm với tư cách là giáo sĩ ở đây.[5]

Sáng ngày 30 tháng 8, phái đoàn Giáo phận Mỹ Tho gồm có linh mục tổng đại diện Phaolô, ba linh mục hạt trưởng đại diện cho ba tỉnh trên địa bàn giáo phận, cùng một số tu sĩ và giáo dân đã đến Trung tâm Mục vụ Thành phố Hồ Chí Minh để đón tiếp vị tân giám mục chính tòa đến nhận sứ vụ tại giáo phận mới và đến nơi vào lúc 8 giờ 20 hoặc 30 phút. 9 giờ 20 hoặc 30 phút cùng ngày tại Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho, Giám mục Phêrô thực hiện nghi thức xuyên xưng đức tin trước sự chứng giám của Tổng giám mục Leopoldo Girelli (đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam) cũng như hai vị tổng giám mục Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.[6][43] Sau đó, Nguyễn Văn Khảm chủ tế và giảng trong thánh lễ nhận ngai tòa của mình tại đây. Buổi lễ có sự hiện diện của 18 giám mục và các linh mục trong Ban Tư vấn Giáo phận Mỹ Tho, vị tổng đại diện, bề trên các dòng tu, giám đốc đại chủng viện, cùng đông đảo các linh mục và giáo dân trong giáo phận. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.[6][43] Đặc biệt, lễ nhậm chức diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 34 linh mục của Giám mục Khảm (ngày 30 tháng 8).[44]

11 giờ 25 phút cùng ngày, Tân giám mục Mỹ Tho cùng với các linh mục Phêrô Phạm Bá Đương (thư ký tòa giám mục), Phaolô Phạm Đăng Thiện (chánh văn phòng tòa giám mục) và Phêrô Trần Anh Tráng (quản lý) đến chào thăm các linh mục đang nghỉ hưu hoặc công tác tại Trung tâm Mục vụ của giáo phận. Họ dùng cơm và sau đó đến viếng mộ của cố Giám mục Mỹ Tho Anrê Nguyễn Văn Nam nằm trong khuôn viên của trung tâm.[45] Tiếp theo vào lúc 16 giờ 45 phút, ông dâng thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ Mỹ Tho kể từ khi nhậm chức. Sau khi thánh lễ kết thúc vào lúc 17 giờ 35 phút, ông cùng với các linh mục, ban mục vụ và những khách mời dùng bữa trong nhà xứ.[46]

Theo niên giám 2005 của Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo phận Mỹ Tho mà ông cai quản có địa giới bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Long An và 2/3 tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích là 9.262 km2 (3.576 dặm vuông Anh) và dân số là 4.278.000 người[47] (tính đến năm 2008 là 4.675.000 người).[48] Giáo phận có 136 linh mục (2014), 110 giáo xứ, 126.560 giáo dân (2013) và có tỷ lệ người Công giáo thấp ở mức 3% so với mức trung bình quốc gia là 7%.[49] Ông là giám mục chính tòa thứ tư của giáo phận này.[50][51]

Hoạt động giai đoạn 2014–2018

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ Nến ngày 2 tháng 2 năm 2015, ông có lá thư mục vụ Mùa Chay đầu tiên gửi đến các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận Mỹ Tho mang tựa đề "Giáo xứ, cộng đoàn đón nhận và chia sẻ niềm vui Phúc Âm".[52]

Trong thời kỳ này, ông đã cho phép Chương trình Chuyên đề Giáo dục phát hành máy audio 700 bài giảng mà trong đó ông là vị thuyết giảng chính.[53] Những thuyết giảng khác gồm có các linh mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Phanxicô Nguyễn Phước Bảo Lộc, Lôrensô Đỗ Hữu Chỉnh và phó tế Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. Máy nghe gồm 700 bài giảng Thánh Kinh 100 tuần, giáo lý Kinh Thánh, bài giảng trong thánh lễ, 200 bài thánh ca Việt Nam và 100 bài thánh ca quốc tế.[54]

Ngày 13 tháng 7 năm 2016, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Giám mục Khảm làm thành viên Quốc vụ viện Truyền thông (còn gọi là Bộ Truyền thông) của Tòa Thánh.[55] Trả lời phỏng vấn của phóng viên trang tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam cho câu hỏi muốn nhắn nhủ gì với các tín hữu trong chức vụ mới này, ông nói: "Cách đây ít tháng, tôi nhận được điện thoại từ Rôma hỏi về việc tham gia vào Quốc vụ viện Truyền thông. Mặc dù rất dốt về kỹ thuật truyền thông, tôi đã nhận lời vì ý thức trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm của Giáo Hội Việt Nam phải tham gia vào sứ vụ chung của Giáo Hội toàn cầu. Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi theo tâm nguyện này."[56]

Sau kỳ Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XIII diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 10 năm 2016 tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Khảm kế nhiệm Hoàng Văn Đạt với vai trò Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016–2019.[57][58]

Từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 2017, ông tham dự đại hội của Quốc vụ viện Truyền thông tại Roma.[59][60] Trong thời gian này, giáo hoàng tiếp kiến bộ vào ngày 4 tháng 5.[61]

Sáng ngày 29 tháng 11 năm 2017, Nguyễn Khảm cùng với ba giám mục khác có mặt tại Myanmar để chào đón Giáo hoàng Phanxicô và cùng đoàn tham gia thánh lễ do giáo hoàng chủ tế tại sân vận động Kyaikkasan.[62] Trước đó, chiều ngày 28 tháng 11, ông đồng tế và giảng trong thánh lễ bằng tiếng Việt do Giám mục chính tòa Bà Rịa Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn chủ sự trước sự hiện diện của cộng đoàn giáo dân gồm những người hành hương và lao động gốc Việt tại quốc gia này. Buổi lễ do Uỷ ban Mục vụ Di dân – Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức tại Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả thuộc Tổng giáo phận Yangon.[63][64]

Nguyễn Văn Khảm cùng đoàn giám mục Việt Nam đến thăm và hành hương Tòa Thánh trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Ad Limina kéo dài từ ngày 2 đến ngày 11 tháng 3 năm 2018.[65] Sáng ngày 2 tháng 3, ông chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho chuyến đi và những ngày sắp tới, sau bữa ăn sáng các giám mục lên đường đến Roma.[66] Hội đồng yết kiến Giáo hoàng Phanxicô vào ngày 5 tháng 3.[67] Trong chuyến viếng thăm này, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phaolô Bùi Văn Đọc đột ngột qua đời tại Rôma sáng ngày 7 tháng 3 theo giờ Việt Nam.[68] Sau khi đưa thi hài về Việt Nam, ngày 17 tháng 3 cùng năm, Nguyễn Văn Khảm chủ sự nghi thức hạ huyệt trong thánh lễ an táng cố Tổng giám mục Phaolô.[69]

5 năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của Giám mục Khảm, nhiều cơ sở vật chất trong Giáo phận Mỹ Tho đã được xây dựng như Trung tâm Mục vụ (trùng tu, khánh thành tháng 5 năm 2017),[70] Chủng viện dự bị Gioan XXIII (tiền thân là Tiểu chủng viện Gioan XXIII, tái cấu trúc năm 2015),[71] nhà hưu dưỡng cho các linh mục, nhiều nhà thờ và viện dưỡng lão cho người già neo đơn.[72]

Hoạt động giai đoạn 2019–nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau kỳ Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XIV diễn ra từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 4 tháng 10 năm 2019 (lần này với 27 giáo phận sau khi tách Giáo phận Hà Tĩnh khỏi Giáo phận Vinh),[73] ông tiếp tục giữ chức tổng thư ký nhiệm kỳ 2019–2022.[74] Đây là nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp (sau nhiệm kỳ 2016–2019) Giám mục Khảm đảm nhận vai trò Tổng thư ký Hội đồng Giám mục.[57][58]

Ông tham dự khóa họp toàn thể do Bộ truyền thông của Tòa Thánh tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 9 năm 2019 tại Vatican.[75] Lần này, bộ được giáo hoàng tiếp kiến vào ngày 23 tháng 9.[76] Nhân dịp này vào ngày 26 tháng 9, Giám mục Khảm đến thăm Đài phát thanh Vatican và có cuộc gặp gỡ với ông Andrea Tornielli – giám đốc biên tập của Vatican News.[75] Trong cuộc trò chuyện, vị Nguyên Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhấn mạnh quan hệ truyền thông giữa Tòa Thánh và Giáo hội Việt Nam, cụ thể là giữa Vatican News và Ủy ban Truyền thông Xã hội. Ông đề cao cơ quan đưa tin này và hy vọng hai bên sẽ tiếp tục cộng tác để lan truyền những thông tin về Giáo hội Việt Nam đến với thế giới.[77]

Ông tham dự hội thảo 400 năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ở Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo kéo dài trong hai ngày 25 và 26 tháng 10 năm 2019 và do Uỷ ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức.[78][79]

Ngày 6 tháng 1 năm 2020, ông là trưởng đoàn của Tòa giám mục Mỹ Tho đến thăm Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Tiếp đoàn gồm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu cùng đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Sở Nội vụ.[80]

Trong hoàn cảnh Việt Nam chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Giám mục Nguyễn Văn Khảm, trong tư cách Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra thông cáo ngày 2 tháng 2 năm 2020, với nội dung khuyến khích giáo hữu cầu nguyện cho việc sớm trị được dịch bệnh, cũng như một số thay đổi trong phụng tự Công giáo tại Giáo hội Việt Nam trong tình hình dịch bệnh.[81][82][83][84] Vào ngày 25 tháng 3 cùng năm, ông ra thông báo về việc tạm dừng tất cả các thánh lễ và sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người trên toàn bộ giáo phận bắt đầu từ thứ Bảy ngày 28 tháng 3 và thay vào đó là các thánh lễ và chầu Thánh Thể trực tuyến được đăng hằng ngày trên trang web của giáo phận.[85] Năm 2020, giáo dân Giáo phận Mỹ Tho không được tham dự thánh lễ Tuần Thánh trực tiếp.[86] Thông báo ngày 24 tháng 4 cho phép các giáo xứ tiếp tục cử hành thánh lễ nhưng phải duy trì các biện pháp phòng dịch, tuy nhiên vẫn chưa thể tiếp tục các lớp giáo lý, sinh hoạt đoàn thể hay tổ chức lễ hội và cuộc hành hương.[87] Từ ngày 9 tháng 5, mọi sinh hoạt tôn giáo ở các giáo xứ và cộng đoàn dòng tu trở lại bình thường.[88]

Ngày 1 tháng 6 năm 2021, Tòa giám mục Giáo phận Mỹ Tho ra thông báo về phòng chống đợt dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam. Theo đó, tạm dừng hoạt động tôn giáo tập trung tại các giáo xứ, đồng thời giáo phận sẽ "cử hành Thánh Lễ và các giờ đạo đức theo hình thức trực tuyến".[89]

Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2022. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng và quyết định chọn Giám mục Nguyễn Văn Khảm đảm trách vai trò Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2022 – 2025.[1] Giám mục Khảm cũng được chọn làm Viện trưởng Học viện Công giáo Việt Nam vào kỳ họp Thường niên lần I năm 2024 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.[2]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm được tấn phong giám mục năm 2008, thời Giáo hoàng Biển Đức XVI, bởi:[90]

Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm là giám mục phụ phong cho các giám mục:[90]

Dưới đây là sơ đồ tính Tông truyền từ giám mục Việt Nam đầu tiên được giám mục ngoại quốc chủ phong cho đến đời Giám mục Nguyễn Văn Khảm.[90]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh hiệu Công giáo
Tiền nhiệm:
Giuse Vũ Duy Thống
Giám mục phụ tá
Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh

2008–2014
Kế nhiệm:
Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Tiền nhiệm:
Robert Harris
Giám mục hiệu tòa Trofimiana, Tunisia[91][92]
2008–2014
Kế nhiệm:
Joseph Vincent Brennan
Tiền nhiệm:
Phêrô Nguyễn Văn Đệ
Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội
Hội đồng Giám mục Việt Nam[93]

2010–2013
Kế nhiệm:
Giuse Nguyễn Tấn Tước
Tiền nhiệm:
Giuse Võ Đức Minh
Phó Tổng thư ký
Hội đồng Giám mục Việt Nam

2010–2016
Kế nhiệm:
Giuse Vũ Văn Thiên
Tiền nhiệm:
Phaolô Bùi Văn Đọc
Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho
2014–nay
Kế nhiệm:
Đương nhiệm
Tiền nhiệm:
Cosma Hoàng Văn Đạt
Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam
2016–2022
Kế nhiệm:
Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Tiền nhiệm:
Cosma Hoàng Văn Đạt
Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ
Hội đồng Giám mục Việt Nam

2022–nay
Kế nhiệm:
Đương nhiệm
Tiền nhiệm:
Giuse Đinh Đức Đạo
Viện trưởng
Học viện Công giáo Việt Nam

2024–nay
Kế nhiệm:
Đương nhiệm
  1. ^ Trong thời gian chờ đợi được truyền chức linh mục, ông thường đến cầu nguyện tại Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp.[13]
  2. ^ Năm 1980 cũng là dịp kỷ niệm 100 năm khánh thành Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn vào ngày 11 tháng 4 năm 1880.[14][15][16]
  3. ^ Trong cùng ngày, Lorensô Chu Văn Minh, Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, cũng được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội.
  4. ^ (còn gọi là Bộ Truyền giáo)
  5. ^ Ở đây chỉ đến Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.
  6. ^ Sau này là giám mục phụ tá Thành phố Hồ Chí Minh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Biên bản Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Truy cập Ngày 6 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ a b “HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: BIÊN BẢN HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN KỲ I NĂM 2024”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. ngày 17 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ “Auxiliary Bishop Pierre Van Kham Nguyen”. UCA News. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “Bishop Pierre Van Kham Nguyen”. UCA News. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ a b c Trường Sơn (25 tháng 8 năm 2014). “Giáo xứ Chính Toà Sài Gòn: Thánh lễ tạ ơn và từ giã Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ a b c Têrêsa Mai An (30 tháng 8 năm 2014). “Lễ nhậm chức của đức tân Giám Mục giáo phận Mỹ Tho”. VietCatholic News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ Minh Đức (20 tháng 7 năm 2016). “ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm vào Quốc vụ viện Truyền thông”. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ a b c d “Tiểu sử Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm”. Giáo phận Mỹ Tho. 13 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ a b c d “Tiểu sử Đức Giám mục Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. 5 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ Giuse Hữu Tiến (26 tháng 8 năm 2016). “Mừng đại thọ Bà Cố Maria Madalena thân mẫu Đức Cha Phêrô Khảm, ngày 6.8.2016”. Báo Công Giáo. 6 tháng 8 năm 2016-1839.html Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ “THÁNH LỄ MỪNG ĐẠI THỌ CỬU TUẦN CỦA BÀ CỐ MARIA MADALENA, THÂN MẪU CỦA ĐỨC CHA PHÊRÔ, VÀO LÚC 10 GIỜ NGÀY 6.8.2016 TẠI GIÁO XỨ AN NHƠN THUỘC TGP TPHCM”. Giáo phận Mỹ Tho. 6 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ “Mẹ Hiền tháng 6 năm 2011” (PDF). Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 52. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ Lm Anmai, DCCT (5 tháng 2 năm 2009). “Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp – Chiếc Nôi Sinh Ra Các Các Vị Giám Mục!”. Dân Chúa USA. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ Minh Châu; Cù Dung (4 tháng 6 năm 2019). “Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ban đầu có tên là gì?”. Zing News. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ “Chuyện ít biết về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn”. Người lao động. 26 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ Đình Phú (3 tháng 4 năm 2018). “Vì sao nhà thờ Đức Bà trùng tu nhưng bên trong vẫn cử hành thánh lễ an toàn?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Gioan Lê Quang Vinh. “Phỏng vấn Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm về chương trình giáo lý 100 tuần”. Taiwan Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  18. ^ Xuân Đại (1 tháng 10 năm 2012). “Mừng bổn mạng các khóa Kinh Thánh 100 tuần”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  19. ^ “RINUNCE E NOMINE, 15.10.2008” (bằng tiếng Ý). Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ “Tòa Thánh bổ nhiệm 2 Giám mục Phụ tá cho Hà Nội và Sàigòn”. Giáo phận Vinh. 15 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ “Hội nghị chuyên đề cho các Giám mục mới được tấn phong - Thông tin về đoàn Giám mục Việt Nam”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. 10 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  22. ^ Flynn, JD (15 tháng 10 năm 2008). “Beleagured Vietnamese Church receives two new bishops” (bằng tiếng Anh). Catholic News Agency. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  23. ^ a b Lê Hữu Tuấn. “Đức tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm: 'Phải can đảm loan báo tình yêu và tự do đích thực của Tin Mừng'. Dân Chúa USA. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  24. ^ Phêrô Nguyễn Văn Khảm (10 tháng 11 năm 2008). “Khẩu hiệu của Đức tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm: "Hãy theo Thầy". VietCatholic News. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  25. ^ Ủy ban Truyền thông Xã hội, Hội đồng Giám mục Việt Nam (16 tháng 11 năm 2008). “Thánh lễ Tấn phong Giám mục Phụ tá thứ hai của Tổng Giáo phận Saigòn”. VietCatholic News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  26. ^ WHĐ (21 tháng 4 năm 2009). “Hội nghị kỳ I - 2009 của Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Dân Chúa USA. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  27. ^ Phêrô Nguyễn Văn Khảm (26 tháng 2 năm 2009). “Bài nói chuyện của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm với Giới Y tế Công giáo”. VietCatholic News. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  28. ^ Giuse Thiện Tĩnh. “Đoàn Các Giám mục Việt Nam 'ad limina' triều yết ĐTC Benedictô và viếng mộ Tông đồ Phêrô và Phaolô”. Dân Chúa USA. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  29. ^ a b Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (2 tháng 4 năm 2010). “ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn về chuyến đi mục vụ tại Hoa Kỳ vào tháng 3.2010”. Dân Chúa USA. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  30. ^ Phêrô Nguyễn Văn Khảm (5 tháng 4 năm 2010). “Bài Thuyết trình của ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Khảm tại Đại hội Giáo lý Los Angeles”. VietCatholic News. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ “Hội nghị chuyên đề cho các giám mục mới được tấn phong”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. 8 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  32. ^ Gia Minh (9 tháng 10 năm 2010). “Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo hội Công giáo VN”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ a b Hội đồng Giám mục Việt Nam (8 tháng 10 năm 2010). “Biên bản Đại hội lần thứ XI Hội đồng Giám mục Việt nam”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  34. ^ “Biên bản Đại Hội lần thứ XII Hội đồng Giám mục Việt Nam (07 – 11/10/2013)”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. 11 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  35. ^ “Giới thiệu sách "Đạo Yêu Thương". Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. 3 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  36. ^ “Phỏng vấn Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Giới thiệu sách "Đạo Yêu Thương". Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. 1 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  37. ^ Nguyễn Thụy Như Mai (26 tháng 8 năm 2019). “Sách: ĐẠO YÊU THƯƠNG (Song ngữ)”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  38. ^ “Rinunce e nomine, 26.07.2014” (bằng tiếng Ý). Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  39. ^ “Có người kế vị Hồng y Phạm Minh Mẫn”. BBC News Tiếng Việt. 30 tháng 9 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  40. ^ “Tổng Giáo phận TP.HCM: Tân Tổng giám mục Chính toà”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. 22 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  41. ^ Sơn Nữ S.P.C. “Phái đoàn Giáo phận Mỹ Tho đến chào Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Tân Giám mục Mỹ Tho”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  42. ^ “Thông báo lễ nhậm chức của Đức Tân Giám mục Gp. Mỹ Tho”. Giáo phận Hưng Hóa. 23 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  43. ^ a b Sơn Nữ SPC (30 tháng 8 năm 2014). “Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm nhận Giáo phận Mỹ Tho”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  44. ^ “LỄ NHẬM CHỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN MỸ THO của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm”. Giáo phận Ban Mê Thuột. 1 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  45. ^ Têrêsa Mai An. “Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm thăm Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận”. Taiwan Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  46. ^ Hoài Bão. “Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm dâng lễ tại nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho”. Taiwan Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  47. ^ “Lược Sử Giáo phận Mỹ Tho”. Taiwan Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  48. ^ “Vietnam: Mgr Pierre Nguyen Van Kham appointed new bishop of My Tho”. Cath.ch (bằng tiếng Pháp). 11 tháng 8 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  49. ^ Bunderson, Carl (4 tháng 8 năm 2014). “Vietnamese bishop joyful to lead, evangelize new flock” (bằng tiếng Anh). Catholic News Agency. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  50. ^ “Mỹ Tho (Diocese)”. Catholic-Hierarchy (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  51. ^ “Diocese of My Tho, Vietnam”. GCatholic.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  52. ^ “Thư Mục vụ Mùa Chay 2015 _ GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm”. Giáo phận Mỹ Tho. 3 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  53. ^ “Thông báo: Máy Audio 700 Bài Giảng Của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm”. Chương trình Chuyên đề Giáo dục. 24 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  54. ^ “Tran Trong Gioi Thieu May Nghe Audio 700 Bai Giang Thanh Kinh 100 Tuan,...”. MeMaria.net. 19 tháng 8 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  55. ^ “Rinunce e nomine, 13.07.2016”. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2019.
  56. ^ WHĐ (16 tháng 7 năm 2016). “ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm nói về Quốc vụ viện Truyền Thông”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  57. ^ a b “Biên bản Đại hội lần thứ XIII Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại London. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  58. ^ a b Xuân Nguyên (10 tháng 10 năm 2016). “Ban điều hành mới của Hội đồng Giám mục VN”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  59. ^ “Truyền thông với tâm thế hy vọng”. Giáo phận Đà Nẵng. 28 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  60. ^ Ngọc Lan (3 tháng 6 năm 2017). “Truyền thông niềm hy vọng”. Công giáo và Dân tộc. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  61. ^ Têrêsa Mai An (5 tháng 6 năm 2017). “Điểm lại những sự kiện xảy ra trong tháng 5.2017”. Giáo phận Mỹ Tho. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  62. ^ Nguyễn Ngọc Lan chi (30 tháng 11 năm 2017). “Đức Giáo Hoàng ở Myanmar”. Công giáo và Dân tộc. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  63. ^ “Thánh lễ Việt ở xứ đền chùa”. Công giáo và Dân tộc. 30 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  64. ^ Đặng Tự Do. “Cảm nhận về chuyến hành hương của phái đoàn VN theo bước chân Đức Thánh Cha tại Myanmar”. Dân Chúa USA. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  65. ^ BBT (26 tháng 2 năm 2018). “Các Đức Giám mục lên đường đi Ad Limina 2018”. Tổng giáo phận Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  66. ^ WHĐ (4 tháng 3 năm 2018). “Hội đồng Giám mục Việt Nam: Nhật ký Ad Limina 2018 (Ngày 02.03.2018)”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  67. ^ WHĐ (12 tháng 3 năm 2018). “Nhật ký Ad Limina 2018(Ngày 05.03.2018)”. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  68. ^ “Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc qua đời tại Roma”. Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  69. ^ “Thánh lễ an táng Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc”. Công giáo và Dân tộc. 17 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  70. ^ “TGM Mỹ Tho: Thông báo lễ khánh thành Trung Tâm Mục Vụ”. Giáo phận Mỹ Tho. 9 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  71. ^ Hoài Bão (20 tháng 10 năm 2015). “GP.MỸ THO: Thánh lễ Làm phép Nhà nguyện Chủng Viện Dự Bị Thánh Gioan 23”. Conggiao.info. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  72. ^ Phêrô Phạm Bá Đương (29 tháng 8 năm 2019). “Gp. Mỹ Tho: 5 năm trong thời Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm”. Giáo phận Mỹ Tho. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  73. ^ T.H. “Giáo hoàng Phanxicô công bố thành lập Giáo phận Hà Tĩnh; bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Vinh và Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh”. Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  74. ^ “Biên bản Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2019.
  75. ^ a b Tóc Ngắn (2 tháng 10 năm 2019). “Điểm lại các sự kiện trong tháng 9 năm 2019”. Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  76. ^ G. Trần Đức Anh, O.P (23 tháng 9 năm 2019). “Đức Thánh Cha Tiếp Kiến Bộ Truyền Thông”. Giáo phận Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  77. ^ Trần Đỉnh, SJ (27 tháng 9 năm 2019). “Giám đốc Vatican News: Chúng tôi chờ những chứng tá từ Việt Nam”. Vatican News Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  78. ^ Clth. “Hội thảo bốn trăm năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ”. Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  79. ^ “Chữ Quốc ngữ trong hành trình 400 năm truyền giáo tại Việt Nam”. Công giáo và Dân tộc. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020.
  80. ^ M.X (8 tháng 1 năm 2020). “Tòa Giám mục Mỹ Tho thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh”. Báo Đồng Tháp. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  81. ^ “Thông báo: Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona”. Vatican News tiếng Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  82. ^ “Vietnamese Catholics fighting the spread of coronavirus”. Asia News (bằng tiếng Anh). 4 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  83. ^ Quỳnh Trang (2 tháng 2 năm 2020). “Giáo hội Công giáo, Phật giáo VN khuyến cáo về virus Corona”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  84. ^ Vũ Hợp Lân (8 tháng 4 năm 2020). “Không được nhân danh tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  85. ^ “Giáo phận Mỹ Tho: Thông báo tạm dừng Thánh Lễ tập trung”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. 26 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  86. ^ Hữu Đức. “Giáo phận Mỹ Tho dâng Thánh lễ qua internet để phòng, chống dịch Covid-19”. Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  87. ^ “TGM Mỹ Tho: Thông báo v/v bình thường hóa các sinh hoạt tôn giáo”. Giáo phận Mỹ Tho. 24 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  88. ^ “TGM Mỹ Tho: Thông báo 2 v/v bình thường hóa các sinh hoạt tôn giáo”. Giáo phận Mỹ Tho. 9 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  89. ^ “TGM Mỹ Tho: Thông báo về phòng chống dịch Covid-19 đợt thứ tư”. Giáo phận Mỹ Tho. 1 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
  90. ^ a b c “Bishop Pierre Nguyễn Văn Khảm”. Catholic-Hierarchy (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  91. ^ “Trofimiana (Titular See)”. Catholic-Hierarchy. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  92. ^ “Titular Episcopal See of Trofimiana, Tunisia”. GCatholic.org. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2020.
  93. ^ “UB Truyền thông Xã Hội”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.
Tổng hợp những Easter Egg trong phiên bản 3.6 - Khaenri'ah đang đến
Tổng hợp những Easter Egg trong phiên bản 3.6 - Khaenri'ah đang đến
Bản đồ và cốt truyện mới trong v3.6 của Genshin Impact có thể nói là một chương quan trọng trong Phong Cách Sumeru. Nó không chỉ giúp người chơi hiểu sâu hơn về Bảy vị vua cổ đại và Nữ thần Hoa mà còn tiết lộ thêm manh mối về sự thật của thế giới và Khaenri'ah.
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Là bộ phim tiêu biểu của Hollywood mang đề tài giáo dục. Dead Poets Society (hay còn được biết đến là Hội Cố Thi Nhân) đến với mình vào một thời điểm vô cùng đặc biệt