Raphael Nguyễn Văn Diệp

Giám mục
 
Raphael Nguyễn Văn Diệp
Giám mục phó Giáo phận Vĩnh Long
(1975–2000)[1]
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục phó Giáo phận Vĩnh Long
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
Giáo phậnGiáo phận Vĩnh Long
TòaHiệu Toà Tubusuptu
Bổ nhiệmNgày 15 tháng 8 năm 1975
Tựu nhiệmNgày 15 tháng 8 năm 1975
Hết nhiệmNgày 27 tháng 5 năm 2000
Tiền nhiệmTiên khởi
Kế nhiệmTôma Nguyễn Văn Tân
Truyền chức
Thụ phongNgày 7 tháng 12 năm 1954
Tấn phongNgày 15 tháng 8 năm 1975
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhNguyễn Văn Diệp
SinhNgày 20 tháng 10 năm 1926
Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre, Liên bang Đông Dương
MấtNgày 20 tháng 12 năm 2007[2] (81 tuổi)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh
Nơi an tángKhuôn viên Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long
Khẩu hiệu"Hãy tỉnh thức và cầu nguyện"
Cách xưng hô với
Raphael Nguyễn Văn Diệp
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục Phó, Đức Cha Phó
Thân mậtCha
Khẩu hiệu"Vigilate et orate"
TòaHiệu Toà Tubusuptu

Raphael Nguyễn Văn Diệp (1926–2007) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.[3] Ông từng đảm trách vai trò giám mục phó Giáo phận Vĩnh Long trong khoảng thời gian kéo dài 25 năm, từ năm 1975 đến khi hồi hưu năm 2000.[4] Khẩu hiệu của ông là: Hãy tỉnh thức và cầu nguyện.[5][6]

Thân thế và tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Raphael Nguyễn Văn Diệp sinh ngày 20 tháng 10 năm 1926 tại xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre thuộc họ đạo Cái Nhum, giáo phận Vĩnh Long. Từ thuở nhỏ, cậu bé Diệp đã có chí hướng đi tu, để thực hiện việc đó, cậu gia nhập Tiểu chủng viện Sài Gòn vào ngày 9 tháng 8 năm 1938, khi chưa tròn 12 tuổi. Tốt nghiệp Tiểu chủng viện, cậu được vào Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn ngày 13 tháng 8 năm 1948 và học tại đây hai năm. Chủng sinh Nguyễn Văn Diệp được giám mục giáo phận cho đi du học Roma tại Học viện Giáo hoàng Urbano trong vòng bốn năm từ năm 1951 đến 1955.[7]

Thời kì làm linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian tu học, chủng sinh Nguyễn Văn Diệp đã được thụ phong linh mục ngày 7 tháng 12 năm 1954 tại Roma.[7] Sau khi thụ phong Linh mục, ông rất tích cực trong việc mục vụ giáo xứ: ông lần lượt đảm nhận các chức vụ: linh mục quản xứ Cái Đôi và Bến Giá từ năm 1955 đến 1956, linh mục phó và Chính xứ giáo họ Bải Xan từ năm 1956 đến 1961.[7]

Năm 1960, linh mục Nguyễn Văn Diệp được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Công giáo Giáo phận Vĩnh Long, ông giữ chức vụ này đến năm 1964 thì được điều chuyển làm Giám đốc Trung tâm Truyền giáo Giáo phận Vĩnh Long kiêm linh mục Chính xứ Họ đạo Cầu Vòng và ông giữ chức vụ này đến năm 1975.[7]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Nguyễn Văn Diệp, hiện là Giám đốc Trung Tâm Truyền giáo Giáo phận Vĩnh Long, làm giám mục Giám mục phó giáo phận này, với tước vị giám mục hiệu tòa Tubusuptu với quyền kế vị Giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu.[8] Lễ tấn phong diễn ra ngay trong ngày, do Chủ phong là Giám mục chính tòa Giáo phận Vĩnh Long Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, hai giám mục phụ phong cho Tân giám mục là Giám mục Emmanuel Lê Phong Thuận, giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ và giám mục Anrê Nguyễn Văn Nam, giám mục Phó Giáo phận Mỹ Tho.[9]

Trong cương vị giám mục phó, Nguyễn Văn Diệp vẫn tiếp tục việc thi hành các công tác mục vụ họ đạo tại Cầu Vòng cho đến năm 2000. Sau khi Toà Thánh đã chấp nhận đơn nghỉ hưu, ông nghỉ hưu tại Dòng Đồng Công Thủ Đức.[10] Sức khỏe ông lúc nào cũng không được tốt.[11]

Ngày 27 tháng 5 năm 2000, Toà thánh đã chấp nhận đơn xin nghỉ hưu của giám mục Diệp khi ông được 75 tuổi, sau 25 năm trong cương vị Giám mục phó Giáo phận Vĩnh Long.[12][13] Cùng với việc loan báo tin này, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Tôma Nguyễn Văn Tân làm giám mục Phó thay thế ông.[14]

Ngày 17 tháng 12 năm 2007, Giám mục Tôma Nguyễn Văn Tân cử đại diện đến gặp Bề trên dòng Đồng Công là linh mục Gioan Maria Đoàn Phú Xuân. Linh mục Xuân đồng thuận vấn đề giám mục Diệp qua đời sẽ được an táng tại Vĩnh Long. Tuy vậy, hai ngày sau đó, linh mục Xuân báo về việc ý định của giám mục Diệp là được an táng tại Đồng Công. Giám mục Nguyễn Văn Diệp từ trần lúc 21 giờ 30 ngày 20 tháng 12 năm 2007 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh.[15] Thánh lễ an táng được cử hành ngày 24 tháng 12 năm 2007, do Giám mục chính tòa Giáo phận Vĩnh Long Tôma Nguyễn Văn Tân chủ tế, tại Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long và thi hài cố giám mục được mai táng tại Đài Đức Mẹ nhà thờ chính toà Vĩnh Long.[16]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Raphael Nguyễn Văn Diệp được tấn phong giám mục năm 1975, thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:[9]

Giám mục Raphael Nguyễn Văn Diệp là Giám mục phụ phong trong nghi thức truyền chức giám mục:[9]

Giám mục Raphael Nguyễn Văn Diệp là giám mục truyền chức phó tế cho giám mục:[9]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Armando Trindade
Giám mục Hiệu tòa Tubusuptu, Algeria[17]
1975 – 2007
Kế nhiệm:
José Javier Travieso Martín
Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Giám mục phó
Giáo phận Vĩnh Long

1975 – 2000
Kế nhiệm:
Tôma Nguyễn Văn Tân

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Kính nhớ và cầu nguyện cho các Giám mục Việt Nam đã qua đời”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Văn phòng Báo chí Tòa Thánh 2008, tr. 360
  3. ^ “Danh sách các Giám mục người Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ “Bishops who are not Ordinaries”. G Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ “Đức Cha Raphael Nguyễn Văn Diệp Nguyên Giám Mục Phó Giáo Phận Vĩnh Long”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ “KHẨU HIỆU CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM (1933 - 2001)”. Simon Hòa Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ a b c d “TIỂU SỬ ĐỨC CHA RAPHAE NGUYỄN VĂN DIỆP Nguyên Giám Mục Phó Giáo Phận Vĩnh Long”. Giáo phận Vĩnh Long. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ Văn phòng Báo chí Tòa Thánh 1975, tr. 733
  9. ^ a b c d “Bishop Raphaël Nguyên Van Diêp † Coadjutor Bishop Emeritus of Vĩnh Long - Titular Bishop of Tubusuptu”. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  10. ^ “Giao Hoi Cong Giao Main index”.
  11. ^ “Décès de Mgr Raphaël Nguyên Van Diêp, évêque coadjuteur émérite du diocèse de Vinh Long”. Missions Etrangeres Paris. Bản gốc lưu trữ Ngày 13 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 13 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ “RINUNCE E NOMINE, 27.05.2000 ● RINUNCIA DEL COADIUTORE DELLA DIOCESI DI VINH LONG (VIÊT NAM) E NOMINA DEL SUCCESSORE”. Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ “Tường thuật Thánh Lễ tấn phong giám mục phó Vĩnh Long đức cha Toma Nguyễn Văn Tân 15.8.2000”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ “Chúc Mừng hai Tân Giám Mục: Đức cha Phaolô Nguyễn Bình Tỉnh và Đức cha Toma Nguyễn Văn Tân”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ “Đức Cha Raphae Nguyễn Văn Diệp Nguyên Giám Mục Phó Giáo Phận Vĩnh Long đã được Chúa gọi về lúc 21 giờ 30 ngày Thứ Năm 20/12/2007 Hưởng thọ 81 tuổi”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ Đức Cha Raphael Nguyễn Văn Diệp Cố GM Phó Vĩnh Long Giám mục Hiệu Tòa Tubusuptu
  17. ^ “Titular Episcopal See of Tubusuptu, Algeria”. G Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 11 tháng 5 năm 2020.

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Báo chí Tòa Thánh (1975), Acta Apostolicae Sedis 1975 (PDF), Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Bản gốc (PDF) lưu trữ Ngày 1 tháng 4 năm 2020
  • Văn phòng Báo chí Tòa Thánh (2008), Acta Apostolicae Sedis 2008 - PART 5 (PDF), Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Bản gốc (PDF) lưu trữ Ngày 1 tháng 4 năm 2020
  • Sách "Dấu ấn 350 năm Giáo hội Công giáo Việt Nam".
  • Tuần báo "Công giáo và dân tộc".

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Nhân vật Chitanda Eru trong Hyouka
Chitanda Eru (千反田 える, Chitanda Eru) là nhân vật nữ chính của Hyouka. Cô là học sinh lớp 1 - A của trường cao trung Kamiyama.
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, nhất là với mấy cái kĩ năng có chữ "tuyệt đối" trong tên, càng tin vào "tuyệt đối", càng dễ hẹo
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Là anh hùng nổi tiếng nhất thế giới - All Might, Toshinori là người kế nhiệm thứ 8 và có thể sử dụng rất thành thạo One For All
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem