Giuse Nguyễn Tấn Tước

Giám mục
 
Giuse Nguyễn Tấn Tước
Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường
(2012–nay)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa
Giáo phận Phú Cường
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
TòaGiáo phận Phú Cường
Bổ nhiệmNgày 30 tháng 6 năm 2012
Tựu nhiệmNgày 25 tháng 8 năm 2012[1]
Hết nhiệmĐương nhiệm
Tiền nhiệmPhêrô Trần Đình Tứ
Giám mục Phó
Giáo phận Phú Cường
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
Giáo phậnGiáo phận Phú Cường
Bổ nhiệm Ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tựu nhiệm Ngày 29 tháng 4 năm 2011
Hết nhiệmNgày 30 tháng 6 năm 2012
Tiền nhiệmLouis Hà Kim Danh
Kế nhiệmKhuyết vị
Truyền chức
Thụ phongNgày 4 tháng 4 năm 1991
bởi Giám mục Louis Hà Kim Danh
Tấn phongNgày 29 tháng 4 năm 2011
bởi Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ (chủ phong), các giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình HiệuVinh Sơn Nguyễn Văn Bản (phụ phong)
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhNguyễn Tấn Tước
SinhNgày 22 tháng 9, 1958 (66 tuổi)
Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Việt Nam Cộng hoà
Giáo dụcCử nhân Giáo luật
Khẩu hiệu"Ngài phải lớn lên"
Cách xưng hô với
Giuse Nguyễn Tấn Tước
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Cha, Giám mục
Thân mậtCha
Khẩu hiệu"Illum oportet crescere"
TòaGiáo phận Phú Cường

Giuse Nguyễn Tấn Tước (sinh 1958) là một Giám mục Giáo hội Công giáo Rôma người Việt Nam.[2] Ông hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường,[3] và Chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 – 2025[4] Ông từng đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội trong ba nhiệm kỳ 2013 – 2016[5], 2016 – 2019[6] và 2019 – 2022.[7] Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Ngài phải lớn lên" (Ga 3,30).[3]

Thân thế và tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước sinh ngày 22 tháng 9 năm 1958, trong một gia đình Công giáo tại Giáo xứ Mỹ Hảo, Tổng giáo phận Sài Gòn (nay thuộc Giáo phận Phú Cường), thuộc xã Chánh Hiệp, quận Châu Thành (nay thuộc phường Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một), tỉnh Bình Dương. Khởi đầu con đường tu tập, năm 1971, cậu bé Tước được gia đình gửi vào học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Phú Cường đến năm 1978 thì tốt nghiệp. Con đường tu trì của chủng sinh Tước bị gián đoạn hai năm, năm 1980 cậu tiếp tục theo học chương trình Đại chủng viện tại Giáo phận Phú Cường đến năm 1988 thì hoàn tất.[8]

Linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 4 năm 1991, Phó tế Giuse Nguyễn Tấn Tước được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Phú Cường, do Giám mục Louis Hà Kim Danh làm chủ lễ. Sau khi thụ phong, ngày 8 tháng 5 năm 1991, ông được cử đi làm công tác phụng vụ tại Giáo xứ Thala (Trảng Bàng, Tây Ninh), với chức vị linh mục phó giáo xứ, phụ giúp cho linh mục chính xứ Gioakim Nguyễn Văn Nghị trong công việc mục vụ giáo xứ. Giám mục Giáo phận chọn linh mục Tước làm linh mục chính xứ Tha La sau khi Linh mục Gioakim Nghị qua đời vào ngày 15 tháng 7 năm 1995.[9]

Ngày 2 tháng 12 năm 1999, ông được cử đi du học tại Học viện Công giáo Paris. Ông trở về Việt Nam sau khi kết thúc khóa học với văn bằng Cử nhân Giáo luật. Về nước ngày 11 tháng 7 năm 2006, linh mục Tước được bổ nhiệm làm Giám đốc trung tân huấn luyện các ứng sinh linh mục, đồng thời phụ trách ơn gọi trong giáo phận.[8][9]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14 tháng 3 năm 2011, văn phòng báo chí Tòa Thánh loan tin bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Tấn Tước, hiện đang là Giám đốc Trung tâm Mục vụ Giáo phận Phú Cường, đã được Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Phú Cường.[10] Lễ Tấn phong Tân giám mục được cử hành vào ngày 29 tháng 4 cùng năm. Giám mục Chủ phong cho Tân giám mục Giuse là Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường Phêrô Trần Đình Tứ, phụ phong là hai giám mục: Giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu, giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc và Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột.[11]

Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước chọn khẩu hiệu Giám mục: Ngài phải lớn lên (Ga 3,30). Giám mục Giuse cho rằng: khẩu hiệu này nói lên tâm niệm của đời giám mục là tìm cách khiến Chúa Kitô lớn lên tại chính con người mình, trở nên "đồng hình đồng dạng với Đức Kitô" và Đức Kitô cũng phải được lớn lên cả nơi những người mà giám mục được gọi mời yêu thương phục vụ. Nói về hình ảnh huy hiệu Giám mục của mình, Tân giám mục cho biết hình ảnh trọng tâm trong huy hiệu là Chúa Kitô với tư thế tượng trưng sự nối kết đất trời và liên kết với những người xung quanh. Các hình người nhỏ là biểu tượng các tín hữu, trong đó có giám mục với mục đích dắt dìu tín hữu theo bước Chúa Kitô với hy vọng được lớn lên trong chính Chúa.[9]

Ngày 30 tháng 6 năm 2012, Giám mục Nguyễn Tấn Tước kế vị chức vụ Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường, kế nhiệm Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ xin từ chức vì lý do tuổi tác.[9][12] Ông chính thức nhậm chức ngày 25 tháng 8 cùng năm.[1]

Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2022. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước đảm trách vai trò Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2022 – 2025.[4]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước được tấn phong giám mục năm 2011, thời Giáo hoàng Biển Đức XVI, bởi:[13]

Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước là Giám mục phụ phong cho giám mục:[13]

Dưới đây là sơ đồ tính Tông truyền từ giám mục Việt Nam đầu tiên được giám mục ngoại quốc chủ phong cho đến đời Giám mục Nguyễn Tấn Tước.[13]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Louis Hà Kim Danh
Giám mục Phó
Giáo phận Phú Cường

2011 – 2012
Kế nhiệm:
Khuyết
Tiền nhiệm:
Phêrô Trần Đình Tứ
Giám mục chính tòa
Giáo phận Phú Cường

2012 – nay
Kế nhiệm:
Đương nhiệm
Tiền nhiệm:
Phêrô Nguyễn Văn Khảm[14]
Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội
Hội đồng Giám mục Việt Nam[15]

2013 – nay
Kế nhiệm:
Đương nhiệm

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Lược Sử Giáo Phận Phú Cường (1965-2015)”. Giáo phận Phú Cường. Bản gốc lưu trữ Ngày 2 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ “Danh Sách Các Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục Việt Nam”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ a b “Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước Giám Mục Giáo Phận Phú Cường”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ a b “Biên bản Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Truy cập Ngày 6 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ Ban Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam. “Biên bản Đại Hội lần thứ XII Hội đồng Giám mục Việt Nam (07 – 11/10/2013)”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ “Hội đồng Giám mục Việt Nam: Nhân sự cho nhiệm kỳ 2016–2019”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập Ngày 11 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ “Biên bản Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 4 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ a b “Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước tân Giám mục Phó Phú Cường”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  9. ^ a b c d “Giuse Nguyễn Tấn Tước”. Giáo phận Phú Cường. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2012. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ “RINUNCE E NOMINE, 14.03.2011 ● NOMINA DEL VESCOVO COADIUTORE DI PHÚ CUONG (VIÊT NAM)”. Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  11. ^ “Lễ phong chức Giám mục phó giáo phận Phú Cường Giuse Nguyễn Tấn Tước”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  12. ^ “RINUNCE E NOMINE, 30.06.2012 ● RINUNCIA E SUCCESSIONE DEL VESCOVO DI PHÚ CUONG (VIÊT NAM)”. Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  13. ^ a b c “Bishop Joseph Nguyên Tân Tuóc Bishop of Phú Cường, Viet Nam”. Catholic Hierachy. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  14. ^ “Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi cộng đồng Dân Chúa”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 15 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ “UB Truyền Thông Xã Hội”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 15 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 15 tháng 3 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
[Review] Soushuu Senshinkan Hachimyoujin: Common Route – First Impression
Là sản phẩm tiếp theo nằm trong Shinza Bansho của Masada sau Paradise Lost, Dies Irae, Kajiri Kamui Kagura
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng
Hệ thống tiền điện tử ngang hàng là hệ thống cho phép các bên thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Mikasa Ackerman (ミカサ・アッカーマン , Mikasa Akkāman) là em gái nuôi của Eren Yeager và là nữ chính của series Shingeki no Kyojin.
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Bước vào con đường ca hát từ 2010, dừng chân tại top 7 Vietnam Idol, Bích Phương nổi lên với tên gọi "nữ hoàng nhạc sầu"