Họ Rùa cạn hay họ Rùa núi (danh pháp khoa học: Testudinidae) là một họ bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines). Từ kỷ Tam Điệp, rùa hoàn toàn chuyển hóa và hầu như không biến đổi cho đến nay. Cũng giống như rùa nước, rùa cạn dùng lớp vỏ cứng của mình để tự bảo vệ khỏi thú ăn thịt. Phần trên của lớp vỏ là mai, phần dưới là yếm. Rùa cạn có cả bộ xương trong lẫn bộ xương ngoài. Rùa cạn có kích thước từ vài cm đến 2 mét. Rùa cạn là động vật hoạt động ban ngày, thiên về lúc hoàng hôn, tùy vào nhiệt độ xung quanh. Nói chung chúng là các loài động vật nhút nhát.
Cơ thể ẩn trong bộ giáp xương hợp thành lớp mai (mảng giáp xương trên) và yếm (mảng giáp dưới). Mai và yếm phủ nhiều lớp sừng là keratin). Có khoảng 58 loài thuộc họ Rùa cạn. Các loài rùa cạn thường phân bố ở vùng nhiệt đới và xích đạo.
Phần lớn rùa cạn ăn thực vật, như cỏ, rong, lá xanh, hoa và một số hoa quả. Rùa cảnh thường được cho ăn cỏ linh lăng, cỏ ba lá, bồ công anh, và một số loại rau diếp. Một số loài rùa thỉnh thoảng ăn giun hay côn trùng, nhưng cho ăn nhiều protein quá sẽ gây biến dạng cho bộ mai và không tốt cho sức khỏe. Không nên cho rùa ăn thức ăn dành cho chó mèo, vì chúng không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật bò sát; nhất là vì chúng chứa quá nhiều protein. Thêm vào đó, không nên giả định là tất cả các loại rùa nuôi nhốt đều có chung một khẩu vị. Các loại rùa khác nhau đòi hỏi các chất dinh dưỡng khác nhau. Để biết chính xác loại rùa nào cần loại thức ăn nào, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ thú y, hay người nghiên cứu bò sát.
Pyxis (bao gồm cả Bellemys, Pyxoides): 1 loài (Pyxis arachnoides).
†Cylindraspis (bao gồm cả Chelonura): 5 loài đã tuyệt chủng (gần đây nhất là theo đánh giá năm 1996).
Chelonoidis (bao gồm cả Darwintestudo, Elephantopus, Gopher, Pampatestudo): Khoảng 13 loài (1 phức hợp loài là Chelonoidis nigra với 9 loài khác biệt còn sinh tồn), cộng 4 danh pháp không xác định (nomen dubium).
^Batsch A.J.G.C. 1788. Versuch einer Anleitung zur Kenntniss und Geschichte der Thiere und Mineralien. Erster Theil. Allgemeine Geschichte der Natur; besondre der Säugthiere, Vögel, Amphibien und Fische. Jena: Akademischen Buchandlung, 528 trang.
Ernst, C. H. (1989). Turtles of the World. Barbour, R. W. Washington, DC: Smithsonian Institution Press.
Gerlach, Justin (2004). Giant Tortoises of the Indian Ocean. Frankfurt: Chimiara.
Kuyl, Antoinette C. van der (2002). et al. “Phylogenetic Relationships among the Species of the Genus Testudo (Testudines: Testudinidae) Inferred from Mitochondrial 12S rRNA Gene Sequences”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 22 (2): 174–183. doi:10.1006/mpev.2001.1052.