Không quân Nga

Военно-воздушные cилы России
Voyenno-vozdushnye sily Rossii
Không quân Nga

-->
Hoạt động12 tháng 8 năm 1912 - nay
Quốc giaNga Liên bang Nga (1992 - nay)
Đế quốc Nga Đế quốc Nga (đến năm 1917)
Liên Xô Liên Xô (đến năm 1991)
Chức năngĐánh thắng quân thù, trinh sát, bảo vệ những phương tiện và các đơn vị quân đội, hỗ trợ Hải quân và Lực lượng mặt đất, vận tải
Khẩu hiệuВсё выше и выше! (Bay cao và cao hơn!)
Lễ kỷ niệm12 tháng 8
Các tư lệnh
Chỉ huy
hiện tại
Trung tướng Andrey Yudin
Huy hiệu
Biểu tượng
nhận dạng

Không quân Liên bang Nga (tiếng Nga: Военно-воздушные cилы России, chuyển tự: Voyenno-vozdushnye sily Rossii) là lực lượng Phòng không - Không quân cấp quân chủng của Nga. Hải quân Nga cũng có lực lượng không quân riêng cấp binh chủng, kế thừa từ lực lượng Hàng không Hải quân Xô viết, gọi là Hàng không Hải quân Nga (tên chính thức là Aviatsiya Voyenno Morskogo Flota, viết tắt là AV-MF).

Chỉ huy trưởng của lực lượng Không quân Nga hiện nay là Thượng tướng Viktor Bondarev (bổ nhiệm ngày 6 tháng 5 năm 2012).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hòa hợp hiến vào tháng 12 năm 1991, máy bay và nhân sự của Không quân Liên Xô - tên chính thức là Lực lượng Hàng không quân sự, viết tắt là VVS, được chia thành các lực lượng khác nhau theo các quốc gia độc lập mới. Nga nhận được phần lớn trong lực lượng này - khoảng 40% máy bay, kể cả phần lớn máy bay chiến đấu mới nhất, và 65% nhân lực, các bộ tư lệnh quan trọng của Không quân Liên Xô cũ như Hàng không tầm xa, Hàng không vận tải quân sự và Hàng không Tiền tuyến được đổi lại tên, với vài sự thay đổi thành Các bộ tư lệnh Lực lượng Hàng không quân sự Nga. Tuy nhiên, nhiều trung đoàn, máy bay, và nhân sự lại bị các nước cộng hòa mới thành lập nơi các đơn vị đồn trú đòi hỏi thuộc về mình, để tạo thành hạt nhân của lực lượng không quân của nước cộng hòa mới. Một số máy bay tại BelarusUkraina đã trở lại Nga, cũng như một bộ phận của sư đoàn hàng không tầm xa đồn trú tại Dolon - Kazakhstan.

VVS đã tham gia vào Chiến tranh Chechen thứ nhất (1994–1996) và Chiến tranh Chechen thứ hai (1999–2002). Những chiến dịch này cũng để lộ ra những khó khăn lớn cho VVS bao gồm địa hình, thiếu những mục tiêu cố định và phiến quân trang bị với các tên lửa đất đối không StingerStrela-2M.

Lực lượng phòng không của Liên Xô cũ chuyển giao cho Nga quản lý vẫn tiếp tục là một lực lượng độc lập trong vài năm đầu, sau đó lực lượng này đã sáp nhập vào Không quân vào năm 1998. Sắc lệnh hợp nhất hai lực lượng được Tổng thống Nga lúc đó là Boris Yeltsin ban hành vào ngày 16 tháng 7 năm 1997. Ngày 29 tháng 12 năm 1998, đại tướng Anatoliy Kornukov, một tướng lĩnh của Lực lượng phòng không trước kia đã trở thành tổng tư lệnh lực lượng mới hợp nhất, sau đó tướng Kornukov đã thông báo cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga về nhiệm vụ "chính yếu đã hoàn thành".[1] Tướng Kornukov đã thành lập bộ tư lệnh mới của lực lượng tại Zarya, gần Balashikha, cách trung tâm Moskva 20 km về phía bắc, tại vị trí là Bộ tư lệnh trung tâm Lực lượng Phòng không (viết tắt là PVO) trước đây, nơi hệ thống phòng không chung của khối SNG đã được hình thành.

Trước năm 2003, Lục quân Nga cũng duy trì một lực lượng không quân riêng gọi là Hàng không Lục quân, chuyên thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho Lực lượng mặt đất bằng cách cung cấp sự hỗ trợ chiến thuật từ trên không, trinh sát dẫn đường trên không chiến thuật, vận chuyển các đơn vị bằng máy bay, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đất, tác chiến điện tử, thiết lập hàng rào mìn và các nhiệm vụ khác. Sau sự cố một trực thăng đã gặp tai nạn tại Chechnya khiến nhiều người thiệt mạng, toàn bộ tài sản hàng không trong Lục quân Nga - phần lớn là những máy bay trực thăng - đã được chuyển sáp nhập cho VVS.

Tình trạng hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
Phù hiệu của Không quân Nga

Tháng 10 năm 2004, không quân Nga đã giải tán các Trung đoàn hàng không ném bom số 200 và 444 trang bị các máy bay Tupolev Tu-22M3; sau đó giải tán tiếp các Trung đoàn hàng không tiêm kích số 28, 159, 790 và 941; các trung đoàn 302 và 959 trang bị Sukhoi Su-24; các Trung đoàn hàng không đột kích số 187 và 461 trang bị Sukhoi Su-25.[2]

VVS tiếp túc phải trải qua thời kỳ thiếu tài nguyên cho công tác huấn luyện phi công. Vào thập niên 1990, các phi công Nga chỉ đạt được xấp xỉ 10% số giờ bay so với Không quân Mỹ. Vào thời điểm năm 2007 thì thời gian bay của các phi công Nga đã được nâng cao rất nhiều, do ngân sách dành cho quốc phòng của Nga tăng lên đáng kể. Nga đang tranh chấp ngôi số một trong thị trường buôn bán vũ khí với Mỹ, năm 2007 tổng doanh thu buôn bán vũ khí của Nga theo công bố đạt trên 7 tỷ USD.[3] Tuy nhiên doanh thu vũ khí của Mỹ năm 2007 đạt 23,3 tỷ USD vẫn vượt rất xa Nga và năm 2008 lên tới 36,4 tỷ USD. Trong năm 2009 doanh thu vũ khí của Nga còn thua cả Ý và chỉ đạt 3,6 tỷ USD.[4] Tổng doanh thu của Nga sụt giảm mạnh từ 10,8 tỉ USD năm 2007 xuống còn 3,5 tỉ USD trong năm 2008.

Nga ngoài việc là 1 nhà xuất khẩu vũ khí lớn cũng còn là 1 nhà nhập khẩu vũ khí hứa hẹn vì sự lạc hậu của công nghiệp quốc phòng trong nước. Nga đã thiết lập các quan hệ đối tác với hai công ty Pháp là Thales và Safran để nâng cao lĩnh vực công nghệ cao của nước này. Do tốc độ sản xuất các phụ tùng điện tử khá chậm nên Sukhoi đã mua một số các thiết bị khoa học điện tử được phát triển bởi các công ty nước ngoài mà công ty này đã thiết lập quan hệ đối tác để trang bị cho các chiến đấu cơ dùng cho xuất khẩu của mình trong việc giải quyết tạm thời vấn đề thiếu phụ tùng[5].

Hiện thời, máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ năm đang được phát triển và hứa hẹn sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2012 với nhiều ưu điểm vượt trội, loại máy bay chiến đấu mới này được phát triển bởi một tập đoàn bao gồm các công ty tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất máy bay của NgaLiên Xô trước đây, đó là Mikoyan, Yakovlev và mũi nhọn là Sukhoi. Chương trình này mang tên Perspektivnyy Aviatsionnyy Kompleks Frontovoy Aviatsii (tiếng Nga: Перспективный авиационный комплекс фронтовой авиации) - PAK FA, có nghĩa là Tổ hợp Hàng không Tương lai cho Không quân Chiến thuật. Chương trình này dự định để thay thế các máy bay MiG-29Su-27 trong Không quân Nga. Nga sẽ nhanh chóng xây dựng một nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do nguyên Tư lệnh không quân, tướng Alexander Zelin thông báo vào ngày 8 tháng 8-2007.[6] "Hiện nay, chúng tôi đã hoàn thành việc trình bày các tài liệu kỹ thuật cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và đang chế tạo tại nhà máy, nó sẽ được bắt đầu chế tạo vào tương lai gần", tướng Zelin thông báo.[6] Sergei Ivanov, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga sẽ cất cánh vào cuối năm 2008.[6] Theo kết luận mới đây trong báo cáo của các chuyên gia Viện Chiến lược quốc gia Nga cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Nga kém Mỹ khoảng hơn 20 năm trong việc chế tạo. Mỹ đã đưa chiến đấu cơ F-22 vào sử dụng từ năm 2004 và động cơ F-119PW-100 được bắt đầu thiết kế từ năm 1987[7]. Tuy vậy, đến ngày 29 tháng 1 năm 2010, mẫu T-50 cũng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình.[8]

Tư lệnh Không quân Nga cũng nói Nga sẽ triển khai các Phương tiện bay không người lái (UAV) hiện đại với tầm bay đạt đến 400 km (250 miles) và thời gian bay đạt 12 giờ vào năm 2011.[6] Những chiếc UAV này bao gồm cả kiểu cánh cố định và kiểu cánh quay sẽ thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, bao gồm trinh sát, tấn công, chuyển tiếp các tín hiệu vô tuyến và chỉ điểm mục tiêu.[6] Theo lời giáo sư Anatoly Suganov, lãnh đạo Trung tâm Dự báo quân sự Nga, đối với những phương tiện bay không người lái UAV Nga lạc hậu không chỉ so với những quốc gia phương Tây lớn nhất mà còn cả với một quốc gia như Iran.

Tập đoàn quân không quân 16 sẽ nhanh chóng nhận được hai trung đoàn máy bay tiêm kích-ném bom hiện đại Su-34 Fullback vào thời gian tới.[9] Tướng Belevitch nói Tập đoàn quân không quân 16 cũng nhận được những máy bay tiêm kích MiG-29SMT hiện đại hóa để thay thế những chiếc MiG-29 lỗi thời và những chiếc Su-25 Frogfoot hỗ trợ tầm gần, loại Su-25 đã thể hiện những hiệu suất ấn tượng trong các chiến dịch tại Afghanistan, Chechnya và các "điểm nóng khác".[9] Ngoài ra, Không quân Nga còn tiếp tục đặt hàng mua hàng loạt trực thăng tấn công đời mới như Ka-50, Ka-52, Mi-28N.

Bên cạnh đó Không quân Nga tiếp tục nối lại các chuyến bay tuần tiễu tầm xa của các phi đội máy bay ném bom chiến lược từ thời Liên Xô từ tháng 7 và tháng 8 năm 2007, sau 15 năm gián đoạn do thiếu kinh phí về nhiên liệu và các khó khăn về kinh tế khác nhau từ khi Liên Xô sụp đổ.[10][11] Các cuộc tuần tra tại Bắc Cực, Đại Tây DươngThái Bình Dương đã được phục hồi, các máy bay ném bom chiến lược của Nga đã đến gần lãnh thổ biên giới các quốc gia thuộc NATO hơn, mới đây nhất là các chuyến bay của Tupolev Tu-160, Tupolev Tu-95, Tupolev Tu-22M qua biển Ailen, nằm giữa Vương quốc AnhIreland; ngoài ra các máy bay ném bom của Nga còn bay đến sát không phận các quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản...

Nguyên Tư lệnh Không quân Nga, Đại tướng Vladimir Mikhailov cho biết các loại trực thăng đời mới của Không quân Nga như Ka-50, Mi-26Mi-28 cũng chỉ chiếm khoảng 10% tổng số trực thăng. 90% tổng số trực thăng còn lại đa số đều là các thế hệ cổ lỗ sĩ, bao gồm Mi-8, Mi-17Mi-24. Điều này khiến cho tỷ lệ trực thăng có khả năng tác chiến thực sự chỉ chiếm khoảng 35%". Để trang bị vũ khí mới cho quân đội, thường các nước có nền quân sự tiên tiến dùng đến 60% ngân sách quốc phòng nhưng Nga chỉ có 30%. Ước tính các phương tiện chiến đấu trên không của Nga đang xuống cấp đến 80%. Cũng theo tướng Mikhailov thì đã nhiều lần, giới sĩ quan cao cấp của Không quân Nga lên tiếng cảnh báo, nhưng cấp trên chỉ ra những mệnh lệnh: cải tiến và thay mới các bộ phận hỏng. Khó khăn trước mắt của Không quân Nga ai cũng có thể nhận biết như thiếu ngân sách, kỹ thuật lạc hậu, khả năng chiến đấu kém... Những câu chuyện mô tả về khả năng chiến đấu oai hùng của Không quân Nga, giờ chỉ còn là chuyện dĩ vãng. Các phi công Nga hằng năm phải bay ít nhất từ 70 - 100 giờ, nhưng do bị hạn chế nhiên liệu, họ chỉ có thể bay được từ 25-30 giờ.

Cải tiến lực lượng không quân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nga hiện đang thỏa thuận mua những chiếc máy bay do thám không người lái do Israel sản xuất, nhằm giúp cải tiến loại máy bay tương tự do Nga chế tạo. Nguyên nhân bởi Nga không hài lòng với hoạt động của những chiếc máy bay không người lái do nước này sản xuất trong cuộc xung đột với Gruzia và tỏ ra ấn tượng với những chiếc máy bay do thám xuất xưởng tại Israel do quân đội Gruzia sử dụng.

Loại máy bay không người lái Tipchak của Nga sử dụng trong chiến tranh Nam Ossetia 2008 theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Vladimir Popovkin thừa nhận thì chúng "gặp rất nhiều vấn đề" khi tác chiến như tiếng ồn quá lớn và dễ bị bắn hạ.[12]

Theo 1 quan chức cấp cao Israel thì trong cuộc chiến Nam Ossetia, người Nga hiểu rằng những chiếc máy bay sản xuất trong nước của họ đã rất lạc hậu so với những máy bay không người lái hiện nay. Dù vậy kế hoạch mua UAV của Israel trong vòng 2-3 năm tới đã gây ra những ý kiến bất đồng. Mikhail Babich, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma quốc gia Nga cho biết kế hoạch mua máy bay không người lái (UAV) của Israel sẽ không được thực hiện vì lựa chọn này không có lợi cho các nhà sản xuất quốc phòng trong nước.[13] Vì thế song song với việc mua UAV nước ngoài Nga cũng đang phát triển các UAV với các công nghệ mới dưới dạng các khối lắp ráp riêng của mình với sự tham gia của nhiều công ty khác nhau[14].

Hãng sản xuất máy bay Nga MiG đã ký hợp đồng mua 24 hệ thống chỉ thị mục tiêu và hiển thị trên mũ bay TopSight của tập đoàn Thales (Pháp) tại triển lãm hàng không ở Farnborough năm 2012 để trang bị cho các máy bay tiêm kích trên hạm MiG-29K và MiG-29KUB dự định đưa vào trang bị cho không quân hải quân Nga sau khi kiểm nghiệm thành công trên các máy bay MiG của Ấn Độ.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Cấu trúc của Không quân Liên bang Nga

Danh sách này được sao chép từ Air Forces Monthly tháng 7-8 năm 2007, nhưng không đầy đủ - một số những đơn vị huấn luyện và các đơn vị trực tiếp báo cáo có các phi đội cấp dưới hoặc các trung đoàn được liệt kê trong tập chí nhưng không được lặp lại ở đây.

Các đơn vị Trực tiếp Thông báo

  • Sư đoàn Không quân 8 cho Mục đích Đặc biệt (Chkalovskiy)
  • Trung tâm Thử nghiệm bay Nhà nước 929 (Akhtubinsk)
  • Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu và Bay đơn 4 - Căn cứ không quân Lipetsk
  • Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu và Bay đơn 344 - Totskoye
  • Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu và Bay đơn 924 - Yegoryevsk (UAV)
  • Viện nghiên cứu khoa học trung tâm Nhà nước Nga huấn luyện phi hành gia - Zvezdnyi Goronok
  • Căn cứ không quân 2457 cho máy bay phát hiện sóng radio tầm xa - A-50 - Ivanovo Severny
  • Trung đoàn Hàng không Tiêm kích-Ném bom 1 - Su-24 - Lebyazhye
  • Trung đoàn Hàng không Tiêm kích 764 - MiG-31, MiG-25PU - Sân bay Bolshoye Savino (Sokol)
  • Biệt đội Hàng không Trinh sát Tầm xa Độc lập 5 - Voronezh (CFE, INF chứng minh)
  • Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu và Bay đơn 185 - Astrakhan
  • Trung đoàn Trực thăng Độc lập 118 - Dmitriyevka [Чебеньки], Orenburg Oblast.
  • Căn cứ Dự trữ Máy bay 4020, Lipetsk
  • Căn cứ Dự trữ Máy bay 4215, Dmitriyevka

Các đơn vị huấn luyện

  • Học viện Hàng không Quân sự Krasnodar (L-39C)
  • Học viện Hàng không Quân sự Syzran (Mi-2, Mi-8, Mi-24)
  • Trung tâm Huấn luyện 783 (Armavir) (MiG-29, L-39C)
  • Trung tâm Huấn luyện 786 (Borisoglebsk)

Bộ tư lệnh mục đích đặc biệt, HQ Moskva, Quân khu Moscow

Tập đoàn quân 6 thuộc VVS và PVO, Quân khu Leningrad

Tập đoàn quân 4 thuộc VVS và PVO, Quân khu Bắc Caucasus

  • Sư đoàn Không quân Hỗn hợp 1 - Krasnodar
    • Trung đoàn Hàng không Ném bom 559 - Morozovsk - Su-24;
    • Trung đoàn Hàng không Ném bom 959 - Yeysk - sử dụng Su-24L-39C;
    • Trung đoàn Hàng không Đột kích 368 - Budyonnovsk - Su-25;
    • Trung đoàn Hàng không Đột kích 461 - Krasnodar - Su-25;
    • Trung đoàn Hàng không Đột kích 960 - Primorsko-Akhtarsk - Su-25;
  • Quân đoàn Phòng không 51 - Rostov on Don
    • Trung đoàn Hàng không Tiêm kích 3 - Krymskaya, (trước đây là trung đoàn 562) - Su-27;
    • Trung đoàn Hàng không Tiêm kích 19 - Millerovo - MiG-29;
    • Trung đoàn Hàng không Tiêm kích 31 - Zernograd - MiG-29;
    • Các Trung đoàn Tên lửa đất đối không
  • Trung đoàn Không quân Trinh sát Độc lập 11 - Marinovka - sử dụng Su-24MR;
  • Trung đoàn Không quân Hỗn hợp Độc lập 535 - Rostov on Don - Mi-8, An-12An-26;
  • Hàng không Lục quân Hợp thành cũ
    • Trung đoàn Trực thăng Độc lập 55 - Korenovsk - Mi-24, Mi-8;
    • Trung đoàn Trực thăng Chiến đấu-Vận tải Độc lập 325 - Yegorlyskaya - Mi-26, Mi-8;
    • Trung đoàn Trực thăng Độc lập 487 điều khiển chiến trường - Budyonnovsk - Mi-8, Mi-24;

Tập đoàn quân 5 thuộc VVS và PVO, HQ Yekaterinburg, Quân khu Volga-Ural Trung tướng Mikhail Kucheryavy[15]

  • Phi đội Không quân Hỗn hợp Độc lập 128 - HQ Koltsovo gần Yekaterinburg - An-26;
  • Phi đội Vận tải Độc lập 320 thuộc Cục tìm kiếm và cứu nạn - HQ Uprun (Troitsk), gần Chelyabinsk - Mi-8;
  • Căn cứ không quân 999 - Kant, Kyrgyzstan - L-39, Mi-8, Su-25;
  • Hàng không Lục quân Hợp thành;
    • Trung đoàn Trực thăng Độc lập 793 - HQ Kinel'-Cherkasy - Mi-8, Mi-26;
    • Trung đoàn Trực thăng Độc lập 237 - HQ Bobrovka - Mi-8, Mi-24;

Tập đoàn quân 14 thuộc VVS và PVO, HQ Novosibirsk, Quân khu Siberia

Tập đoàn quân 11 thuộc VVS và PVO, Quân khu Viễn Đông - HQ Khabarovsk

  • Quân đoàn PVO 23 - HQ Vladivostok;
    • Trung đoàn Hàng không Tiêm kích 22 - HQ Centralnaya Uglovaya (Artem) - Su-27;
    • Trung đoàn Hàng không Đánh chặn 530 - HQ Sokolovka - MiG-25PU, MiG-31;
  • Sư đoàn PVO 25 - HQ Komsomolsk na Amure
    • Trung đoàn Hàng không Tiêm kích 23 - HQ Dzemgi - Su-27;
  • Trung đoàn Hàng không Hỗn hợp 303 - HQ Ussuriysk
    • Trung đoàn Hàng không Ném bom 277 - HQ Khurba - Su-24;
    • Trung đoàn Hàng không Ném bom 302 - HQ Verino - Su-24;
    • Trung đoàn Không quân Shturmovik (Đột kích) 18 - HQ Galenki - Su-25;
    • Trung đoàn Không quân Shturmovik 187 - HQ Chernigovka - Su-25;
    • Trung đoàn Hàng không Trinh sát 799 - HQ Varfolomeyevka - Su-24MR, MiG-25RB;
  • Trung đoàn Không quân Hỗn hợp Độc lập 257 - HQ Khabarovsk-Bolshoy - An-12, An-26, Mi-8;
  • Hàng không Lục quân Hợp thành;
    • Trung đoàn Trực thăng Độc lập ?? - HQ Sokol (Dolinsk) - Mi-8;
    • Trung đoàn Trực thăng Độc lập 319 điều khiển chiến trường - HQ Chernigovka - Mi-24;
    • Trung đoàn Trực thăng Độc lập 364 - HQ Srednebelaya - Mi-8, Mi-24, Mi-26;
    • Trung đoàn Trực thăng Độc lập 825 - HQ Garovka-2 - Mi-6, Mi-8, Mi-26;

Các tập đoàn quân không quân thuộc Bộ tư lệnh tối cao

[sửa | sửa mã nguồn]
Không quân Nga

Đế quốc Nga

Không quân (từ 1909 đến 1917)

Liên Xô

Không quân Xô viết (từ 1918 đến 1991)

Hàng không Hải quân (từ 1918 đến 1991)

Phòng không (từ 1948 đến 1991)

Tên lửa chiến lược (từ 1959 đến 1991)

Nga

Không quân (từ 1991 đến nay)

Hàng không Hải quân (từ 1991 đến nay)

Tên lửa chiến lược (từ 1991 đến nay)

  • Tập đoàn quân không quân 37 (ném bom chiến lược) - HQ Moscow
  • Tập đoàn quân không quân 61 (trước đây là Hàng không Vận tải Quân sự) - Moscow
    • Trung tâm huấn luyện chiến đấu và bay đơn 610 - HQ Ivanovo - Severnyi;
      • Phi đội Không quân Huấn luyện Vận tải Quân sự ??? - Ivanovo - Il-76;
    • Phi đội Không quân Vận tải Quân sự 12 - Tver (Migalovo);
      • Trung đoàn Không quân Vận tải Quân sự 196 - Tver - Il-76;
      • Trung đoàn Không quân Vận tải Quân sự 566 - Seshcha - Il-76, An-124;
      • Phi đội Không quân Vận tải Quân sự Độc lập 76 - Tver - An-22;
    • Trung đoàn Không quân Vận tải Quân sự 103 - Smolensk - Il-76;
    • Trung đoàn Không quân Vận tải Quân sự 110 - Krechevitsy - Il-76;
    • Trung đoàn Không quân Vận tải Quân sự 117 - Orenburg - Il-76, An-12;
    • Trung đoàn Không quân Vận tải Quân sự 334 - Pskov - Il-76;
    • Trung đoàn Không quân Vận tải Quân sự 708 - Taganrog - Il-76;
    • Phi đội Không quân Vận tải Quân sự Độc lập 78 - Klin-5 - An-26, An-12Tu-134;
    • Biệt đội Không quân Vận tải Quân sự 224 - Tver - An-124, Il-76MD;
    • Một trung tâm thông tin

Danh sách các căn cứ của Không quân Xô viết chỉ ra một số căn cứ vẫn còn hoạt động trong Không quân Nga.

Trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
Máy bay Nguồn gốc Hình ảnh Phiên bản Số lượng hoạt động

[2][3]

Chú thích
Máy bay tiêm kích
Sukhoi Su-27 Flanker  Liên Xô 403[16]
Sukhoi Su-30 Flanker-C  Liên Xô 111+[17][18][19][20]
Sukhoi Su-35 Flanker-E  Nga Su-35S 118+[17][18][21][22][23][24][25][26][27][28] Tổng cộng có 30 theo đơn đặt hàng.[29]
Sukhoi Su-57[30][6]  Nga Su-57 25+[17][31][32][33][34][35][36][37][38] Máy bay chiến đấu thế hệ 5 đa chức năng/ưu thế trên không.
Mikoyan MiG-29 Fulcrum  Liên Xô МiG-29UB
МiG-29SMT
МiG-29UBT
МiG-29S
МiG-29М
253[16]-291[39][40] На замену МиГ-35.Началась постепенная замена МиГ-29С на МиГ-35[41] [42]
Mikoyan MiG-31 Foxhound  Liên Xô 247[43]-300+[44]
Mikoyan MiG-35 Fulcrum F  Nga Mig-35S 30
Máy bay cường kích
Sukhoi Su-24 Fencer  Liên Xô Su-24M
Su-24M2
Su-24МR
124 Đang hiện đại hóa lên thành Su-24M2; 70% số Su-24 sẽ được thay thế bằng Su-34[45] Однако после ряда катастроф было принято решение списать все Су-24 к 2020 году.[46].Năm 2015 Không quân Nga sẽ có 103 Su-34
Sukhoi Su-25 Frogfoot  Liên Xô Su-25
Su-25SМ
Su-25SМ2/SМ3
Su-25UB
~150
60
52
15[47]
80 chiếc được hiện đại hóa lên SM trong năm 2020[48]
Sukhoi Su-34 Fullback  Nga 163+[17][49][50][51][52][53][54][55].
Máy bay ném bom chiến lược
Tupolev Tu-22M Backfire  Liên Xô Tu-22M3 63 Trang bị cho Tập đoàn quân không quân 37, đang hiện đại hóa lên thành Tu-22M5
Tupolev Tu-95 Bear  Liên Xô Tu-95MS 60 Trang bị cho Tập đoàn quân không quân 37, đang hiện đại hóa 35 chiếc thành Tu-95MSM
Tupolev Tu-160 Blackjack  Nga Tu-160 11 Trang bị cho Tập đoàn quân không quân 37, đang hiện đại hóa lên thành Tu-160M
Máy bay tiếp dầu
Ilyushin Il-76 Candid  Liên Xô IL-76/78MD 86 Đang hiện đại hóa lên thành Il-76MD-90
Máy bay vận tải
Antonov An-26 Curl  Liên Xô
An-26 ~120
Antonov An-12 Cub  Liên Xô
An-12 BK 62
Antonov An-22 'Antey' Cock  Liên Xô An-22 5 chiếc đang sử dụng + một số đang dự trữ
Antonov An-72 Coaler  Liên Xô An-72/An-74 39 IISS không có danh sách máy bay đang hoạt động
Antonov An-124 'Ruslan' Condor  Liên Xô An-124 14
Antonov An-140  Nga
 Ukraina
An-140 5
Antonov An-148  Nga
 Ukraina
An-148 15
Let L-140 Turbolet  Cộng hòa Séc L-140 30/100 chiếc đang sử dụng
Ilyushin Il-18 Coot  Liên Xô
Il-18/Il-20/Il-22 8
Ilyushin Il- 62 Classic  Liên Xô
Il-62 7
Tupolev Tu-134 Crusty  Liên Xô
Tu-134 56
Tupolev Tu-154 Careless  Liên Xô
Tu-154 18
Máy bay chỉ huy/trinh sát chiến lược/hậu cần
Antonov An-30 Clank  Liên Xô
An-30 14
Ilyushin Il-80 Maxdome  Nga Il-80 4
Ilyushin Il-78 Midas  Liên Xô IL-78 15
Mikoyan-Gurevich MiG-25RB Foxbat  Liên Xô MiG-25RB 15
Sukhoi Su-24 Fencer  Liên Xô Su-24MR 100
Tupolev Tu-204  Nga
Tu-214PU-SBUS
Tu-214ON
Tu-214R
2
2
2
Beriev A-50 'Shmel' Mainstay  Liên Xô Beriev A-50 12 Đang được hiện đại hóa thành A-50M
Máy bay huấn luyện
Yakovlev Yak-130  Nga Yak-130 107
Yakovlev Yak-152  Nga
Yak-152 0 150 chiếc theo đơn đặt hàng
Aero L-39 Albatros  Tiệp Khắc
L-39 200
Diamond DA42T  Áo
DA42T 9 55 Chiếc đang đặt hàng
Trực thăng vũ trang
Kamov Ka-27 Helix  Liên Xô
Ka-27 88 Trực thăng ASW
Kamov Ka-50 'Black Shark' Hokum A  Liên Xô Ka-50 8
Kamov Ka-52 'Alligator' Hokum B  Nga Ka-52 77 [56][57]
Mil Mi-24 Hind  Liên Xô Mi-24
Мi-24P/В
Мi-35(Мi-24В?)
Мi-35М(24ВМ?)
~620[58]
34
[59][60]
Mil Mi-28 Havoc  Nga Mi-28N 93 300 chiếc được giao cho đến 2015 [61]
Trực thăng vận tải
Mil Mi-26 Halo  Liên Xô
Mil Mi-26 643 Vận tải hạng nặng
Mil Mi-8 Hip  Liên Xô
Mi-8 195 Không quân 160 chiếc, Hải quân 35 chiếc
Mil Mi-2  Ba Lan
Mi-2
Eurocopter AS350 Écureuil  Pháp
AS350 5 Trực thăng đa chức năng
Kamov Ka-60 Kasatka  Nga
Ka-60 8[cần dẫn nguồn] 200 chiếc được đặt hàng
Kamov Ka-226 Hoodlum  Nga
Ka-226 19 Trực thăng đa chức năng
Kazan Ansat  Nga
Kazan Ansat 50 Trực thăng đa chức năng

Một số hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc và phù hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Piotr Butowski, 'Russia's new air force enters a tight manoeuvre,' Jane's Intelligence Review, tháng 5 năm 1999, p.14
  2. ^ Valeriy Kolosov, Military Reform: Minus One Hundred Thousand, Kommersant, 11 October 2004, cited in Scott & Scott, Russian Military Directory 2004
  3. ^ “vitinfo.com.vn”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ “Doanh thu vũ khí Mỹ đạt kỷ lục”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2010.
  5. ^ “Sukhoi Flankers”.
  6. ^ a b c d e f Russia to build fifth-generation fighter prototype soon Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ria” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  7. ^ “Máy bay chiến đấu thế hệ 5 - Nga kém xa Mỹ!”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ "Russia to test fifth-generation fighter in 2009". (6 tháng 12 năm 2007). RIA Novosti.
  9. ^ a b Russia to equip two air regiments with Su-34 strike planes soon
  10. ^ BBC NEWS, Russia restarts Cold War, 17 August 2007, patrols, [1]
  11. ^ Russia restores Soviet-era strategic bomber patrols - Putin -2 Russian News & Information Agency
  12. ^ “Nga mua máy bay do thám của Israel”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2009.
  13. ^ “Belarus tìm thấy giải pháp thay thế vũ khí Nga”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2009.
  14. ^ “Russian Army to Receive First Indigenous Strike UAV in 2014”. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  15. ^ 'Kucheryavy takes up post as Urals Air Force, Air Defense Army commander', AVN Military News Agency, MOSCOW. July 10 2007 (Interfax-AVN)
  16. ^ a b “World Air Forces 2024”. Flightglobal Insight. 2024. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ a b c d The Military Balance 2022. IISS. 15 tháng 2 năm 2022. ISBN 9781032279008.
  18. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên auto
  19. ^ “Russia Gets 'Cutting Edge' Su-30 SM2 Fighters With Powerful New Radars To Boost Its Military Ops In Ukraine”. 22 tháng 11 năm 2022.
  20. ^ “ЦАМТО / / ОАК передала партию Су-30МС2 и Як-130 Минобороны России”. ЦАМТО / Центр анализа мировой торговли оружием (bằng tiếng Nga). 4 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  21. ^ “ВКС России получили три новых истребителя Су-35С”. 11 tháng 9 năm 2022.
  22. ^ “ЦАМТО / / Минобороны России передана очередная партия многофункциональных истребителей Су-35С”.
  23. ^ “ВКС России получили новую партию истребителей Су-35С”. 4 tháng 12 năm 2022.
  24. ^ “Russian Aerospace Forces have taken delivery of some new Su-35S fighter jets — minister”.
  25. ^ “Defense contractor delivers 2nd batch of Su-35S fighters to Russian troops”.
  26. ^ “ВКС России получили новые партии истребителей Су-35С и Су-57”. 28 tháng 9 năm 2023.
  27. ^ Максимов, Илья (12 tháng 4 năm 2024). “Первую в этом году партию истребителей Су-35С передали в войска”. Российская газета (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2024.
  28. ^ “ОАК передала Минобороны новые самолеты Су-35С”. Ростех (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2024.
  29. ^ “Минфин и "Роскосмос" вступили в публичные препирательства о сокращении расходов”. Ведомости (bằng tiếng Nga). 26 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  30. ^ Russia's fifth generation combat aircraft to fly by late 2008-Ivanov
  31. ^ “Russia forms the first Su-57 squadron near Komsomolsk on Amur”. 4 tháng 12 năm 2022.
  32. ^ “Первый серийный истребитель Су-57 поступил в авиаполк Южного военного округа”. TASS. 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  33. ^ “Russian Army receives S-400, S-350 anti-aircraft missile systems — top brass”. TASS. 20 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  34. ^ “В Новосибирске замечены два новых истребителя Су-57”.
  35. ^ bmpd (4 tháng 2 năm 2022). “Два новых Су-57 в Новосибирске - bmpd — LiveJournal”. BMPD blog. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  36. ^ “ЦАМТО / / Минобороны переданы очередные серийные истребители Су-57 и Су-35С”.
  37. ^ “Russian military receives new Su-57 fighter jets”. Defence Blog. Truy cập 22 tháng 6 năm 2024.
  38. ^ Thakur, Vijainder K (12 tháng 9 năm 2024). “Sukhoi-57: UAC Misses 2024 Production Target For Felons; Russian Air Force Gets New Batch Of Su-57 Stealth Fighters”. EURASIAN TIMES. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
  39. ^ "Corrosion issue grounds one-third of Russian air force MiG-29 fleet." Lưu trữ 22 tháng 3 năm 2009 tại Wayback Machine Flight International, 19 March 2009. Retrieved 14 October 2009.
  40. ^ Litovkin, Dmitry. "У новых истребителей МиГ-29 выявлена коррозия (MiG-29 pilot did everything to his notice)." Lưu trữ 15 tháng 3 năm 2009 tại Wayback Machine Izvestia, 23 April 2008. Retrieved 28 March 2009. (English translation). Lưu trữ 21 tháng 9 năm 2015 tại Wayback Machine Google. Retrieved 14 October 2009.
  41. ^ Александр Артамонов, Военный Обозреватель. “Российский истребитель-перехватчик МиГ-35 готов пойти в серию” (bằng tiếng Nga). Еженедельник «ЗВЕЗДА». Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadlink= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  42. ^ МиГ-29 продолжат полеты без модернизации — Известия
  43. ^ “ВКС РФ получат 22 обновленных МиГ-31БМ до конца года”.
  44. ^ 7 авіабаз, 28 модернізованих аеродромів та новітні літаки — Головнокомандувач ВПС Росії генерал-полковник Олександр Зелін розповів " НВО " про розвиток вітчизняної військово...
  45. ^ ВВС ускорит модернизацию Су-24
  46. ^ Lenta.ru: Оружие: ВВС России спишут бомбардировщики Су-24 к 2020 году
  47. ^ [Military Balance 2014]
  48. ^ Russia to Field New Ground Attack Jet
  49. ^ “Russian Air Force Receive A New Batch Of 'Deadly' Su-34 Fighter Bombers Amid 'Escalating War' With Ukraine”. 17 tháng 11 năm 2022.
  50. ^ “Russian military receives new Su-34 fighter-bombers”.
  51. ^ “ВКС России получили еще три фронтовых бомбардировщика Су-34М”. tháng 1 năm 2023.
  52. ^ “ВКС России получили новые фронтовые бомбардировщики Су-34М”. tháng 6 năm 2023.
  53. ^ “Defense contractor delivers 2nd batch of Su-34 frontline bombers to Russian troops”.
  54. ^ “Russian forces get new batch of Su-34 fighter-bombers”. Defence Blog. 7 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2024.
  55. ^ “ВКС России получили вторую в 2024 году партию фронтовых бомбардировщиков Су-34”. bmpd (bằng tiếng Nga). 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.
  56. ^ “Поставка вертолетов Ка-52 ВВС России”. 25/12/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  57. ^ Виктор Мясников «Шесть заводов под одним крылом», Независимая газета, 17/01/2014
  58. ^ The Military Balance 2013, p 230
  59. ^ Ми-35М — теперь тоже в камуфляже
  60. ^ Шесть вертолетов Ми-35М, как ожидается, поступят в Южный военный округ до конца года — РИА Новости
  61. ^ “Russia's Air Force to Replace Combat Helicopters by 2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame không?
Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame không?
[Zhihu] Bạn có đồng cảm với nhân vật Thanos trong Avengers: Endgame (2019) không?
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Có thể Celestia đã hạ sát Guizhong
Ma Thần Bụi Guizhong đã đặt công sức vào việc nghiên cứu máy móc và thu thập những người máy cực kì nguy hiểm như Thợ Săn Di Tích và Thủ Vệ Di Tích
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Những mẩu truyện cực đáng yêu về học đường với những thiên tài
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.