Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh
Biệt danhĐội bóng Thành phố mang tên Bác
Chiến hạm đỏ
Tên ngắn gọnHCMC
Thành lập1 tháng 11 năm 1975; 49 năm trước (1975-11-01) với tên CLB Cảng Sài Gòn[1]
28 tháng 8 năm 2003; 21 năm trước (2003-08-28) với tên CLB Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn
22 tháng 1 năm 2009; 15 năm trước (2009-01-22) với tên CLB TPHCM[2]
Sân vận độngThống Nhất
Sức chứa25.000
Chủ sở hữuCTCP Bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch điều hànhNguyễn Văn Hùng
Huấn luyện viênPhùng Thanh Phương
Giải đấuV.League 1
2023–24Thứ 4
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đội bóng này chính là hậu thân và kế thừa hình ảnh của Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn. Câu lạc bộ hiện thuộc sự quản lý của Công ty Cổ phần Bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh cùng sự chung tay hỗ trợ của những nhà tài trợ.[3][4] Đội thi đấu ở V.League 1 sau khi thăng hạng vào mùa giải 2017.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 11 năm 1975, Cảng Sài Gòn chính thức được thành lập.

2009: Từ sự suy thoái của Cảng Sài Gòn đến sự chuyển mình với CLB TPHCM

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 2008, lãnh đạo Cảng Sài Gòn tuyên bố không còn kinh phí để duy trì đội bóng. Do chỉ còn nhà tài trợ chính là Tổng công ty Thép Việt Nam, lãnh đạo câu lạc bộ đã đưa ra quyết định đổi tên đội bóng để hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp, trong đó, tên hiệu Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn với sự đồng ý chuyển phiên hiệu của đơn vị chủ quản câu lạc bộ này là Công ty TNHH bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh và Liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh với giá 15 tỷ đồng đầu tư cho chính câu lạc bộ.

Quyết định đổi tên đã gây ít nhiều tiếc nuối và phản đối từ các cổ động viên của đội bóng do luyến tiếc với truyền thống đã gắn liền với cái tên Cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, tham vọng của lãnh đạo đội bóng là trở thành câu lạc bộ bóng đá tiêu biểu cho Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự thuận tiện khi thu hút sự trợ giúp từ chính quyền và các doanh nghiệp của thành phố. Ngày 22 tháng 1 năm 2009, câu lạc bộ đã chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, với nhà tài trợ chính cho đội bóng là Công ty Thép Việt Nam.

2009-2012: Giai đoạn suy thoái kế tiếp của CLB TPHCM[5]

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc đổi tên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các cổ động viên nơi đây; toàn thể Ban chấp hành Hội Cổ động viên đồng loạt từ chức, Hội Cổ động viên bóng đá Cảng Sài Gòn giải tán đã khiến cho đội bóng gặp nhiều khó khăn trong mùa giải đầu tiên mang tên mới. Mùa giải 2009, họ lại bị xuống hạng lần nữa.

Ngày 11 tháng 8 năm 2012, tại mùa giải Hạng Nhất 2012, CLB TPHCM của ông bầu Nguyễn Chí Kiên đã rớt hạng xuống hạng nhì. Trong mùa giải đó, ông bầu này đã phải nỗ lực khắp nơi để xin từng đồng tài trợ từ các "mạnh thường quân" với hy vọng duy trì hoạt động của đội bóng.

Trong trận đấu cuối cùng trên sân nhà, dù đã cố gắng hết sức để đánh bại An Giang, đội bóng vẫn đành ngậm ngùi chấp nhận xuống hạng. Một tấm băng rôn xúc động với dòng chữ "Câu lạc bộ TPHCM chân thành xin lỗi" được treo ngang khán đài B. Nhiều người hâm mộ đã tiếc nuối cho một đội bóng từng là niềm tự hào của Sài Gòn, bởi tiền thân của họ chính là Cảng Sài Gòn.

Đã từng có những lo ngại rằng đội bóng sẽ bị xóa tên hoàn toàn như Hải Quan, Bưu Điện hay Quân Khu 7. Tuy nhiên, tên tuổi CLB TPHCM vẫn được giữ lại nhờ vào thế hệ cầu thủ hoàn toàn mới. Liên đoàn bóng đá TPHCM quyết định tái thiết đội bóng, với mục tiêu trở lại hạng nhất sau một năm và quay lại V-League vào mùa 2017.

2013-2016: Tái thiết đội bóng từ hạng Nhì, lộ trình 4 năm trở lại V.League 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 7 năm 2013, dưới sự dẫn dắt của HLV Đoàn Minh Xương, CLB TPHCM đã giành quyền thăng hạng sau chiến thắng 1-0 trước Đắk Lắk, hoàn thành một nửa mục tiêu đề ra.

Băng rôn của đội bóng dựng lên để xin lỗi khán giả vì không thể trụ hạng ở mùa giải hạng nhất 2012. Sau khi lên hạng nhất từ mùa 2014, đội bóng phải trải qua hai mùa giải khó khăn và không dám đặt mục tiêu thăng hạng do thiếu kinh phí. Đến mùa giải Hạng Nhất 2016, tham vọng mới trở thành hiện thực khi đội nhận được sự đầu tư từ ông Trần Anh Tú, chủ tịch tập đoàn Thái Sơn Nam và lúc đó vẫn giữ chức chủ tịch liên đoàn bóng đá TPHCM.

Với sự đầu tư tài chính mạnh mẽ, họ đã bổ sung nhiều hợp đồng chất lượng như Đào Nhật Minh (Than Quảng Ninh), Doãn Ngọc Tân (Hải Phòng), Sỹ Nam (SLNA), Hà Đức Chinh (PVF). Kết hợp với những cầu thủ đã chơi cùng nhau nhiều năm như Trần Thanh Bình, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Minh Trung, và Phạm Công Hiển, HLV Lư Đình Tuấn đã tạo nên một tập thể mạnh mẽ cho mùa giải này.

Ngày 30 tháng 7 năm 2016, CLB TPHCM đã giành được một điểm quan trọng trước Viettel, chính thức góp mặt ở V-League 2017, hoàn thành lộ trình 4 năm trở lại giải đấu hàng đầu Việt Nam.

2017-2018: Giai đoạn đầu quay lại V.League 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Lên hạng, mối lo lớn nhất là tài chính vì đội bóng mới trở lại hạng đấu cao nhất Việt Nam, nên ít doanh nghiệp dám đầu tư do những rủi ro. Mãi đến gần ngày V-League 2017 khởi tranh, tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Bình Minh mới đứng ra tài trợ.

Sau khi quay lại V.League 1 2017, CLB đã chú trọng hơn trong việc thu hút người hâm mộ đến sân thông qua việc lắng nghe những góp ý của các cổ động viên, nâng cấp sân bãi, khán đài... nhờ đó hình ảnh đội bóng dần được cải thiện trong mắt người hâm mộ. Hội Cổ động viên Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh từ đó xuất hiện. Tại mùa giải 2017, đội bóng đứng thứ 12 trên bảng xếp hạng.

Ngày 5 tháng 1 năm 2018, Miura Toshiya nhậm chức huấn luyện viên trưởng của Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh với bản hợp đồng 2 năm. Tại lễ xuất quân, HLV Miura đặt chỉ tiêu lọt vào top 5, thậm chí có mặt trong nhóm ba đội dẫn đầu tại giai đoạn một. Ông cũng muốn xây dựng TP HCM trở thành một đội bóng mạnh, biểu tượng của địa phương lớn nhất nước và tham dự đấu trường châu Á như AFC Champions League. Tuy nhiên, thực tế tại V-League khác xa với những gì ông thầy người Nhật Bản đặt ra. Các cầu thủ TP HCM thi đấu thiên về sức mạnh, đá rắn và bị đối thủ phản ứng vì lối chơi bạo lực. Ở chiều ngược lại, TP HCM cũng nhận nhiều thẻ phạt và chấn thương, ảnh hưởng đến lực lượng. Họ từng trải qua chuỗi 11 trận không thắng và có lúc rơi xuống cuối bảng.

Sau khi Công Vinh ra đi và cựu HLV Hữu Thắng về tiếp quản ghế Chủ tịch, tình hình vẫn không được cải thiện. Đại diện của bóng đá TP HCM thi đấu ngày càng bết bát và chỉ trụ hạng trước khi mùa giải hạ màn. Đội chủ sân Thống Nhất kết thúc mùa giải 2018 ở vị trí thứ 12 trong tổng số 14 đội. Huấn luyện viên Miura Toshiya ra đi sau một năm chinh chiến không thành công.[6]

2019-2020: Thời kì Chung Hae-seong

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi bước vào mùa giải 2019, huấn luyện viên Chung Hae-seong, cựu Giám đốc kĩ thuật của Hoàng Anh Gia Lai, đã được ban lãnh đạo đội bóng đưa về với mục tiêu lọt vào Top 3 V.League. Nhiều nghi ngờ được đặt ra về năng lực của vị huấn luyện viên này cũng như của đội bóng và không ít người nghĩ về viễn cảnh đua trụ hạng của đội bóng này. Dù phải cạnh tranh trực tiếp với Hà Nội, đội vẫn đạt ngôi Á quân sớm trước 2 vòng đấu, đồng thời cũng đoạt đồng hạng 3 Cúp Quốc gia (cùng với Becamex Bình Dương).

Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa giải 2020 đã thỏa thuận mượn được Nguyễn Công Phượng đến hết năm.[7] Đến tháng 8, câu lạc bộ tuyển mộ được hai cầu thủ Costa Rica: José Guillermo Ortiz đang khoác áo đội tuyển quốc gia, còn Ariel Francisco Rodríguez là cựu thành viên đội tuyển.[8]

Sau trận thua 0–3 trước Hà Nội ở vòng 11 V.League 2020, huấn luyện viên Chung Hae-seong bị điều chuyển làm giám đốc kỹ thuật nhưng không đồng ý và xin rời câu lạc bộ. Tuy nhiên do những bất đồng về thanh lý hợp đồng, huấn luyện viên mới không đến được Việt Nam do dịch bệnh, và ông Chung tiếp tục làm huấn luyện viên đội bóng.[9]

Kết thúc giai đoạn 1 V.League 2020, Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 5 với 20 điểm, kém đội đầu bảng Sài Gòn 4 điểm, ở giai đoạn 2 được vào nhóm 8 đội dẫn đầu thi đấu tiếp tranh ngôi vô địch.[10] Cuối mùa, câu lạc bộ cán đích ở vị trí thứ 5, trong đó ở giai đoạn 2 câu lạc bộ đã đánh bại Hoàng Anh Gia Lai 2–1.

2021-2023: Giai đoạn khủng hoảng và cuộc đua trụ hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước mùa giải 2021, Ban lãnh đạo đội bóng đã có sự thay đổi về nhân sự cho mục tiêu vô địch V.League 2021. Alexandré Pölking, cựu huấn luyện viên của CLB Bangkok United, đã được ban lãnh đạo chiêu mộ với bản hợp đồng 1 năm cùng mức lương 30.000 USD/tháng.[11]

Câu lạc bộ cũng đã chia tay với tiền đạo Nguyễn Công Phượng cùng 2 ngoại binh Costa Rica, thay vào đó họ đã chiêu mộ 3 ngoại binh người Brazil là João Paulo Queiroz de Moraes, Junior BarrosDário Frederico da Silva. Tháng 12 năm 2020. CLB Thành phố Hồ Chí Minh chiêu mộ thành công tiền vệ Việt kiều Lee Nguyễn với bản hợp đồng có thời hạn 1 năm.[12]

Tại vòng 5 giai đoạn 1 V.League 1 2021, câu lạc bộ đã để thua với tỷ số 0–3 trước Hà Nội trong trận đấu mà Ngô Hoàng Thịnh đã phải nhận án phạt rất nặng từ VFF sau cú va chạm gãy chân vào Đỗ Hùng Dũng. Mùa giải 2021 đã bị hủy do COVID-19 nhưng đội bóng vẫn gây thất vọng khi chỉ đứng thứ 11 sau 12 vòng đấu.

Ban lãnh đạo đội bóng đã tiếp tục có các điều chỉnh nhân sự để hướng đến mùa giải 2022. Ông Trần Minh Chiến đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội thay cho ông Alexandré Pölking (đã trở thành huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Thái Lan)[13], cùng với đó là trợ lý Nguyễn Tuấn Phong. Đội bóng cũng đã chia tay các cầu thủ gồm: Junior Barros, Patrick Leonardo, Vũ Quang Nam, Lê Sỹ Minh, thay thế bằng hậu vệ Dương Văn Khoa, tiền đạo Hoàng Vũ Samson và tiền vệ Chu Văn Kiên. Câu lạc bộ cũng đã cố gắng chiêu mộ các cầu thủ như Quế Ngọc Hải, Nguyễn Hải Huy, Adriano Schmidt nhưng đều không thành công.

Đội bóng có tới hai lần thay đổi huấn luyện viên trong mùa giải này do thành tích yếu kém. Sau khi kết thúc giai đoạn 1, huấn luyện viên Trần Minh Chiến nói lời chia tay đội, nhường ghế cho huấn luyện viên Trương Việt Hoàng, người đã giúp câu lạc bộ Viettel giành chức vô địch V.League 2020. Tuy nhiên, chỉ sau bốn vòng đấu đầu tiên của giai đoạn 2, ông Trương Việt Hoàng cũng từ chức do câu lạc bộ chỉ giành được một trận hòa, còn lại là ba thất bại, qua đó rơi xuống vị trí cuối cùng trên bảng xếp hạng. Đội bóng đã bổ nhiệm ông Vũ Tiến Thành, người giúp câu lạc bộ Sài Gòn giành vị trí thứ ba tại V.League 2020, làm huấn luyện viên trưởng với mục tiêu giúp câu lạc bộ trụ hạng. Thành phố Hồ Chí Minh thi đấu khởi sắc dưới sự dẫn dắt của ông Vũ Tiến Thành để trụ hạng sớm trước hai vòng và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 9.

Trong mùa giải 2023 đầy khó khăn của câu lạc bộ, khi đó đội đã phải nhận tới 32 bàn thua, ghi được 21 bàn thắng do cả ba ngoại binh Victor Mansaray, Daniel Green và 1 cầu thủ nhập tịch Hoàng Vũ Samson và bàn phản lưới nhà của Huỳnh Tấn Sinh của Công an Hà Nội. Đến giai đoạn 2 đội bóng đã có sự phục vụ của thủ môn Patrik Lê Giang đã được câu lạc bộ Công an Hà Nội cho mượn do Filip Nguyễn về Việt Nam theo quy định chỉ đăng ký 1 cầu thủ việt kiều chưa có quốc tịch Việt Nam, đội bóng cũng mượn Huỳnh Tấn Tài của câu lạc bộ Công an Hà Nội để nuôi hy vọng trụ hạng. Cuối mùa giải đội bóng xếp ở vị trí thứ 13, qua đó chật vật trụ hạng thành công với 15 điểm.

2023–24: Thời kì Phùng Thanh Phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi chuẩn bị mùa giải 2023–24 đội bóng đã chia tay nhiều công thần như Victor Mansaray, Daniel Green, Hoàng Vũ Samson, Nguyễn Thanh Thắng, Lê Vương Minh Nhất, Thân Thành Tín, Nguyễn Tăng Tiến, Trần Thanh Bình, Huỳnh Tấn TàiDương Văn Trung. Đội bóng đã có sự thay thế cầu thủ như Nguyễn Minh Tùng, Nguyễn Hạ Long, Nguyễn Thanh Thảo, cựu tuyển thủ Pháp Paul-Georges Ntep, Cheick Timité, cựu cầu thủ Sầm Ngọc Đức. Đội bóng cũng đã gia hạn hợp đồng thành công những cầu thủ như Patrik Lê Giang, Brendon Lucas, Võ Huy Toàn, Hồ Tuấn Tài, Đào Quốc Gia, Lê Trung Vinh. Giữa mùa giải đội cũng đã chia tay cựu tuyển thủ Pháp Paul-Georges Ntep, Bùi Ngọc Long và đưa về Santiago Patiño, Phan Nhật Thanh Long, Nguyễn Ngọc Hậu

Vào ngày 21 tháng 11 năm 2023, CLB TPHCM đã chia tay HLV Vũ Tiến Thành do bất đồng với đội bóng dù khởi đầu mùa giải tốt và họ cũng nợ lương nhiều cầu thủ và 2 trợ lý Lê Quang TrãiLương Trung Tuấn đã rời đi, Đội đã liên hệ mời Mano Polking, HLV vừa chia tay tuyển Thái Lan, nhưng ông không nhận lời vì lý do gia đình . Và đội bóng đã bổ nhiệm HLV Phùng Thanh Phương làm HLV tạm quyền và những trợ lý HLV còn lại, gồm các ông Đình Hồng Vinh, Nguyễn Liêm Thanh sẽ đảm nhận công tác huấn luyện.

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]
SVĐ Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (2014)

Sân Thống Nhất có sức chứa 20.000 chỗ ngồi, là sân nhà của câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh. được hoàn thành năm 1931, sân Thống Nhất từng là sân bóng sôi động với các trận bóng đá hấp dẫn. Tuy nhiên, kể từ ngày Cảng Sài Gòn xuống hạng, sân ngày càng vắng người xem và xuống cấp trầm trọng.

Năm 2017, sau khi trở lại V.League 1, CLB đã tiến hành thay đổi và nâng cấp sân vận động. Từ 2018, lắp đặt ghế cho khán đài B, C, D, lắp đặt mới ghế VIP cho khán đài A. CLB cũng trang bị biển quảng cáo LED trị giá 2 triệu USD[14], cabin ban huấn luyện và phòng thay đồ cho 2 đội được nâng cấp theo tiêu chuẩn châu Âu, cùng với đó là dàn đèn 1600 lux. Năm 2019, CLB thay mới mặt sân bằng mặt cỏ lá kim với chi phí gần 7 tỷ đồng[15].

Hiện tại, sân nằm trong số các sân vận động có chất lượng tốt nhất ở Việt Nam.

Kình địch

[sửa | sửa mã nguồn]

Do là cuộc đấu giữa những câu lạc bộ từ những thành phố lớn nhất cả nước nên các cuộc đối đầu giữa đội bóng áo tím với CLB TP. Hồ Chí Minh luôn diễn ra hết sức kịch tính.[16] Trận đấu ở TP. Hồ Chí Minh cũng luôn diễn ra với những khán đài chật kín. Dưới sân, không thiếu các tình huống trên mức cần thiết nên thẻ phạt luôn là điểm dễ nhận thấy của cặp đấu này.[17] Có thời điểm, cuộc đối đầu giữa hai câu lạc bộ được coi là "siêu kinh điển" của bóng đá Việt Nam.[18] Trận đấu giữa hai đội luôn có những tình huống quyết định gây tranh cãi của các trọng tài, đỉnh điểm là trận đấu mùa 2020, TP.HCM bị từ chối hai tình huống phạt đền, dẫn đến thất bại 0-3.[19]

Câu lạc Thành Phố Hồ Chí Minh và Becamex Bình Dương là hai đại diện phía nam dự sân chơi cao nhất Việt NamV.League 1. Câu lạc Thành Phố Hồ Chí Minh khi đối đầu với Becamex Bình Dương luôn được coi là derby Đông Nam Bộ, các trận luôn diễn ra hết sức kịch tính. Đỉnh điểm là mùa giải 2023 khi hai đội rơi vào khủng hoảng nhân sự và phải rơi vào nhóm đua trụ hạng. Dưới sân, không thiếu các tình huống trên mức cần thiết nên thẻ phạt luôn là điểm dễ nhận thấy của cặp đấu này. ở lượt đấu cuối hai đội hòa nhau 0-0 qua đó 2 đại diện miền Đông Nam Bộ chính thức trụ hạng

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang phục thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo 1 Nhà tài trợ in lên áo 2 Nhà tài trợ in lên áo 3 Nhà tài trợ in lên áo 4
2009 không có VNSTEEL Petrolimex JICO không có không có
2010 không có
2011 SSSC
2012 không có không có
2013-2014 không có
2015-2016 LS
2017 Nhật Bản Mizuno Acecook
2018 CityLand
2019 Hàn Quốc Zaicro CityLand Berjava
2020 Ý Kappa không có
2021 Tây Ban Nha Kelme Bamboo Airways Vạn Thịnh Phát ESSOCO
2022 Viva Land SCB Bamboo Airways không có
2023 Phú Mỹ Hưng muRata
2023–24 Nhật Bản Jogarbola Anh Mansion Sports
Áo đấu sân nhà
2011-2012
2013
2014-2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023-2024
Áo đấu sân khách
2014-2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023-2024
Áo đấu thứ 3
2023-2024

Nhà tài trợ chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 14 tháng 9 năm 2024

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Bùi Tiến Dũng
3 HV Việt Nam Nguyễn Thanh Thảo
4 HV Việt Nam Quan Huỳnh Thanh Quý
5 HV Hoa Kỳ Zan Nguyễn
6 TV Việt Nam Võ Huy Toàn
7 TV Việt Nam Đoàn Hải Quân
8 TV Việt Nam Nguyễn Vũ Tín
9 Estonia Erik Sorga
10 TV Việt Nam Hoàng Vĩnh Nguyên
11 TV Việt Nam Lâm Thuận
12 Việt Nam Nguyễn Ngọc Hậu
14 TV Malaysia Endrick (mượn từ câu lạc bộ Johor Darul Ta'zim)
15 TV Việt Nam Nguyễn Thái Quốc Cường
Số VT Quốc gia Cầu thủ
16 TV Việt Nam Nguyễn Thanh Khôi
17 TV Việt Nam Nguyễn Minh Trung
18 Việt Nam Bùi Ngọc Long
19 HV Việt Nam Adriano Schmidt
20 HV Việt Nam Võ Hữu Việt Hoàng
21 TV Việt Nam Đào Quốc Gia
22 TM Việt Nam Trần Văn Tiến
23 HV Brasil Matheus Duarte
27 TV Việt Nam Phan Nhật Thanh Long
28 HV Việt Nam Trần Hoàng Phúc
29 TV Việt Nam Nguyễn Hạ Long
32 HV Việt Nam Trần Mạnh Cường
89 TM Slovakia Patrik Lê Giang

Không nằm trong danh sách thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
TM Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường
Số VT Quốc gia Cầu thủ
26 HV Việt Nam Trần Hải Anh

Đội hình trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
2 Việt Nam Nguyễn Thế Dũng
3 Việt Nam Nguyễn Hữu Trường
4 Việt Nam Phạm Quốc Tuấn
5 Việt Nam Lê Vương Minh Nhất
6 Việt Nam Nguyễn Thanh Tú
7 Việt Nam Thạch Tùng
8 Việt Nam Nguyễn Văn Đạt
9 Việt Nam Tô Phương Thịnh
10 Việt Nam Dương Vĩnh Khang
11 Việt Nam Nguyễn Văn Mạnh
12 Việt Nam Huỳnh Công Hậu
14 Việt Nam Phạm Minh Phát
15 Việt Nam Lê Hoàng Trường
17 Việt Nam Nguyễn Trung Kiên
Số VT Quốc gia Cầu thủ
18 Việt Nam Chu Minh Hoàng
19 Việt Nam Nguyễn Huỳnh Thịnh
20 Việt Nam Lê Cảnh Gia Huy
21 Việt Nam Nguyễn Trung Hiếu
22 Việt Nam Trần Minh Thảo
23 Việt Nam Trần Thành Nhân
24 Việt Nam Bùi Văn Bình
25 Việt Nam Nguyễn Trung Nhân
26 Việt Nam Vũ Minh Tâm
27 Việt Nam Trần Minh Chiến
28 Việt Nam Nguyễn Huỳnh Minh Duy
29 Việt Nam Hứa Hoàng Xuân Khoa
30 Việt Nam Trần Đăng Khoa
33 Việt Nam Đặng Nguyễn Phương Đức

Thành phần ban huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên
Chủ tịch câu lạc bộ Việt Nam Nguyễn Văn Hùng
Phó Chủ tịch câu lạc bộ Singapore Bennett Neo
Trưởng đoàn Việt Nam Nguyễn Cao Trí
Huấn luyện viên trưởng Việt Nam Phùng Thanh Phương
Trợ lý huấn luyện viên Việt Nam Hoàng Hùng
Việt Nam Đình Hồng Vinh
Việt Nam Nam Bùi
Huấn luyện viên thể lực Brasil Paulo Alexandre
Huấn luyện viên thủ môn Việt Nam Châu Trí Cường
Trợ lý huấn luyện viên thủ môn Việt Nam Nguyễn Văn Phụng

Các huấn luyện viên trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Các huấn luyện viên trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành tích thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nước

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích của Thành phố Hồ Chí Minh từ khi được thành lập
Năm Hạng đấu Thành tích St T H B Bt Bb Điểm
I II III IV
2009 Thứ 13 26 8 5 13 34 44 29
2010 Thứ 10 24 7 6 11 28 42 27
2011 Thứ 11 26 6 10 10 29 36 28
2012 Thứ 14 (xuống hạng) 26 5 8 13 36 54 23
2013 Thứ 2 bảng C 12 6 1 5 14 11 16
2014 Thứ 7 14 3 4 7 11 19 13
2015 Thứ 3 14 7 3 4 19 13 24
2016 Vô địch (Thăng hạng) 18 12 3 3 38 15 39
2017 Thứ 12 26 6 17 7 29 46 25
2018 Thứ 12 26 7 6 13 36 44 27
2019 Thứ 2 26 14 6 6 41 29 48
2020 Thứ 5 20 8 4 8 30 26 28
2021 Thứ 11 12 4 2 6 14 17 14[20]
2022 Thứ 9 24 6 7 11 23 34 25
2023 Thứ 13 18 4 3 11 21 32 15
2023/24 Thứ 4 26 11 7 8 30 26 40
2024/25 ' '

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Giải đấu Vòng đấu Đối thủ Sân nhà Sân khách
2020 AFC Champions League Vòng loại thứ hai Thái Lan Buriram United 1-2
20201 AFC Cup Vòng bảng Khu vực ĐNÁ Myanmar Yangon United Hủy bỏ 2-2
Vòng bảng Khu vực ĐNÁ Singapore Hougang United Hủy bỏ 3-2
Vòng bảng Khu vực ĐNÁ Lào Laos Toyota Hủy bỏ 2-0
  • 1 Giải đấu đã bị AFC hủy bỏ do bùng phát dịch COVID-19

Danh hiệu chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  • V.League 1
    • Vô địch: 1986, 1993–94, 1997, 2001–02
    • Á quân: 2019
    • Hạng 3: 1985, 1990, 1995
  • Cúp Cửu Long
    • Vô địch: 1977[1]
  • V.League 2
    • Vô địch: 2004, 2016
    • Hạng 3: 2015
Cúp
  • Cúp quốc gia
    • Vô địch: 1992, 1999–2000
    • Á quân: 1994, 1996, 1997
  • Siêu cúp quốc gia Việt Nam
    • Tham dự: 2000, 2002, 2019

Giải đấu khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cúp BTV
    • Vô địch: 2000
    • Á quân: 2001

Biểu trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Vietnam - List of Champions”. www.rsssf.org.
  2. ^ NLD.COM.VN. “Chia tay cái tên Cảng Sài Gòn”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Thống nhất việc đổi tên CLB TMN Cảng Sài Gòn”. Báo Tuổi Trẻ. 20 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2009. Truy cập 22 tháng 1 năm 2009.
  4. ^ “Khai tử một cái tên”. Báo Tuổi Trẻ. 22 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2009. Truy cập 22 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ “CLB TPHCM thăng hoa ở V-League 2019: Hồi sinh từ tấm băng rôn rơi nước mắt”. bongda.com.vn. 22 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ “HLV Toshiya Miura chia tay TP HCM”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ Thanh Vũ (19 tháng 6 năm 2020). “Công Phượng chính thức ở lại TPHCM đến hết năm 2020”. Báo Lao Động điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ Hải Đăng (13 tháng 8 năm 2020). “Ngoại binh 'triệu đô' của CLB TP.HCM vẫn còn... 'hên xui'. Tạp chí điện tử Bóng đá. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ Nguyên Khôi (11 tháng 8 năm 2020). “Sau hai tuần xin nghỉ, HLV Chung Hae Soung trở lại dẫn dắt CLB TP.HCM”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ “Kết thúc giai đoạn 1 LS V.League 1- 2020: Xác định tốp 8 CLB tranh ngôi vô địch”. Liên đoàn bóng đá Việt Nam. 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  11. ^ “CLB TP.HCM trả lương cao nhất V.League cho tân HLV đến từ Thái Lan”.
  12. ^ “CHÍNH THỨC: CLB TP.HCM chiêu mộ thành công Lee Nguyễn”.
  13. ^ “Ông Trần Minh Chiến làm HLV trưởng CLB TP.HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2020.
  14. ^ “Ngắm bảng quảng cáo đèn LED hơn 45 tỉ trên sân Thống Nhất”.
  15. ^ “Sân Thống Nhất được lắp đèn mới, cải tạo mặt cỏ”.
  16. ^ “Top 3 trận đấu kịch tính nhất giữa Hà Nội FC và TPHCM”. VOV.VN. Truy cập 6 Tháng sáu 2021.
  17. ^ https://www.facebook.com/baobongda. “TP.HCM 2-2 Hà Nội FC: Kịch tính đến tận cùng”. Bongdaplus-Báo Bóng đá. Truy cập 6 Tháng sáu 2021.
  18. ^ “Hà Nội FC - CLB TP Hồ Chí Minh: 'Luận anh hùng'. Báo Tin tức - Kênh thông tin CP do TTXVN phát hành. 16 tháng 9 năm 2020. Truy cập 6 tháng 7 năm 2023.
  19. ^ “Tranh cãi xung quanh 2 tình huống không thổi phạt penalty trong trận CLB TP Hồ Chí Minh gặp CLB Hà Nội”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 25 tháng 7 năm 2020. Truy cập 6 tháng 7 năm 2023.
  20. ^ Vào ngày 24 tháng 8 năm 2021, VPF đã họp trực tuyến để lấy ý kiến của các câu lạc bộ về việc có tiếp tục tổ chức giải đấu hay không. Kết quả, 14/14 câu lạc bộ đồng ý với việc dừng giải đấu và vào tối cùng ngày thì VFFVPF chính thức thông báo giải đấu đã bị hủy vì đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, lần đầu tiên kể từ khi V.League lên chuyên nghiệp năm 2000.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Sống hơn 20 năm rồi, quả là càng sống càng hiểu, hãy thử tổng kết lại vài nguyên nhân nào.
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Relationships hay cách gọi khác là tình yêu trong postknight
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (phần 2)