Speed of Sound

"Speed of Sound"
Đĩa đơn của Coldplay
từ album X&Y
Mặt B"Things I Don't Understand"
"Proof"
Phát hành18 tháng 4 năm 2005
Thể loại
Thời lượng
  • 4:49 (bản album)
  • 4:23 (bản phát thanh)
Hãng đĩaParlophone
Sáng tác
Sản xuấtDanton Supple, Coldplay
Thứ tự đĩa đơn của Coldplay
""Moses""
(2003)
"Speed of Sound"
(2005)
""Fix You""
(2005)
Video âm nhạc
"Speed of Sound" trên YouTube

"Speed of Sound" là một ca khúc của ban nhạc rock người Anh Coldplay. Ca khúc được toàn bộ thành viên của ban nhạc đồng sáng tác và là một ca khúc nằm trong album thứ ba của họ, X&Y (2005). Khởi đầu từ một đoạn riff piano, ca khúc được hình thành với phần điệp khúc hoành tráng sử dụng nhiều kỹ thuật của synthesizer. Đây cũng là ca khúc mở đầu của album trên do hãng đĩa Parlophone phát hành. "Speed of Sound" được phát hành ở Mỹ vào ngày 18 tháng 4 năm 2005, và sau đó được Lamacq giới thiệu lần đầu trên kênh phát thanh BBC Radio 1 vào ngày phát hành 19 tháng 4.[1] Hai đĩa đơn mặt B của ca khúc là "Things I Don't Understand" và "Proof". Speed of Sound ra mắt tại thị trường Anh vào ngày 23 tháng 5 cùng năm.[2]

Chris Martin – ca sĩ hát chính của Coldplay – thừa nhận ca khúc được sáng tác sau khi cả nhóm nghe nhạc của nghệ sĩ art rock người Anh Kate Bush. Phần nhịp trống của ca khúc có nét tương đồng với ca khúc "Running Up That Hill" của Bush năm 1985. Ngay sau khi phát hành, ca khúc đạt vị trí á quân tại bảng xếp hạng UK Singles Chart. Tại Mỹ, ca khúc xếp thứ 8 ngay lần đầu tiên có mặt trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100.[3] Đây cũng là ca khúc đầu tiên nằm trong top 10 của ban nhạc, và là ca khúc thành công nhất của họ cho tới khi ca khúc "Viva la Vida" đạt vị trí quán quân vào năm 2008.

"Speed of Sound" đã đoạt giải "Bài hát của năm" do Hiệp hội các nhà soạn nhạc, tác giả, sản xuất (ASCAP) và được 2 đề cử tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 48. Ca khúc nhận một giải Brit cho hạng mục "Đĩa đơn của Anh xuất sắc nhất". Video của ca khúc được đề cử bốn giải Video âm nhạc của MTV. "Speed of Sound" chính là ca khúc thứ 1 tỉ được tải về từ hệ thống iTunes Store.

Bối cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, trưởng nhóm Coldplay – ca sĩ Chris Martin – tiết lộ rằng ca khúc được sáng tác vào giữa năm 2004 và được lấy cảm hứng từ Apple – con gái của Martin, và ca sĩ alternative/art rock người Anh Kate Bush: "Đó là ca khúc trong số rất nhiều bài của Kate Bush mà con gái tôi và tôi đã nghe vào mùa hè vừa rồi, và chúng tôi muốn sáng tác một ca khúc cũng có giai điệu thú vị tương tự như thế. Lúc nghe ca khúc chỉ có mỗi tôi và con bé ở đó, và lúc đó tôi có cảm giác vừa kinh ngạc vừa ngạc nhiên, ca khúc ấy của Kate Bush đúng là một phép màu". Nhịp trống của ca khúc được lấy cảm hứng từ "Running Up that Hill", ca khúc của Bush năm 1985.[4] Trong một cuộc phóng vấn năm 2011 với Howard Stern, Chris Martin thừa nhận "Speed of Sound" là một trong những ca khúc không được ưa thích nhất của anh. Anh nói rằng cả ban nhạc sẽ không bao giờ chơi ca khúc này trực tiếp và lý do chủ yếu chỉ là bởi không thích bản thu âm ca khúc và sẽ không chơi bài này trực tiếp vì không thích bản thu đó. Martin đã phát biểu trong nhiều cuộc phỏng vấn: "Đơn giản chúng tôi đã chưa làm nó đến nơi đến chốn".

Trong một cuộc phỏng vấn riêng khác, tay bass Guy Berryman cho biết: "Các thành viên của nhóm đã được nghe ca khúc "Running Up that Hill" của Bush và chúng tôi đã thực sự cố gắng kết nối những phần trống trong đó vào ca khúc này, và cả những phần hoà âm. Một số ban nhạc khá miễn cưỡng trong việc thừa nhận rằng họ có mượn ý tưởng từ một số nghệ sĩ và ban nhạc mà họ nghe. Chúng tôi không quá xấu hổ về việc đó, và cũng chẳng ngại nói ra điều này".[5]

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

"Speed of Sound" là một ca khúc được viết dựa trên âm điệu của piano. Những ưu điểm của ca khúc là một loạt phần riff của keyboard được sắp xếp công phu, tỉ mỉ và một phần điệp khúc ồn ã nhưng ít ngân nga,[6] trong đó ca khúc được xây dựng trên một phần nhịp trống đồ sộ và một phần điệp khúc chịu ảnh hưởng lớn của synthesizer, bao gồm cả phần đảo tăng nhịp phách. Ca khúc được viết ở giọng La trưởng.

Ca từ trong ca khúc khá khó hiểu, các dòng kết thúc lặp lại của đoạn thứ ba nhấn mạnh về tín ngưỡng và đức tin: "Nếu bạn thấy nó thì bạn đã hiểu / a, khi bạn thấy nó thì bạn sẽ hiểu" ("If you could see it then you'd understand/ah, when you see it then you'll understand"), và, "Một vài điều mà bạn phải tin / những điều khác như những câu đố làm tôi bối rối" ("Some things you have to believe/others are puzzles puzzling me"). Dòng thứ tư trong đoạn thứ hai ám chỉ đến việc vị trí của bản thân trong thế giới rộng lớn: "Tôi sẽ đứng đây trong bao lâu nữa / với đầu mình bị kẹt dưới cát" ("How long am I gonna stand/with my head stuck under the sand").

Trong bài nhận xét về X&Y, Bill White của tờ Seattle Post-Intelligencer đã chỉ ra "những sự tinh tuý đầy sáng tạo... một cách chậm rãi" khi so sánh với "các giai điệu của cả Jeff Buckley ('Last Goodbye') và Keane ('Everybody'Changing').[7]

Đánh giá chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]
Hầu hết giới phê bình đều cho rằng "Speed of Sound" mang nặng âm hưởng tiếng trống của đĩa đơn "Clocks" trước đó.

Ca khúc đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều từ các nhà phê bình sau khi phát hành. PopMatters cảm nhận ca khúc "tỏ vẻ quá an toàn khi nghe, gần giống như ban nhạc đang để chế độ lái tự động."[8] MusicOMH lại nhận xét rằng ""Speed of Sound", đĩa đơn chính của album, mang những sự tương phản về phần chơi trống so với "Clocks" với những trình tự synth gợi nhớ đến Enya nhiều hơn là nhạc rock", và chỉ trích bài hát về việc nghe chúng "khá quen thuộc và cũ kỹ". Pitchfork Media tương tự cũng lên tiếng chỉ trích ca khúc "có nét tương đồng kỳ lạ giống với "Clocks"", và họ tiếp tục "Không sai khi lặp lại công thức thành công, nhưng đây thực sự không chỉ là một bản sao gần như chính xác của sản phẩm thành công trước đó, mà đây cũng là một ca khúc không đáng nhớ khi sử dụng phần bè piano của một bài hát đã ngấm rất sâu vào văn hoá pop đại chúng đến nỗi mà tôi cảm thấy vô cảm khi nghe nó". Tuy nhiên, nhà phê bình cũng cho rằng "giai điệu phần hát của ca khúc được thể hiện tốt hơn một chút xíu khi so với giai điệu của "Clocks" ".

The Village Voice cảm nhận ca khúc "cực kỳ trọn vẹn, tươi mới, và giàu cảm xúc".[9] Tạp chí Paste Magazine ca ngợi ca khúc, viết rằng "bộc lộ những thứ (mà Coldplay) đang thể hiện: những tiếng piano riff đáng nhớ của "Clocks", tiếng guitar vang vọng, tiếng trống mạnh mẽ, sự lộng lẫy trong hòa âm, và ở trung tâm là giọng hát mê hoặc của Chris Martin, dễ bị tổn thương song đủ mạnh mẽ để nổi bật giữa hàng loạt chi tiết âm thanh vang lên." The New York Times lại đánh giá ngược lại khi cho rằng X&Y đang "cố gắng tái hiện vẻ đẹp của "Clocks" trong toàn bộ album – không chỉ riêng đĩa đơn đầu tiên của album, "Speed of Sound" không phải là ca khúc duy nhất mượn âm hưởng tiếng trống của "Clocks"". Tạp chí Rolling Stone đã đưa ra những đánh giá tổng quan, gọi đây là "một ca khúc lôi cuốn nhưng không quá hồi hộp", đồng thời nhấn mạnh "...âm thanh của ca khúc có vẻ hơi giống... "Clocks" nhưng không đi kèm vẻ phô trương".[10]

Diễn biến thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]
Coldplay trình diễn "Speed of Sound" tại Austin năm 2005

"Speed of Sound" đã bị đánh bật khỏi vị trí số một trên bảng xếp hạng UK Singles Chart bởi ca khúc mới xuất hiện "Axel F" của Crazy Frog[11] và chỉ có thể trụ vững ở vị trí thứ hai trong một tuần. Ca khúc đã nằm trong top 75 trong 16 tuần không liên tiếp. Tuy nhiên, đây lại là ca khúc đầu tiên được tải về nhiều nhất tại Anh của Coldplay.[11]

"Speed of Sound" cũng trở thành đĩa đơn đầu tiên và thành công nhất (ở thời điểm đó) của Coldplay lọt vào top 10 của bảng xếp hạng Billboard Hot 100, khi ra mắt cũng như trụ vững ở vị trí thứ tám,[12][13] giúp ca khúc trở thành đĩa đơn thành công nhất của ban nhạc trước khi "Viva la Vida" đạt vị trí số 1 vào năm 2008.[14] "Speed of Sound" cũng lần đầu đánh dấu lần đầu tiên ca khúc của một ban nhạc Anh lọt được vào top 10 của Billboard Hot 100 kể từ ca khúc "Say You'll Be There" của Spice Girls. Ca khúc đã nhận được hàng tỷ lượt tải về trên iTunes Store[15][16] Một đoạn nhạc chuông có sẵn của Cingular Wireless cũng có một clip của ca khúc "Speed of Sound" chỉ một tuần trước khi ca khúc được phát trên radio. Ca khúc cũng được phát trong điệu nhảy hỗn hợp "Polkarama!" của "Weird Al" Yankovic trong album năm 2006 Straight Outta Lynwood của anh.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

"Speed of Sound" đã nhận được hai đề cử Giải Grammy cho các hạng mục Bài hát Rock hay nhấtTrình diễn Song ca/ Ban nhạc Rock xuất sắc nhất tại lễ trao Giải Grammy năm 2006.[17][18] Ca khúc cũng thắng một Giải Âm nhạc châu Âu của MTV cho hạng mục Ca khúc hay nhất.[19] Tháng 12 năm 2005, bài hát đã xuất hiện ở vị trí thứ chín trong danh sách của tạp chí Q "100 Ca khúc Thành công nhất Năm".[20] Năm 2006, ca khúc đã đoạt một Giải Brit cho Đĩa đơn Anh xuất sắc nhất.[21] Cũng trong năm đó, Hiệp hội các nhà soạn nhạc, tác giả và xuất bản Mỹ (ASCAP) đã gọi ca khúc là Ca khúc của năm.[22]

Video âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Video ca nhạc của ca khúc có một dàn đèn LED cao bằng hai tầng nhà hiển thị trên màn hình phía sau

Video quảng bá của "Speed of Sound" đã được quay tại một phòng âm tầng tại Los Angeles vào ngày 22 và 23 tháng 4 năm 2005.[23] Các cảnh quay diễn ra hầu hết đều có sự góp mặt của màn hình đèn LED được phát triển bởi hãng Element Labs.[24] Đạo diễn thực hiện video là Mark Romanek.[25][26] Trong video, ban nhạc biểu diễn phía trước một bức tường cong dạng elip bao gồm 640 bóng đèn VersaTube của hãng Element Labs đặt cách các vị trí trung tâm 6" (6 inch, khoảng 15.24 cm).[27]

Tất cả những hình ảnh động trên video đều được lập trình và biểu diễn trực tiếp trong quá trình quay[28]. Romanek muốn các phần của ca khúc nên được "tách ra": tiếng trống, bass, guitar và giọng hát thu âm ở các track riêng biệt, mà sau đó sẽ được làm chuyển động hoá, và ánh sáng sẽ được tổng hoà vào mỗi track. Cuối cùng, Romanek và Michael Keeling, người thiết kế ánh sáng đã chọn track giọng hát của Chris để làm các chuyển động, bởi "nó đã vốn có những cường độ như vậy. Khoảng 75% video được điều khiển bởi công nghệ hoạt hình kích hoạt bởi giọng nói", Keeling phát biểu.[27]

Phần đầu của video ca nhạc gần như tối đen như mực, được tiếp diễn bởi một Martin đứng giữa khung cảnh ánh sáng chói lòa khi anh dang tay bay lên trời để thoát ra khỏi bóng tối. Cảnh tiếp theo chuyển sang hình ban nhạc trình diễn ca khúc. Khi Martin dang hai tay, dàn đèn LED cao hai tầng toả ra một dải màu cầu vồng. Nền đèn LED tiếp tục thay đổi màu sắc khi chuyển sang cảnh ban nhạc biểu diễn ca khúc. Video ca nhạc kết thúc với cảnh các thành viên trong ban nhạc đứng xếp hàng kề bên nhau, và đèn LED hiển thị một nền màu trắng sáng.

Video ca nhạc của ca khúc được ra mắt vào ngày 23 tháng 5 năm 2005 và đạt thành công nhất định trên các bảng xếp hạng.[29] Ca khúc có được vị trí 6 trên bảng xếp hạng Fuse's No. 1 Countdown Rock và dừng lại ở vị trí số 7 vào ngày 5 tháng 8. Ca khúc cũng đạt thứ hạng 16 trên MuchMusic's Countdown chỉ một tháng sau khi phát hành.[30] Tại lễ trao Giải Video âm nhạc của MTV năm 2005, MV ca khúc đã nhận được bốn đề cử tại các hạng mục Video của năm, Hiệu ứng hình ảnh đặc biệt nhất, Biên tập âm thanh xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất.[24][31] Video ca khúc cũng được xếp thứ 10 trong Top 40 Video của năm do VH1 lựa chọn.[32]

Các thành viên thực hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách ca khúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Đĩa đơn CD
STTNhan đềThời lượng
1."Speed of Sound"4:51
2."Things I Don't Understand"4:55
3."Proof"4:10
  • Ở Anh Quốc: CD CDR6664, 7" R6664, 12" 12R6664, 10" 10R6664
  • Ở Úc: CD 872 9862 phát hành 23 tháng 5 năm 2005 bởi Capitol Records
  • Ở Nhật Bản: CD TOCP-40179 phát hành 11 tháng 5 năm 2005 bởi Toshiba-EMI

Các bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Judge Jules (ngày 19 tháng 4 năm 2005). “BBC — Radio 1 – Zane Lowe — Tracklisting”. BBC Radio 1. BBC. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  2. ^ Sherwin, Adam (ngày 30 tháng 4 năm 2005). “Coldplay's new single breaks sound barrier”. The Times. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ “Music: Top 100 Songs - Billboard Hot 100” (Web). Billboard News. ngày 7 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ “Coldplay Premiere 'X&Y' In NYC”. Xfm News. ngày 19 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ “Coldplay Steal Drums From Kate Bush”. Contact Music. ngày 10 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  6. ^ Scoppa, Bud (ngày 1 tháng 6 năm 2005). “Coldplay — X&Y Review”. Paste. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  7. ^ White, Bill (ngày 7 tháng 6 năm 2005). “This Week's Hot CD: Coldplays' 'X&Y'. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009.
  8. ^ “Coldplay X&Y”. PopMatters. ngày 5 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  9. ^ James Hunter (ngày 14 tháng 6 năm 2005). “Nothing Little About It”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2008.
  10. ^ “Coldplay X& Album Review - Rolling Stone”. Rolling Stone. ngày 17 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2010.
  11. ^ a b “Crazy Frog 'heading for top spot'. BBC News. BBC. ngày 24 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  12. ^ Sisario, Ben (ngày 2 tháng 5 năm 2005). “Arts, Briefly — Pop: Bill Monroe's Return, Coldplay's Entry”. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  13. ^ Gundersen, Edna (ngày 2 tháng 6 năm 2005). “Catch Coldplay”. USA Today. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008.
  14. ^ “Coldplay top US Billboard chart”. BBC News. BBC. ngày 19 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009.
  15. ^ “iTunes Music Store Downloads Top One Billion Songs”. Apple Inc. ngày 23 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  16. ^ “Apple iTunes sees billionth download”. Breaking News English. ngày 27 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  17. ^ Susman, Gary (ngày 6 tháng 12 năm 2005). “All About 'Mimi'. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  18. ^ “Grammy Awards 2006: Key winners”. BBC News. BBC. ngày 9 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008.
  19. ^ Kaufman, Gil (ngày 4 tháng 11 năm 2005). “Coldplay, Green Day Win Big At MTV Europe Music Awards”. MTV News. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  20. ^ Akbar, Arifa (ngày 2 tháng 12 năm 2005). “Sensitive souls of rock 'n' roll show their strength with album prize”. The Independent. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009.
  21. ^ Grose, Thomas K. (ngày 18 tháng 2 năm 2006). “Sing When You're Winning”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2015.
  22. ^ “Yusuf Islam Named Songwriter of the Year at ASCAP Awards in London”. American Society of Composers, Authors and Publishers. ngày 11 tháng 10 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  23. ^ Montgomery, James (ngày 25 tháng 4 năm 2005). “Coldplay Announces Three Club Shows”. MTV News. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2008.
  24. ^ a b Montgomery, James (ngày 15 tháng 8 năm 2005). “Coldplay Were Virtually Blind For 'Sound'. MTV News. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  25. ^ Pytlik, Mark; Marcus Robinson (ngày 1 tháng 7 năm 2005). “Playlist”. Boards. Brunico Communications Ltd.
  26. ^ Montgomery, James; Norris, John (ngày 20 tháng 5 năm 2005). “Coldplay Announce 'We're Back' New Video”. MTV News. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2008.
  27. ^ a b Newman, Mark A. (ngày 1 tháng 7 năm 2005). “The Need For Speed”. Lighting Dimensions. Penton Media.
  28. ^ “Element Labs Breaks New Ground on Coldplay's "Speed of Sound". Element Labs. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  29. ^ “Coldplay – "Speed of Sound". Mvdbase.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008.
  30. ^ “Coldplay — Speed of Sound at Top40”. Top40-Charts.com. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008.
  31. ^ Mancini, Robert (ngày 25 tháng 7 năm 2005). “MTV Video Music Awards Nominations Announced”. MTV News. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2008.
  32. ^ O'Neill, Tom (ngày 4 tháng 12 năm 2005). “VH1's Top 40 of 2005 gives Grammy noms preview”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2008.
  33. ^ "Australian-charts.com – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Anh). ARIA Top 50 Singles. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  34. ^ "Austriancharts.at – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Đức). Ö3 Austria Top 40. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  35. ^ "Ultratop.be – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop 50. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  36. ^ "Ultratop.be – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Pháp). Ultratop 50. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  37. ^ "Danishcharts.com – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Đan Mạch). Tracklisten. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  38. ^ "Coldplay: Speed of Sound" (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  39. ^ "Lescharts.com – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Pháp). Les classement single. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  40. ^ "Musicline.de – Coldplay Single-Chartverfolgung" (bằng tiếng Đức). Media Control Charts. PhonoNet GmbH. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  41. ^ "Chart Track: Week 22, 2005" (bằng tiếng Anh). Irish Singles Chart. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  42. ^ "Italiancharts.com – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Anh). Top Digital Download. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  43. ^ "Nederlandse Top 40 – Coldplay" (bằng tiếng Hà Lan). Dutch Top 40. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  44. ^ "Charts.nz – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Anh). Top 40 Singles. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  45. ^ "Norwegiancharts.com – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Anh). VG-lista. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  46. ^ “Polish Singles Chart |”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2015.
  47. ^ "Spanishcharts.com – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Anh). Canciones Top 50. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  48. ^ "Swedishcharts.com – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Anh). Singles Top 100. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  49. ^ "Swisscharts.com – Coldplay – Speed of Sound" (bằng tiếng Thụy Sĩ). Swiss Singles Chart. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  50. ^ "Official Singles Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Kugisaki Nobara (釘くぎ崎さき野の薔ば薇ら Kugisaki Nobara?, Đanh Kì Dã Tường Vi) là nhân vật chính thứ ba (từ gốc: tritagonist) của bộ truyện Jujutsu Kaisen
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Silvers Rayleigh có biệt danh là '' Vua Bóng Tối '' . Ông là Thuyền Viên Đầu Tiên Của Vua Hải Tặc Roger
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại