Thảo luận:Thích Minh Tuệ

Nên sửa danh từ "Sư thầy Thích Minh Tuệ" thành "Hành giả Thích Minh Tuệ"

[sửa mã nguồn]

Đề nghị:

Nên sửa danh từ "Sư thầy Thích Minh Tuệ" thành "Hành giả Thích Minh Tuệ" sẽ rất phù hợp cho những gì Vị này phát ngôn. Nhằm các đối tượng chống phá Vị này bắt bẻ. Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát – Chuongnk77 (thảo luận) 13:05, ngày 29 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Dạ đúng, tôi cũng đồnh tình, cùng suy nghĩ. Mong là Wikipedia sẽ điều chỉnh lại là Hành giả Sư Minh Tuệ. Vì chính Sư Minh Tuệ cũng không nói là Thích Minh Tuệ, Không liên can đến chùa nào. – 2405:4803:C861:8C60:8E5:157:AA78:923A (thảo luận) 15:43, ngày 29 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Theo tôi là để: Thích Minh Tuệ (không để hành giả) vì ngài hiện nay có thể nói là Thiền Sư Thích Minh Tuệ, đối với đạo phật không nên để tên Lê Anh Tú - là tên trần tục, Ông Thích Minh Tuệ đã buông bỏ tất cả để theo Đức Phật và có Pháp Danh của Ngài. – 27.71.207.78 (thảo luận) 09:06, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Theo tôi, không nên dùng chữ "Thích" vì những lý do sau
  1. Hành giả Minh Tuệ vẫn chưa thọ Tỳ kheo. Ông tu ở chùa chỉ khoảng 2 năm, chưa đủ thời gian thọ 250 giới của Tỳ kheo. Gọi sư, thầy chỉ dành cho người đã thọ Tỳ kheo, trước nay nhiều người gọi Minh Tuệ là vì chưa biết điều đó.
  2. Hành giả Minh Tuệ cũng phủ nhận rằng ông là một nhà sư. Rõ ràng, ông ý thức được rằng ông chưa phải Tỳ kheo nên không dám nhận cách gọi đó.
– Khoipham1996 (thảo luận) 02:12, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
sửa lại 1 chút ở ý 1
  • trước nay nhiều người gọi Hành giả Minh Tuệ là "sư/thầy Minh Tuệ" hay "Thích Minh Tuệ" là vì chưa biết điều đó.
Tôn trọng hành trì của ông, tôn trọng pháp môn tu của ông nhưng cần phải biết và hiểu đúng, tránh bị cuồng tín. – Khoipham1996 (thảo luận) 02:15, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
  1. Trong sách Kinh Tương ưng bộ II, (tập IV) có viết: “Tu sĩ Phật giáo là người từ bỏ nếp sống thế tục, còn gọi là người xuất gia, khép mình trong nếp sống đạo đức và hành trì theo pháp môn đã được Đức Phật thuyết định.”
  2. Trong bài viết “Họ Thích có từ khi nào, ý nghĩa?” tác giả Pháp Vương Tử, đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học – Cơ quan Ngôn luận GHPGVN đã có đoạn chia sẻ như sau “Rồi đến cả mô hình Tăng đoàn (mà sau này gọi là Giáo hội) Đức Phật cũng không cho phép có một tổ chức chặt chẽ nữa là – vì cho rằng “Hiểu biết càng sâu thì niềm tin Tôn giáo càng vững, còn Tổ chức của Giáo hội có chặt chẽ hay lỏng lẻo cũng không thành vấn đề. Lại nữa,...vấn đề định danh định nghĩa Tôn giáo, đạo Phật cũng không mấy quan tâm, thậm chí còn khước từ vì cho rằng: Mọi định nghĩa khách quan là đặt giới hạn cho sự thăng hoa của nguồn sống Đạo”. Ý tưởng ở đây của đạo Phật là mỗi người cần tự học đạo, tự thấu hiểu giáo pháp để tìm ra con đường cho riêng mình, chứ không đặt nặng vấn đề Tăng Đoàn, Giáo Hội. [3]
– 113.173.29.2 (thảo luận) 06:52, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hành giả - nghĩa rất rộng không phải là nhà Sư theo đạo Phật bạn nhé, Võ Tòng - cũng từng có tên Hành giả Võ Tòng – 27.71.207.78 (thảo luận) 09:09, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

"Sư thầy Thích Minh Tuệ" hay còn gọi "Hành giả Thích Minh Tuệ" – Nguyendinh85hd (thảo luận) 15:45, ngày 29 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

“Hành Giả Thích Minh Tuệ” mới chuẩn vì ngài thực sư Thực Hạnh Pháp Tu để phân biệt với các sư không thực Giữ giới hoặc chỉ thuyết pháp mà không chuyên hành pháp như ngài. – Andy Khanh Nguyen (thảo luận) 09:23, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hãy bỏ từ "ngài" trong bình luận của bạn! nếu bạn xưng hô như vậy vui lòng cho biết lý do? – I'm a real patriot!!! (thảo luận) 19:17, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đồng ý bỏ từ “ngài” cho khách quan hơn. Nên dùng “HÀNH GIẢ THÍCH MINH TUỆ” . – Andy Khanh Nguyen (thảo luận) 21:04, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Theo tôi từ ngài chỉ là cách Xưng hô cá nhân, mang biểu tượng Thể hiện sự tôn kính ngưỡng mộ – 2600:8801:92:7100:6447:CABA:CCEA:4A9B (thảo luận) 23:38, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đúng không dùng từ “ngài “ sẽ mang tính cá nhân ngưỡng mộ. Chúng ta nên bỏ từ “ngài” nếu dùng thì “vị” hoặc “ông “ hoặc chỉ tên “hành giả Thích Minh Tuệ” thì khách quan (naturally ) hơn. Nên giữ họ Thích vì thông thường những người xuất gia tu theo giáo lý & giói hạnh của PHẬT THÍCH CA đều lấy tên họ THÍCH cho dù họ có thụ đủ giới tỳ kheo hoạc được giáo hội phật giáo nước sở tại công nhận hay không, họ vẫn có quyền mang họ THÍCH. – Andy Khanh Nguyen (thảo luận) 01:30, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bạn nói vậy không đúng rồi. HT Kim Triệu tu hành tinh tấn, giữ giới nghiên ngặt, hiện nay vẫn còn sống và còn rất khoẻ nữa, nhưng không thực hiện pháp đi đường giống Minh Tuệ. Đâu phải cứ đi cầm bát ra đường vậy rồi đánh giá chân tu? – 222.254.216.122 (thảo luận) 04:32, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Từ “HÀNH GIẢ” không chỉ có nghĩa là “BỘ HÀNH “ mà “HÀNH GIẢ” nghĩa là người đi tu THỤC HÀNH giáo Pháp (hay phương pháp tu hành của giáo phái đó. Ví dụ người tu thiền (ngồi thiền) người ta vẫn gọi là HÀNH GIẢ TU THIỀN hay HÀNH THIÈN. Gọi hành giả (người thực tâp hay thực hành)để phân biệt với học giả (người nghiên cứu ) hay thuyết giả (người chỉ thuyết giảng). Do vậy chúng ta nên gọi ông là HÀNH GIẢ thì sát hơn (ông vừa thực hành 13 giới luật trong hạnh đầu đà vừa thiền định hàng ngày). – Andy Khanh Nguyen (thảo luận) 09:24, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bài viết đang dùng từ tu sĩ Phật giáo, là khái niệm chung chung hợp lý hơn cả, không cần phải tranh luận về "sư thầy" hay "hành giả" nữa. Trong tất cả từ điển tiếng Việt, tu sĩ là người đi tu, và ông này là người như thế. --minhhuy (thảo luận) 09:30, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Như chúng ta đã thấy: mọi người tìm kiểm trên Wikipedia với tên MINH TUỆ CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ LÊ ANH TÚ. Hơn nũa ông được mọi người trong đó có tất cả chúng ta những người đang thảo luận bây giờ với tên THÍCH MINH TUÊ và sư tu tập theo giáo lý đạo Phật chứ không cái tên khai sinh LÊ ANH TÚ của ông. – Andy Khanh Nguyen (thảo luận) 09:39, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bài viết đã được trả về tên Thích Minh Tuệ. minhhuy (thảo luận) 09:48, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đúng rồi bạn. Ban đầu Sư tu tại chùa và được sư thầy đặt cho pháp danh là Thích Minh Tuệ mặc dù bây giờ Sư đã ra ngoài tự tu tập. Vì vậy hãy trả lại tên gọi cho đúng hạnh tu của Sư trong thời gian qua, hiện nay Tu sĩ Thích Minh Tuệ – 117.2.192.15 (thảo luận) 05:31, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
bản thân thầy có thể không thừa nhận điều này, nhưng không ai có quyền cấm đoán người dân không được gọi Thích Minh Tuệ là thầy hay sư, dựa trên niềm tin về phẩm hạnh mà họ dành cho thầy. – 113.173.29.2 (thảo luận) 06:55, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Sửa danh từ

[sửa mã nguồn]

Hành giả Thích Minh Tuệ – 2402:9D80:24B:A856:0:0:2CA9:FA0B (thảo luận) 10:48, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Dạ, tôi cũng đồng tình là nên để tên: Hành giả Thích Minh Tuệ. – 113.164.131.34 (thảo luận) 07:48, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nội dung không phù hợp

[sửa mã nguồn]

Không được dùng từ "Thích" vì đó là pháp danh tu nhân phật tử.

Không dùng từ "Thầy" vì ông ta không phải là phật tử và ông ta tự nói không phải là thầy. Còn dân muốn gọi ông ta là "Ông nội" cũng được.

Không gọi không ta là "Sư" vì không phải cứ cạo đầu thì gọi là "sư" (Đừng tưởng - BÙI GIÁNG)

Cách gọi đúng nhất là: Ông Minh Tuệ, Ông Tú, Người hành khất Minh Tuệ, Tu tự thân Minh Tuệ, Khất thực Minh Tuệ, ....

Đề nghị sửa lại tất cả các nội dung sai lệch Và đừng tát nước theo mưa theo kiểu lộng ngôn nữa. Nên nhớ, PL Việt Nam bảo hộ cho tín ngưỡng và tôn giáo, quý vị cờ 3 sọc nên biết điểm dừng, đừng vào đây kích động xung đột tôn giáo có ngày quả báo!!!

– Nvthanhbc (thảo luận) 17:58, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nguồn? – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 18:53, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
không phải ai trái chiều Giáo hội Phật Giáo Cộng sản Việt Nam đều là 3 sọc, ngưng chụp mũ. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 18:56, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
"Tháng 7 năm 2015, ông xuất gia đi tu tại một ngôi chùa với pháp danh là Thích Minh Tuệ" ??? Nguồn này ở đâu vậy? Nếu không có nguồn này thì không được dùng "Thích" thì vẫn phải trích nguồn à?? – I'm a real patriot!!! (thảo luận) 19:24, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đã sửa, do thành viên khác viết không sát nguồn. Tôi đã nhắc nhở – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 20:14, ngày 30 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đề nghị giữ thái độ trung lập, sử dụng ngôn ngư trung thực, bách khoa _Morning (thảo luận) 00:34, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Goodmorninghpvn, @Mongrangvebet: Hay để tên thật "Lê Anh Tú" cho khỏe? Cái tên "Thích Minh Tuệ" đang gây tranh cãi không cần thiết. Hình như các thành viên này được một bài viết trên mạng xã hội nào đó gây chú ý nên mới vào đây ào ạt, chứ bữa giờ có thấy gì đâu. Dang (thảo luận) 02:06, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Theo quy định Wikipedia:Tiểu sử người đang sống, về các thông tin gây tranh cãi thì ưu tiên xóa bỏ trước khi được xác nhận rõ ràng. Vì vậy, tôi đã đổi tên bài thành "Lê Anh Tú (sinh 1981)" để đảm bảo trung lập. Dang (thảo luận) 02:15, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
TSNDS chỉ yêu cầu xóa nội dung khi thông tin gây tranh cãi nhưng không có nguồn hoặc nguồn yếu. Còn việc pháp danh ông này là gì thì vô số nguồn báo chí cả trong lẫn ngoài nước Việt Nam đầu đã chỉ ra từ sớm, tôi cũng đã liệt kê một số ít trong đó bên dưới, đó không phải là thông tin gây tranh cãi. "Tranh cãi" đang đề cập ở đây có vẻ như là tranh cãi xem bài nên đặt tên là gì, tên thật hay pháp danh, và đó là vấn đề thuộc về cơ chế WP:TENBAI chứ không phải theo WP:TSNDS, nên lý do này không hợp lý. minhhuy (thảo luận) 09:26, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Không biết ai là người tát nước theo mưa, quy chụp bất chấp ở đây. Tự dưng xông vào rồi nói luyên thuyên? Thật khó hiểu. Dang (thảo luận) 02:09, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Không liên quan lắm, nhưng hình như nguồn số 10 đã chỉnh sửa gì đó để người nhấp vào link từ wiki không thể xem được bài viết? [1], nếu vào link từ trình duyệt hay từ tìm kiếm của gg thì vẫn bth – I So bad 02:18, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Đơn giản là tôi: Tôi cũng thấy thế, nhưng không có vấn đề gì lớn miễn là nó vẫn truy cập được. Tuy nhiên, ưu tiên thay bằng nguồn khác nếu được. Dang (thảo luận) 02:21, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Không archive được link này – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 07:35, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Mongrangvebet: Một số trang chặn IP, bot của archive.org khiến không archive được. Dang (thảo luận) 09:40, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
tôi ngưỡng mộ ông minh tuệ.tôi gọi là thầy minh tuệ. chữ " thầy " ko đại diện cho chức danh tôn giáo hay tín ngưỡng nào cả. tôi mến thầy tôi nên tội gọi là thầy. lí do gì phải tu tôi mới được goi? chữ thầy là tui kính ai tôi gọi. không lí gì chữ "thầy" lại quy chụp cho bất cứ tôn giáo nào cả. tôi học được điều hay ở ông "Minh Tuê" tôi xưng là thầy thì lí gì lại cấm tôi không được dùng chữ "Thầy" – 2405:4800:6457:67A:18FD:9987:C638:78E0 (thảo luận) 07:53, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
tôi đề nghị sửa thành " Thầy Lê Anh Tú thường gọi Thích Minh Tuệ" – 2405:4800:6457:67A:18FD:9987:C638:78E0 (thảo luận) 07:58, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bạn IP thân mến, khu vực thảo luận của Wikipedia dùng để tranh luận nội dung trong bài dựa trên nguồn gốc báo chí, tài liệu có độ nổi bật và quy định, hướng dẫn của Wikipedia. Việc bạn bày tỏ lòng ngưỡng mộ với cá nhân, gọi ai là Thầy thì là việc của bạn. Bạn có thể đăng lên Facebook, Tiktok hay blog nào đó, chúng tôi không quan tâm. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 08:06, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
bản thân thầy có thể không thừa nhận điều này, nhưng không ai có quyền cấm đoán người dân không được gọi Thích Minh Tuệ là thầy hay sư, dựa trên niềm tin về phẩm hạnh mà họ dành cho thầy. – 113.173.29.2 (thảo luận) 06:58, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Việc đặt pháp danh "Thích" trong đạo Phật rất giản đơn. Phật tử nhiều người có pháp danh "Thích" mà ko nhất thiết là sư. chỉ cần trụ trì một chùa làm chứng, bái lại Phật, rồi sư trụ trì đặt pháp danh, vậy là xong, ko có giấy tờ và ko cần giấy tờ gì ghi hay chứng minh chuyện đó cả - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 02:28, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Việc một người tu hành có pháp danh được nhiều người biết tới được chọn làm tên bài là vô cùng bình thường, cũng như một ca-nghệ sĩ có nghệ danh khác hoàn toàn với tên thật của họ nhưng được báo chí gọi bằng nghệ danh đó thì Wikipedia cũng dùng nghệ danh đó, tôi thấy không có vấn đề gì cả. Nhân vật này, dù có phải là "sư" hay không, thì việc ông ta tu tập theo Phật giáo là thật, hoàn toàn có thể gọi là "tu sĩ Phật giáo" (nên nhớ khái niệm này không phải là độc quyền của tổ chức hay giáo hội nào), và pháp danh hay nôm na là "nickname" được đông đảo công chúng biết tới của ông ta là "Thích Minh Tuệ" ([2], [3], [4], [5]). Tôi đề nghị trả lại tên cũ cho bài. --minhhuy (thảo luận) 05:37, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tôi đã trả lại thông tin ông này là một tu sĩ Phật giáo vào bài. Đây là một khái niệm phổ thông, không cần phải có sự chấp thuận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để được gọi là tu sĩ. Xem thêm WP:WPNOTVN. --minhhuy (thảo luận) 05:57, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nếu có nguồn nước ngoài công nhận ông là tu sĩ Phật giáo thì cứ việc viết là tu sĩ, còn Giáo hội Phật giáo Cộng sản Việt Nam không công nhận thì ghi thêm một câu nữa là không công nhận. Nhưng tìm mãi không thấy nguồn nào viết ông là tu sĩ. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 06:56, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Không cần phải chứng minh một người dạy học trò là giáo viên, một người chữa bệnh là bác sĩ, một người hát là ca sĩ, thì cũng không cần chứng minh một người tu hành là tu sĩ. Điều khiến ông này nổi tiếng và có bài viết trên Wikipedia chính là các hoạt động tu hành của ông ta, và chính ông ta cũng là người đã xuất gia, nên hiển nhiên ông ta là một tu sĩ. Xem thêm khái niệm "tu sĩ" tại Wiktionary --minhhuy (thảo luận) 07:00, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Giáo hội VN hủ bại, cái đám đó chả ra gì, còn bày kế vòi tiền, trắng cái mặt - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 07:09, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Để giải quyết vấn đề Tên bài, cần đối chiếu với quy định ghi trong Wikipedia:Tên bài:

Lê Anh Tú (sinh 1981) hay Thích Minh Tuệ?
Tiêu chí tên bài viết

(nên coi đây là mục tiêu hơn là quy tắc)

Lê Anh Tú (sinh 1981) Thích Minh Tuệ
Khả năng nhận biết Báo chí Việt Nam nhắc tới tên "Lê Anh Tú" khi đề cập đến tiểu sử của ông, trong bài viết và thậm chí trên tiêu đề thì chủ yếu ghi luôn là "Thích Minh Tuệ", chứ không phải là "Lê Anh Tú".

Minh Tuệ cũng phủ nhận rằng ông là một nhà sư.

Mặc dù không phải là tên do chính nhân vật đặt ra, tuy nhiên "tiêu đề là tên quen thuộc của chủ đề bài viết, để những người không phải là chuyên gia về lĩnh vực, chủ đề đó sẽ nhận ra." (phù hợp với tiêu chí Khả năng nhận biết)
Tính tự nhiên Người đọc gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khi phải nhớ năm sinh của ông Lê Anh Tú. Người đọc có thể xem hoặc tìm kiếm và các biên tập viên sẽ sử dụng một cách tự nhiên để liên kết đến bài viết từ các bài báo khác. Vì nếu có các bài tương tự thì họ sẽ link sang "Hiện tượng Thích Minh Tuệ" chứ không ai nói "Hiện tương Lê Anh Tú"
Tính rõ ràng Không thể nhầm lẫn trang chủ đề khác vì đã có năm sinh Không thể nhầm lẫn trang chủ đề khác
Tính ngắn gọn Tên đủ để phân biệt với chủ đề khác Tên ngắn gọn hơn và đủ để phân biệt với chủ đề khác
Tính nhất quán phù hợp với định dạng của các tiêu đề của các bài viết tương tự phù hợp với định dạng của các tiêu đề của các bài viết tương tự

Ngoài ra, đối chiếu WP:TENPHOBIEN, Wikipedia không yêu cầu phải tuân theo "tên chính thức" của chủ thể, mà thay vào đó, sử dụng tên tiếng Việt hoặc tên nước ngoài phổ biến bởi vì chúng sẽ phù hợp với năm tiêu chí đã nêu trên. Ví dụ cho việc sử dụng tên phổ biến

  • Bill Clinton (không "William Jefferson Clinton")
  • Bút Tre (không "Đặng Văn Đăng")

Với các lập luận được đối chiếu theo quy định về Tên bài, tôi kết luận là Thích Minh Tuệ phù hợp hơn là Lê Anh Tú (sinh 1981) dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 07:59, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý, Thích Minh Tuệ phù hợp nhất. – 113.161.47.39 (thảo luận) 08:46, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy, @Mongrangvebet: Đã di chuyển, tôi đã thông. Dang (thảo luận) 09:36, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Sư Thích Minh Tuệ

[sửa mã nguồn]
Quangkhanhhuynh đã xóa thảo luận này của Sala Hoa Nguyễn vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 03:52, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Đây là trang để thảo luận về nội dung bài viết, không phải là diễn đàn để thảo luận về đề tài. Muốn bày tỏ quan điểm không có giá trị trong sửa đổi bài viết, xin lên Facebook hoặc Tiktok để chia sẻ quan điểm. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 06:52, ngày 31 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Quangkhanhhuynh đã xóa thảo luận này của Hoangvunguyenhoangvunguyen vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 03:52, ngày 1 tháng 6 năm 2024 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 2 tháng 6 năm 2024

[sửa mã nguồn]
Thinhnguyen vn2099 (thảo luận) 02:16, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

no Từ chối Không có lý do hợp lệ. eunn (meta · phab) 03:50, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên Wikipedia

[sửa mã nguồn]
Tập tin:Thich Minh Tue.jpg
Nhà sư Thích Minh Tuệ

https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Thich_Minh_Tue.jpg – Thinhnguyen vn2099 (thảo luận) 02:22, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Hình này có vẻ không tự do vì đã xuất hiện ở nhiều trang web khác – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 08:03, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nhìn qua có vẻ uy tín do hình có EXIF, nhưng thực ra chỉ giả dạng, nếu để ý kỹ thì có nét răng cưa, có vẻ như là dùng điện thoại chụp lại một màn hình nào đó. Dang (thảo luận) 11:15, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
YesY Ảnh đã bị BQV Commons xóa. eunn (meta · phab) 06:33, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Mục "Câu nói" trong bài viết

[sửa mã nguồn]

Bài viết đã từng có mục "Câu nói" của ông Thích Minh Tuệ. Đây là những thông tin quan trọng, có rất nhiều nguồn tin cậy. Rất tiếc, mục này đã bị xóa bỏ! Thành viên nào có thời gian, xin hãy khôi phục, phát triển thêm hoặc tổng hợp, viết mới vào bài! _Morning (thảo luận) 10:04, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tôi không rõ việc ghi các câu nói của nhân vật này ra thì có ý nghĩa gì trong việc truyền tải thông tin bách khoa? Bản thân ông này cũng không phải một nhà diễn thuyết, triết học hay tư tưởng học có các câu nói nổi tiếng gây tác động lớn. Đây là Wikipedia chứ không phải Wikiquote. Nếu có nhu cầu, bạn có thể sang Wikiquote tiếng Việt tạo bài về Thích Minh Tuệ rồi đăng các "châm ngôn" của ông ấy vào kèm nguồn. --minhhuy (thảo luận) 10:16, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Lúc bạn thêm nội dung vào mục này, tôi không thấy có nguồn tin cậy nào. Bằng chứng [6] – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 10:30, ngày 2 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tự phủ nhận là tu sĩ Phật giáo?

[sửa mã nguồn]

Theo Vnexpress, Thích Minh Tuệ không nhận mình là "tu sĩ Phật giáo". Cần nói viết rõ ở đây là "theo báo XYZ thì..." khi trích nguồn, vì rõ ràng nguồn này không nghi nguyên văn, nhà báo có thể suy diễn lời ông Minh Tuệ theo quan điểm của chính quyền: "tu sĩ Phật giáo có nghĩa là tu ở chùa nào đó thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam". Rõ ràng ông Minh Tuệ đã xuống tóc, mặc áo cà sa, từ bỏ gia đình để đi tu "hạnh đầu đà" thì tự biến ông thành tu sĩ rồi. Bản thân từ "tu sĩ Phật giáo" chỉ những người đi theo con đường của Đức Phật theo hướng xuất gia, chả cần tổ chức nào cho phép hết, công nhận hay không không công nhận không ảnh hưởng đến bản chất của việc là một "tu sĩ Phật giáo". Theo quan điểm của nhà nước thì ông Thích Nhất Hạnh không phải là tu sĩ Phật giáo đấy thôi. Minh.sweden (thảo luận) 03:35, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bài viết vẫn gọi ông này là "tu sĩ Phật giáo", từ câu mở đầu cho đến mô tả ngắn ở Wikidata và cả thể loại. Câu "phủ nhận" chỉ là một câu thông tin trong bài trong đó ghi cụ thể nhân vật phủ nhận mình là tu sĩ Phật giáo. Không biết bạn đang thắc mắc về vấn đề gì? --minhhuy (thảo luận) 03:42, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bài báo có trích nguyên văn không, nếu không thông tin trên báo đó hoàn toàn có thể là suy diễn theo quan điểm của chính quyền như mình đề cập ở trên. Thí dụ ông Minh Tuệ phủ nhận mình đang là thầy chùa nào của giáo hội, thì nhà báo viết suy diễn (theo quan điểm chính quyền) là ông tự phủ nhận mình là tu sĩ phật giáo. Nếu nguồn viết theo kiểu không rõ ràng, không trích dẫn nguyên văn dẫn đến có các cách hiểu theo quan điểm chính trị khác nhau thì mình đề nghị là phải viết rõ "theo báo Vnexpress thì Thích Minh Tuệ phủ nhận mình là tu sĩ Phật giáo", – Minh.sweden (thảo luận) 03:52, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thông thường cách viết "Theo nguồn ABC..." dành cho những tuyên bố hay quan điểm trực tiếp từ nguồn đó mà Wikipedia không muốn bị hiểu lầm rằng chúng ta là những người đưa ra quan điểm khi trích đăng lại. Viết theo cách này chủ yếu là để phục vụ mục đích trung lập, khách quan (ví dụ, bạn có thể xem trường hợp của câu "Hiện tượng mạng này được báo Dân Việt..." ở mục Ảnh hưởng trong bài). Nên cá nhân tôi thấy việc áp dụng cách viết trên cho tình huống này khá thừa thãi vì nguồn đang nêu gián tiếp thông tin (vốn là lời tự thuật của một nhân vật mà nguồn đề cập) thay vì là trực tiếp quan điểm của nguồn. Tuy nhiên việc thêm vào cũng không ảnh hưởng xấu gì cho bài nên tôi cũng không phản đối việc có thêm một ghi chú như vậy. Nếu vẫn thấy phù hợp, bạn có thể tự thêm điều đó vào bài. minhhuy (thảo luận) 04:00, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
mình đã sửa lại theo nguyên văn câu chữ dùng trong báo Vnexpress. – Minh.sweden (thảo luận) 05:22, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
VTV có vẻ khẳng định lời tự phủ nhận một cách rõ ràng hơn. minhhuy (thảo luận) 06:19, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mình đã kiểm tra và đối chiếu nguồn, đây là vấn đề cách dùng câu chữ. Đoạn mà Vnexpress viết là trích nguyên văn trong văn bản của Giái hội phật giáo Việt Nam, không phải lời của ông Minh Tuệ. Chính xác là ông Minh Tuệ nói chưa từng xưng là tu sĩ và cảm thấy không xứng đáng là tu sĩ. Điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với "phủ nhận", đó chả qua cách nói khiêm nhường của ông ta, tương tự như việc các tu sĩ không tưn xưng mình thầy và gọi thí chủ là con, mà dùng kiểu xưng đồng vai hoặc thấp hơn. Minh.sweden (thảo luận) 01:54, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi có gợi ý là bạn nên mở rộng bài viết bằng cách thêm thông tin về quá trình tu tập trước khi nổi tiếng của ông này. Những trang web đã dẫn tại đầu trang thảo luận này có thể giúp ích. minhhuy (thảo luận) 06:50, ngày 4 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nơi tu tập đầu tiên là tu viện Chân Như - Tây Ninh với pháp danh Thích Minh Tuệ

[sửa mã nguồn]

Nơi tu tập đầu tiên là tu viện Chân Như - Tây Ninh với pháp danh Thích Minh Tuệ – 171.246.123.223 (thảo luận) 09:54, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bạn vui lòng dẫn nguồn (web hoặc sách, báo đã xuất bản) cho thông tin này. Xem thêm Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy. minhhuy (thảo luận) 10:17, ngày 3 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Không tìm được nguồn đủ mạnh từ các nguồn báo để xác minh thông tin. Một số nguồn từ các trang như Thư viện Hoa sen bài viết, cho là ông Minh Tuệ tu học ở một chùa (không nêu rõ tên) ở Tây Ninh khoảng 6 tháng vào năm 2015. Trong một bài phỏng vấn ông Minh Tuệ của một vlogger (xem đoạn 19:15-21:15), thì ông Minh Tuệ xuất gia và tu theo pháp môn của hòa thượng Thích Thông Thạc khoảng 7 tháng. Theo lời ông Minh Tuệ thì sau đó ông ra ngoài tập thực hành hạnh sống nhập thất, rồi hạnh cư sĩ (sống trong rừng núi) cho đến năm 2018, thì ông tiếp tục tu theo hạnh khất sĩ theo một tu sĩ ở núi Sạn, sau đó ông tách ra tự thực hành hạnh khất sĩ và bộ hành khắp cả nước. Thích Thông Lạc (1928-2013) là hòa thượng ở tu viện Chơn Như (Chùa Am) ở Tây Ninh, vị này mất trước khi ông Minh Tuệ xuất gia, nhưng theo bài phong vấn thì vị dường như là người truyền cảm hứng đến quyết định của ông. Mặc dù clip Youtube là nguồn tự xuất bản, nhưng bản thân nó là bài phỏng vấn chính chủ thể của bài viết wikipedia, nên có thể dùng để làm nguồn để tham khao theo tiêu chí của wikipedia cho nguồn tự xuất bản. – Minh.sweden (thảo luận) 00:10, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Khác với thông tin trên các báo trong nước, thì có thể hiểu theo lời ông Thích Minh Tuệ thì ông xuất gia (năm 2015) với pháp danh Minh Tuệ ở một cơ sở phật giáo được coi là chính thống thuộc giáo hội PGVN. Sau khoảng nửa năm thì thấy không hợp nên ra ngoài tiếp tục tu theo các hệ phái không chính thống (ở tịnh xá, tịnh thất nào đó không thuộc giáo hội) trong đó có hệ phái khất sĩ (tu học hạnh đầu đà) rồi từ năm 2018 thì ông hoạt động như một khất sĩ độc lập, bộ hành khắp cả nước. – Minh.sweden (thảo luận) 00:38, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quá dữ

[sửa mã nguồn]

ghê thiệt, 1 bài BCB được đăng chỉ có vài trăm lượt xem trong tuần, trong tháng chắc vài ngàn. bài này trong 1 tháng hơn 400.000 lượt xem, quá dữ. Angela Phương Trinh hưởng hơi ông thầy được 17.000 lượt xem. dữ - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 09:05, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Lượt xem đã bằng Khá Bảnh chưa nhỉ — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 09:11, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Vụ đó sao bằng vụ này - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 09:36, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bên Ca-li đã có "động thái" rất thuộc bài. Cu em Tạ Đức Trí (Tri Ta) là thị trưởng của thành phố Westminster, California đang gửi thư đến bộ phận theo dõi Tự do Tôn giáo Mỹ tố cáo 300 công an đàn áp TMT, lôi luật tự do tôn giáo quốc tế 1998 ra để doạ và cầu mong khóc thuê cho vấn đề nhân quyền VN. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 16:13, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Các bác nên dừng. Đừng biến wikipedia thành diễn đàn tranh luận ngoài lề. – Minh.sweden (thảo luận) 22:30, ngày 5 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đăng ảnh THÍCH MINH TUỆ

[sửa mã nguồn]

Tại sao cho đến nay trên mạng truyền thông Facebook & YouTube & báo chí v.v. Có rất nhiều video quay trực tiếo hình ảnh của Ông Thích Mình Tuệ hay HÀNH GIẢ THÍCH MINH TUỆ (chúng ta không nên dùng từ “THẦY” vì sẽ không khách quan cho những người không đồng tình chống ông hay những người không theo tín ngưỡng cùng ông) mà trang chủ Wikipedia về ông lại không có hình của ông? – Andy Khanh Nguyen (thảo luận) 07:11, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Vì Wikipedia có chính sách về hình ảnh khác những trang web đó, xem Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh. Nói nôm na: hình ảnh bạn muốn đưa lên để minh họa cho bài tiểu sử này cần là hình do chính bạn chụp và đồng ý phát hành theo một giấy phép tự do tương thích với Wikipedia. Nếu bạn không thể tự chụp hình nhân vật, bạn cần tìm một hình ảnh mà tác giả của nó (người chụp) đồng ý phát hành theo giấy phép tự do tương thích với Wikipedia. Giấy phép tự do phổ biến nhất và được khuyến khích nhất là {{Cc-by-sa-4.0}}, cho phép tự do tái sử dụng và sửa đổi với điều kiện phải ghi công tác giả. minhhuy (thảo luận) 07:37, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Ngộ nhận

[sửa mã nguồn]

truyền thông bên ngoài đang ngộ nhận thì phải. bài này chỉ là BCB thôi mà họ nói wikipedia vinh doanh TMT. quá sức tưởng tượng - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 15:18, ngày 6 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thiên hạ đến nay vẫn ngộ nhận wikipedia như một nguồn tin hàn lâm hoặc một nơi vinh danh các nhân vật nổi tiếng. Chúng ta nên quan tâm đến chất lượng bài viết thì hơn. Nhân vật Thích Minh Tuệ chả cần wikipedia thì ông ta vẫn nổi tiếng, chả cần internet mà chỉ cần ông bộ hành đủ lâu thì chỉ cần truyền miệng thôi thì dân cũng kéo ra đầy đường rước ông như thánh sống. Vai trò của wikipedia là đưa thông tin có kiểm chứng, có sự trung lập trong cách viết, nhờ vậy mà độc giả có thể tin cậy wikipedia giữa đầy rẫy những thông tin nhảm nhí, tuyên truyền trên internet. – Minh.sweden (thảo luận) 00:17, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@TUIBAJAVE Mới đây tôi lướt một video của một đứa trên TikTok chuyên về tin tức mà đặc biệt là đang tôn sùng ông này, có đưa ra tuyên bố cho rằng Wikipedia [nói theo kiểu ám chỉ bài này] "được dịch ra hàng chục thứ tiếng" và "uy tín hàng đầu", xong rồi trích dẫn mấy câu nói mà một thành viên nào đó trích dẫn không ghi nguồn ra (phiên bản cũ). Chời ơi, làm riết tưởng Wikipedia đâu như một nguồn hàn lâm, trong khi thuở ban đầu, ai cũng sửa được nội dung đó.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:03, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thành viên:Khangdora2809 Uy tín của Wikipedia bây giờ đã cao ngất ngưởng rồi bạn nhé. Facebook dùng Wikipedia để combat tin giả. Ai cũng sửa được không đồng nghĩa là nó không uy tín. Thêm thông tin phải có nguồn uy tín. Thêm thông tin bậy bạ sẽ bị ăn cấm. Wikipedia nằm trong top 10 trang có nhiều view nhất trên thế giới. Nó là trang thông tin có nhiều view nhất trên thế giới. Hàng tỷ người dùng Wikipedia hàng tháng để đọc về các thông tin khác nhau. Còn chuyện ngộ nhận "vinh danh" này nọ thì tôi xin không bàn tới (đó là phạm trù khác). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:02, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nguồn đáng tin cậy về Thích Minh Tuệ

[sửa mã nguồn]

Tôi mở mục này để xem xét nguồn tin nào theo tiêu chí Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy có thể đưa vào chú thích. Lý do nhiều thông tin liên quan đến Thích Minh Tuệ không được nhắc đến trong các nguồn báo chí trong nước, đặc biệt là về giai đoạn trước khi vị này bộ hành trong đó có: nơi từng làm việc, nơi xuất gia, các tu viện/thiền viện nơi ông tu học, những người có ảnh hưởng đến quá trình tu học, nơi ông ẩn tu (lúc không bộ hành)... Một số nguồn (tự xuất bản) chứa các thông tin nói trên có thể kể đến: các trang phật giáo như Thư viện hoa sen (có nguyên một thư mục Thích Minh Tuệ), và các clip phỏng vấn trên youtube ghi âm ghi hình lời nói, hành động của chính chủ thể Thích Minh Tuệ. Một số trong đó có thể thỏa mãn các tiêu chí Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Nguồn tự xuất bản – Minh.sweden (thảo luận) 00:53, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Một số câu nói về xuất thân của ông này có trên tuần báo Sài Gòn Nhỏ. Tôi không dám chắc nguồn này có dùng được không vì nó có vẻ "thiếu chuyên nghiệp" trong khi có vẻ nó là một phụ trương của báo Người Việt. --minhhuy (thảo luận) 05:14, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nhiều báo trong nước thậm chí còn nhảm nhí hơn. Vnexpress, Vietnamnet đôi lúc dịch lại các bài từ các tạp chí lá cải như dailymail. Miễn nguồn đó là từ một tờ báo có đăng kí, được tổ chức quy củ. Báo Sài Gòn Nhỏ thuộc sự quản lý của những người điều hành báo Người Việt. Nó được đăng kí dưới cái tên "THE LITTLE SAIGON NEWS INCORPORATED", cùng với địa chỉ của báo Người Việt. Mình nghĩ nguồn này đủ tiêu chuẩn để trích dẫn. Nếu cần làm mạnh nguồn thì soạn thêm một mục về báo này trong trang wiki Người Việt hoặc lập luôn một trang wiki mới nếu đủ thông tin. – Minh.sweden (thảo luận) 06:13, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@GoodmorninghpvnMinh.sweden: Tôi đã tạo bài về Thích Minh Tuệ trên Wikiquote tiếng Việt, là nơi rất thích hợp để tổng hợp các câu nói nổi tiếng của ông này, các bạn nếu tìm thấy từ nguồn uy tín nào có thể xem xét bổ sung vào trang đó (theo format có sẵn, nhớ ghi nguồn). Ngoài ra không chỉ có phát ngôn của ông này mà những nhận xét có giá trị và nổi bật từ các cá nhân khác cũng có thể thêm vào ở mục tương ứng trong trang đó. Một liên kết đến Wikiquote đã được thêm vào bài ở Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 09:36, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thiên lệch?

[sửa mã nguồn]

@Nguyenmy2302: Có lẽ bạn đã nhầm lẫn gì đó khi treo biển. Đề mục "Đánh giá" có dẫn nhiều nguồn cả báo chí trong nước lẫn quan điểm đối lập từ giới quan sát không thuộc chính quyền, chứ không chỉ có báo của chính quyền như lý do của bạn. Hãy đọc kỹ đoạn cuối của đề mục đó. minhhuy (thảo luận) 04:39, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

P/s: mô tả chính xác hơn, đề mục "Đánh giá" đang rất cân bằng. Đoạn đầu là quan điểm phê phán ông này hoặc xem việc ông này đi bộ hành là bình thường không đáng chú ý, đoạn giữa trung hòa hai quan điểm, và đoạn cuối là ủng hộ ông này. Hoàn toàn không thiên lệch về quan điểm báo chí trong nước như lập luận của bạn. --minhhuy (thảo luận) 04:41, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Trần Nguyễn Minh Huy Đa số các quan điểm được dẫn giải chi tiết hiện nay chỉ đến từ những nguồn báo chí trong nước như Công Thương, CAND,... và tổ chức tôn giáo trong nước. Trong khi đó, không một quan điểm chính thức nào từ các trang báo độc lập như RFA, VOA, BBC hay RFI được nhắc đến, hoặc từ các tổ chức quốc tế như HRW, HRF,... như vậy là phần mục này rõ ràng thiên lệch về mặt quan điểm, không phải vấn đề số lượng nguồn. Đó là lý do mình đặt biển đó vào bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:23, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nếu bạn tìm ra quan điểm từ các nguồn quốc tế này, xin hãy bổ sung vào bài để làm nội dung phong phú hơn. Tuy nhiên mục "Đánh giá" hiện tại không ở trong tình trạng "thiên lệch", mà có lẽ chỉ "thiếu sót" (như thông tin bạn cung cấp), vì nó đang trực tiếp trình bày nhiều luồng quan điểm khác nhau về nhân vật, trong đó có cả nguồn từ BBC dẫn lời từ GHPGVNTN và cá nhân liên quan đến nó, vốn đối nghịch với truyền thông trong nước. minhhuy (thảo luận) 10:28, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy Mình chỉ có trách nhiệm đưa ra vấn đề, không phải người giải quyết vấn đề, và cơ sở để mình đặt biển đó vào bài là hoàn toàn hợp lý. Nói thêm là đa số các nguồn bàn luận về chủ thể hiện nay đều đến từ các nguồn báo độc lập như trên, nhưng sao khi vào bài thì toàn dẫn ý kiến của các cơ quan báo chí và tổ chức tôn giáo thuộc chính quyền? Thông tin từ GHPGVNTN trong mục là quá ít để so sánh với số còn lại, như vậy là đã đủ để chứng minh tính thiên lệch về quan điểm của bài rồi. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:35, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Có khá nhiều nguồn đánh giá về sự vụ như [7], [8], [9], [10], [11]. Mình nhận thấy có nguồn đã được đưa vào bài nhưng lại không có đề cập đến quan điểm được đưa ra từ bài viết đó. Có thể bổ sung thêm để cân bằng các ý kiến trong mục. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:40, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302: Việc nhận định "thiên lệch" hay không không nên phụ thuộc vào gốc gác của nguồn (trong nước hay ngoài nước), mà nên chú trọng xem nguồn đưa ra vấn đề như thế nào, đa chiều hay một chiều. Ví dụ báo Tiền Phong đưa ra hai luồng nhận định khác nhau về vấn đề này, nên có thể nói là họ trung lập và đa chiều. Không có căn cứ nào cho việc "ít đưa ra quan điểm từ nguồn nước ngoài" thì nói thông tin trong bài đang thiên lệch, nên việc đặt biển hiện tại là không hợp lý. Tham gia quá trình tìm nguồn về nhân vật này, tôi có thể phủ nhận lập luận "đa số các nguồn bàn luận về chủ thể hiện nay đều đến từ các nguồn báo độc lập", vì thực tế là các nguồn do nhà nước kiểm soát vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn khi bàn về nhân vật này.
Ngoài ra có lẽ bạn quan sát chưa kỹ. Các quan điểm từ những nguồn quốc tế mà bạn chỉ ra đã được trích dẫn trong những phần nội dung khác của bài. Việc mục "Đánh giá" dùng khá ít nội dung từ chúng chỉ đơn giản vì đó là những thông tin "đúng phạm vi" nhất của đề mục, đó là đánh giá về cá nhân ông này và cách ông này tu, chứ không phải đánh giá về hiện tượng do ông ấy gián tiếp gây ra hay các thuyết âm mưu liên quan đến việc ông ấy mất tích (mục "Ảnh hưởng"). Nếu bạn cần "quan điểm quốc tế" cho những việc đó, xin hãy đọc các phần nội dung khác thay vì mục "Đánh giá". Không phải cứ viết tràn lan các thông tin trong một đề mục vốn ít liên quan đến nó thì là đang giúp ích cho độc giả và cho bài. minhhuy (thảo luận) 10:47, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy Mình không nói "ít đưa ra quan điểm từ nguồn nước ngoài" là bài đang thiên lệch, mà vấn đề là đa số các quan điểm trong bài hiện nay chỉ đến từ các cơ quan thuộc chính quyền, chưa nói đến trong hay ngoài nước, vui lòng bạn không quy chụp. Quan điểm của mình "đa số các nguồn bàn luận về chủ thể hiện nay đều đến từ các nguồn báo độc lập" dựa trên việc đọc báo và tìm hiểu nguồn của mình, mà mình có chứng minh bằng việc dẫn các nguồn ra như trên. Bạn phủ nhận luồng quan điểm từ những nguồn mới mà mình đưa ra ở trên thì về cơ bản đó là việc của bạn, mình vẫn bảo lưu quan điểm bài đang bị thiên lệch quan điểm về một phía và hoàn toàn có cơ sở khi đặt biển {{Thiên lệch}} vào bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:55, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
Trong bài đang dẫn ra nguồn từ các cơ quan không thuộc chính quyền và đối nghịch với chính quyền, từ VOA, BBC, RFA đến các tổ chức tôn giáo độc lập như Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, không rõ bạn còn yêu cầu nào thêm cho việc này? Tôi không phủ nhận việc đọc báo và tìm nguồn của bạn, vì chính tôi đã thêm các nguồn như vậy vào bài, nhưng điều tôi đã chỉ ra là chúng phải được đặt vào đúng đề mục liên quan chứ không bạ đâu đặt đó chỉ để cho thấy là "có nhiều thông tin đối lập về người này", bạn nên đọc kỹ thảo luận của tôi hơn. Các nguồn mà bạn dẫn ít hay nhiều đã nằm tại các đề mục khác, nhất là mục "Tự do tôn giáo". Còn đề mục "Đánh giá" cần có thông tin súc tích và trung lập nhất, đừng nhồi nhét nội dung không liên quan cho nó (ví dụ nhận định việc chính quyền Việt Nam trấn áp ông này là việc của "Tự do tôn giáo", chứ liên quan gì "Đánh giá").

Nếu không thể đồng thuận về việc này, có lẽ chúng ta cần kêu gọi nhiều ý kiến hơn từ cộng đồng. minhhuy (thảo luận) 11:03, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
> Bạn phủ nhận luồng quan điểm từ những nguồn mới mà mình đưa ra
Ngoài ra, có vẻ bạn mới là người quy chụp ở đây, vì tôi không hề nói câu nào như vậy. Điều tôi phủ nhận là lập luận "đa số các nguồn bàn luận về chủ thể hiện nay đều đến từ các nguồn báo độc lập" của bạn, chứ tôi không đả động gì đến quan điểm từ nguồn bạn đưa ra. minhhuy (thảo luận) 11:07, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nên làm cái đồng thuận nho nhỏ kéo dài 7 ngày dựa trên quy định Wikipedia:thảo luận cộng đồng. Quy trình thật ra khá đơn giản. Nó chỉ bao gồm 3 bước đơn giản nằm trong "Tóm tắt trang này". Tôi ủng hộ quan điểm của BQV Huy. Tôi thấy có nhiều ý kiến đối lập với chính quyền chứ không hề 1 chiều. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:05, ngày 7 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi cũng không thấy trang này thiên lệch. Nhưng ta nên làm rõ thế nào "có nhiều" hay "có ít" quan điểm? Rất khó định lượng được ý kiến dư luận là số đông hay số ít, mà chỉ có thể đo lường được là theo "ít" hay "nhiều" nguồn (tin cậy, kiểm chứng được) thì XYZ. Theo tôi thì một trang wiki khi có các trái nghịch từ báo chí chính thống trong nước (lề phải), và các báo lề trái (BBC, RFA, etc) thì cứ đưa vào. Đối với các sự kiện được coi là nhạy cảm với chính quyền, thì tin từ các báo trong nước không thể coi là trung lập. – Minh.sweden (thảo luận) 02:05, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tất nhiên tôi đã cố gắng giữ cân bằng quan điểm của cả hai lề báo, vì tuy báo trong nước đưa tin phiến diện về ông này (điều tương tự ở một số báo ngoài nước như RFA, Người Việt), đó hiện là nguồn tin ưu thế cung cấp nhiều thông tin nhất. Các báo không thuộc chính quyền đang tập trung khai thác việc ông này mất tích, ví dụ, chứ không thấy nhận định nhiều về bản thân ông này như một cá nhân cần đánh giá.
    Có hai nguồn từ BBC hiện có thể đáp ứng yêu cầu của Nguyenmy2302 trong mục đánh giá, là [12][13]. Nguồn đầu tiên đã được trích dẫn nội dung gì cần trích dẫn, nguồn thứ hai thì chưa sử dụng, hy vọng sẽ sớm được các biên tập viên khác đưa vào. Dù vậy việc thiếu nguồn thứ hai cũng chưa đến mức gọi là "thiên lệch". minhhuy (thảo luận) 03:04, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi đã đưa nguồn BBC thứ hai vào mục "Đánh giá", nhưng cần tiếp tục khai thác nguồn này để lấy nhiều thông tin hơn. minhhuy (thảo luận) 03:16, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Trung lập là biết cách cân bằng nguồn từ 2 phía chứ không phải đòi loại bỏ nguồn của 1 bên. Nguồn vàng hay đỏ gì cũng có phần thiên lệch dù ít hay nhiều. Wikipedia không có quyền "dắt mũi" độc giả. Việc của chúng ta là cân bằng thông tin giữa 2 chiều sao cho trung lập. Độc giả đọc rồi sẽ tự đúc kết ra ai đúng ai sai. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:42, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi đã bổ sung thêm các quan điểm "đánh giá" được BBC trích dẫn trong bài mới nhất. Nhân tiện tạo thêm đoạn về Angela Phương Trinh do cũng được nhắc đến trong nguồn này. Hy vọng đề mục đã đa chiều hơn nữa. minhhuy (thảo luận) 06:25, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ không cần mở đồng thuận nữa. Đã có 3 tv đồng ý rằng không có việc thiên lệch ở đây. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:16, ngày 8 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Cẩn thận khi trích nguồn và cách viết

[sửa mã nguồn]

Các nguồn trích dẫn đều có thể mang một mục đích chính trị, tuyên truyền, các câu nói, hình ảnh đều có thể bị cắt ghép, chắp vá. Chẳng hạn về chuyện ông Thích Minh Tuệ xuất hiện trên VTV, hoàn toàn có thể là các đoạn clip ghép với nhau, trong đó đoạn ông trả lời có thể không phải là sau sự kiện bị cưỡng chế ngày 3 tháng 6, mà có thể là trước đó. Do đó nên cẩn thận thì có thể viết là "trong một đoạn phỏng vấn VTV đăng tải ngày xyz thì Thích Minh Tuệ abc". Chứ không nên viết kiểu "ngày xyz, Thích Minh Tuệ abc theo phóng sự VTV". – Minh.sweden (thảo luận) 06:00, ngày 9 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Hợp lý, tôi đã sửa lại câu văn. minhhuy (thảo luận) 06:03, ngày 9 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Ngày sinh

[sửa mã nguồn]

@Trần Nguyễn Minh Huy: Mình thấy có khá nhiều video trên TikTok đề cập ngày sinh của Thích Minh Tuệ là ngày 19 tháng 5 năm 1981, bạn có thể search từ khóa "Ngày sinh Thích Minh Tuệ" trên nền tảng này để hiểu rõ hơn! Với tư cách là người có nhiều sửa đổi nhất tại bài viết này thì mong bạn check kỹ lại thông tin trên nhé! Hongkytran (thảo luận) 05:17, ngày 17 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Hongkytran: TikTok là nguồn rác và có 0 giá trị về mặt tham khảo. – Squirrel (talk) 05:24, ngày 17 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời
@SecretSquirrel1432: Mình cũng bán tín bán nghi về thông tin này, thực sự có nhiều video đến ngày sinh của Thích Minh Tuệ là ngày 19 tháng 5 năm 1981 luôn! Để chính xác nhất thì chắc phải xem CCCD của ông Tuệ thôi 😄😄 Hongkytran (thảo luận) 05:42, ngày 17 tháng 6 năm 2024 (UTC)Trả lời

Về thông tin GHPGVN thuộc chính phủ quản lý

[sửa mã nguồn]

@Hongkytran: Trong bài đã nhiều lần chỉ ra sự liên quan giữa tổ chức này và chính phủ Việt Nam, nên việc có một ghi chú nhỏ khẳng định mối quan hệ giữa tổ chức này chính phủ Việt Nam là hoàn toàn hợp lý. Quan trọng hơn, bài còn đề cập nhiều đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các quan điểm đối lập của tổ chức, đồng thời cũng có câu văn tương tự nêu rõ tổ chức này không do chính phủ quản lý, nên việc để một ghi chú tương ứng cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam giúp người đọc hiểu rõ quan điểm và sự lệ thuộc đối lập nhau của hai tổ chức là hoàn toàn cần thiết. minhhuy (thảo luận) 10:49, ngày 31 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nên Sửa lại Hành Giả Minh Tuệ ông không nhận pháp Danh có chữ Thích

[sửa mã nguồn]

Ngài không nhận Mình pháp danh họ Thích chỉ là Mình Tuệ thôi, Nam Mô Đại Bi Trí Tuệ Đầu Đà Phật– 2001:EE0:5149:CD90:E4E4:DF5A:7F15:A5B2 (thảo luận) 09:14, ngày 1 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bạn có thể trích nguồn báo chi tin cậy về điều này? Bản thân ông Minh Tuệ trong một số clip phỏng vấn trên Youtube cũng xưng Thích Minh Tuệ, cũng như trang facebook cá nhân của ông từng sử dụng trước khi thực hành hạnh đầu đà cũng lấy tên là Thích Minh Tuệ. – Minh.sweden (thảo luận) 05:01, ngày 2 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nên bổ Sung Phát Tâm Thiên Định Tuệ, Và Thầy Minh Tuệ Xuất Gia Năm4/12/ 2008

[sửa mã nguồn]

Nên bổ Sung Phát Tâm Thiên Định Tuệ, Và Thầy Minh Tuệ Xuất Gia ngày 4/12/ 2008 – 2001:EE0:514F:760:20B9:162:F0B3:F515 (thảo luận) 12:00, ngày 8 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bạn có thể trích nguồn báo chi tin cậy về điều này? – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 17:40, ngày 8 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tra cứu lượt view của trang này ở đâu

[sửa mã nguồn]

Xin cho hỏi tra cứu lượt view của trang này ở đâu? Hồi trước tôi nhớ có nhưng giờ không có – 113.176.64.93 (thảo luận) 07:02, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bạn truy cập vào https://pageviews.wmcloud.org/ nhé. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:11, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nàng công chúa mọt sách Vietsub
Nàng công chúa mọt sách Vietsub
Eliana là một người yêu sách và cũng là vị hôn thê của hoàng tử Christopher. Một ngày nọ cô biết một cô gái đã có tình cảm với hoàng tử
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Lạm phát là một từ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và thường xuyên xuất hiện trong đời sống hằng ngày quanh ta
Violet Evergarden - Full Anime + Light Novel + Ova
Violet Evergarden - Full Anime + Light Novel + Ova
Đây là câu chuyện kể về người con gái vô cảm trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa của tình yêu