Phước Long
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Phước Long | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Bạc Liêu | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Phước Long | ||
Trụ sở UBND | Đường Nguyễn Minh Thành, ấp Hành Chính, thị trấn Phước Long | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 7 xã | ||
Thành lập |
| ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Phạm Thanh Hải | ||
Chủ tịch HĐND | Lê Văn Năm | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Trần Thanh Khôi | ||
Chánh án TAND | Hồng Văn Bào | ||
Viện trưởng VKSND | Trần Quốc Tuấn | ||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Chí Thiện | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 9°24′B 105°24′Đ / 9,4°B 105,4°Đ | |||
| |||
Diện tích | 417,92 km²[1] | ||
Dân số (31/12/2022) | |||
Tổng cộng | 147.885 người[1] | ||
Mật độ | 353 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Khmer | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 957[2] | ||
Mã bưu chính | 96xxxx | ||
Mã điện thoại | 291 | ||
Biển số xe | 94-E1-AH | ||
Website | phuoclong | ||
Phước Long là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.
Huyện Phước Long nằm ở phía bắc tỉnh Bạc Liêu, có vị trí địa lý:
Nhìn chung tương đối bằng phẳng, bề mặt bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, nằm ở độ cao phổ biến từ trên dưới 0,8m so với mực nước biển, độ dốc trung bình từ 1–1,5cm/km, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Tây Nam. Địa hình của huyện thuận lợi cho việc tận dụng thủy triều đưa nước mặn vào nội đồng phục vụ nuôi trồng thủy sản, song cũng tạo thành những vùng trũng cục bộ đọng nước chua phèn gây trở ngại cho canh tác. Ngoài ra, còn gây khó khăn cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.[3]
Huyện Phước Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, với những đặc trưng chủ yếu sau:
Huyện Phước Long có tuyến kênh tạo nguồn Quản Lộ – Phụng Hiệp, là tuyến quan trọng cả về lưu thông đường thủy lẫn cấp thoát nước cho hoạt động sản xuất. Đặc biệt, có hệ thống ranh phân chia mặn – ngọt nên sản xuất trên địa bàn được chia thành hai tiểu vùng. Cụ thể:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Phước Long có 3 nhóm đất chính là đất mặn, đất phèn và đất nhân tác. Trong đó:
Ngoài ra, đất sông, kênh, rạch có diện tích 425,97 ha, chiếm 1,02% diện tích tự nhiên, phân đều trên địa bàn huyện.[3]
Nước mặt: rất dồi dào do được cung cấp từ nước mưa và hệ thống sông, kênh, rạch khá dày đặc trên địa bàn, đặc biệt là nguồn nước từ sông Hậu thông qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Nguồn nước chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Nước dưới đất: được phân bố khá rộng, nước ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleistoxen, Plioxen, Mioxen ở độ sâu 80 – 500m, chất lượng khá tốt chủ yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt của nhân dân, một số nơi chưa đến 50m đã có nước dưới đất nên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.[3]
Huyện Phước Long có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phước Long (huyện lỵ) và 7 xã: Hưng Phú, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh.
Bản đồ hành chính huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Phước Long | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đề án số 02/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bạc Liêu[1]
|
Ban đầu, địa danh Phước Long chỉ là tên một làng thuộc tỉnh Rạch Giá. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Phước Long do lấy theo tên gọi làng Phước Long vốn là nơi đặt quận lỵ.
Quận Phước Long thuộc tỉnh Rạch Giá được thực dân Pháp thành lập vào ngày 20 tháng 5 năm 1920, gồm có hai tổng: Thanh Bình và Thanh Yên với tổng cộng 14 làng. Quận lỵ đặt tại làng Phước Long.
Ngày 24 tháng 11 năm 1925, quận Phước Long nhận thêm tổng Thanh Biên từ quận Gò Quao chuyển sang.
Ngày 1 tháng 1 năm 1936, thực dân Pháp lập đại lý hành chánh An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá, trụ sở đặt tại chợ Thứ Ba, gồm 1 tổng có tên là Thanh Biên trên cơ sở tách đất từ quận Phước Long trước đó.
Ngày 1 tháng 8 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc nâng lên thành quận An Biên, đặt dưới quyền một quan chức người Pháp.
Năm 1947, quận Phước Long được chính quyền thực dân Pháp giao cho tỉnh Bạc Liêu. Cũng trong năm này, chính quyền kháng chiến của lực lượng Việt Minh quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân, ban đầu thuộc tỉnh Rạch Giá, do lấy theo tên người chiến sĩ cộng sản Trần Hồng Dân (1916–1946) đã hy sinh tại địa phương trước đó.
Năm 1952, huyện Hồng Dân được giao cho tỉnh Bạc Liêu.
Tháng 10 năm 1954, huyện Hồng Dân trở lại thuộc tỉnh Rạch Giá.
Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và sau đó là Việt Nam Cộng hòa không công nhận tên gọi Hồng Dân mà thay vào đó, vẫn sử dụng tên gọi quận Phước Long như cũ cho đến năm 1975.
Ngày 15 tháng 2 năm 1955, Thủ hiến Nam Việt của chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) quyết định tạm sáp nhập vùng Chắc Băng và quận An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1955, quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này.
Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa về việc giải thể đặc khu An Phước để tái lập quận Phước Long thuộc tỉnh Ba Xuyên.
Năm 1958, quận Phước Long gồm 2 tổng với 9 xã:
Ngày 24 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được giao về cho tỉnh Chương Thiện mới được thành lập. Đồng thời, lập mới xã Vĩnh Tân thuộc quận Phước Long do tách đất từ hai xã Vĩnh Quới và Tân Long cùng thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên trước đó. Ngoài ra, xã Vĩnh Hưng và xã Vĩnh Phú, nguyên thuộc quận Phước Long lúc đó cũng được sáp nhập vào quận Giá Rai thuộc tỉnh Ba Xuyên. Riêng địa phận xã Vĩnh Phú được nhập thêm một phần đất của xã Ninh Quới nằm về phía nam kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Quận Phước Long khi đó gồm 2 tổng với 8 xã:
Ngày 18 tháng 4 năm 1963, một phần đất của quận Phước Long được tách ra và hợp với một phần đất của quận Long Mỹ để thành lập thêm quận mới có tên là quận Kiến Thiện. Quận lỵ quận Kiến Thiện đặt tại Ngan Dừa, về mặt hành chánh lúc bấy giờ ấp Ngan Dừa thuộc xã Vĩnh Lộc. Đồng thời, xã Vĩnh Phú thuộc quận Giá Rai, tỉnh Ba Xuyên được sáp nhập trở lại vào quận Phước Long, tỉnh Chương Thiện. Bên cạnh đó, lại giao xã Vĩnh Tân về cho tổng Thanh Tuyền, quận Long Mỹ. Phân chia hành chánh quận Phước Long và quận Kiên Thiện năm 1963:
Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254-NV về việc quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu. Quận Phước Long trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu, riêng quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương Thiện cho đến năm 1975. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận.
Trong giai đoạn 1956 – 1975, địa bàn quận Phước Long của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn chính là huyện Hồng Dân của chính quyền Cách mạng. Tháng 10 năm 1957, do tỉnh Bạc Liêu bị giải thể, huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, khi đó huyện Hồng Dân lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1976.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã giải thể quận Phước Long, đồng thời vẫn duy trì huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).
Tháng 2 năm 1976, Hồng Dân trở thành huyện thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP[4] về việc:
Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[5] về việc sáp nhập huyện Phước Long vào huyện Hồng Dân.
Huyện Hồng Dân gồm có 24 xã: Vĩnh Lộc, Vĩnh Hiếu, Ninh Thuận, Ninh Thạnh Lợi, Ninh Lợi, Lộc Ninh A, Lộc Ninh B, Vĩnh Trung, Ninh Hoà, Hoà Lợi, Ninh Quới A, Ninh Quới B, Phong Dân, Phong Hoà, Phong Hiệp, Phước Tây, Phước Long, Vĩnh Hồng, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Phú Đông, Đông Phú, Đông Nam, Hưng Phú và 2 thị trấn: Phước Long, Ngan Dừa. Huyện lỵ đóng tại thị trấn Phước Long.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[6] về việc:
Ngày 9 tháng 11 năm 1990, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 483/QĐ-TCCP[7] về việc:
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, huyện Hồng Dân trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Cuối năm 1999, huyện Hồng Dân có 2 thị trấn: Ngan Dừa, Phước Long và 12 xã: Hưng Phú, Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A, Ninh Thạnh Lợi, Phong Thạnh Nam, Phước Long, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh.
Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP (nghị định có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2000)[9] về việc thành lập huyện Phước Long trên cơ sở 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu của huyện Hồng Dân.
Huyện Phước Long có 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 6 xã: Phong Thạnh Nam, Phước Long, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú và thị trấn Phước Long.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP[10] về việc chia xã Phong Thạnh Nam thành xã Phong Thạnh Tây A và xã Phong Thạnh Tây B:
Huyện Phước Long có 1 thị trấn và 7 xã như hiện nay.
Giai đoạn 2016–2020, tình hình kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất từng bước phát triển theo chiều sâu, nhất là việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quy mô ngày càng mở rộng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản từ 45% (năm 2015) xuống còn 39,91% (năm 2020), tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 24% (năm 2015) lên 25,02% (năm 2020), thương mại - dịch vụ tăng từ 31% (năm 2015) lên 35,07% (năm 2020).[3]
Phước Long có đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình khá đặc biệt, với hai tiểu vùng mặn - ngọt, đã hình thành nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, có nhiều mô hình sản xuất kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Tiểu vùng mặn phát triển sản xuất tôm, lúa; tiểu vùng ngọt trồng lúa, màu và nuôi thủy sản. Trong những năm qua, nhờ nỗ lực cao huyện đã có bước chuyển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, phát huy được tiềm năng, lợi thế. Năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản (giá hiện hành) đạt 6.721,99 tỷ đồng, tăng 1.913,58 tỷ đồng so với năm 2015. Cụ thể:
Khu vực công nghiệp – xây dựng, trong những năm qua đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện thể hiện trên nhiều mặt như tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng lớn, tạo ra sự thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, tác động tích cực đối với các ngành nông nghiệp và dịch vụ,.... Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng (giá hiện hành) đạt 4.107,34 tỷ đồng, tăng 1.842,40 tỷ đồng so với năm 2015. Do đó, đã thể hiện được vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.[3]
Hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện có chuyển biến tích cực; các hoạt động kinh doanh, mua bán phát triển rộng đến tận vùng nông thôn sâu; hệ thống chợ từng bước đầu tư và mở rộng; chất lượng, số lượng hàng hóa dồi dào, nhiều chủng loại và đa dạng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Giai đoạn 2016–2020, xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng và đi vào hoạt động ổn định chợ nhà lồng xã Phong Thạnh Tây A, diện tích 144 m². Nâng cấp, mở rộng chợ Phó Sinh (xã Phước Long), sửa chữa nhà lồng chợ TT. Phước Long, chợ Trưởng Tòa (xã Vĩnh Thanh), chợ Rọc Lá (xã Hưng Phú) và chợ Chủ Chí (xã Phong Thạnh Tây B). Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 5.898,72 tỷ đồng, tăng 1.902,73 tỷ đồng so với năm 2015, và có 7.155 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, hoạt động ổn định.[3]
Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo của huyện luôn được quan tâm đầu tư phát triển, vì vậy chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể, tỷ lệ trẻ em đến lớp, tỷ lệ học sinh khá giỏi và tốt nghiệp các cấp học đạt cao. Năm 2020, hiện trạng về trường lớp, giáo viên, học sinh như sau:
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn được quan tâm thực hiện tốt. Các chương trình y tế quốc gia, công tác truyền thông dân số triển khai đạt kết quả cao. Công tác y tế dự phòng gắn với khám và điều trị về chất lượng, hiệu quả được nâng lên đáng kể, tập trung mọi nguồn lực thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Toàn huyện có 1 Trung tâm y tế huyện; 8/8 xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn và các tổ y tế ở tất cả các ấp. Nhìn chung, mạng lưới y tế đã được hình thành và phát triển rộng khắp, trang thiết bị ngày càng được tăng cường nên đã góp phần nâng cao hiệu quả khám và chữa bệnh ở các tuyến cơ sở.
Lực lượng cán bộ, công chức ngành Y tế ngày càng được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Hiện có 88 bác sĩ; 45 dược sĩ và cao đẳng, trung cấp; 82 y sĩ, 74 điều dưỡng và 59 hộ sinh, kỹ thuật viên Y. Tỷ lệ bác sĩ hiện có là 7 bác sĩ/vạn dân.[3]
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu |
Huyện Phước Long có diện tích tự nhiên là 417,84 km², dân số năm 2016 là 122.342 người, trong đó: dân tộc Kinh có 118.169 người chiếm 96,59%, dân tộc Hoa 250 người chiếm 0,20%, dân tộc Khmer 4.065 người chiếm 3,32%, dân tộc khác 20 người chiếm 0,02%.
Dân số năm 2018 là 122.962 người, mật độ dân số 294 người/km². Trong đó, dân số sống ở thành thị là 21.034 người chiếm tỉ lệ 17,12% và dân số sống ở nông thôn là 101.928 người chiếm tỉ lệ 82,88%.
Theo thống kê năm 2019, huyện Phước Long có diện tích 417,84 km², dân số là 124.405 người, mật độ dân số đạt 298 người/km².[11][12]
Năm 2020, dân số toàn huyện Phước Long là 125.015 người, trong đó, dân số thành thị là 21.473 người chiếm 17,18%, dân số nông thôn là 103.542 người chiếm 82,82%.[13]
Theo thống kê ngày 1 tháng 11 năm 2021, dân số huyện Phước Long là 125.186 người, trong đó dân số thành thị là 21.273 người (16,99%), dân số nông thôn là 103.913 người (84,01%).[14]
Cuối năm 2021, dân số của huyện Phước Long ước khoảng 125.628 người, trong đó, khu vực thành thị 21.578 người, chiếm 17,18%; khu vực nông thôn 104.049 người, chiếm 82,82%.[15]
Huyện Phước Long có diện tích 417,91 km², dân số năm 2022 là 126.432 người, trong đó, khu vực thành thị 21.693 người, chiếm 17,16%; khu vực nông thôn 104.739 người, chiếm 82,84%.[16]
Huyện Phước Long có diện tích 417,92 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2022 là 147.885 người,[1] mật độ dân số đạt 353 người/km².
Huyện Phước Long có 1 trung tâm văn hoá huyện, 7/7 xã đều có nhà văn hóa và 70 nhà văn hóa – khu thể thao ấp. Năm qua, song song với việc tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, huyện còn tập trung vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, xây dựng và đẩy mạnh các phong trào văn hóa. Đến nay, toàn huyện duy trì giữ vững 7/7 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và thị trấn Phước Long đạt chuẩn văn minh đô thị; 78/78 ấp duy trì danh hiệu đạt chuẩn văn hóa 3 năm liền; công nhận 3.321 hộ gia đình văn hóa và 28.753 hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, chiếm 95,22%.[3]
Huyện Phước Long có 4 khu du lịch sinh thái (vườn) tổng diện tích 9 ha, trong đó:
Các di tích lịch sử - văn hóa:
Trên địa bàn huyện, mạng lưới giao thông bộ phát triển khá nhanh, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đạt cao, nhất là các tuyến quan trọng. Cụ thể, như sau:
Trên địa bàn huyện có các tuyến chính như: Quản Lộ – Phụng Hiệp, Hòa Bình, Phước Long – Cầu Số 2, Vĩnh Phong, Phó Sinh – Giá Rai, Chủ Chí – Chợ Hội cùng nhiều tuyến vừa và nhỏ khác nên đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân.[3]