Thalassoma

Thalassoma
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Thalassoma
Swainson, 1839
Loài điển hình
Scarus purpureus
Forsskål, 1775[1]
Các loài
28 loài, xem trong bài

Thalassoma là một chi cá biển thuộc họ Cá bàng chài. Những loài trong chi này đa số có phạm vi phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một số loài lại được tìm thấy ở Đại Tây Dương.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh Thalassoma bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại, được ghép từ thálassa ("màu xanh nước biển") và sôma ("cơ thể"), hàm ý có lẽ đề cập đến tông màu chính của Thalassoma purpureum, loài điển hình của chi này[2]. Cá cái của T. purpureum có màu xanh lục, trong khi cá đực sẫm màu xanh lam hơn.

T. noronhanum, với chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là gần 13,5 cm, là loài nhỏ nhất trong chi này; trái lại, loài điển hình T. purpureum có kích thước lớn nhất, với chiều dài cơ thể tối đa là 46 cm[3].

Thalassoma bao gồm các loài lưỡng tính tiền nữ (protogynous hermaphrodite), nghĩa là tất cả cá con đều phải trải qua giai đoạn trung gian là cá cái trước khi biến đổi hoàn toàn thành cá đực.

Màu sắc và hoa văn trên cơ thể đa dạng nên rất dễ để phân biệt những loài trong chi này với nhau[3]. Bên cạnh đó, cá con, cá cái và cá đực ở các loài Thalassoma cũng đều có hình thái khác nhau.

Số gai ở vây lưng: 8; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 11; Số tia vây ở vây ngực: 15–17.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Có tất cả 28 loài được công nhận trong chi này, bao gồm[4]:

Sinh thái và hành vi

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá con của nhiều loài Thalassoma có thể đóng vai trò là một loài cá dọn vệ sinh: chúng ăn các ký sinh, dịch nhầy chết bám trên cơ thể những loài cá lớn hơn. Cá con của T. amblycephalum còn được quan sát là sống trong các xúc tu của hai loài hải quỳ Entacmaea quadricolorHeteractis magnifica cùng với hai loài cá hề Amphiprion frenatusAmphiprion ocellaris[9].

Thức ăn chủ yếu của Thalassoma là các loài thủy sinh không xương sống, nhưng nhiều loài Thalassoma còn ăn cả cá con và trứng của những loài cá khác. T. noronhanum còn có hành vi bơi theo sau những loài động vật khác như đồi mồi dứa cùng nhiều loài cá rạn san hô khác để nhặt thức ăn rơi ra trong khi những loài này đang đào xới đất[10]. Ở T. hardwicke, nếu thức ăn quá lớn để có thể nhai và nuốt, chúng sẽ nghiền mảnh thức ăn đang ngậm trong miệng bằng cách đập phần hàm vào một bề mặt đá đến khi mảnh thức ăn đó vỡ vụn ra[11].

T. lunare × T. cupido

Một vài loài Thalassoma có phạm vi phân bố chồng lấn lên nhau dẫn đến việc tạo ra những cá thể lai giữa chúng. Những cá thể lai đã được ghi nhận giữa các loài sau đây:

Ngoài ra, Thalassoma cũng đã lai tạp với một loài bàng chài khác chi, là Gomphosus varius[15]:

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ William N. Eschmeyer; Ron Fricke; Richard van der Laan (biên tập). Thalassoma. Catalog of Fishes. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  2. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (i-x)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b G. Bernardi và đồng nghiệp (2004). “Evolution of coral reef fish Thalassoma spp. (Labridae). 1. Molecular phylogeny and biogeography” (PDF). Marine Biology. 144: 369–375.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Froese Rainer; Daniel Pauly (2020). “Fish Identification: Thalassoma. FishBase. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ J. E. Randall; A. Edwards (1984). “A new labrid fish of the genus Thalassoma from the Pitcairn group, with a review of related Indo-Pacific species”. Journal of Aquariculture and Aquatic Sciences. 41 (2): 13–32.
  6. ^ J. E. Randall; J. K. L. Mee (1994). “A new labrid fish of the genus Thalassoma from Oman”. Fauna of Saudi Arabia. 14: 303–308.
  7. ^ John E. Randall (2003). Thalassoma nigrofasciatum, a new species of labrid fish from the south-west Pacific” (PDF). aqua, Journal of Ichthyology and Aquatic Biology. 7 (1): 1–8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2019.
  8. ^ G. R. Allen (1995). “Thalassoma robertsoni, a new species of wrasse (Labridae) from Clipperton Island tropical Eastern Pacific Ocean”. Rev. Fr. Aquariol. 22: 75–79.
  9. ^ Michael Arvedlund; Kenji Iwao; Thea Marie Brolund; Akihiro Takemura (2006). “Juvenile Thalassoma amblycephalum Bleeker (Labridae, Teleostei) dwelling among the tentacles of sea anemones: A cleanerfish with an unusual client?”. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology. 329: 161–173.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ C. Sazima; R. M. Bonaldo; J. P. Krajewski; I. Sazima (2005). “The Noronha wrasse: a "jack-of-all-trades" follower”. aqua, Journal of Ichthyology and Aquatic Biology. 9: 97–108.[liên kết hỏng]
  11. ^ Łukasz Paśko (2010). “Tool-Like Behavior in the Sixbar Wrasse, Thalassoma hardwicke (Bennett, 1830)” (PDF). Zoo Biology. 29: 767–773.
  12. ^ John E. Randall; Aharon Miroz (2001). Thalassoma lunare x Thalassoma ruepellii, a Hybrid Labrid Fish from the Red Sea” (PDF). aqua, Journal of Ichthyology and Aquatic Biology. 4 (4): 131–134.[liên kết hỏng]
  13. ^ a b Fenton M. Walsh; John E. Randall (2004). Thalassoma jansenii × T. quinquevittatum and T. nigrofasciatum × T. quinquevittatum, hybrid labrid fishes from Indonesia and the Coral Sea” (PDF). aqua, Journal of Ichthyology and Aquatic Biology. 9 (2): 69–74. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2019.
  14. ^ John E. Randall; Phillip S. Lobel; E. H. Chave (1985). “Annotated checklist of the fishes of Johnston Island” (PDF). Pacific Science. 39 (1): 24–80.[liên kết hỏng]
  15. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen (2004). Gomphosus varius × Thalassoma lunare, a hybrid labrid fish from Australia” (PDF). aqua, Journal of Ichthyology and Aquatic Biology. 8 (3): 135–139.[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan