Tinh vân phát xạ | |
---|---|
Vùng H II | |
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000 | |
Xích kinh | 05h 38m 38s[1] |
Xích vĩ | −69° 05.7′[1] |
Khoảng cách | 160 ± 10 k ly (49 ± 3[2][3] k pc) |
Cấp sao biểu kiến (V) | +8[2] |
Không gian biểu kiến (V) | 40′ × 25′[2] |
Chòm sao | Kiếm Ngư |
Đặc trưng vật lý | |
Bán kính | 931[2][4] ly |
Đặc trưng đáng chú ý | Trong Đám Mây Magellan Lớn |
Tên gọi khác | NGC 2070,[2] Tinh vân Doradu,[1] Tinh vân Dor,[1] 30 Doradus |
Tinh vân Tarantula hay tinh vân Nhện Đỏ (hay còn được biết đến với tên gọi 30 Doradus) là một vùng H II nằm trong đám mây Magellan lớn. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 165000 năm ánh sáng. Nhà thiên văn học người Pháp Nicolas-Louis de Lacaille quan sát nó lần đầu tiên trong suốt hành trình đi mũi Hảo Vọng từ 1751 đến năm 1753.[5]
Cấp sao biểu kiến của nó là 8 và dựa vào các dữ liệu thu được thì khoảng cách xấp xỉ của nó với chúng ta là 49000 parsec[2] (160000 năm ánh sáng). Nó là một thiên thể cực sáng không có ngôi sao nào, nó sáng đến mức mà nếu nó ở khoảng cách gần với chúng ta như tinh vân Lạp Hộ thì nó sẽ tạo ra một bóng đen có thể nhìn thấy được.[6] Nó là một trong những vùng sao nổ hoạt động tích cực nhất được biết đến là nằm trong nhóm Địa phương và cũng là một trong những vùng H II rộng nhất trong nhóm thiên hà này với đường kính từ 200 đến 570 parsec[2][3]. Và bởi vì kích thước lớn đến vậy nên thi thoảng được khẳng định là vùng H II lớn nhất từng được biết mặc dù còn có những vùng H II khác rộng hơn[3] như NGC 604 trong thiên hà Tam Giác.
Có một siêu tân tinh được quan sát là xảy ra ở vùng rìa của thiên thể này tên là SN 1987A[7]. Nó là siêu tân tinh gần nhất được quan sát thấy từ khi kính thiên văn được phát minh.[8]
Theo như quan sát, đây là thiên thể nằm trong chòm sao Kiếm Ngư và dưới đây là một số dữ liệu khác:
Xích kinh 05h 38m 38s[1]
Độ nghiêng −69° 05.7′[1]
Kích thước biểu kiến 40′ × 25′[2]
30 Doradus.. 49 kpc +- 3 kpc