Tonokawa Yūto

Nhân viên Key Tonokawa Yūto
Nghề nghiệpBiên kịch, Phổ lời
Quốc tịchNhật Bản Nhật Bản
Thể loạiFantasy, Hư cấu
Tác phẩm nổi bậtLittle Busters!, Rewrite
Chữ ký

Tonokawa Yūto (都乃河 勇人 (Đô Nãi Hà Dũng Nhân)? sinh ngày 25 tháng 1) (bút danh) là một nhà văn người Nhật đến từ tỉnh Saitama, Nhật Bản và hiện đang làm việc cho hãng phát triển visual novel Key thuộc quyền Visual Art's. Ông bắt đầu cộng tác với Key từ tựa game thứ sáu của họ là Little Busters! và đã viết kịch bản cho hai nhân vật nữ chính: Kamikita Komari và Kurugaya Yuiko[1]. Tonokawa cũng viết kịch bản cho nhân vật Sasasegawa Sasami ở phần Little Busters! Ecstasy. Ông đã viết lời cho một trong những ca khúc chủ đề kết thúc của trò chơi này là "Alicemagic", đó cũng là lần đầu tiên Tonokawa trở thành một nhạc sĩ thật thụ. Do Maeda Jun đã giải nghệ và không còn là nhà biên kịch chính cho các sản phẩm của Key, Tonokawa được chấm để thay thế Maeda và trở thành người viết hầu hết kịch bản cho tựa game thứ chính của Key là Rewrite[2]. Trong số các nhân viên chủ chốt của Key, Tonokawa là người cập nhật trang blog chính thức của công ty thường xuyên nhất[3]. Mặc dù đạt nhiều thành tích như thế, Tonokawa vẫn luôn tự đánh giá bản thân ông "chỉ là một nhà văn không đủ năng lực" mà thôi[4]. Tháng 7 năm 2008, Tonokawa được sống trong cùng một căn hộ ở Osaka mà Maeda đã từng ở, dù ông không hề biết điều đó mãi cho đến lúc đã chuyển đến ở trong ngôi nhà nay[5].

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời trai trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tonokawa Yūto bắt đầu viết văn từ khi mới chỉ học trung học cơ sở, mặc dù chúng chỉ là những mẫu truyện ngắn. Ông tuyên bố rằng dù bản thân chẳng bao giờ thích đọc nhiều, ông đã xem qua light novel và văn học hiện đại khi đang học phổ thông. Lúc còn ở trung học, Tonokawa đã đọc các tác phẩm triết học của Søren KierkegaardLudwig Wittgenstein, cùng văn hóa dân gian Nhật Bản của Yanagita KunioOrikuchi Shinobu[6]. Một vài ước mơ của Tonokawa là trở thành diễn viên lồng tiếng hay tác giả manga, nhưng chúng mãi không thể thực hiện được cho đến khi ông học trung học và quyết chí trở thành một nhà biên kịch. Cho dù Tonokawa muốn làm những thứ có liên quan đến việc kể các câu chuyện, ông cảm thấy rằng có rất nhiều cách có thể cùng đạt được mục đích đó[7]. Trong lúc vẫn còn đi học, Tonokawa thử dùng mã kịch bản của game engine KiriKiri và làm một "novel game" ưa thích, nhưng nó không có hình ảnh và âm nhạc. Ông cảm thấy đó là một kinh nghiệm tốt để trở thành nhà biên kịch thật thụ từ khi phát hiện sự khác nhau giữa việc viết kịch bản tiểu thuyết với việc viết kịch bản cho trò chơi[8].

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, Tonokawa đến Visual Art's và làm thử việc cho nhiều chi nhánh của công ty này, nhưng trùng hợp thay vì đó cũng là thời gian Maeda Jun của Key (một công ty con cũng thuộc Visual Art's) đang tìm kiếm một người viết kịch bản khác tham gia vào đội ngũ và dẫn đến việc cuối cùng Tonokawa đã gia nhập Key với vai trò là một nhà biên kịch[9]. Tonokawa đáng lẽ bước đầu đã có thể gây được sự chú ý của người giám định vì 600 trang lý lịch trong đó có một kịch bản tập trung xoay quanh một nhân vật nữ, nhưng vì chưa có thị trường tiêu thụ loại kịch bản này vào thời điểm đó nên sau đó ông phải điền lại vào một đơn xin việc bình thường[10]. Trả lời phỏng vấn, Tonokawa nói rằng ông đã làm việc cho Key gần như ngay lập tức sau khi vừa tốt nghiệp đại học[11], và ông cảm thấy điều này như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình[12]. Tonokawa cho rằng Maeda có một sự ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ông, và nếu không nhờ Maeda, ông sẽ không thể có được vị trí đang đứng ngày hôm nay[13]. Ban đầu, Tonokawa được đề nghị làm việc với vai trò là người viết thuê sẽ giúp đỡ Maeda với chức danh trợ lý kịch bản, nhưng sau đó ông trở thành một trong những nhân viên chủ chốt do nhu cầu cấp bách cần vị trí cho một nhà biên kịch mới[14].

Thời điểm Tonokawa gia nhập Key là vào tháng 8 năm 2005, các nhân viên lúc đó đang dò lỗi cho tựa game thứ năm của họ là Tomoyo After ~It's a Wonderful Life~[15]. Ông bắt đầu làm việc với Key kể từ tựa game thứ sáu của họ là Little Busters! và đã viết kịch bản cho hai trong số những nhân vật nữ chính: Kamikita Komari và Kurugaya Yuiko[1]. Tonokawa cũng viết kịch bản luôn cho Sasasegawa Sasami ở phần Little Busters! Ecstasy. Ông viết lời cho một trong những ca khúc chủ đề kết thúc của Little Busters! là "Alicemagic", đó là lần đầu tiên ông bắt đầu sự nghiệp phổ lời nhạc của mình, dù cảm thấy việc sáng tác nhạc rất là khó[16]. Tonokawa cũng viết một số kịch bản bổ sung cho Takafumi và Kanako trong phiên bản PlayStation 2 của Tomoyo After ~It's a Wonderful Life~[17]. Do Maeda từ bỏ vai trò viết kịch bản chính cho Key sau khi sản xuất Little Busters![18], Tonokawa là nhà biên kịch chính thay thế Maeda, bắt đầu từ tựa game thứ chín của Key là Rewrite.[2]

Công việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch bản game

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Tonokawa Yūto's visual novel contributions” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ a b c d Rewrite visual novel official website” (bằng tiếng Nhật). Key. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “Key's official staff blog” (bằng tiếng Nhật). Key. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2008.
  4. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Tôi chỉ là một nhà văn không đủ năng lực. (自分は物書きしか能がないので...)
  5. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal 2” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Thật bất ngờ. Tôi được biết rằng đây là căn hộ mà Maeda đã từng ở. (全く偶然なのですが、以前麻枝さんが住んでいたマンションと一緒だそうです。)
  6. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Tôi nghĩ rằng mình đã từng viết những thứ giống như truyện khi còn học bậc phổ thông, mặc dù chúng chỉ là những mẩu truyện ngắn. Thực tế là tôi vốn không thích đọc nhiều, nhưng khi còn học phổ thông tôi đã xem tiểu thuyết và văn học hiện đại. Ở trường trung học, không một ai khác ngoài tôi vào thư viện và xem những tác phẩm triết học của Kierkegaard hay Wittgenstein, hoặc sách dân gian của Yanagita Kunio và Orikuchi Shinobu. (小説というものを書き始めたのは、中学校の頃でしょうか。当事は今で言うSSといったレベルの短編が主でした。本は実はあまり読まないのですが、中学の頃はラノベや近代文学、高校の頃は図書室にあっても誰も読まないようなキルケゴールとかヴィトゲンシュタインの哲学書や、柳田國男、折口信夫の民俗学とかの本を読み漁っていました。)
  7. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Tôi từng muốn trở thành diễn viên lồng tiếng hay tác giả manga. Theo đuổi ước mơ, nhưng không thể làm được đến khi tôi bước vào ngưỡng cửa phổ thông và quyết tâm trở thành một nhà biên kịch. Liên quan đến những ước mơ của tôi, có lẽ tôi đã có thể đạt được khả năng làm những thứ liên quan đến việc kể các câu chuyện. (昔は声優か漫画家になりたかったんですけどね。ちなみにシナリオライターを志したのは高校に入ってからです。物語に携わる仕事ということで、その前の夢についても、達成できているのかもしれません。)
  8. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Những ngày còn là học sinh, I từng dùng KiriKiri engine và tự làm một quyển novel game mới. Thật tiếc phải nói rằng nó không có hình hay bất kì tiếng động nào, nhưng nó vẫn là một kinh nghiệm hữu ích. Bấy giờ tôi mới biết những thứ gì mà mã kịch bản và định dạng hiển thị, vì vậy theo một khả năng suy luận đơn giản... tôi tin rằng tiểu thuyết và mã kịch bản có những phong cách văn chương khác nhau. (学生時代は、吉里吉里というエンジンを使って、自主制作のノベルゲームを作っていました。残念ながら絵や音がなく公開には至りませんでしたが、これがとても役に立ってます。実際にゲームを作っておくと、スクリプトや表示形式など、基盤になることが理解できますので...小説とシナリオの文体の差異なども、肌で実感できると思います。)
  9. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal 2” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Thực tế là ban đầu tôi xin làm thử việc cho các chi nhánh khác của Visual Art's và được chấp nhận. Vừa lúc Maeda đang tìm kiếm một người viết kịch bản và thế là tôi được nhận vào làm việc với Key. (実は当初はKeyではなくビジュアルアーツのほかのブランドの募集に応募していたのです。それがちょうどライターを探していた麻枝さんの目に止まり、Keyで仕事をしないかと声を掛けていただきました。)
  10. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Trước hết, có khả năng tôi đã lọt vào mắt xanh của ban giám khảo. Theo cách này, đơn xin việc của tôi dài tới 600 trang, nhưng lúc đó lại chưa có thị trường tiêu thụ cho loại kịch bản xoay quanh một cô gái trẻ, sau đó tôi đã phải điền lại một đơn xin việc bình thường. (直接の経緯は、ビジュアルアーツへの応募作が審査の方の目に留まったことです。ちなみに応募作は原稿用紙600枚超の、しかも少女が主人公の小説という業界では在り得ないものでした。その後ちゃんと別に正式な応募作を作ってあります。)
  11. ^ Tonokawa Yūto. “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Bằng cách này, sau khi tốt nghiệp đại học, ngay lập tức tôi đã bắt tay vào làm việc với Key. (ちなみに大学を卒業後、すぐにKeyの仕事に携わることになりました。)
  12. ^ Tonokawa Yūto. “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Theo tôi nghĩ, đã có một bước ngoặt lớn khi được tham gia vào Key. (やはり転機はKey入社です。)
  13. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Tôi nghĩ rằng ông ấy [Maeda] là người có ảnh hưởng số một trong cuộc đời tôi. Nếu Maeda không có ở đó lúc ấy, Tôi nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ có được ngày hôm nay. (多分人生で一番影響を受けた人物だと思います。麻枝さんがいなかったら今の自分は確実にいなかったでしょうね。)
  14. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Ban đầu tôi phải làm việc với vai trò là người viết thuê như một trợ lý của Maeda, nhưng tôi đã được vào làm việc trong trụ sở chính do nhu cầu cấp bách sau khi kiểm tra bằng một vài câu hỏi. (元々は外注ライターとして麻枝さんの手伝いをする予定だったのですが、急遽ライターが社内に必要とのことで、色々と審査もあり入社することになりました。)
  15. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal 3” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008. Từ việc gỡ lỗi cho Tomoyo After. (智代アフターのデバッグからです。)
  16. ^ Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Âm nhạc rất khó. (音楽は難しいですね。)
  17. ^ a b Tonokawa Yūto (ngày 7 tháng 7 năm 2008). “Answering Questions Journal” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Đối với những gì đã làm cho PS2, tôi có thể viết thêm một số kịch bản khác. Tôi đã hài lòng với Kanako và Takafumi. (PS2に移植になった際の追加シナリオを書かせていただいてます。河南子&鷹文は満足でした。)
  18. ^ “Getchu.com's yearly Bishōjo Game Ranking poll results for best overall game titles from 2007” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết
Altered Carbon: Resleeved - Hoạt hình spin-off của loạt phim Netflix
Altered Carbon: Resleeved - Hoạt hình spin-off của loạt phim Netflix
Là bộ phim hoạt hình Nhật Bản ra mắt năm 2020, Altered Carbon: Resleeved đóng vai trò như spin-off của loạt phim truyền hình gốc Altered Carbon trên Netflix
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Khi tham gia đầu tư, ngoại trừ những biến động trong nước thì các chỉ số chứng khoán thế giới cũng là điều mà bạn cần quan tâm