Trần Hiệu

Trần Hiệu
Chức vụ
Nhiệm kỳ1960 – 1984
Thông tin cá nhân
Sinh30 tháng 4 năm 1914
Mỹ Đức, Hà Đông, Liên bang Đông Dương
Mất1997
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Trần Hiệu (19141997) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Giám đốc Nha Liên lạc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Cục trưởng Cục Tình báo đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông cũng là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam với quân hàm Đại tá.

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Vũ Văn Địch, bí danh Hoàng Mỹ[1], sinh ngày 30 tháng 4 năm 1914 tại xóm Gianh, làng Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội) trong một gia đình trung nông lớp trên theo Nho học và có truyền thống yêu nước.

  • Năm 1926, mới 12 tuổi, ông đã tích cực tham gia Lễ Truy điệu Phan Chu Trinh tổ chức ở trường làng.
  • Tháng 6 năm 1929, khi là học sinh lớp nhì đệ nhất cấp ở Trường Bờ Sông - Hà Nội, ông được kết nạp vào tổ chức thanh niên cộng sản. Học hết đệ nhất cấp, ông đi học nghề thợ nguội ở xưởng Tân Thành tại phố Hàng Nón, Hà Nội.
  • Năm 1935, ông ra Hải Phòng học nghề sửa chữa xe ô-tô ở trường kỹ nghệ thực hành. Tại đây, tham gia làm báo bí mật với ông Nguyễn Quyết (về sau được phong hàm Đại tướng, từng là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước).
  • Năm 1936, tham gia hoạt động trong Phong trào Mặt trận Dân chủ, Hội Ái hữu và Đoàn Thanh niên Dân chủ tại Hà Nội.
  • Năm 1937, ông được giao Phụ trách Phòng Quản trị Tờ báo Thế giới - Tiếng nói của Đoàn Thanh niên Dân chủ.
  • Năm 1938, ông được Trường Chinh, Đào Duy Kỳ giới thiệu vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sinh hoạt trong Chi bộ công khai ở Hà Nội.
  • Tháng 9 năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tù và giam ở Nhà đày Sơn La.
  • Tháng 9 năm 1940, bị đưa về giam ở xà lim của Sở Mật thám Hà Nội.
  • Đầu năm 1941, thực dân Pháp đày ông lên Nhà lao Bắc Mê (Hà Giang). Tại đây, ông tham gia thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương gây ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng ở các địa bàn lân cận, góp phần biến một số làng bản trở thành cơ sở hoạt động của Đảng bộ địa phương trong những năm 1940 - 1945. Vì thế thực dân Pháp bèn đưa ông và một số người Cộng sản về Nhà lao Sơn La. Tại đây, ông đã tham gia tuyệt thực phản đối chế độ thực dân.
  • Giữa tháng 6 năm 1941, ông cùng 7 đảng viên cộng sản và 3 chính trị phạm khác bị đẩy lên tàu hỏa, đưa vào Sài Gòn rồi xuống tàu thủy, đem đi đày ở đảo Madagascar (Châu Phi).[2]
  • Tháng 3 năm 1943, để tìm cách về nước hoạt động, ông cùng một số đồng chí của mình tình nguyện tham gia quân Đồng minh. Đầu năm 1944, ông cùng với Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn phòng được quân Anh đưa tới đưa tới Kenya rồi sang Ấn Độ để huấn luyện hoạt động tình báo. Tháng 3 năm 1945, ông cùng Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn phòng được người Anh cho máy bay bay từ Dakar qua vịnh Bengal, vịnh Thái Lan, Biển Đông, vịnh Bắc Bộ vào châu thổ sông Hồng để thực hiện kế hoạch cho họ nhảy dù cùng điện đài xuống khu vực Miếu Môn ở giữa hai tỉnh Hà Đông, Hòa Bình. Do pháo phòng không Nhật bắn lên nhiều, sương mù lại dày đặc nên máy bay phải quay về. Tháng sau, hành trình cũ lặp lại. Lần này, ba người nhảy dù xuống làng Tiên Lữ - huyện Quốc Oai - tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Tuy vùng này có quân Nhật chiếm đóng nhưng nhờ được nhân dân che chở, giúp đỡ, họ đã tìm về được nhà Trần Hiệu ở làng Phúc Lâm - huyện Mỹ Đức và chỉ ít ngày sau đã bắt liên lạc được với Xứ ủy Bắc Kỳ. Phó bí thư Xứ ủy Trần Quốc Hoàn dẫn Nguyễn Văn phòng đi gặp Tổng bí thư Trường Chinh. Tổng bí thư khen ngợi: "Các đồng chí đã lợi dụng được bọn đế quốc để trở về hoạt động".

Trần Hiệu được giao ẩn náu trong một ngôi chùa ở xóm La Dương-xã La Phù-huyện Hoài Đức, với ba nhiệm vụ: giữ liên lạc bình thường với người Anh, thực hiện liên lạc bằng điện đài giữa Xứ ủy và Trung ương, chuẩn bị chương trình để mở lớp huấn luyện về trinh sát quân sự cho Xứ ủy.

  • Tháng 8 năm 1945, ông tham gia chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Đông và là người đại diện phía cách mạng tiếp nhận sự bàn giao chính quyền từ Tổng đốc Hà đông Hồ Đắc Điềm.

Sau đó ông được cử Phụ trách Phòng Án Chính trị rồi làm Phó Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ. Ông đã tham gia chỉ đạo lực lượng công an trấn áp có hiệu quả Đại Việt và Quốc dân đảng trong vụ án Ôn Như Hầu.

  • Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy được thành lập, ông được cử làm Cục trưởng.
  • Ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông được Hồ Chí Minh ký sắc lệnh cử làm Cục trưởng Cục Tình báo thuộc Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam.[3]
  • Tháng 4 tháng 1950, Cục Tình báo giải thể, ông được cử làm Phó Giám đốc Nha Công an Việt Nam kiêm Trưởng ty Tình báo, Nha Công an.
  • Ngày 15 tháng 7 năm 1951, Cơ quan Tình báo Chiến lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tên gọi Nha Liên lạc thuộc Thủ tướng Phủ được thành lập, ông được Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bổ nhiệm Giám đốc.
  • Ngày 10 tháng 6 năm 1957, Nha Liên lạc hợp nhất với Cục Quân báo - Bộ Tổng tham mưu thành Cục Tình báo - Cơ quan Tình báo Chiến lược toàn diện của Đảng và Quân đội, ông lại được bổ nhiệm Cục trưởng.
  • Năm 1958, ông được phong quân hàm Đại tá.
  • Năm 1960, sau Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
  • Năm 1984, khi vừa tròn 70 tuổi, ông được nghỉ hưu.
  • Ông mất ngày 9 tháng 11 năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 84 tuổi. Lễ Truy điệu ông được Nhà nước và Quân đội tổ chức trọng thể tại Nhà Lễ tang Bộ Quốc phòng (Thành phố Hồ Chí Minh), án táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu.

Hoạt động và cống hiến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Là cục trưởng đầu tiên (trước ông là Hoàng Minh Đạo phụ trách phòng tình báo) và trong 13 năm liên tục, ông đã có đóng góp lớn vào việc xây dựng tổ chức, lực lượng, phát triển hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành tình báo chiến lược. Đặc biệt, thông qua việc mở các hội nghị toàn quốc, hội nghị công tác, tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, ông đã góp phần đào tạo nên một lớp cán bộ tình báo chiến lược vừa hồng vừa chuyên, phát huy được tác dụng trong nhiều năm sau.
  • Tại trại tù Madagascar, Trần Hiệu và các đồng chí của ông, tiêu biểu là Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam, sau là Thứ trưởng Bộ Nội vụ), Tô Gĩ (tức Lê Giản, sau là Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao), Hoàng Đình Giong (tức Vũ Đức, sau là Khu trưởng Khu 9, Khu 6), Nguyễn Văn Ngọc (sau là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Nguyễn Văn phòng (tức Nguyễn Văn Minh, sau là Chánh án Tòa Dân sự, Tòa án Nhân dân Tối cao), Đoàn Ngọc Rê (tức Cao Dương Tiệp, Dương Công Hoạt, sau là Ủy viên Ban Dân tộc Trung ương kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ) ra sức tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Năm 1942, sau khi quân Anh đánh chiếm Madagascar từ tay lực lượng của Chính phủ Vichy rồi giao lại cho lực lượng của De Gaulle kiểm soát, các tù nhân Việt Nam được trả tự do. Trong thời gian chưa tìm ra đường về nước, Trần Hiệu và các đồng chí của mình đã tận tình hướng dẫn dân bản địa cách trồng lúa nước, dệt vải bông, tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ và làm nhiều việc hữu ích khác như giúp dân chế tác đồ trang sức, đan các loại giỏ xách, gò dụng cụ nhà bếp, sửa chữa đồng hồ, vì vậy mà được nhân dân và chính quyền bản địa rất quý mến.
  • Tháng 3 năm 1943 quân đồng minh Anh - Pháp gọi Hoàng Đình Giong và Đoàn Ngọc Rê nhập ngũ. Anh em cộng sản liền nhóm họp. Từ nhận định "Hổ có về rừng thì mới là hổ", họ quyết định lấy lý do muốn về nước chống phát-xít Nhật để tranh thủ con đường của bọn Anh-Pháp, người đi trước tìm cách kéo theo người còn ở lại. Kết quả là ngày 4 tháng 6 năm 1943, Phan Bôi, Tô Gĩ, Nguyễn Văn phòng được gọi nhập ngũ, tới đầu tháng 9 thì đến Trần Hiệu và 12 người khác. Hầu hết được đưa tới Đại đội 1 thuộc cái gọi là "Quân chí nguyện Đông Dương" của lực lượng De Gaulle. Tại đây, Trần Hiệu và các đồng chí của ông đã vừa vận động binh lính người Việt, vừa tìm cách tranh thủ, thuyết phục lính Pháp để bảo toàn đội ngũ, sớm trở về nước.
  • Năm 1960, sau Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Khi nhận nhiệm vụ, Ông đã trình bày rõ với cấp trên: "Công việc này mới quá, ngoài sức của tôi. Muốn làm được, phải có ít nhất hai bằng đại học chính trị và luật". Song ông cũng tự xác định: "Là đảng viên thì dù được giao nhiệm vụ khó khăn, mới mẻ tới đâu cũng phải đem hết sức mình ra tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện cho có kết quả". Vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, chỉ sau một thời gian ngắn ông đã nắm vững công tác mới, được Viện trưởng Hoàng Quốc Việt tín nhiệm, cấp dưới nể phục. Trên cương vị Bí thư Đảng ủy Dân - Chính - Đảng các cơ quan trực thuộc Trung ương, ông đã góp phần quan trọng giúp Ban Bí thư Trung ương làm tốt các mặt công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, kiểm tra... đối với các cơ quan trực thuộc Trung ương, nhất là trong thời kỳ thực hiện Nghị quyết 9 của Bộ Chính trị (khóa III).

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Em ruột của Trần Hiệu là Vũ Song, từng là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Tiệp Khắc.
  • Con trai cả của Trần Hiệu là Vũ Mạnh Kha, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội, hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học TP Hà Nội.
  • Con trai thứ nhì của Trần Hiệu là Vũ Khởi Nghĩa, từng được đào tạo ở Nga, trở thành phi công lái Mig 21 và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh ở vai trò nghiên cứu máy bay A37 của Mỹ trong đợt Nguyễn Thành Trung tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Sau này Vũ Khởi Nghĩa trở thành Đại tá, Tham mưu trưởng sư đoàn không quân - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân. Sau khi ngưng phục vụ quân ngũ, ông tham gia công tác đào tạo bay tại trường Hàng Không Việt Nam ở cương vị Phó hiệu trưởng.
  • Con gái út là Vũ Thị Đức, hiện nay là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Chú thích nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đại tá Trần Hiệu (tức Hoàng Mỹ), nguyên Phó Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ: Chân dung người xây dựng mạng lưới tình báo chiến lược
  2. ^ NGÔ VƯƠNG ANH (ngày 21 tháng 12 năm 2009). “Những chiến sĩ đổ bộ đường không đầu tiên của Việt Nam” (bằng tiếng Việt và English). Báo Nhân dân. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)[liên kết hỏng]
  3. ^ SẮC LỆNH SỐ: 108 NGÀY 20 THÁNG 1 NĂM 1948 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pokémon Nobelium
Pokémon Nobelium
Due to it's territorial extent over a large amount of land, Aloma is divided into two parts, Upper and Lower Aloma
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.
17 website hữu ích cho các web developer
17 website hữu ích cho các web developer
Giữ các trang web hữu ích có thể là cách nâng cao năng suất tối ưu, Dưới đây là một số trang web tốt nhất mà tôi sử dụng để giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn
Tuổi trẻ và những chiếc rìu
Tuổi trẻ và những chiếc rìu
Tuổi trẻ chúng ta thường hay mắc phải một sai lầm, đó là dành toàn bộ Thời Gian và Sức Khoẻ của mình để xông pha, tìm mọi cách, mọi cơ hội chỉ để kiếm thật nhiều tiền