Trận Neuve Chapelle

Trận Neuve Chapelle
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Các cứ điểm sau trận chiến Thời báo New York (tháng 5 năm 1915)
Thời gian1013 tháng 3 năm 1915[1]
Địa điểm
Miền Artois, Pháp
Kết quả Quân đội Anh giành thắng lợi chiến thuật[2] nhưng thất bại về chiến lược: quân Anh chiếm được Neuve Chapelle nhưng không thể mở đường ra Lille.[3][4]
Tham chiến
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đế quốc Anh
Raj thuộc Anh Ấn Độ thuộc Anh[4]
 Đế quốc Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland John French[5]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Douglas Haig[1]
Đế quốc Đức Thái tử Rupprecht[1]
Lực lượng
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tập đoàn quân số 1 (gồm thâu 2 Sư đoàn Anh và 2 Sư đoàn Ấn Độ)[1] Đế quốc Đức Tập đoàn quân số 6[1]
Thương vong và tổn thất
Nguồn 1: 11.652 quân thương vong[4]
Nguồn 2: 583 Sĩ quan và 12.309 binh lính tử trận, bị thương và mất tích[3]
Nguồn 3: 7.000 quân Anh và 4.200 quân Ấn Độ thương vong[1]
Khoảng 12.000 quân thương vong[6] (trong số đó 1.600 quân bị bắt[7])

Trận Neuve Chapelle là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất[6], diễn ra từ ngày 10 tháng 3 cho đến ngày 13 tháng 3 năm 1915 giữa Tập đoàn quân số 1 của Vương quốc Anh và Tập đoàn quân số 6 của Đế quốc Đức tại Artois.[1].[8] Đây cũng là chiến dịch tấn công đầu tiên của Quân đội Anh trên Mặt trận phía Tây trong chiến tranh.[4] Trận đánh đã kết thúc với thắng lợi chiến thuật nhưng đồng thời là thất bại về mặt chiến lược của quân Anh.[3] Tuy quân Anh đã chiếm được Neuve Chapelle với cái giá đắt[4], họ đã không thể mở đường ra Lille.[3] Thất bại của quân Anh trong trận Neuve Chapelle kết hợp với thất bại đẫm máu của quân Pháp trong trận Champagne lần thứ hai đã trở thành những thắng lợi khiến cho Tổng tham mưu trưởng Quân đội ĐứcErich von Falkenhayn giữ thế cân bằng trong cuộc xung đột riêng tư giữa ông với các vị tư lệnh của quân Đức trên Mặt trận phía Đông.[7].

Tổng tư lệnh Quân đội Anh là Ngài John French đã ra lệnh cho Tập đoàn quân số 1 của Anh dưới quyền tướng Douglas Haig tiến công Neuve Chapelle và cao điểm Aubers.[5][6] Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ gây hiểm họa đến trung tâm hỏa xa của Quân đội Đức tại Lille.[4] Haig đã dự kiến tiến hành những chiến thuật "cắn và giữ" mới mẻ do Quân đoàn IV của Anh thực hiện. Theo ý tưởng này, người Anh sẽ chiếm giữ một chút phần đất dễ phòng vệ, buộc đối phương phải phát động những cuộc phản công đắt giá nhằm vào họ.[5] Vào ngày 10 tháng 3 năm 1915, cuộc tấn công của quân Anh đã gây cho đối phương bất ngờ,[4] sau một cuộc công pháo rất lớn. Quân Anh đã nhanh chóng tràn ngập tuyến đầu tiên của quân Đức và chiếm được Neuve Chapelle[6], mặc dù chịu thiệt hại không nhỏ.[4] Tuy họ đã xóa bỏ chỗ lồi về hướng Bắc của ngôi làng này, cuộc tiến công trên một mặt trận hẹp hòi này đã không thể vượt qua các cứ điểm vững mạnh của quân Đức và bị mất đà.[6] Chung cuộc, quân Anh-Ấn không thể tấn công hợp đồng và chỉ làm nên được bước tiến nhỏ nhoi trong ngày hôm ấy. Đêm ngày 10 tháng 3, quân Anh lập kế hoạch tiến công cho ngày hôm sau và quân Đức cũng tăng cường lực lượng. Vào ngày 11 tháng 3 năm 1915, sau một cuộc pháo kích vô hiệu quả của mình, các đơn vị của quân Anh bị súng máy của quân Đức quét tan. Ngoài ra, sự công pháo của quân Đức vào đường dây điện thoại của quân Anh đã gia tăng khó khăn về liên lac của người Anh.[4]

Sang ngày 12 tháng 3 năm 1915, Tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức[9]Thái tử Rupprecht xứ Bayern đã phát động phản công quyết liệt.[4][10] Quân Anh bị đánh bật khỏi vị trí xuất phát của cuộc phản kích này, nhưng giữ được Neuve Chapelle.[1] Trong khi đó, các đơn vị Anh đã tàn tạ và chỉ có thể thực hiện những đợt công kích yếu ớt. Đến cuối ngày, quân Anh không thu được một thắng lợi đáng kể nào và đóng trong chiến hào. Trước tình thế bất lợi, quân Anh đã chấm dứt trận chiến này,[4][9][10] trong khi người Đức vẫn làm chủ cao điểm ở hướng Đông.[8] Nhìn chung, đối với cả hai phía trận đánh này là một cuộc tàn sát.[7] Trong khi Quân đội Anh đã rút gọn được trận tuyến của mình với tổn thất nặng nề, thiệt hại của Quân đội Đức - vốn ngang ngửa với thiệt hại của đối phương - chủ yếu là do cuộc phản kích của họ trong giai đoạn cuối của trận đánh.[4][10] Ngoài ra, quân đội của Haig cũng chịu hao tổn không ít đạn pháo, và sự thiếu hút đạn dược được cho là nguyên nhân khiến cho người Anh thua trận này.[7][11] Cuộc bại trận tại Neuve Chapelle[12] đã khiến cho người Anh chủ trương tiến công trên một mặt trận rộng lớn hơn trong khi người Đức tin tưởng vào khả năng phòng ngự của các lực lượng yếu ớt nhưng được sự hỗ trợ của hỏa lực.[4][13]

Sau trận đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng chỉ huy quân đội Anh, Thống chế John French khẳng định rằng quân Anh thua trận vì đạn pháo không đủ. Phát biểu này dẫn đến Khủng hoảng đạn dược 1915, cùng với thất bại ở Dardanelles khiến chính phủ của Đảng Tự do của Thủ tướng H. H. Asquith sụp đổ. Ông ta phải thành lập chính phủ liên hiệp mới và bổ nhiệm David Lloyd George làm Bộ trưởng Đạn dược. Hành động đó cũng cho thấy, người Anh đã nhận thức được rằng, cả nền kinh tế của họ phải chấp nhận gồng mình ra gánh lấy cuộc chiến tranh khổng lồ này nếu như muốn quân đội trụ vững trên chiến trường.

Vai trò của binh sĩ Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Một nửa số binh sĩ trong các lực lượng tiến công của Anh tại trận chiến này là người Ấn Độ. Đây là một trong những trận đánh lớn mà quân đội Ấn Độ thuộc Anh tham gia trong chiến tranh. Nhiều đơn vị Ấn Độ đã tham gia những đợt công kích phá vỡ phòng tuyến Đức ở Neuve Chapelle và đánh chiếm Aubers. Tuy nhiên, do pháo binh Anh không tới kịp, quân Ấn Độ không được pháo binh yểm hộ và bị quân Đức đánh thiệt hại nặng. Gần 1 nghìn binh sĩ Ấn Độ tử thương. Cũng trong ngày đó, tư lệnh Tập đoàn quân số 1 của Anh là Douglas Haig cũng tung ra 1 đợt tấn công vô nghĩa như vậy và kết quả cũng thê lương như thế. Ngày 25 tháng 4, các đơn vị Ấn Độ cũng lần đầu tiên nếm phải mùi vị hơi độc mà quân Đức dùng trong chiến tranh.

Trong trận đánh này, tử sĩ Gabbar Singh Negi thuộc trung đoàn bộ binh số 39 Garhwal Rifles đã được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Victoria, phần thưởng cao nhất của nước Anh dành cho lòng dũng cảm. Công trạng của ông đã được ghi nhận trên tạp chí The London Gazette như sau:

Dành cho sự dũng cảm đáng chú ý nhất vào ngày 10 tháng 3 năm 1915, tại Neuve-Chapelle. Trong cuộc tấn công của chúng ta vào vị trí của quân Đức anh là một trong những binh sĩ cầm lưỡi lê với bộc phá đã tiến vào hệ thống chiến hào chính, và là người đầu tiên to go round each traverse, liên tục đẩy lui quân địch cho đến khi chúng bị buộc phải đầu hàng. Anh đã hy sinh trong trận đánh này

Gabbar Singh Negi cũng là một trong 4.700 tử sĩ Ấn Độ được khắc tên tưởng niệm tại Đài tưởng niệm Ấn Độ Neuve-Chapelle thuộc quyền quản lý của Ủy ban Mộ phần Chiến tranh Khối Thịnh vượng chung.

Mộ phần của những binh sĩ Ấn Độ cũng có thể được tim thấy tại Ayette, SouchezNeuve-Chapelle.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tác phẩm The Magus của John Fowles, nhân vật chính hồi tưởng lại trải nghiệm của mình tại trận đánh này với mục đích mô tả cuộc chiến tranh là tàn khốc một cách vô lý. Neuve Chapelle được nhân vật chính gọi là "một nơi không có khả năng cho sự tồn tại của lý trí".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Lawrence Sondhaus, World War One: The Global Revolution, trang 130
  2. ^ Cassar 2004, p. 166.
  3. ^ a b c d David Fisher, Morality and War: Can War Be Just in the Twenty-first Century?, các trang 123-124.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, các trang 844-845.
  5. ^ a b c John Horne (biên tập), A Companion to World War I, trang 55
  6. ^ a b c d e Spencer C. Tucker (Biên tập), A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East', trang 1594
  7. ^ a b c d S. L. A. Marshall, World War I, các trang 155-161.
  8. ^ a b Battle of Neuve-Chapelle, 10-ngày 13 tháng 3 năm 1915
  9. ^ a b The Battle of Neuve Chapelle, 1915
  10. ^ a b c David F. F. Burg, L. Edward Edward Purcell, Almanac of World War I
  11. ^ John Harris, The Somme: death of a generation, trang 24
  12. ^ P. Whitney Lackenbauer, Battle Grounds: The Canadian Military And Aboriginal Lands, trang 52
  13. ^ Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, trang 1246
  14. ^ “No. 29146”. The London Gazette (Supplement). ngày 27 tháng 4 năm 1915.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cassar, George. Kitchener's War: British Strategy from 1914 to 1916. Brassey's Inc. Washington 2004. ISBN 1-57488-708-4

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Những mẩu truyện cực đáng yêu về học đường với những thiên tài
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Làm SP DPS ngon, build Dmg theo Hoa Khoảnh Khắc (DEF) không cần vũ khí 5 sao mới mạnh
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
Nhưng những con sóng lại đại diện cho lý tưởng mà bản thân Eula yêu quý và chiến đấu.