Trong phần lớn cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân đội Đức và phe Hiệp Ước chiến đấu trong tình trạng chiến tranh chiến hào dọc theo suốt Mặt trận phía tây. Ảnh chụp bởi Ernest Brooks.
Quân đội Đức đã chiếm được hầu hết nước Bỉ trong năm 1914.[31] Giữa các năm 1915 và 1917, có nhiều cuộc chiến dịch tấn công quy mô lớn xuyên suốt Mặt trận này. Các đợt tiến công thường triển khai pháo binh công pháo và Bộ binh công kích đối phương. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hầm hào vững chắc, các ổ súng máy, dây thép gai và Pháo binh đã gây tổn thất cực nặng cho những kẻ tiến công cũng như những người phòng thủ tổ chức phản công. Thành thử, không có bước tiến lớn nào được làm nên. Tỷ dụ, cuộc tấn công của quân Pháp trong trận Champagne lần thứ hai kết thúc với thất bại.[3][32][33]
Bất chấp bản chất bế tắc của Mặt trận này, đây trở thành chiến trường quyết định cho cuộc chiến. Thực chất, trong khi quân Đức giành nhiều thắng lợi thì thành công của phe Hiệp Ước đã lệ thuộc vào Mặt trận phía đông. Bước tiến mạnh mẽ của phe Hiệp Ước trong nửa sau năm 1918 đã chứng tỏ với các chỉ huy quân Đức rằng thất bại là khó tránh khỏi, và chính phủ Đức buộc phải chấp nhận các điều kiện của một thỏa ước. Những điều khoản của nền hòa bình đã được chấp thuận với việc ký kết Hòa ước Versailles năm 1919.
Vào tháng 8 năm 1914, tình hình căng thẳng diễn ra giữa các đế quốc tại châu Âu. Thấy Sa hoàng Nga đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Hoàng đế Đức, Chính phủ Pháp phát lệnh tổng động viên vào ngày 31 tháng 8 năm 1914. Cùng hôm ấy, Đức liền ban lệnh tổng động viên. Ít lâu sau, nước Đức tuyên chiến với Nga, rồi tuyên chiến với Pháp.[35]
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, nhiều người Đức cho rằng cuộc chiến tranh sẽ kết thúc chóng vánh và chẳng đổ máu gì.[35] Lực lượng Quân đội Đức (trong đó có bảy Tập đoàn quân ở phương Tây) sẽ thực hiện theo bản được chỉnh sửa của kế hoạch Schlieffen, qua đó họ quyết định nhanh chóng tấn công Pháp thông qua nước Bỉ trung lập trước khi vòng về phướng Nam và bủa vây quân Pháp ở biên giới Pháp - Đức.[36] Nền trung lập của Bỉ được Đế quốc Anh chứng nhận theo Hiệp định Luân Đôn vào năm 1839; do đó cuộc tiến công này đã lôi kéo người Anh vào cuộc chiến. Các Tập đoàn quân Đức dưới quyền Tướng Alexander von Kluck và Tướng Karl von Bülow tiến đánh Bỉ vào ngày 4 tháng 8 năm 1914. Vào ngày 2 tháng 8 năm 1914, quân Đức chiếm cứ được xứ Luxembourg mà không vấp phải sự kháng cự gì cả. Trận đánh đầu tiên ở Bỉ là trận công kích Liège, kéo dài từ ngày 5 cho đến ngày 16 tháng 8 năm 1914. Liège được phòng vệ rất kiên cố và sự chống trả ngoan cường của quân Bỉ ở đây đã gây bất ngờ cho Tập đoàn quân Đức dưới quyền von Bülow. Tuy nhiên, trọng pháo của Đức đã san bằng các pháo đài chủ chốt thành một đống đổ nát chỉ trong vòng có vài ngày mà thôi.[37] Sau khi Liège thất thủ, quân chủ lực Bỉ triệt binh về Antwerp và Namur. Mặc dù Quân đội Đức tiến thẳng qua Antwerp, đây vẫn là mối đe dọa bên sườn của họ. Một trận tấn công khác nhằm vào Namur, kéo dài từ ngày 20 cho tới ngày 23 tháng 8.[38] Với những chiến thắng của các chiến sĩ Đức, nỗ lực phòng thủ của quân Bỉ đã thất bại.[39]
Về phần mình, Pháp triển khai năm Tập đoàn quân tại miền biên cương. Theo kế hoạch tiến công của Pháp trước chiến tranh, Kế hoạch XVII, quân Pháp sẽ chiếm lĩnh Alsace-Lorraine sau khi chiến sự bùng nổ.[40] Vào ngày 7 tháng 8 năm 1914, Binh đoàn VII của Pháp xâm lăng Alsace, nhằm mục đích chiếm đoạt Mulhouse và Colmar. Cuộc Tổng tiến công quy mô lớn được phát động vào ngày 14 tháng 8 năm 1914, và Tập đoàn quân thứ nhất cùng với Tập đoàn quân thứ hai của Pháp tiến tràn qua Sarrebourg-Morhange ở Lorraine.[41] Tuân thủ theo Kế hoạch Schlieffen, quân đội Đức đã rút lui thật chậm trong khi tiêu diệt rất nhiều sinh lực quân Pháp. Pháp cử Tập đoàn quân thứ ba và thứ tư vượt qua sông Saar hòng cướp đoạt Saarburg, công kích Briey và Neufchateau, nhưng bị quân Đức đánh lui một cách không thương tiếc.[42] Binh đoàn VII chiếm được Mulhouse sau một cuộc giao chiến ngắn ngủi vào ngày 7 tháng 8 năm 1914. Tổng tư lệnh quân Pháp là Đại tướng Joseph Joffre thấy vậy, liền tuyên bố:[43]
“
Hỡi những người con miền Alsace, sau 44 năm chờ đợi trong lầm than, các chiến sĩ Pháp một lần nữa đặt chân lên mảnh đất của quê hương vinh dự của các bạn. Họ là những người tiên phong thực hiện công cuộc Rửa hận lớn lao của chúng ta.
”
— Joseph Joffre
Hí hửng, quân Pháp đã nhầm to. Viện binh Đức kéo rốc đến và tiến hành phản công ngay lập tức,[43] buộc quân Pháp phải rút lui trong trận Mulhouse.[44]Chiến thắng của quân Đức đã đập tan giấc mộng "giải phóng Alsace" của quân Pháp.[43] Quân đội Đức ngập tràn qua Bỉ, gây thiệt hại nặng nề cho dân chúng Bỉ.[45] Quân Đồng Minh liền chớp ngay cơ hội này để rêu rao tuyên truyền, tố cáo cuộc xâm lăng của Quân đội Đức là "vụ cướp đoạt nước Bỉ", và thậm chí họ còn ví von quân Đức với những chiến binh Hung man rợ xưa.[46] (một tác giả hiện đại dùng thuật ngữ này chỉ khi miêu tả những tội ác chiến tranh của Quân đội Đức trong thời kỳ đó bằng cách nhìn nhận hẹp hòi hơn.[45]) Sau khi tiến binh qua Bỉ, Luxembourg và dãy Ardennes, Quân đội Đức thẳng tiến, trong nửa cuối tháng 8 năm ấy, vào miền Bắc nước Pháp - nơi đây họ giáp mặt với Quân đội Pháp, dưới quyền Joffre, và cả sáu Sư đoàn đầu tiên của Lực lượng Viễn chinh Anh, dưới quyền Thống chế Ngài John French. Một loạt các trận giao chiến, gọi là Trận Biên giới Bắc Pháp diễn ra. Những trận đánh chủ chốt bao gồm Trận Charleroi và Trận Mons. Trong trận đánh Charleroi, Tập đoàn quân thứ năm của Pháp gần như bị các Tập đoàn quân thứ hai và thứ ba của Đức tiêu diệt, trong khi ở trận chiến Mons thì quân Đức đánh cho quân Anh tan tác.[47] Sự thất bại ngay từ trận đầu khiến cho quân lực Anh phải thoái binh.[48] Quân Đồng Minh thất bại thảm hại[49], họ bèn tổ chức một cuộc triệt binh, dẫn đến thêm vài trận giao chiến nữa như Trận Le Cateau, cuộc vây hãm Maubeuge và Trận St. Quentin (Guise).[50]. Manbeuge đã thất thủ trong trận công kích của quân Đức.[51] Trong trận Le Cateau, quân Đức của Tướng Alexander von Kluck một lần nữa đánh thắng quân Anh, tuy nhiên quân Anh rút quân thành công, khiến cho quân Đức không thể nào vây bọc họ.[52][53] Tuy quân Pháp thua trận St. Quentin, cuộc phản công của Binh đoàn I do Tướng Louis Franchet d'Esperey chỉ huy đã mang lại tổn thất lớn cho quân Đức, khiến cho quân Đức phải tạm dừng chân để lấy lại sức sau chiến thắng này.[54]
Quân đội Đức tiến sát đến cách Paris 70 km (43 mi).[55] Nước Pháp đại bại trong tình trạng hết sức nguy kịch. Do đó, Chính phủ Pháp tuyên bố hoàn toàn từ bỏ thủ đô Paris và dời về Bordeaux vào ngày 2 tháng 9 năm 1914.[56] Tướng Joseph Gallieni được lệnh bảo vệ thủ đô, và ông ta cương quyết chiến đấu chống "bọn xâm lược" Đức.[28] Thế rồi, trong trận sông Marne lần thứ nhất từ ngày 6 cho đến ngày 12 tháng 9 năm ấy, cho dầu quân Đồng minh Anh - Pháp không thắng nổi quân Đức về chiến thuật,[57] họ đã tận dụng ngay cái lỗ hổng giữa Tập đoàn quân thứ nhất và Tập đoàn quân thứ hai của Đức, buộc quân Đức phải thoái binh và chấm dứt sự tiến công của họ vào đất Pháp.[55] Theo thượng lệnh của Tổng Tham mưu trưởng Helmuth Johann Ludwig von Moltke, quân Đức triệt binh với trật tự tốt[57] về hướng Bắc con sông Aisne và lập căn cứ tại đây, đưa Mặt trận phía tây rơi vào thế cù cưa trong suốt ba năm tới. Trong khi ấy, quân Đồng Minh đã kiệt lực nên không thể làm gì được các chiến sĩ Đức.[57] Hai phe đế quốc lại tìm cách đánh tạt sườn nhau trong cuộc Chạy đua ra biển, và nhanh chóng mở rộng hệ thống hầm hào của mình từ Biển Bắc cho đến biên cương Pháp - Thụy Sĩ.[58]
^Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 1128
^John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History of World War I , trang 68
^Spencer Tucker, Laura Matysek Wood, The European powers in the First World War: an encyclopedia, trang 279
^ abSpencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 740
^George H. Cassar, Kitchener's war: British strategy from 1914 to 1916, trang 194
^Hew Strachan, The First World War, Tập 1, trang 163
^Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 313
^Brian Crozier, Political victory: the elusive prize of military wars, các trang 3-6. Modris Eksteins, Rites of spring: the Great War and the birth of the Modern Age, trang 108.
^John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History of World War I, các trang 240-242.
^George H. Cassar, Kitchener's war: British strategy from 1914 to 1916, trang 333
^ abRuth Tenzer Feldman, [books.google.com.vn/books?id=wv9-NVwFWpQC&pg=PT5&dq="Germany" World War I], Twenty-First Century Books, 2004. ISBN 0822501481.
Adamthwaite, Anthony P. (1989). The Making of the Second World War. Routledge. ISBN0415907160.
Alexander, Martin S. (2003). The Republic in Danger: General Maurice Gamelin and the Politics of French Defence, 1933–1940. Cambridge University Press. ISBN0521524296.
Bailey, Jonathan B. A. (2004). Field artillery and firepower. AUSA Institute of Land Warfare book (ấn bản thứ 2). Naval Institute Press. ISBN1591140293.
Barton, Peter (2005). Beneath Flanders Fields: The Tunnellers' War, 1914-1918. Doyle, Peter; Vandewalle, Johan. McGill-Queen's University Press. ISBN0773529497.
Bostyn, Franky (2002). “Zero Hour: Historical Note on the British Underground War in Flanders, 1915-17”. Trong Peter Doyle, Matthew R. Bennett (biên tập). Fields of Battle: Terrain in Military History. Springer. ISBN1402004338.
Chickering, Roger; Förster, Stig (2000). Great War, Total War: Combat and Mobilization on the Western Front, 1914-1918. Cambridge University Press. ISBN0521773520.
Cockfield, Jamie H. (1999). With Snow on Their Boots: The Tragic Odyssey of the Russian Expeditionary Force in France During World War I. Macmillan. ISBN0312220820.
Corrigan, Gordon (1999). Sepoys in the Trenches: The Indian Corps on the Western Front 1914–1915. Spellmount Ltd. ISBN1-86227-354-5.
Foley, Robert T. (2005). German Strategy and the Path to Verdun: Erich von Falkenhayn and the Development of Attrition, 1870-1916. Cornell University Press. ISBN0801442583.
Hull, Isabel V. (2005). Absolute Destruction: Military Culture and the Practices of War in Imperial Germany. Cambridge University Press. ISBN0521841933.
Knox, MacGregor (2007). To the Threshold of Power, 1922/33: Origins and Dynamics of the Fascist and National Socialist Dictatorships. 1. Cambridge University Press. ISBN0521878608.
Palazzo, Albert (2000). Seeking Victory on the Western Front: The British Army and Chemical Warfare in World War I. U of Nebraska Press. ISBN0803287747.
Paschall, Rod (1994). The defeat of imperial Germany, 1917-1918. 1. Da Capo Press. tr. 105–117. ISBN0306805855.
Prior, Robin; Wilson, Trevor (2005). The Somme. Yale University Press. ISBN0300106947.
Samuels, Martin (1995). Command or control?: command, training and tactics in the British and German armies, 1888-1918. Psychology Press. ISBN0714645702.
Various (2003). Hamilton, Richard F.; Herwig, Holger H. (biên tập). The Origins of World War I. Cambridge University Press. ISBN0521817358.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
Warner, Philip (2000). The Battle of Loos. Wordsworth Military Library, Military History Series. Wordsworth Editions. ISBN1840222298.
Wiest, Andrew A. (2005). Haig: The Evolution of a Commander. Brassey's. ISBN1574886843.
Watson, Alexander (2008). Enduring the Great War: combat, morale and collapse in the German and British armies, 1914-1918. Cambridge military histories. Cambridge University Press. ISBN0521881013.