Trợ giúp |
---|
Trên đầu mỗi trang là một Khung tìm kiếm, cho phép bạn tìm kiếm bài viết tại Wikipedia thông qua những từ bạn gõ vào. Tất cả những bài viết ở Wikipedia đều được liên kết hoặc tham chiếu chéo với nhau để thuận tiện cho người đọc trong việc điều hướng ở bách khoa toàn thư.
Khi bạn nhìn thấy một liên kết như thế này, đó là một liên kết đến một bài viết khác, hoặc trang Wikipedia chứa những thông tin chi tiết hơn nếu bạn muốn tìm hiểu. Giữ chuột tại liên kết đó, bạn sẽ biết nó dẫn đến bài viết nào. Điều này có nghĩa là, một bài viết không cần phải giải thích các khái niệm thông dụng sẽ được viết trong những bài khác, mà chỉ cần một nút nhấn là bạn sẽ đến được với khái niệm đó dễ dàng và nhanh chóng.
Ở phần cuối các bài viết thường có các liên kết. Chúng dẫn đến những bài viết có liên quan, những trang web có cùng chủ đề với bài, và những liên kết đến tài liệu tham khảo. Ở phía dưới cùng của một bài viết là những thể loại mà chủ đề của bài viết có liên quan trực tiếp. Với những thể loại này, bạn có thể tìm kiếm và lướt qua các hệ thống phân cấp để tham khảo thêm nhiều thông tin thuộc các lĩnh vực liên quan.
Một vài bài viết còn có liên kết đến mục từ từ điển, trang văn thư, trang danh ngôn, hoặc bài cùng chủ đề trong ngôn ngữ khác. Bạn có thể giúp bằng cách thêm các liên kết cần thiết đang thiếu.
Ở đầu Trang Chính, bên dưới câu chào mừng là những liên kết cần thiết và cơ bản nhất. Phía dưới mục "Bài viết chọn lọc" là cây thể loại lớn của Wikipedia tiếng Việt. Từ cây thể loại này, bạn có thể đi đến các thể loại nhỏ hơn, rồi đến các bài viết nếu như bạn muốn duyệt Wikipedia theo thể loại.
Wikipedia tiếng Việt là một trong các dự án Wikimedia, có URL vi.wikipedia.org. Các phiên bản Wikipedia ngôn ngữ khác sẽ có hai ký tự khác với URL này, ví dụ Wikipedia tiếng Anh tại en.wikipedia.org. Những dự án khác của Wikimedia, như Wikisource và Wiktionary có tên khác trong URL của chúng. Wikimedia Commons (commons.wikimedia.org) có một vai trò đặc biệt, lưu trữ rất nhiều hình ảnh mà Wikipedia và mọi dự án khác có thể sử dụng. Những dự án khác của Wikimedia có trình tự URL tương tự như Wikipedia, tuy nhiên bạn luôn có thể biết được dự án mà bạn đang xem là gì, nhờ vào biểu tượng và dòng chữ ở góc trên bên trái màn hình.
Tại Wikipedia (và tại các dự án khác), nội dung được phân chia vào các không gian tên, xuất hiện phía trước tên trang. Ví dụ, trang Wikipedia:Sửa đổi nằm trong không gian tên Wikipedia:. Các bài viết bách khoa được xếp vào không gian tên không có tiền tố. Các không gian tên đi theo cặp, một cho trang nội dung và một cho trang thảo luận — ví dụ, Thảo luận Wikipedia:Sửa đổi. Một ví dụ khác là ở trang thành viên của bạn và trang thảo luận tương ứng, được đưa vào không gian tên Thành viên: và Thảo luận Thành viên:. Bạn có thể chuyển đổi giữa trang nội dung và trang thảo luận bằng cách dùng hai thẻ nằm ở đầu mỗi trang.
Mỗi bài viết đều có một danh sách ở dưới cùng, gồm những thể loại mà bài viết đó thuộc về. Ví dụ, bài Albert Einstein nằm trong các thể loại:
Mỗi trang thể loại trên lại liên kết với một thể loại liên quan, tạo nên một hệ thống phân cấp liên kết, hay một mạng lưới.
Hãy thử duyệt các thể loại sau đây:
Nghệ thuật | Văn hóa | Địa lý | Lịch sử | Toán học | Con người | Triết học | Khoa học | Xã hội | Công nghệ
Ở bên trái của mỗi bài viết là những tùy chọn để người đọc tương tác với bài. Tại đây có liên kết đến các công cụ, và ở một số trang là liên kết đến phiên bản ngôn ngữ khác:
Tùy chọn điều hướng:
Tương tác:
Công cụ:
In/xuất ra:
Ngôn ngữ khác - nếu một bài viết tồn tại trong phiên bản ngôn ngữ khác, một liên kết đến bài viết đó sẽ xuất hiện ở đây.
Mỗi bài viết tại Wikipedia gồm có trang nội dung và trang thảo luận tương ứng.
Bạn có thể nhìn ở trên: bài viết "Wikipedia tiếng Việt" gồm có trang "Bài viết" và trang "Thảo luận" là thẻ thứ hai ở ngay bên phải nó. Mỗi cặp trang như vậy được coi là hai trang riêng biệt tại Wikipedia, nhưng được hiển thị gần nhau trên thanh thẻ, để thuận tiện cho người đọc.
Dù bạn đang ở trang bài viết, trang dự án hay trang thảo luận, bạn đều sẽ nhìn thấy một nút có tên gọi "Sửa", một nút "Xem lịch sử" và một nút "Theo dõi" hoặc "Bỏ theo dõi", hay hình ngôi sao cũng chính là nó, và cũng có thể có một nút "Thêm chủ đề".
Gồm những tùy chọn có liên quan đến tài khoản cá nhân của bạn. Để tạo một tài khoản, bạn chỉ cần chọn một tên người dùng và một mật khẩu. Địa chỉ thư điện tử là tùy chọn, chỉ được dùng cho tính năng gửi thư và tìm mật khẩu.
Trừ khi bạn đã tạo một tài khoản và đăng nhập, bạn sẽ không thể tùy chỉnh các thiết lập Wikipedia cho mình. Gần như mọi biên tập viên kinh nghiệm đều sử dụng một tài khoản để bảo đảm trách nhiệm của mình.
Các tùy chọn cá nhân cũng bao gồm liên kết để xem trang theo dõi của bạn, và những đóng góp mà bạn đã thực hiện.