Trợ giúp:Hình ảnh

Trang này hướng dẫn bạn cách thêm hình ảnh để minh họa cho các bài viết Wikipedia.

Nguồn hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Dùng ngay

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hình sau có thể dùng ngay trong bài viết với cú pháp (hướng dẫn bên dưới) chứa tên hình:

Tải lên để dùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hình từ nguồn khác phải tải lên (xin chắc là bạn không tìm thấy hình ảnh phù hợp có sẵn trong các nguồn trên trước khi tải lên):

  • Các hình ảnh có sẵn tại Wikipedia ngoại ngữ: chúng ta cần tải về máy của mình rồi tải lên đây. Chú ý: kiểm tra cẩn thận các hình này xem có giấy phép phù hợp không và đặc biệt là xem chúng đã có ở Commons chưa. Nhiều trường hợp chúng đã có ở Commons rồi và chúng ta không cần tải lên đây nữa. (Kiểm tra bằng cách tìm tập tin ở hộp tìm kiếm tại đây, nếu trang miêu tả của nó có thông điệp: "Tập tin này từ Wikimedia Commons. Trang miêu tả nó ở đấy được sao chép dưới đây. Commons là kho lưu trữ tập tin phương tiện có giấy phép tự do. Bạn có thể tham gia.", thì tức là tập tin đó có ở Wikimedia Commons)
  • Tự vẽ/chụp hay tự xin hình của người khác rồi tải lên đây. Chú ý: theo sát hướng dẫn về quyền về hình ảnh và lựa chọn định dạng hình ảnh hợp lý.

Cú pháp dùng hình trong bài

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông dụng nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Một kiểu dáng xe Ford năm 1928

Cú pháp được sử dụng thông dụng nhất tại Wikipedia tiếng Việt là:

[[Tập tin:Tên hình|nhỏ|Kích cỡpx|Mô tả về hình]]

Trong đó:

  • Tên hình là tên của tập tin hình ảnh đã có ở Wikipedia tiếng Việt hoặc ở Commons.
  • Kích cỡ là số điểm ảnh của bề ngang của hình mà chúng ta muốn hiển thị. Thông thường dùng khoảng 200 điểm ảnh.
  • Mô tả về hình là các thuyết minh sẽ hiện ra ngay bên dưới hình.

Ví dụ, để hiện ra hình đang ở bên phải, viết mã sau ngay dưới đề mục của mục này:

[[Tập tin:1928 Model A Ford.jpg|nhỏ|200px|Một kiểu dáng xe Ford năm [[1928]]]]


Đưa hình vào bên trái

[sửa | sửa mã nguồn]
Một kiểu dáng xe Ford năm 1928

Để đưa hình vào bên trái chỉ cần thêm từ khóa "trái" như sau:

[[Tập tin:Tên hình|nhỏ|trái|Kích cỡpx|Mô tả về hình]]

Đây là cách dùng thông dụng nhì tại Wikipedia tiếng Việt.

Ví dụ, để hiện ra hình đang ở bên trái, viết mã sau ngay dưới đề mục của mục này:

[[Tập tin:1928 Model A Ford.jpg|nhỏ|phải|200px|Một kiểu dáng xe Ford năm [[1928]]]]


Đưa hình vào giữa

[sửa | sửa mã nguồn]

Để đưa hình vào giữa chỉ cần thêm từ khóa "giữa" như sau:

[[Tập tin:Tên hình|nhỏ|giữa|Kích cỡpx|Mô tả về hình]]

Ví dụ, mã sau ở cuối mục này:

[[Tập tin:1928 Model A Ford.jpg|nhỏ|giữa|200px|Một kiểu dáng xe Ford năm [[1928]]]]

sẽ hiện ra hình nằm giữa và các văn bản tiếp theo sẽ nằm bên dưới hình:

Một kiểu dáng xe Ford năm 1928

Giữ kích thước gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyên tắc hoạt động của động cơ Otto

Từ khóa "nhỏ" xuất hiện trong cú pháp là giúp chúng ta có thể thay đổi kích thước hình hiện ra theo ý muốn (thông qua |Kích cỡpx|). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp (đặc biệt là với các hoạt hình định dạng GIF), cần giữ nguyên kích thước gốc thì hình mới hiển thị tốt. Lúc đó dùng:

[[Tập tin:Tên hình|khung|Mô tả về hình]]

Ví dụ, để hiện ra hình đang ở bên phải, viết mã sau ngay dưới đề mục của mục này:

[[Tập tin:4-Stroke-Engine.gif|khung|Nguyên tắc hoạt động của [[động cơ Otto]]]]

Với cú pháp này cũng có thể cho thêm từ khóa "trái" và "giữa" vào để đưa hình sang trái và giữa (tương tự trên).

Không kẻ khung, không chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là dạng hiển thị hình ảnh đơn giản nhất. Dạng này ít khi dùng trong bài viết, mà thường dùng trang trí Wikipedia.

Với hình hiện ra ngay trong dòng chữ, dùng:

[[Tập tin:Tên hình|Kích cỡpx]]

Ví dụ đoạn mã sau:

Đây là một ngôi sao [[Tập tin:Fairytale bookmark.png|30px]] thường dùng cho [[Wikipedia:Bài viết chọn lọc|bài chọn lọc]]

hiện ra:

Đây là một ngôi sao thường dùng cho bài chọn lọc
Gợi ý Nếu có nút trên hộp soạn thảo, bạn có thể ấn nút và thay tên hình "Ví dụ.jpg" bằng tên hình cần dùng.

Nếu không ghi rõ kích thước, hình sẽ hiện ra với kích thước gốc. Ví dụ đoạn mã sau:

Ngôi sao gốc [[Tập tin:Fairytale bookmark.png]]

hiện ra:

Ngôi sao gốc

Có thể thêm các từ khóa "phải" "trái" "giữa" để điều khiển vị trí. Ví dụ đoạn mã sau:

Ngôi sao bên phải [[Tập tin:Fairytale bookmark.png|40px|phải]]

hiện ra:

Ngôi sao bên phải

Có thể thêm mô tả về hình, nhưng mô tả này không hiện ra dưới hình; nó chỉ hiện ra ở dạng "mẹo" khi đưa con chuột đi vào hình. Ví dụ đoạn mã sau:

Ngôi sao gốc [[Tập tin:Fairytale bookmark.png|giữa|Đây là ngôi sao gốc]]

hiện ra:

Ngôi sao gốc
Đây là ngôi sao gốc
Đây là ngôi sao gốc

Thử đưa con chuột của bạn đi vào hình, rồi đứng im và đợi vài giây xem sao.

Trang mô tả về hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ta nhấp chuột vào những hình ảnh hiển thị trong bài theo các cú pháp trên, chúng ta sẽ được dẫn tới trang mô tả về hình ảnh này.

Các trang mô tả về hình ảnh có tên bắt đầu bằng chữ "Hình:" (còn gọi là nằm trong không gian tên Hình) tiếp theo là tên của hình. Tại trang mô tả, chúng ta thường đọc được thông tin mô tả thêm về hình ảnh, nguồn gốc, ai là tác giả, và thẻ quyền cho hình ảnh.

Nếu bạn thấy mô tả về hình còn thiếu hay không chính xác và bạn có thể sửa/thêm, mời bạn ấn vào nút sửa đổi ở trang này để sửa. Bạn cũng có thể xếp thể loại các trang mô tả về hình.

Nếu bạn thấy hình không có ghi giấy phép hoặc có thông báo hình có thể bị xóa vì thiếu giấy phép thì đừng dùng nó. Cũng có thể bạn có biết thông tin nguồn gốc và thẻ quyền phù hợp cho hình; lúc đó ấn vào nút sửa đổi để thêm các thông tin này, giúp hình không bị xóa vì thiếu thông tin bản quyền và giúp mọi người có thể tiếp tục dùng nó.

Trang mô tả về hình cũng trình bày lịch sử các lần tải lên của hình cùng tên, ngày giờ tải lên, thành viên nào đã tải lên và liên kết đến các phiên bản cũ cùng các mô tả cũ. Các thành viên đã đăng nhập có thể có thêm nút giúp phục hồi lại các phiên bản cũ của hình.

Liên kết từ hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Như đã nói ở trên, nhấp chuột vào hình ảnh trong bài sẽ được dẫn tới trang mô tả về hình ảnh. Đôi khi chúng ta muốn có đường dẫn kiểu khác.

Dẫn tới trang mô tả mà không hiển thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Thêm dấu hai chấm trước từ khóa "Hình":

[[:Hình:Tên hình]]

Ví dụ mã sau:

[[:Hình:1928 Model A Ford.jpg]]

sẽ hiện ra:

Hình:1928 Model A Ford.jpg

Dẫn tới trang bất kỳ khi ấn vào hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem hướng dẫn tại tiêu bản:hình tượng

Album ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bài viết có một loạt hình ảnh cần hiển thị theo nhóm ta có thể dùng mã sau để liệt kê chúng thành dạng album:

<gallery>
Hình:Tên hình thứ nhất|Mô tả hình thứ nhất
Hình:Tên hình thứ nhì|Mô tả hình thứ nhì
Hình:Tên hình thứ ba|Mô tả hình thứ ba
Hình:Tên hình thứ tư|Mô tả hình thứ tư
</gallery>

Số lượng hình trong album không hạn chế, tuy nhiên thường dùng 4 hay 8 hình. Tùy chọn, cũng có thể định đề mục trên album dùng thuộc tính caption.

Ví dụ viết mã ở cuối mục này:

<gallery caption="Phân dạng đẹp">
Hình:Rfl-mandel003-out-p03.ps.rgb.bmp-fv-ls.2-gq90op.jpg|Một [[phân dạng]] Mandelbrot
Hình:Flower3.jpg|Phân dạng trông giống bông hoa
Hình:Julia set (Detail 01).jpg|Một phân dạng của [[tập hợp Julia]]
Hình:Rfl-mandel002-out-p02.ps.rgb.bmp-fv-ls.2-gq90op.jpg|Một phân dạng Mandelbrot khác
</gallery>

sẽ hiện ra album ảnh các phân dạng (các nội dung tiếp theo của bài sẽ được trình bày sau album ảnh này):

Số cột hình được xác định nhờ định dạng perrow, ví dụ

<gallery perrow="3">
Tập tin:Bản đồ Hà Nội.png|[[Hà Nội]]
Hình:Map-of-Vietnam-Divisions.svg|[[Việt Nam]]
Image:Indochine.png|[[Bán đảo Đông Dương]]
Image:Southeast asia.jpg|[[Đông Nam Á]]
Image:Asia satellite plane.jpg|[[Châu Á]]
Image:Two-point-equidistant-asia.jpg|[[Đại lục Á-Âu]]
</gallery>

sẽ hiện ra album ảnh với số cột hình là 3:

Sửa lại hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi khi bạn bắt gặp một hình ảnh có sẵn tại Wikipedia tiếng Việt hay Wikimedia Commons mà bạn muốn dùng, nhưng trên hình lại có thông tin chưa chuẩn xác hoặc một số chỗ không vừa ý và bạn muốn sửa lại.

Bạn có thể tải hình về, sửa bằng công cụ mà bạn có, rồi tải hình lên (ghi chú thích về sửa chữa của mình) với tên cũ, để ghi đè vào hình đã có. Hãy đợi một thời gian để máy móc cập nhật (thường là 1 ngày), bạn sẽ thấy hình mới xuất hiện trên mọi trang liên quan.

Sau khi đã ghi đè, hình cũ vẫn có thể được hồi phục nếu cần, bằng cách sử dụng các nút phục hồi (dành cho các thành viên đã đăng nhập) trên trang mô tả về hình.

Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Trong Black Myth: Wukong thì Sa Tăng và Tam Tạng không xuất hiện trong game nhưng cũng hiện diện ở những đoạn animation
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Câu chuyện kể về Minazuki Kashou, con trai của một gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống bỏ nhà ra đi để tự mở một tiệm bánh của riêng mình tên là “La Soleil”
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
Và anh nghĩ là anh sẽ code web như vậy đến hết đời và cuộc sống sẽ cứ êm đềm trôi mà không còn biến cố gì nữa
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Review Birds of Prey: Cuộc lột xác huy hoàng của Harley Quinn
Nữ tội phạm nguy hiểm của vũ trụ DC, đồng thời là cô bạn gái yêu Joker sâu đậm – Harley Quinn đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc hoành tráng với những màn quẩy banh nóc