Wikipedia:Soạn thảo trực quan

Trình soạn thảo trực quan (tiếng Anh: VisualEditor) là trình soạn thảo sử dụng WYSIWYG của Wikipedia. Dùng Trình soạn thảo trực quan, bạn có thể viết bài dễ dàng mà không cần phải mất thì giờ tập mã wiki. Khi sửa đổi bài, nội dung bài nhìn gần như hoàn toàn giống với bài thật.

Từ ngày 12 tháng 1 năm 2014, nút Sửa ở đầu bài mở Trình soạn thảo trực quan theo mặc định cho mọi người dùng. Trình soạn thảo trực quan được kích hoạt cho các bài viết, trang cá nhân, tập tin, trợ giúp, và thể loại. Những người hiểu mã wiki vẫn có thể sửa đổi kiểu cũ khi dùng nút Sửa mã nguồn.

Mời bạn báo cáo lỗi và đưa ý kiến phản hồi vào đây.

Tất cả các sửa đổi được thực hiện dùng Trình soạn thảo trực quan sẽ được gắn thẻ đánh dấu "Trình soạn thảo trực quan". Bạn có thể theo dõi các sửa đổi này.

Đọc thêm về cách sử dụng.

Sửa đổi Wikipedia:Soạn thảo trực quan

Các nhược điểm hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khi bấm nút "Sửa", phần mềm phải tải dữ liệu phân tích bài từ máy chủ. Những trang rất lớn có thể hết thời gian sau một phút vì nội dung bài được phân tích bởi Parsoid, một chương trình thử nghiệm trên máy chủ chưa có vùng nhớ đệm.
  • Trình soạn thảo trực quan không có khả năng chỉ sửa đổi một phần. Nhấn chuột vào liên kết sửa trên tiêu đề là toàn bộ trang sẽ được tải về và phân tích.
  • Một số phần tử HTML có thể hiển thị kỳ cục trong chế độ sửa đổi.
  • Trình soạn thảo trực quan chỉ có khả năng sửa đổi văn bản thuần và một số phần tử như liên kết, danh sách, hình ảnh, thể loại, chú thích, và bản mẫu.
  • Trình soạn thảo trực quan không hỗ trợ các không gian tên thảo luận, dự án, bản mẫu, và chủ đề.
  • Trình soạn thảo trực quan không hỗ trợ việc tùy chỉnh màu chữ

Yêu cầu tối thiểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình soạn thảo trực quan cần JavaScript và một trình duyệt đời mới. Các trình duyệt dưới đây chắc chắn sẽ hỗ trợ Trình soạn thảo trực quan:

Các trình duyệt sau chắc chắn không hỗ trợ Trình soạn thảo trực quan:

  • KhôngN Internet Explorer 10 (tạm thời)
  • KhôngN Firefox 14
  • KhôngN Chrome 12
  • KhôngN Safari (trên iOS) 4.3
  • KhôngN Chrome cho Android 2.3
  • KhôngN Opera 11
  • KhôngN BlackBerry

Trình soạn thảo trực quan cũng cần kiểu dáng MonoBook hoặc Vectơ; Hiện đại và Xanh Cologne không được hỗ trợ.

Các bộ gõ sau đã được thử trong Trình soạn thảo trực quan:

  • Công cụ bộ gõ tại Wikipedia (AVIM)
    • ☑Y trong Internet Explorer
    • ☑Y trong Firefox
    • ☑Y trong Chrome
    • ☑Y trong Safari
  • Các phần mở rộng Firefox:
    • ☑Y AVIM
    • KhôngN Mudim
    • KhôngN Typing Vietnamese
  • Các phần mở rộng Chrome:
    • ☑Y AVIM 0.7
    • KhôngN Công cụ nhập liệu của Google — tiện ích này di chuyển văn bản lung tung
    • KhôngN VietInput
  • Các bộ gõ trên Windows:
    • ☑Y GõTiếngViệt
    • ☑Y UniKey
    • WinVNKey
    • ☑Y EVKey
  • Các bộ gõ trên Mac OS X:
    • GõTiếngViệt
    • NAKL
    • ☑Y Vietnamese UniKey (Mac)
  • Các bộ gõ trên Linux:
    • ☑Y Ibus-Unikey
    • SCIM-Unikey
    • X-Unikey

Xin vui lòng ghi trạng thái của bộ gõ bạn đang sử dụng ở trên và báo cáo bất cứ lỗi nào tại trang phản hồi.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Sửa bằng trình soạn thảo trực quan

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Phim: The Whole Truth - Lỗ Sâu Sự Thật (2021)
Review Phim: The Whole Truth - Lỗ Sâu Sự Thật (2021)
The Whole Truth kể về một câu chuyện của 2 chị em Pim và Putt. Sau khi mẹ ruột bị tai nạn xe hơi phải nhập viện
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Công việc của CPU là thực thi các chương trình, các chương trình như Microsoft Office, safari, v.v.
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
So với các nước trong khu vực, mức sống ở Manila khá rẻ trừ tiền thuê nhà có hơi cao
Một số Extensions dành cho các dân chơi Visual Code
Một số Extensions dành cho các dân chơi Visual Code
Trước khi bắt tay vào cốt thì bạn cũng nên tự trang trí vì dù sao bạn cũng sẽ cần dùng lâu dài hoặc đơn giản muốn thử cảm giác mới lạ