Wikipedia:Bộ quy tắc giản lược

Wikipedia là một bách khoa toàn thư miễn phí, viết bởi các tình nguyện viên, gồm những bài bách khoa viết theo một văn phong riêng. Wikipedia là một tiến trình liên tục không có kết thúc. Nếu bạn viết gì đó tốt, nó sẽ tồn tại hàng thế kỉ và được đọc trên khắp thế giới. Nó cũng có thể được nâng cấp và tích hợp vào những phiên bản mới hơn bởi các biên tập viên khác. Một phần niềm vui và thách thức của việc biên tập là theo dõi điều gì sẽ xảy ra với phần đóng góp của bạn theo thời gian.

Cộng đồng Wikipedia cũng liên tục phát triển. Theo thời gian, các quy tắc và thông lệ phát triển phản ánh kinh nghiệm của hàng nghìn biên tập viên, những người đang hàng ngày học hỏi và trau dồi cách tạo ra những bài viết cân xứng, đầy đủ dẫn chứng và thông tin, cũng như cách làm việc với người khác và giải quyết tranh chấp một khi xảy ra. Mặc dù các quy tắc hay hướng dẫn đáp ứng với hầu như mọi tình huống biên tập, chỉ một số ít thực sự quan trọng. Nếu bạn nắm được quy tắc và cách làm việc, bạn sẽ được nhiều người giúp đỡ và được tôn trọng, thường là vậy.

Một cách hay để bắt đầu tìm hiểu các quy tắc là xem cách Wikipedia dùng dẫn chứng. Wikipedia không có quan điểm riêng hay cố xác định cái gì là "đúng". Thay vào đó, các biên tập viên cố gắng tóm lược những ý tưởng và thông tin được trình bày trong các nguồn dẫn tốt. Những quan điểm khác nhau được biên tập lại một cách khách quan và không thiên vị dựa theo những gì chúng được trình bày trong các nguồn đáng tin cậy—những nguồn có uy tín về sự chính xác. Dùng nguồn dẫn tốt là cơ sở của bách khoa thư này và mọi người phải thực sự kiểm chứng được liệu mỗi đóng góp có dựa trên một nguồn như thế hay không. Để đảm bảo điều đó, ta phải để lại chú thích nơi đã tìm thấy thông tin. Vì những nguồn đáng tin cậy là tâm điểm của mọi hoạt động biên tập ở đây, các ý tưởng ban đầu, lời diễn giải và tự nghiên cứu của biên tập viên không phù hợp để sử dụng.

Đừng lo quá nếu lúc đầu bạn không hiểu gì cả. Và đừng ngại đặt câu hỏi. Theo thời gian bạn sẽ học được cách trở thành cộng tác viên tuyệt vời của Wikipedia!

Nguyên lý cốt lõi

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù về lý thuyết thì mọi thứ đều có thể thay đổi, đến ngày nay cộng đồng đã được xây dựng dựa trên một số nguyên lý nhất định. Nhiều người đã đầu tư nhiều tâm trí vào những nguyên lý đó và chúng ít có khả năng thay đổi trong tương lai. Cho đến giờ chúng vẫn hiệu quả nên hãy công bằng với chúng trước khi làm một cuộc cải cách toàn diện hay rời bỏ dự án.

  1. Năm cột trụ: Nền tảng của cộng đồng Wikipedia được tóm gọn trong 5 ý tưởng đơn giản: Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến; nó có quan điểm trung lập; nó là nội dung tự do mà mọi người có thể sửa và phân phối; tất cả biên tập viên nên cư xử một cách tôn trọng và văn minh; và Wikipedia không có luật lệ cứng nhắc.
  2. Nguyên tắc thành lập: Wikimedia Foundation (Quỹ Hỗ trợ Wikimedia), tổ chức toàn cầu vận hành Wikipedia và các dự án tương tự, cũng được dựa trên những ý tưởng chung cơ bản: trung lập là thiết yếu; ai cũng có thể sửa (hầu hết) bài viết mà không cần đăng ký; chúng ta ra quyết định thông qua thảo luận theo "quy trình wiki"; chúng ta muốn làm việc trong một môi trường thân thiện và hợp tác; nội dung của chúng ta được cấp phép tự do; và chúng ta để những vấn đề đặc biệt khó cho những bộ phận có thẩm quyền giải quyết. Ở Wikipedia tiếng Việt, mọi sự ràng buộc và những quyết định cuối cùng đều do Hội đồng Quản trị Wikimedia Foundation (BoT) ban hành, mặc dù trên thực tế họ chưa bao giờ can thiệp vào dự án này.
  3. Quyền tác giả: Wikipedia sử dụng giấy phép mã nguồn mở Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tựTài liệu Tự do GNU. Nội dung trên Wikipedia có thể được sử dụng và chia sẻ tự do miễn là có ghi công; nó có thể được sửa đổi và sử dụng để kiếm lợi nhuận, miễn là những người dùng sau đó cũng có thể làm như thế. Mọi thứ mà biên tập viên đóng góp phải tương thích với các giấy phép của Wikipedia và không vi phạm bản quyền của những người khác, trừ một vài trường hợp rất đặc biệt.
  4. Bỏ qua mọi quy tắc: Các quy tắc của Wikipedia không khắc trên đá. Tinh thần của quy tắc đánh bại từ ngữ viết nên nó. Mục đích chung của việc xây dựng một bách khoa toàn thư đánh bại cả hai. Điều đó có nghĩa bất cứ luật nào cũng có thể bị phá vỡ khi có những lý do rất tốt, nếu kết quả từ sự phá vỡ đó giúp cải tiến bộ bách khoa. Nó không có nghĩa là bạn có thể làm bất cứ điều gì chỉ bằng việc tuyên bố bỏ qua mọi quy tắc, hay không cần phải thảo luận để giải thích quyết định của bạn.

Tạo ra và sửa đổi bài viết

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Quan điểm trung lập: Viết trên một quan điểm trung lập. Trình bày một cách công bằng về thế giới dựa theo cách những nguồn đáng tin cậy mô tả. Tất cả bài viết cần được sắp xếp cân xứng để truyền tải ấn tượng rằng: cùng một chủ đề nhưng có nhiều quan điểm khác nhau. Một số cách nhìn có thể gây nhiều sự chú ý hơn, tuỳ thuộc vào những nguồn đáng tin cậy chú ý nó tới đâu. Wikipedia không có "quan điểm" của riêng mình; nó chỉ tóm tắt một cách chính xác từ những nguồn đáng tin cậy.
  2. Thông tin kiểm chứng được: Mọi bài viết chỉ nên chứa những nội dung đã được đăng tải trong những nguồn đáng tin cậy. Có những nguồn có uy tín về tính kiểm chứng và độ chính xác như báo, tạp chí khoa học và sách. Thậm chí khi điều gì đó thật sự đúng, tiêu chuẩn của chúng ta đòi hỏi nó phải được đăng trong một nguồn đáng tin cậy trước khi đưa vào đây. Biên tập viên nên trích dẫn từ những nguồn này cho các vấn đề gây tranh cãi hay bị nghi ngờ, nếu không nó có thể bị xoá bởi bất kỳ ai. Trách nhiệm cung cấp nguồn thuộc về bất kỳ ai muốn đưa nội dung vào bài.
  3. Không đăng nghiên cứu chưa được công bố: Bài viết không nên chứa những lập luận, khái niệm, dữ liệu hay lý thuyết chưa được công bố, hoặc bất kỳ sự phân tích hay tổng hợp mới nào về chúng nếu chỉ nhằm củng cố một luận điểm. Nói cách khác, bạn không thể đưa ra một lập luận chưa từng được trực tiếp đưa ra ở nơi nào khác trong những nguồn đáng tin cậy. Bạn có thể tóm tắt lại, nhưng phải dựa trên nguồn.
  4. Táo bạo khi sửa bài! Tiến lên, đây là một Wiki! Không sai lầm nào có thể phá hỏng Wikipedia vì bất kỳ sửa đổi nào cũng có thể được hoàn tác. Hãy động viên những người khác, kể cả những người không đồng ý với bạn, rằng hãy táo bạo như bạn! Nếu bạn không đồng ý với sự táo bạo của ai đó hay họ không đồng ý với bạn, các bạn hãy nói chuyện cùng nhau trong trang thảo luận.

Hòa hợp với các biên tập viên khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Cư xử văn minh với những người khác trong mọi trường hợp. Nếu bạn muốn phê phán, bình luận về những sự sửa đổi cụ thể, đừng nói xấu người khác về con người họ.
  2. Giữ thiện ý: Xin hãy cố xem người ở đầu kia của cuộc tranh luận là một cá nhân biết suy nghĩ, biết lý luận đang cố gắng đóng góp tích cực cho Wikipedia. Kể cả khi bạn tin chắc rằng đó là một kẻ [dùng cách chửi của bạn], hãy cứ giả vờ rằng anh/chị ta có ý định tốt. Chín mươi phần trăm trường hợp bạn sẽ nhận ra rằng họ thật sự có ý định tốt (còn chẳng may rơi vào mười phần trăm còn lại thì nổi nóng cũng chẳng giúp ích gì). Hãy thật hòa nhã. Hãy nghiêm khắc với những gì bạn đang làm và cởi mở với những gì bạn nhận được từ người khác. Hãy thử thích nghi với tật xấu của người khác nhiều nhất có thể, đồng thời cố gắng càng lịch sự và thẳng thắn càng tốt.
  3. Bàn bạc những thay đổi đáng lưu ý trong trang thảo luận: Tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc hành xử căn bản của Wikipedia. Dù mọi người đều biết đóng góp của họ có thể bị người khác sửa lại, sẽ dễ chấp nhận hơn nếu họ hiểu được lý do nó bị sửa. Trình bày những thay đổi trong trang thảo luận của bài viết trước khi bạn thật sự tiến hành sửa lại có thể giúp đạt được đồng thuận nhanh hơn, đặc biệt với những đề tài gây tranh cãi. Bạn hoàn toàn làm chủ thời gian của mình, nên hãy luôn cố gắng giải thích những thay đổi với biên tập viên khác, và hãy thoải mái yêu cầu người khác làm điều tương tự.
  4. Cẩn thận khi hủy bỏ thay đổi của người khác: Hồi sửa nội dung mà người khác đưa vào là một công cụ đầy quyền lực, vì thế chúng ta có luật ba lần hồi sửa: không cho phép một biên tập viên hồi sửa cùng một nội dung nhiều hơn ba lần trong vòng 24 giờ (thậm chí ít hơn). Cố gắng không hủy bỏ những thay đổi trong nội dung nếu chúng không phải là sửa đổi phá hoại hiển nhiên. Nếu bạn thực sự không chịu đựng nổi, hãy hồi sửa một lần với tóm lược như "Tôi không đồng ý, tôi sẽ giải thích lý do trong trang thảo luận" và ngay lập tức trình bày trong trang thảo luận của bài như một phần của quy trình thảo luận "kiểu wiki". Nếu ai đó tiếp tục hủy sửa đổi của bạn, đừng cố gắng đưa nó vào lại khi chưa thử thảo luận với họ.
  5. Cố gắng hiểu lý do bài viết hoặc thay đổi của bạn bị xóa: Nhiều chủ đề không đáp ứng độ nổi bật. Một số ý tưởng viết bài thiếu khôn ngoan thường xảy ra ở đây và bị xóa thông qua các quy trình như biểu quyết xóa hay xóa nhanh. Biên tập viên mới có thể làm theo hướng dẫn tại Bài viết đầu tiên của bạn để tránh rơi vào các ý tưởng thiếu khôn ngoan đó. Những đóng góp bị xóa thường chỉ vì không trung lập hay không được dẫn nguồn đầy đủ. Nhìn chung, tìm ra nguồn tốt hơn và đáng tin cậy hơn rồi tóm tắt chúng một cách khách quan và công bằng nhất có thể luôn luôn là cách làm hiệu quả sẽ giúp thay đổi của bạn nằm lại trong bài viết.
  6. Giải quyết mâu thuẫn: Bất đồng khi biên tập thường xuyên xảy ra nhưng chuyện đó không hẳn là xấu. Hãy tìm hiểu suy nghĩ của người kia về vấn đề đó và tìm cách tháo gỡ vướng mắc. Nếu bạn vẫn không đồng ý, hãy xin ý kiến của các biên tập viên khác mà bạn thân thiết, hoặc qua ý kiến của bên thứ ba, trung gian hòa giải hay mở một cuộc biểu quyết.

Làm việc hiệu quả cùng nhau

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Tóm tắt rõ ràng những thay đổi để người khác hiểu suy nghĩ của bạn—và cả bạn cũng có khi muốn xem lại tóm tắt của chính minh sau vài tháng. Hãy ghi ra bạn đã thay đổi cái gìtại sao. Nếu lời giải thích quá dài, hãy dùng trang thảo luận.
  2. Ký tên sau mỗi bình luận trong các trang thảo luận (dùng mã ~~~~, nó sẽ tự động chuyển đổi thành tên người dùng của bạn vào thời điểm bạn nhấn nút "lưu trang"). Nhưng đừng ký tên vào bài viết.
  3. Xem trước thay đổi của bạn bằng nút "xem trước" trước khi lưu trang. Nếu không làm vậy, có thể bạn sẽ phải liên tục sửa đi sửa lại những lỗi do vô ý trong lần sửa đổi trước, vô tình làm rối lịch sử trang và khó tìm lại xem bạn đã sửa cái gì.
  4. Gia nhập cộng đồng: Xem điều gì đang diễn ra trong cộng đồng. Cổng thông tin cộng đồng là điểm khởi đầu tốt. Ngoài ra có các danh sách gửi thư thảo luận về những vấn đề của dự án cần nhiều người chú ý và kênh chat cho nhiều đề tài. Dự án-Wiki là nơi các biên tập viên tập trung lại làm việc trong những lĩnh vực cụ thể của bách khoa toàn thư, cũng là một nơi hữu ích để xin ý kiến của những người có cùng mối quan tâm với bạn. Những ý tưởng mới thường được đưa ra tại phòng thảo luận chung.
  5. Tìm trợ giúp: Chắc chắn bạn không phải là người đầu tiên cảm thấy bỡ ngỡ và có điều cần hỏi, về những ý tưởng hay vấn đề cụ thể. Bạn có thể nhờ trợ giúp bất cứ lúc nào bằng cách đặt mã {{giúp tôi với}} trong bất kỳ trang thảo luận nào kèm lời trình bày càng cụ thể càng tốt về vấn đề đó. Một nơi tốt để tìm trợ giúp là trang giúp sử dụng Wikipedia. danh sách nơi đặt câu hỏidanh sách câu hỏi thường gặp, sẽ giải đáp thắc mắc phổ biến nhất.
  6. Báo cáo phá hoại: Nếu bạn phát hiện một người dùng nào đó liên tục phá hoại Wikipedia, hãy báo cáo lại tại trang Tin nhắn cho bảo quản viên.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hứa Quang Hán - Tỏa sáng theo cách riêng biệt
Hứa Quang Hán - Tỏa sáng theo cách riêng biệt
Hứa Quang Hán sinh ngày 31/10/1990 - mọi người có thể gọi anh ta là Greg Hsu (hoặc Greg Han) nếu muốn, vì đó là tên tiếng Anh của anh ta.
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Khi Truth và Illusion tạo ra Goblin Slayer, số skill points của GS bình thường, không trội cũng không kém, chỉ số Vitality (sức khỏe) tốt, không bệnh tật, không di chứng, hay có vấn đề về sức khỏe
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Dù không phải là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam nhưng khi nhắc đến Shopee, ai cũng hiểu ngay đó là nơi mua sắm trực tuyến đầy đủ mặt hàng và tiện lợi nhất.
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động