Wikipedia:Lời khuyên dành cho phụ huynh

Một mẹ thiên nga trắng và chín bé thiên nga con bơi theo sau
Mục đích của trang này là đưa ra những lời khuyên hữu ích cho gia đình bạn.

Sứ mệnh của Wikipedia là tạo ra "khối kiến thức chung của toàn nhân loại" theo hình thức cho phép sao chép, chỉnh sửa và tái phân phối (chúng tôi gọi là copyleft) một cách hợp pháp với tất cả mọi người mà không phải trả một xu nào. Luôn ghi nhớ sứ mệnh này trong tiềm thức, chúng tôi đã phát triển Wikipedia trở thành một trong những trang tổng hợp thông tin lớn nhất trong lịch sử theo tinh thần cộng tác, và hãnh diện được đứng trong một thứ hạng cao của bảng xếp hạng những trang web phổ biến nhất thế giới. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tìm được những giá trị mang tính giáo dục to lớn trong dự án này; và trong số hàng vạn bài viết của chúng tôi, các bạn chắc chắn sẽ tìm thấy nhiều thông tin liên quan đến hầu như mọi lĩnh vực học tập. Tuy nhiên, không có bách khoa toàn thư nào có thể xem là tài liệu nghiên cứu hoàn chỉnh, và chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy ở những bài viết của chúng tôi một bản đồ hướng đi hữu ích cho việc khám phá tri thức trong một phạm vi lĩnh vực rộng lớn.

Wikipedia cho phép tự do sửa đổi bởi bất cứ ai và tất cả mọi người, nhưng điều này không có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể viết bất kỳ thứ gì. Do đó thông tin sai sót và hành vi phá hoại là những vấn đề mà dự án này phải đối mặt hàng ngày. Tuy vậy, có một số biện pháp hữu hiệu đang bảo vệ dự án, có thể kể ra một vài ví dụ tiêu biểu như: nhấn mạnh với các biên tập viên tầm quan trọng của việc trích dẫn từ những nguồn đáng tin cậy, Tuần tra các Thay đổi gần đây để chống phá hoại và Tuần tra các Trang mới để kiểm tra nội dung những bài viết vừa được tạo ra.

Mục đích của trang này và những phụ trang khác (những trang được liên kết) là giúp các phụ huynh, người giám hộ, giáo viên và những người lớn khác xem xét tìm hướng đi tốt nhất cho phép con em của các bạn và những người đang được các bạn chăm sóc có thể tham gia Wikipedia một cách an toàn và thú vị. Ngoài ra chúng tôi cũng có trang chính sách pháp lý quan trọng là Wikipedia:Bảo vệ trẻ em. Đọc thêm về vấn đề riêng tư, tính bảo mật và sự tự tiện trên Wikipedia.

Nội dung của Wikipedia

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia không bị kiểm duyệt, hay giải thích cụ thể hơn là trong những bài viết thuộc một số lĩnh vực của trang web này, các bạn sẽ tìm thấy những văn bản gây hoang mang hoặc những hình ảnh minh họa các đề tài như hoạt động tình dục hay có ý nghĩa thô tục. Những nội dung như vậy, hiện tại chỉ có trong một số ít bài viết, bao gồm những trang thể hiện sự khiêu dâm rõ rệt. Nếu muốn, các bạn có thể cấu hình Wikipedia sao cho không hiển thị ra những hình ảnh thiếu tế nhị — có thể làm theo các bước tại trang hướng dẫn bằng tiếng Anh của chúng tôi. Do phạm vi rộng lớn về độ tuổi hay văn hóa địa phương của các biên tập viên mà những nội dung đó sẽ bị xem là khiếm nhã đối với một bộ phận người xem. Các trang thích hợp cho trẻ em xem có thể cũng bị phá hoại bởi những từ ngữ thô tục, nội dung khiếm nhã. Các phá hoại thường sẽ bị nhận ra và bị loại bỏ sau vài phút hoặc thậm chí vài giây (qua chức năng theo dõi các thay đổi gần đây); nhưng đôi khi các phá hoại đó cũng có thể không bị ai phát hiện trong nhiều ngày, nhiều tháng, và thậm chí nếu chúng bị phát hiện sớm hơn, một ai đó sẽ vô tình nhìn thấy nội dung như vậy trước khi chúng bị xóa bỏ, và "ai đó" ở đây có thể là "bất kỳ ai".

Hiện có một dự án độc lập gọi là Schools' Wikipedia (Wikipedia của trường học) tuyển chọn khoảng 5.500 bài viết từ Wikipedia phiên bản ngôn ngữ tiếng Anh với nội dung đã được kiểm tra kỹ lưỡng và biên tập lại, thích hợp cho các trường học và độc giả là trẻ em. Khối lượng nội dung của dự án này gần bằng với một bách khoa toàn thư 20 quyển được biên soạn xoay quanh chương trình học trên lớp, vừa có thể đọc trực tuyến vừa có thể tải về miễn phí. Tuy chưa có dự án tương tự nào dành cho Wikipedia tiếng Việt, đây có thể là một lựa chọn thích hợp và an toàn cho trẻ em có nhu cầu học tập bằng Anh ngữ.

Cộng đồng Wikipedia

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia không kiểm tra từng biên tập viên xem có phải chúng tôi "đang làm việc với trẻ em" hay không, và mọi người đều có thể giao tiếp với một biên tập viên bất kỳ, hoặc trong môi trường wiki hoặc hoặc qua thư điện tử (e-mail), nếu biên tập viên đó đã cung cấp địa chỉ thư được xác nhận cho Wikipedia khi đăng ký tài khoản (tính năng này có thể vô hiệu hóa qua trang Tùy chọn của mỗi người). Sự giao tiếp này có thể không được những biên tập viên Wikipedia khác giám sát, và chúng tôi đặc biệt khuyên các biên tập viên không nên công bố chi tiết thông tin cá nhân, chẳng hạn như cách liên lạc với họ ngoài đời thực (có thể là số điện thoại, địa chỉ nhà...). Các chi tiết về thông tin cá nhân hay cách thức liên lạc riêng tư vô tình bị tiết lộ có thể yêu cầu giám sát viên loại bỏ, đấy là hình thức xóa triệt để vĩnh viễn các thông tin khỏi cơ sở dữ liệu.

Gần như toàn bộ quá trình giao tiếp trong Wikipedia đều đặt ở chế độ mở, công khai, được xem lại nhiều lần (thậm chí các tin nhắn trong trang "thảo luận" của mỗi cá nhân cũng có thể được bất kỳ ai đọc được). Tuy vậy, cần lưu ý rằng trái với một số trang web hướng đến thanh thiếu niên, các nhân viên Wikimedia Foundation (nhà điều hành Wikipedia) không thường xuyên tuần tra các trang thảo luận hoặc xóa bỏ các bình luận không phù hợp; dự án này chỉ có những người bảo quản tình nguyện, có thể ngăn chặn những ai vi phạm quy tắc ửng xứ, nhưng họ không kiểm duyệt các cuộc thảo luận, ngay cả khi họ đối mặt với những đề tài chỉ thích hợp cho người lớn.

Trẻ em và phụ huynh của các em phải hiểu rằng bất cứ ai, dù là với động cơ tốt hay động cơ xấu, đều được tự do tham gia dự án. Trong khi có một số cộng đồng trực tuyến dành cho các thành viên là thanh thiếu niên sẽ luôn quan sát/đề phòng những đối tượng gây nguy hại cho trẻ em trong thế giới "thực/ngoại tuyến", nhưng Wikipedia thì không như vậy, chính sách của chúng tôi là không được phép yêu cầu người dùng tiết lộ danh tính của họ, và do đó chúng tôi không thể ngăn chặn họ khi căn cứ theo bất kỳ yếu tố nhân dạng nào, bao gồm cả việc họ có hay không tiền án phạm pháp hay xâm hại tình dục. Một bạn trẻ, hay bất kỳ ai khác, nên dập tắt ngay suy nghĩ rằng nếu ai đó có một tài khoản trên Wikipedia thì người đó đủ an toàn để cho bạn gặp mặt ngoài đời thực. Wikipedia là một dự án bách khoa toàn thư chứ không phải mạng xã hội. Sự cảnh giác để bảo vệ an toàn cho bản thân là rất quan trọng dù ở bất kỳ không gian nào, và phải đặc biệt ghi nhớ rằng bất cứ ai trên Internet đều có thể khác xa với bản chất ngoài đời thực của họ.

Wikipedia vẫn sẽ mạnh tay và kiên quyết cấm tài khoản của bất kỳ người dùng nào sử dụng trang web với mục đích không lành mạnh, chẳng hạn như cố gắng tạo nên hoặc hợp pháp hóa mối quan hệ không phù hợp với trẻ em. Nếu các bạn cần tư vấn về những gì nên làm khi phát hiện thấy những động thái tiêu cực trên, vui lòng xem Wikipedia:Bảo vệ trẻ em.

Lời khuyên hữu ích nhất dành cho người giám hộ là hãy bảo với các biên tập viên nhỏ tuổi rằng họ không bao giờ được phép tiết lộ thông tin nhận dạng cá nhân (như tên thật, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, trường học) trên Wikipedia – hay bất kỳ nơi có thể xem công khai khác trên Internet. Dù một số trang web có cách hạn chế quyền truy cập vào hồ sơ thông tin cá nhân; nhưng phần lớn trang web khác, bao gồm Wikipedia, thì không. Vui lòng yêu cầu các biên tập viên nhỏ tuổi xem qua trang Wikipedia:Hướng dẫn dành cho biên tập viên nhỏ tuổi. Hãy dặn dò thật kỹ với biên tập viên nhỏ tuổi rằng, nếu họ bị một ai đó quấy rối hay xúi giục làm một chuyện gì đó gây hại và nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và tâm lý, phải báo lại ngay với người giám hộ, tất cả vì sự an toàn của chính họ.

Nội dung liên quan:

Liên lạc với Wikipedia:

  • Wikipedia:Câu hỏi — nếu bạn có thêm thắc mắc cụ thể, trang này sẽ tư vấn cho bạn cách tốt nhất để gửi câu hỏi.

Các câu hỏi thường gặp:

Các bài luận và hướng dẫn về nội dung liên quan cần biết:

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan