Tóm tắt trang này: Các biên tập viên Wikipedia ở đây là để xây dựng một bách khoa toàn thư, mà cụ thể là một cơ sở tham khảo thông tin trung lập và đáng tin cậy về các chủ đề nổi bật. Những người dùng có hành vi cho thấy họ ở đây vì một mục đích nào đó khác phải đối mặt với nguy cơ bị cấm sửa đổi hoặc cấm chỉ.
Một trong năm cột trụ của Wikipedia phát biểu rằng nó vừa là một bách khoa toàn thư, vừa là chính cộng đồng các biên tập viên xây dựng nên nó. Điều này có nghĩa là các biên tập viên ở đây chủ yếu là để giúp nâng cao chất lượng của các bài viết và nội dung bách khoa, cũng như để đóng góp những ý kiến mang tính xây dựng cho các cuộc thảo luận và quy trình cộng đồng có mục đích nâng cao chất lượng của dự án, đồng thời làm những điều đó dựa trên các giới hạn, quy định và sứ mệnh của dự án – cũng như trên cơ sở tuân thủ các quy định và quy trình của Wikipedia. Wikipedia là một cộng đồngmang tính cộng tác, nên các biên tập viên có những động cơ và hành vi đi ngược lại với mục đích của dự án sẽ đối mặt với nguy cơ bị tước quyền sửa đổi.
Câu nói "ở đây là để xây dựng một bách khoa toàn thư" là một quy định lâu đời có tác dụng phân biệt người dùng hoặc trang nào là mang tính xây dựng và người dùng hoặc trang nào thì không. Nó đã được tích hợp nhiều lần vào năm cột trụ của Wikipedia và các phiên bản trước đây của quy định cấm thành viên.
Những biểu hiện cho thấy thành viên có thể ở đây để xây dựng một bách khoa toàn thư bao gồm:
Thật sự quan tâm và nâng cao chất lượng
Người dùng cho thấy mình thật sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của nội dung trên bách khoa toàn thư (các bài viết và tập tin đa phương tiện). Điều này thường được thể hiện qua sự quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau của bách khoa toàn thư, các sửa đổi có dung lượng đáng kể, hoặc các hoạt động có ý nghĩa khác (ví dụ như lập trình, tuần tra hoặc các công việc của chú lùn Wiki). Nó cũng có thể được thể hiện qua những đóng góp mang tính xây dựng có ý nghĩa vào các quy trình liên quan đến việc nâng cao chất lượng nội dung, hoặc giảm thiểu các vấn đề gây tác động tiêu cực đến Wikipedia.
Tôn tọng các tiêu chuẩn biên tập chủ chốt
Ứng xử tuân theo các quy định chủ chốt đã được đồng thuận trong quá trình biên tập, bao gồm các quy định về nội dung và cách ứng xử.
Tập trung xây dựng bách khoa toàn thư
Các đóng góp không mang tính bách khoa được giữ ở mức giới hạn so với các đóng góp tích cực và mang tính xây dựng một cách trực tiếp đến bách khoa toàn thư và/hoặc các quy trình biên tập của nó.
Tự sửa sai và tiếp thu các bài học
Khi mắc lỗi, người dùng thể hiện rõ nỗ lực rút kinh nghiệm. Người dùng cho thấy mình có thái độ nghiêm túc về việc biên tập, đồng thời nâng cao năng lực biên tập và chất lượng của ý kiến mình đóng góp.
Chắc chắn ở đây không để xây dựng bách khoa toàn thư
Lịch sử hoạt động có nhiều hành vi gây hại trong thời gian dải mà không cho thấy ý định tích cực nào.
Cố gắng "ghi điểm" với những người ở bên ngoài Wikipedia
Những sửa đổi được thực hiện nhằm mục đích duy nhất là gây ấn tượng hoặc mua vui cho các bên thứ ba ở bên ngoài Wikipedia, mà không kỳ vọng rằng chúng sẽ được giữ lại hoặc không thèm quan tâm nếu chúng bị gỡ bỏ, ví dụ như những sửa đổi trong các bài viết liên quan đến tôn giáo của người dùng nhằm mục đích "ghi điểm" với thần linh của họ, hoặc chèn tên của người yêu vào bài "đẹp".
Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống, sử dụng rối và các hình thức biên tập không trung thực khác. Wikipedia nhìn chung hoạt động trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, và các hành vi nói trên hạ thấp niềm tin đó, đồng thời cho thấy người dùng có những động cơ khác (chẳng hạn như tìm kiếm sự thích thú từ việc phá hoại hoặc từ sự khó chịu của người khác) hoặc không hề quan tâm đến các quy tắc ứng xử đối với việc biên tập.
Xung đột nặng nề hoặc không thể dung hòa về thái độ hoặc mục đích
Những xung đột nặng nề về thái độ có liên quan đến các hoạt động trên Wikipedia. Một người dùng nào đó hoàn toàn có thể thể hiện những quan điểm cực đoan hoặc thậm chí là trái pháp luật ở một số lĩnh vực, hoặc bị những người dùng khác xem là đáng khinh bỉ, những vẫn "ở đây là để xây dựng một bách khoa toàn thư". Tuy nhiên, một số hành động về bản chất sẽ khiến người dùng bị tước quyền sửa đổi, chẳng hạn như đe dọa pháp lý với những người dùng khác, quấy rối, hoặc các hành động bên ngoài Wikipedia cho thấy họ có mục đích hoàn toàn khác với Wikipedia hoặc gây hại đến dự án nói chung. Việc duy trì thái độ văn minh là rất cần thiết trong bất kỳ cuộc trao đổi nào. Mặc dù vậy, đến một ngưỡng xung đột về thái độ nhất định, cho dù trong việc sửa đổi hay đối với dự án nói chung, việc duy trì thái độ văn minh không còn là hợp lý.
Động cơ cá nhân lâu dài không tương thích với việc xây dựng một bách khoa toàn thư
Người dùng cho thấy, thông qua những bằng chứng đáng kể liên quan đến Wikipedia, rằng họ chỉ sử dụng các quyền biên tập của mình để diễn thuyết hoặc chính thống hóa một quan điểm cá nhân nào đó (ví dụ như người dùng chỉ thực hiện các sửa đổi đơn giản để có cơ sở tự nhận mình là một "biên tập viên có nhiều đóng góp" thay vì để "xây dựng một bách khoa toàn thư"... trong khi lời nói và hành động của họ thể hiện một động cơ cá nhân lâu dài không tương thích với tôn chỉ "ở đây là để xây dựng một bách khoa toàn thư").
Lịch sử hoạt động lâu dài hoặc "cực đoan" cho thấy người dùng rõ ràng không tôn trọng các mục đích và phương pháp thật sự của dự án
Điều này có thể được thể hiện qua việc người dùng đã được cảnh báo và tạo cơ hội nhiều lần nhưng lần nào cũng tái phạm, hoặc người dùng đưa ra những lời hứa không thật lòng, chỉ để chơi trò luẩn quẩn, hoặc không được giữ đúng tinh thần.
Quan tâm đến việc lấy càng nhiều quyền thành viên hay "giải thưởng" nhất có thể (hoặc quá tập trung vào các quyền nói chung)