Wikipedia:Cứ phá hoại đi

Phá hoại nghe thì vui, nhưng nhìn không đẹp cho lắm

Bạn có thích phá hoại không?

  • Bạn chán hay giận?
  • Nó có buồn cười không?
  • Bạn có muốn cố ý làm phiền người khác bởi vì nó hài không? Hay bạn muốn làm vậy chỉ vì sự thích thú?
  • Bạn muốn bị cấm không?

Thì bạn cứ việc phá hoại bất cứ trang nào[cần dẫn nguồn] bạn muốn. Trang của một nghệ sĩ, một chính trị gia, hay thậm chí là trang thành viên của ai đó (chẳng cần biết bạn ghét thằng đó hay không), nhưng xin đừng phá trang này. Chẳng cần đăng nhập hay tạo tài khoản - cứ việc nhấn sửa đổi ở đầu trang, giở trò gì đấy trong trang đấy, và nhấn vào nút xuất bản khi xong. Đơn giản!

Bạn có thể bị bộ lọc tự động phát hiện. Nếu vậy, chỉ cần thay đổi văn bản và nhấp vào lưu lần nữa. Và lần nữa. Và lần nữa, cho đến khi bản chỉnh sửa của bạn đã được lưu.

Trò chơi này không áp dụng với những trang có chiếc ổ khóa màu bạc, xanh lam thẫm, hay vàng ở góc trên cùng bên phải.


Nếu bạn là thành viên của nhóm Chống Đơn vị chống phá hoại, bạn có thể bị cấm chỉ khỏi Wikipedia.
logo of yes
Và nếu bạn là thành viên của WAAV (Nhóm chống chống phá hoại Wikipedia), một lần nữa, bạn có thể bị cấm vĩnh viễn khỏi tất cả các trang Wikipedia.

Bạn vừa phá hoại xong đúng không? Đây là chuyện sẽ xảy ra sau đó:

  1. Hành vi phá hoại của bạn sẽ bị lùi sửa. Thông thường, hành vi này sẽ diễn ra trong vòng vài phút. Rất nhiều hành vi phá hoại rõ ràng sẽ được khôi phục tự động.
  2. Một thông báo chẳng mấy tốt đẹp sẽ xuất hiện trên trang thảo luận của người dùng. Ngay cả khi bạn xóa thông báo đó (điều mà bạn có thể làm) thì thông báo đó vẫn sẽ luôn nằm trong lịch sử trang thảo luận của bạn và bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy thông báo đó (trừ khi bạn yêu cầu xóa bản sửa đổi hoặc giám sát, nhưng trong những trường hợp đó, người dùng có các đặc quyền đó vẫn sẽ nhìn thấy thông báo đó).
  3. Hành vi phá hoại của bạn sẽ luôn là một phần trong các đóng góp của người dùng và sẽ được lưu trữ trong lịch sử của trang mà bạn đã phá hoại. Thông báo đó sẽ có tên người dùng của bạn (hoặc nếu bạn chưa đăng nhập, địa chỉ IP của bạn). Và thông báo đó có thể có một thẻ bên cạnh có nội dung như "ký tự lặp lại", "la hét" hoặc (đúng theo nghĩa đen) "có thể phá hoại". Trừ khi có người yêu cầu bảo quản viên giấu bản chỉnh sửa của bạn, bất kỳ ai cũng có thể thấy hành vi phá hoại của bạn. Nó sẽ rất, rất dở nếu bạn đang cố gắng trở thành một biên tập viên được kính trọng. Ngay cả khi có người làm vậy, bảo quản viên vẫn có thể thấy bản chỉnh sửa phá hoại của bạn. Ngay cả khi giám sát viên bỏ qua bản chỉnh sửa phá hoại của bạn, họ vẫn có thể thấy bản chỉnh sửa đó.
  4. Nếu bạn tiếp tục phá hoại (bạn có thể), bạn sẽ nhận được nhiều tin nhắn chẳng mấy tốt đẹp hơn, và cuối cùng là một tin nhắn xấu xí to đùng cho bạn biết rằng bạn hiện không thể chỉnh sửa Wikipedia. Nếu bạn thử nhấp vào chỉnh sửa trên bất kỳ trang nào ngay bây giờ (trừ trang thảo luận của người dùng), bạn sẽ thấy rằng nó không hề nói xạo.
  5. Giờ làm gì đây ta? Dĩ nhiên bạn có thể chống lại quyết định cấm. Cứ thêm một yêu cầu bỏ cấm vào trang thảo luận của bạn. Sớm hay muộn thì một bảo quản viên (BQV) sẽ xem nó và ra quyết định. Nếu họ nói không, bạn có thể đợi hoặc bạn có thể kháng cáo lệnh chặn của mình một lần nữa. Tuy nhiên, nếu bạn đưa ra quá nhiều yêu cầu không hợp lệ hoặc sử dụng trang thảo luận sai mục đích, bạn có thể mất quyền truy cập trang thảo luận của bạn.
  6. Sau khi lệnh cấm của bạn hết hạn hoặc nếu BQV chấp nhận kháng cáo của bạn, bạn có thể chỉnh sửa Wikipedia một lần nữa! Nhưng nếu bạn tiếp tục phá hoại (hoặc bạn tạo tài khoản chỉ để phá hoại), bạn có thể bị cấm vô thời hạn hoặc bị cấm chỉ khỏi Wikipedia và sẽ không thể tạo tài khoản khác từ địa chỉ IP của mình. Bất kỳ tài khoản nào được tạo từ các địa chỉ IP khác bị phát hiện là của bạn cũng sẽ bị chặn. Nếu bạn tiếp tục thay đổi địa chỉ IP và phá hoại, chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn. Bất kỳ ai cũng có thể báo cáo bạn với nhà cung cấp Internet của bạn về hành vi lạm dụng nếu bạn thực hiện hành vi đó dưới dạng IP, kể cả nếu họ không phải là người dùng Wikipedia.
  7. Nếu bạn phá hoại mà không đăng nhập, bạn sẽ làm khó cho những người muốn thực hiện các chỉnh sửa hợp lệ hoặc đăng ký tên người dùng khi dùng địa chỉ IP hoặc phạm vi IP đó. Chúng tôi có các công cụ có thể cho biết bạn đang ở nhà, nơi làm việc, trường học hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nếu bạn phá hoại từ một IP chung hoặc máy chủ proxy, khả năng cao là bạn sẽ bị cấm lâu hơn - có thể lên đến một hoặc hai năm. Bất kể thế nào, nếu bạn bị chặn, những thành viên vô tội khác, có thể là những người được kính trọng (hơn bạn), cũng có thể bị chặn trong một thời gian.
  8. Bất kỳ trang nào bạn phá hoại có thể sẽ bị khóa, ngăn chặn những chỉnh sửa chân chính của các thành viên khác. Đó là lý do chúng tôi có thành viên được xác nhận tự động và thậm chí được xác nhận mở rộng, nhưng là một kẻ phá hoại thông thường thì bạn hầu như chẳng bao giờ là một trong số họ đâu. Ít ra một số người dùng vô tội sẽ không được chỉnh sửa chúng trong một thời gian, được lắm!
  9. Nếu bạn dùng tài khoản rối (nhiều tài khoản), bạn sẽ bị checkuser bắt, và từ đó địa chỉ IP và tất cả các tài khoản của bạn sẽ bị cấm.
  10. Nếu bạn phá hoại các dự án Wikimedia khác như Wikibooks hay Wiktionary, một tiếp viên sẽ khóa toàn cục tài khoản của bạn, nghĩa là bạn không thể chỉnh sửa trang nào trên bất cứ dự án Wikimedia nào. Trong một vài trường hợp thì IP của bạn thậm chí có thể bị chặn toàn cầu
  11. Nếu bạn mất quyền truy cập Internet vì bạn dụng, chỉ cần tìm một nhà cung cấp dịch vụ Internet khác và bạn có thể bắt đầu từ bước 1! Cho đến khi không còn nhà cung cấp nào để lạm dụng nữa. Trong trường hợp đó, bạn cũng có thể dùng đến các tội ác bất hợp pháp khác chống lại Wikimedia! Ngay cả khi phải giết ai đó! Có giỏi thì làm đi! Cần gì luật lệ?
  12. Nếu tự mình làm mọi việc này có vẻ quá khó, bạn có thể nhờ bạn bè giúp đỡ nếu họ muốn. Không thì nhờ anh chị em, hoặc thằng anh em họ tinh nghịch của bạn.
  13. Và nếu bạn quyết định muốn trở thành một thành viên có ích của Wikipedia, đóng góp vào kho tàng kiến ​​thức miễn phí để giáo dục tất cả mọi người trên trang web lớn này, bạn có thể thấy rằng đã quá muộn. Bạn có thể chỉ được nhớ đến như một chúa hề. Đó có phải là di sản bạn muốn để lại cho cuộc đời mình không?


Nếu bạn đã làm một, nhiều hơn hoặc tất cả những điều này, xin chúc mừng. Hãy tận hưởng án cấm chỉ vô hạn, và trừ khi bạn có ý định chỉnh sửa mang tính xây dựng, vĩnh biệt. Nếu bạn cũng đã phá hoại các dự án Wikimedia khác thì xin chúc mừng, hãy tận hưởng lệnh cấm chỉ toàn cục khỏi mọi thứ liên quan đến Wikimedia nhé.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đàn ông có để ý đến việc phụ nữ bị béo không?
Đàn ông có để ý đến việc phụ nữ bị béo không?
Cùng xem các bạn nam có quan tâm đến cân nặng không nhé
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
Trên thế giới có hai loại cà phê phổ biến nhất bao gồm cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) và cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối)
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe (長は谷せ部べ 波は瑠る加か, Hasebe Haruka) là một trong những học sinh của Lớp 1-D.