Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Việt Nam

Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Việt Nam
Bản đồ về số lượng người được tiêm đủ liều vaccine COVID-19 (theo tỷ lệ phần trăm):
  <20%
  20-40%
  41-60%
  61-80%
  81-100%
Thời điểm8 tháng 3 năm 2021 (2021-03-08)-nay
Địa điểm Việt Nam
Nguyên nhânĐại dịch COVID-19 tại Việt Nam
Mục đíchTạo miễn dịch ngừa COVID-19
Kinh phí25.2 nghìn tỷ VND [1][2]
Chỉ đạoBộ Y Tế Việt Nam
Nhân tố liên quan
  • 87.371.383[3] người đã tiêm 1 mũi vaccine COVID-19
  • 80.948.511[3] người đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19
  • 77.192.725[3] người đã tiêm 3 mũi vaccine COVID-19
Hệ quả
  • 90,91[3]%+ người Việt đã tiêm 1 mũi vaccine COVID-19.
  • 84,23[3]%+ người Việt đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19.
  • 80,32[3]%+ người Việt đã tiêm 3 mũi vaccine COVID-19.
Số người được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19 ở Việt Nam
Lượng vắc-xin COVID-19 tiêm hàng ngày tại Việt Nam (Trung bình trượt 7 ngày)

Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Việt Nam là chiến dịch tạo miễn dịch đang diễn ra ngừa virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2), loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), để kiểm soát đại dịch đang diễn ra tại đây. Để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên[4] và việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 được bắt đầu từ ngày 8 tháng 3 năm 2021.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc tiêm vaccine Covid-19 được bắt đầu từ ngày 8 tháng 3. Ngày 1 tháng 4, lô vaccine AstraZeneca đầu tiên do Chương trình COVAX Facility thông qua UNICEF cho Việt Nam cùng với 92 quốc gia trên toàn thế giới đã về đến Việt Nam.[6] Do số lượng vaccine đợt đầu còn quá ít, Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Y tế phân phối số vaccine này cho 11 dối tượng được ưu tiên tiêm chủng.[7] Bao gồm:

  • Nhân viên y tế;
  • Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)
  • Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
  • Lực lượng quân đội;
  • Lực lượng công an;
  • Giáo viên;
  • Người trên 65 tuổi;
  • Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước…;
  • Người mắc các bệnh mãn tính;
  • Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài;
  • Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Đến ngày 13-5-2021, giai đoạn tiêm chủng đầu tiên đã hoàn tất với 959.182 liều (có 147.982 liều mua từ tháng 2-2021) đã hoàn tất. Ngày 16-5-2021, Việt Nam đã tiếp nhân lô vaccine COVID-19 thứ hai cũng do COVAX tài trợ với 1.682.400 liều AstraZeneca, sẽ được triển khai trong tháng 5-2021.[8]

Ngày 27 tháng 10, Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em tại TP.HCM.[9]

Ngày 1 tháng 12, Bộ Y tế gửi công văn hướng dẫn tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vaccine COVID-19.[10] Ngày 17 tháng 12, thời điểm tiêm nhắc lại được rút ngắn còn ít nhất 3 tháng sau mũi cuối của liều cơ bản; cho phép người tiêm mũi cơ bản bằng vaccine Sinopharm, Sputnik V được tiêm bổ sung.[11]

Ngày 12 tháng 1, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã hoàn thành tiêm mũi một vaccine cho người trưởng thành.[12][13] Ngày 21 tháng 1, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đồng ý tiêm mũi thứ 3 vaccine Moderna với liều bằng nửa liều cơ bản.[14]

Ngày 8 tháng 6, Việt Nam bắt đầu tiêm mũi thứ 4 vắc-xin COVID-19.

Tính đến hết ngày 20 tháng 7, có 266.532.582 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.

2024

Bộ Y tế thông báo còn 432.000 liều vaccine và khuyến cáo 3 nhóm cần tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 gồm: người từ 50 tuổi trở lên và có bệnh nền; phụ nữ mang thai và người chưa tiêm vaccine COVID-19 mũi nào.[15]

Vắc-xin đặt mua

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ đã tìm kiếm các liều vắc-xin COVID-19 từ nhiều nguồn khác nhau:[16]

Vaccine về Việt Nam theo nhà sản xuất[17]

  AstraZeneca (29.06%)
  Pfizer (37.67%)
  Moderna (6.41%)
  Sinopharm (23.79%)
  Abdala (2.34%)
  Sputnik V (0.69%)
  Sputnik Light (0.05%)
Vaccine Nguồn gốc Tiến trình Liều đã đặt Liều đã đến[17] Chấp thuận Triển khai Ghi chú
Oxford–AstraZeneca Vương quốc Anh, Thụy Điển Thử nghiệm giai đoạn III[18] 55 triệu[19] 63.835.476 30 tháng 1, 2021[20] 8 tháng 3, 2021[21] Bao gồm vaccine do COVAX và các nước khác quyên góp.[22][23]
Sputnik V Nga Thử nghiệm giai đoạn III 20 triệu[24] 1.508.998 23 tháng 3, 2021[25] Tháng 3, 2021[26] Bao gồm liều tặng bởi Nga.[26] Sản xuất tại Việt Nam bởi Vabiotech.
Sinopharm Trung Quốc Thử nghiệm giai đoạn III 33 triệu[27][28][29] 52.261.200 4 tháng 6, 2021[30][31] 10 tháng 7, 2021[32] Bao gồm liều Trung Quốc tặng.[31][33]
UAE 30 triệu

[34]

10 tháng 9, 2021[35] 1 tháng 10, 2021[36] Với tên Hayat-Vax.
Pfizer–BioNTech Mỹ, Đức Thử nghiệm giai đoạn III 51 triệu[37] 82.751.550 12 tháng 6, 2021[38] 17 tháng 7, 2021[39][40][41] Đợt đầu tiên được phân phối vào tháng 7 năm 2021.[42] Bao gồm liều được tặng bởi Mỹ thông qua COVAX.[43]
Moderna Mỹ Thử nghiệm giai đoạn III Không rõ 14.077.160 29 tháng 6, 2021[44][45] 17 tháng 7, 2021[39][40][41] Bao gồm liều tặng bởi COVAX.[46]
Janssen (Johnson & Johnson) Bỉ, Hà Lan, Mỹ Thử nghiệm giai đoạn III Không rõ 0 15 tháng 7, 2021[47][48] Chưa công bố
Abdala Cuba Thử nghiệm giai đoạn III 10 triệu[49] 5.150.000 18 tháng 9, 2021[50] Tháng 10, 2021[51] Bao gồm liều do Cuba tặng.[52]
Covaxin Ấn Độ Thử nghiệm giai đoạn III Không rõ 0 10 tháng 11, 2021[53] Chưa công bố
Sputnik Light Nga Thử nghiệm giai đoạn III Không rõ 100.000 Chưa công bố Chưa công bố
Nanocovax Việt Nam Thử nghiệm giai đoạn III[1] Không rõ Chưa công bố[54] Chưa công bố
ARCT-154 Mỹ, Việt Nam Thử nghiệm giai đoạn I-III Không rõ
Covivac Việt Nam Thử nghiệm giai đoạn II[55] Không rõ
Vabiotech Việt Nam Thử nghiệm giai đoạn I[56] Không rõ

Vắc-xin trong giai đoạn thử nghiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
Vắc-xin Loại (công nghệ) Pha I Pha II Pha III
Nanocovax Tiểu đơn vị Hoàn thành Hoàn thành Đang tiến hành
ARCT-154 mRNA Hoàn thành Đang tiến hành Đang tiến hành
CoviVac Vector virus Hoàn thành Hoàn thành Tạm ngừng
Vabiotech Tiểu đơn vị Đang tiến hành Chưa tiến hành Chưa tiến hành

Tiến trình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, cho đến ngày 19 tháng 11 năm 2024, có 87.371.383[3] người đã tiêm 1 mũi vaccine COVID-19, 80.948.511[3] người đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19, 77.192.725[3] người đã tiêm 3 mũi vaccine COVID-19. 90,91[3]%+ người Việt đã tiêm 1 mũi vaccine COVID-19, 84,23[3]%+ người Việt đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19, 80,32[3]%+ người Việt đã tiêm 3 mũi vaccine COVID-19.

Tiêm chủng theo địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]
Địa phương[note 1] Dân số[57] Liều phân phối[58] Tổng số liều đã tiêm[58] Số liều trên 100 người
Cả nước[a] 96.108.532 135.829.696 248.242.161 258,3%
TP. Hồ Chí Minh 8.993.082 14.637.020 23.117.024 257,1%
Hà Nội 8.053.664 12.294.742 19.040.925 236,4%
Đồng Nai 3.097.107 5.025.430 8.587.597 277,3%
Bình Dương 2.426.561 4.772.470 7.233.613 298,1%
Nghệ An 3.327.791 3.900.900 7.804.532 234,5%
Thanh Hóa 3.640.128 3.877.590 9.297.198 255,4%
An Giang 1.908.352 3.112.132 5.059.848 265,1%
Kiên Giang 1.723.067 3.001.880 4.254.342 246,9%
Long An 1.688.547 2.998.000 5.374.074 318,3%
Tiền Giang 1.764.185 2.974.320 4.792.047 271,6%
Hải Phòng 1.837.173 2.767.400 5.699.337 310,2%
Đồng Tháp 1.599.504 2.705.690 4.263.509 266,6%
Bắc Giang 1.803.950 2.203.610 5.466.281 303,0%
Quảng Nam 1.495.812 2.149.770 3.709.231 248,0%
Cần Thơ 1.235.171 2.132.068 3.368.201 272,7%
Quảng Ninh 1.320.324 2.121.498 3.943.816 298,7%
Sóc Trăng 1.199.653 2.114.660 3.553.947 296,2%
Đắk Lắk 1.869.322 2.100.110 4.432.970 237,1%
Tây Ninh 1.169.165 2.055.900 3.057.930 261,6%
Bà Rịa - Vũng Tàu 1.148.313 2.034.410 3.039.800 264,7%
Hải Dương 1.892.254 2.025.640 4.571.543 241,6%
Lâm Đồng 1.296.606 1.952.774 3.854.949 297,3%
Bình Định 1.486.918 1.902.530 3.760.483 252,9%
Thái Bình 1.860.447 1.893.980 4.244.451 228,1%
Khánh Hòa 1.231.107 1.886.770 3.457.177 280,8%
Bến Tre 1.288.463 1.882.520 3.752.916 291,3%
Bắc Ninh 1.368.840 1.865.510 4.228.457 308,9%
Gia Lai 1.513.847 1.795.832 3.634.825 240,1%
Nam Định 1.780.393 1.772.560 4.122.563 231,6%
Vĩnh Long 1.022.791 1.733.130 3.091.815 302,3%
Phú Thọ 1.463.726 1.729.400 3.665.600 250,4%
Đà Nẵng 1.134.310 1.720.782 2.862.101 252,3%
Bình Thuận 1.230.808 1.701.850 2.929.066 238,0%
Hưng Yên 1.252.731 1.686.572 2.921.927 233,2%
Cà Mau 1.194.476 1.677.630 3.313.526 277,4%
Thừa Thiên Huế 1.128.620 1.616.626 2.802.408 248,3%
Quảng Ngãi 1.231.697 1.562.604 2.922.563 237,3%
Bình Phước 994.679 1.528.060 2.688.723 270,3%
Vĩnh Phúc 1.154.154 1.462.250 3.007.540 260,6%
Trà Vinh 1.009.168 1.353.410 2.664.931 264,1%
Thái Nguyên 1.286.751 1.271.330 3.361.656 261,2%
Bạc Liêu 907.236 1.269.690 2.232.909 246,1%
Ninh Bình 982.487 1.239.970 2.452.906 249,7%
Hà Tĩnh 1.288.866 1.220.150 2.875.059 223,1%
Hà Nam 852.800 1.213.520 2.208.618 259,0%
Sơn La 1.248.415 1.193.980 2.856.476 228,8%
Hậu Giang 733.017 1.190.250 2.057.802 280,7%
Hà Giang 854.679 1.128.820 2.009.451 235,1%
Lạng Sơn 781.655 1.117.220 1.898.232 242,8%
Phú Yên 961.152 1.108.954 2.029.570 211,2%
Hoà Bình 854.131 1.046.120 2.165.479 253,5%
Yên Bái 821.030 1.034.300 2.211.316 269,3%
Quảng Bình 895.430 978.810 1.942.352 216,9%
Lào Cai 730.420 933.550 2.013.325 275,6%
Tuyên Quang 784.811 930.610 1.842.830 234,8%
Ninh Thuận 590.467 892.660 1.496.827 253,5%
Quảng Trị 632.375 848.182 1.485.193 234,9%
Đắk Nông 622.168 819.420 1.646.214 264,6%
Điện Biên 598.856 629.460 1.495.668 249,8%
Kon Tum 540.438 621.200 1.328.077 245,7%
Cao Bằng 530.341 550.460 1.222.940 230,6%
Lai Châu 460.196 517.840 1.103.450 239,8%
Bắc Kạn 313.905 343.170 712.025 226,8%
  1. ^ Hàng này tính tổng số theo giá trị của toàn bộ tỉnh thành có trong bảng


Báo cáo tác dụng phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các nguồn tin trong nước, hai trường hợp đã được thông báo rộng rãi:

  • Tối 7 tháng 5, 2021, Bộ Y tế công bố một nữ nhân viên y tế 35 tuổi công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, An Giang, đã tử vong sau tiêm vaccine AstraZeneca, nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).[59][60][61]
  • Chiều ngày 22 tháng 6 năm 2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) thông tin Hà Nội vừa ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin AstraZeneca, là (nam, sinh năm 1995), ở Đông Anh, Hà Nội, nghề nghiệp giáo viên.[62][63][64]

Còn theo RFA, tính tới ngày 25.6.2021, Việt Nam có sáu trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của hãng AstraZeneca, bao gồm một nam giáo viên 26 tuổi ở Hà Nội, một nữ nhân viên y tế 35 tuổi ở An Giang, một công nhân 27 tuổi và một tài xế 46 tuổi ở Bắc Giang, một cán bộ tên P. - 55 tuổi ở Bình Thuận và một thượng úy Công an 38 tuổi.[65]

Tính đến 5 tháng 9, 2021, có 825.305 ca tác dụng phụ nhẹ sau tiêm chủng (3.7%) và 51 ca nghiêm trọng (7 tử vong).[66]

Ngày 26 tháng 11, 2021, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa xác định đã có 4 người tử vong sau khi tiêm vaccine Vero Cell, các nạn nhân đều trú tại huyện Nông Cống.[67]

Ngày 28 tháng 11, 2021, sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, một nữ sinh lớp 9 ở huyện Thường Tín (Hà Nội) có biểu hiện sốt, được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai điều trị và tử vong sau đó.[68]

Dư luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Một cuộc thăm dò được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020 cho thấy Việt Nam có tỷ lệ chấp nhận vắc xin cao nhất trên thế giới. 98% số người được khảo sát trả lời rằng họ chắc chắn hoặc có thể sẽ tiêm phòng khi có vắc xin COVID-19.[69]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Không bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bệnh viện tuyến trung ương

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Tomoya Onishi (ngày 4 tháng 6 năm 2021). “Vietnam launches $1.1bn COVID vaccine fund: 5 things to know”. Nikkei Asia.
  2. ^ “Cần hơn 25.000 tỷ đồng để mua vaccine COVID-19”. VnExpress. ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l “Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19”. Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. 2020–2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ “Bộ Y tế đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử Việt Nam
  6. ^ 811.200 liều vắc xin phòng COVID-19 của COVAX đã về đến Việt Nam
  7. ^ Đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 gồm những ai?
  8. ^ Thêm gần 1,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của COVAX về Việt Nam
  9. ^ “TP Hồ Chí Minh bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em”. VTV News. 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ “Tiêm liều 3 vaccine Covid từ tháng 12, cho phép tiêm trộn - VnExpress”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ “Cho phép tiêm vaccine Covid-19 mũi ba sau mũi hai 3 tháng - VnExpress”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ “Tin COVID hôm nay chiều 11/1: Tỷ lệ bao phủ mũi 1 vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam đạt 100%”. Sức khỏe và Đời sống. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “Việt Nam hoàn thành tiêm mũi một vaccine cho người trưởng thành”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ https://suckhoedoisong.vn. “Cục Quản lý Dược đồng ý tiêm liều thứ 3 của vaccine Moderna bằng nửa liều cơ bản”. suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ baochinhphu.vn (24 tháng 1 năm 2024). “Đối tượng cần tiêm nhắc lại vaccine COVID-19”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ “Bộ trưởng Y tế: 'Việt Nam không thiếu vaccine Covid-19'. VnExpress. ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  17. ^ a b Báo cáo 302/BC-BYT 2022 tình hình dịch và kết quả triển khai công tác phòng, chống Covid-19 ngày 05/3 (Bản báo cáo). Bộ Y tế Việt Nam. 7 tháng 3 năm 2022.
  18. ^ “Coronavirus Vaccine Tracker”. New York Times. ngày 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  19. ^ Anh Ngọc (ngày 2 tháng 11 năm 2021). “VNVC mua thêm 25 triệu liều vaccine AstraZeneca”. VnExpress.
  20. ^ James Pearson; Khanh Vu (ngày 30 tháng 1 năm 2021). “Vietnam approves AstraZeneca vaccine, cuts short Communist Party congress”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2021.
  21. ^ “Coronavirus Vaccine Tracker”. Nikkei Asia. ngày 8 tháng 3 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  22. ^ Viết Tuân (ngày 27 tháng 4 năm 2021). “Covax cung ứng thêm gần 9 triệu liều vaccine cho Việt Nam”. VnExpress.
  23. ^ “Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 1 triệu liều vaccine phòng chống COVID-19”. Vietnam Government Portal. ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  24. ^ Lan Anh (ngày 2 tháng 6 năm 2021). “Việt Nam mua 20 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga”. Tuổi Trẻ.
  25. ^ “Vietnam says approves Russia's Sputnik V vaccine for use”. Reuters. ngày 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  26. ^ a b “6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam”. Bộ Y tế (Việt Nam). ngày 2 tháng 8 năm 2021.
  27. ^ “Một công ty được nhập 5 triệu liều vaccine Sinopharm”. VnExpress. ngày 9 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ “Phân bổ 8 triệu liều vắc xin Covid-19 Sinopharm cho Hà Nội, TP.HCM và 23 tỉnh, thành”. Báo Thanh Niên. 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
  29. ^ “Chính phủ phê duyệt mua 20 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm Trung Quốc”. Báo Tuổi Trẻ. 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
  30. ^ “Vietnam approves China's Sinopharm vaccine for use against COVID-19”. Reuters. ngày 4 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021.
  31. ^ a b “Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc”. Tuổi Trẻ. ngày 4 tháng 6 năm 2021.
  32. ^ “Quảng Ninh tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 5”. Quảng Ninh điện tử. ngày 10 tháng 7 năm 2021.
  33. ^ “500.000 liều vaccine Covid-19 Sinopharm về Việt Nam”. VnExpress. ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  34. ^ “Bộ Y tế cho phép một công ty nhập khẩu 30 triệu liều vaccine Hayat-Vax”. laodong.vn. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
  35. ^ “8 loại vắc-xin phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam”. Ho Chi Minh CDC. ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  36. ^ “Một triệu liều vaccine từ UAE chuẩn bị tiêm sau kiểm định”. VnExpress. ngày 2 tháng 10 năm 2021.
  37. ^ “Chính phủ sẽ mua thêm gần 20 triệu liều vaccine Pfizer”. VnExpress. ngày 15 tháng 8 năm 2021.
  38. ^ “Việt Nam phê duyệt vaccine Covid-19 Pfizer”. VnExpress. ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  39. ^ a b “Ưu tiên hơn 300 liều vắc xin phòng COVID-19 cho Đoàn chi viện miền Nam chống dịch”. Thái Nguyên TV. ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  40. ^ a b “Hà Nam bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 4”. Báo Hà Nam. ngày 18 tháng 7 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  41. ^ a b “Bắc Ninh thực hiện tiêm phòng Covid - 19 cho người trên 65 tuổi”. Bắc Ninh TV. ngày 17 tháng 7 năm 2021.
  42. ^ Tran, Thu (ngày 16 tháng 6 năm 2021). “Lô vaccine Pfizer đầu tiên sẽ về Việt Nam trong tháng sau”. ZingNews.
  43. ^ “Thêm 397.800 liều vắc xin Pfizer do Mỹ tặng đã về tới Việt Nam”. Tuổi trẻ. ngày 8 tháng 10 năm 2021.
  44. ^ “Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine COVID-19 Moderna”. Vietnam Television. ngày 29 tháng 6 năm 2021.
  45. ^ “Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine COVID-19 Moderna”. Vietnam Government Portal. ngày 29 tháng 6 năm 2021.
  46. ^ “Mỹ hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vaccine COVID-19”. Bộ Y tế (Việt Nam). ngày 7 tháng 7 năm 2021.
  47. ^ “Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson”. Lao Động. ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  48. ^ “Bộ Y tế phê duyệt vaccine phòng COVID-19 Janssen của Johnson & Johnson”. Vietnam+. ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  49. ^ “Chủ tịch nước Cuba khẳng định cung cấp 10 triệu liều vaccine COVID-19 Abdala cho Việt Nam”. Báo điện tử VTV. 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
  50. ^ “Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine của Cuba”. VnExpress. ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  51. ^ “Bộ Y tế: Vaccine phòng COVID-19 Abdala tiêm 3 liều cho người từ 19- 65 tuổi”. Bộ Y tế Việt Nam. ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  52. ^ “Cuba tặng Việt Nam 150.000 liều vaccine - VnExpress”. VnExpress. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  53. ^ “Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin Covaxin của Ấn Độ”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  54. ^ “Nanogen xin cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 Nanocovax”. VnExpress. ngày 22 tháng 6 năm 2021.
  55. ^ “Ngừng thử nghiệm giai đoạn ba vaccine Covivac”. VnExpress. ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  56. ^ “Dự kiến cuối quý 3-2021, Việt Nam sẽ có vaccine phòng Covid-19 đầu tiên”. Nhân Dân. ngày 22 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  57. ^ Tổng cục Thống kê (Việt Nam) (2019). "Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019" (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. ISBN 978-604-75-1532-5.
  58. ^ a b “CỔNG THÔNG TIN TIÊM CHỦNG COVID-19”. Bộ Y tế. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  59. ^ “Một nhân viên y tế tử vong sau tiêm vaccine Covid-19”. Báo điện tử VnExpress.
  60. ^ “Bộ Y tế: Nữ nhân viên y tế ở An Giang tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 do sốc phản vệ”. Tuổi Trẻ Online.
  61. ^ “Bộ Y tế thông tin về ca tử vong sau tiêm vaccine COVID-19 ở An Giang”. laodong.vn.
  62. ^ “Thầy giáo trẻ 26 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 39 giờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19”. Tuổi Trẻ Online.
  63. ^ “Hà Nội: Nam giáo viên 26 tuổi tử vong sau 39 giờ tiêm vắc xin Covid-19”. Báo Thanh Niên.
  64. ^ “Thanh niên ở Hà Nội tử vong chưa rõ nguyên nhân sau tiêm vắc xin Covid-19”. vietnamnet.vn.
  65. ^ Thượng úy Công an tử vong một tuần sau tiêm vắc-xin COVID-19, RFA, 27.6.2021
  66. ^ WHO (ngày 8 tháng 9 năm 2021). Viet Nam Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Situation Report #58 (Bản báo cáo).
  67. ^ “Người thứ 4 tử vong sau tiêm vaccine ở Thanh Hoá”. VnExpress. ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  68. ^ Một học sinh ở Hà Nội tử vong sau 1 ngày tiêm vắc xin COVID-19, tuổi trẻ, 28.11.2021
  69. ^ Wouters, Olivier J; Shadlen, Kenneth C; Salcher-Konrad, Maximilian; Pollard, Andrew J; Larson, Heidi J; Teerawattananon, Yot; Jit, Mark (ngày 12 tháng 2 năm 2021). “Challenges in ensuring global access to COVID-19 vaccines: production, affordability, allocation, and deployment”. Health Policy. 397 (10278): 1023–1034. doi:10.1016/S0140-6736(21)00306-8. PMC 7906643. PMID 33587887.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]