Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện.(Tháng 2/2023) |
Bài này được viết như một bài bình luận cá nhân, tiểu luận chủ quan hay nghị luận và trình bày tư tưởng, quan điểm riêng của người viết chứ không phải là một bài viết bách khoa. |
Dương Quân | |
---|---|
Bút danh | Dương Quân |
Nghề nghiệp | Nhà thơ, nhà báo, biên tập, phóng viên, làng nhàng... |
Thể loại | Thơ trào phúng, châm biếm |
Dương Quân - Nhà thơ trào phúng. Tên thật là Dương Tự Cường. Ông sinh ngày 8 tháng 8 năm 1926 (Bính Dần) tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Mất ngày 3 tháng 7 năm 1985 (Ất Sửu) tại Hà Nội.
Giải thích lấy tên Dương Quân (君), ông bảo chỉ có nghĩa anh chàng họ Dương (楊). Ông còn tâm đắc chữ quân (筠) trong tiếng Hán có nghĩa là cây tre, cật tre già. Ông còn nhiều bút danh khác như: Thanh Điểu, Dương Mạnh, Hoàng Dương, Chính Tâm, Tùng Tiết, Tân Sơn...
Ông là út trong gia đình có hai anh em. Dương Hành Kiện người anh ruột về sau này nguyên là phó chánh án Tòa án nhân dân thành phố Vinh- Nghệ An thập niên 1965-1975. Cha ông, một nho sĩ nghèo vừa dạy học, vừa bốc thuốc mất lúc ông còn nhỏ. Bà mẹ trẻ ngoài hai mươi tuổi góa chồng sớm ở vậy nuôi con ăn học. Sinh vào buổi thời tàn của nho học nhưng lại theo đòi Hán học, thông chữ Hán và thạo cả tiếng Pháp, Dương Quân là cháu bên nội của nhà thơ nổi tiếng Long Sơn - Dương Tri Tản và là chắt bên ngoại của tiến sĩ Đông Các đại học sĩ Hồ Sĩ Dương.[1] Sớm tiếp thu cái gien văn chương của tổ tiên mình nên mới mười một tuổi ông đã tập làm thơ và tham gia nhóm Thiếu niên Ái hữu trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông tham gia phong trào Việt Minh bí mật ở xã và huyện nhà. Tham gia khởi nghĩa, gia nhập Thanh niên rồi tham gia Cách mạng tháng 8 năm 1945, Xung phong đi bộ đội, sau đó chuyển sang làm việc ở công an huyện Quỳnh Lưu. Ở cương vị công tác nào thì ông cũng vẫn làm thơ. Năm 1953 xảy ra vụ Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, gia đình ông bị quy oan địa chủ và một kẻ xấu vu cho ông từng tham gia Đại Việt, một tổ chức phản động thời Nhật thuộc, tuy gia đình ông những năm 1930 đã hăng hái tham gia cách mạng ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1955 ông phẫn nộ bỏ ra Hà Nội. Không đủ tiền lộ phí ông đi bộ, dọc đường làm thuê. Ông lên Đại Từ (Thái Nguyên) rồi Tuyên Quang tìm việc làm... Quay về Hà Nội lúc đó vừa mới giải phóng, ông đi bổ củi thuê, đi bán sách, bán báo ở Chợ giời, Phố Huế, Hai Bà Trưng...
Sau khi tốt nghiệp khoa báo chí, đầu năm 1959 ông được giới thiệu vào làm phóng viên báo Lao động và bỉnh bút cho tờ báo lâu năm nhất, cũng là lớn nhất này tới lúc giã từ cuộc đời.
Ông sống ngang tàng, khí khái, thích tự do, không tham gia bất cứ hội đoàn, đảng phái nào. Lương ông thấp lắm, đến lúc nhắm mắt xuôi tay mới ở mức "cán sự 2". Sau nhà thơ trào phúng Huyền Thanh, ông phụ trách chuyên mục thơ trào phúng châm biếm, và đây cũng là mảng đề tài mà ông gắn bó sáng tác trong suốt quãng đời cầm bút gian khó của mình, gian khó là vì thời ông viết chống tham nhũng, tham ô, hối lộ, quan liêu, cửa quyền, móc ngoặc, chống bệnh thành tích, huênh hoang phô trương, làm láo báo cáo hay không phải dễ dàng...
Sau khi chấm dứt chiến tranh Việt Nam không thiếu những nhà thơ cùng thời viết ra chỉ để tung hứng chứ không dễ viết hết gan ruột của mình, thì lúc đó những bài thơ châm biếm phê phán nội bộ của ông viết ra kiên quyết không thỏa hiệp. Ông dũng cảm vạch trần chân tướng, bộ mặt, lòng dạ mưu mô xảo quyệt của những ông quan tham thời hiện đại như bài: "Ông đấm rồi ông lại xoa" báo Văn Nghệ tháng 8/1983. Phanh phui phơi bày đầy đủ những xấu xa, thối nát, ung nhọt, bệnh hoạn của một xã hội mà mọi giá trị văn hóa, nhân phẩm đang có nguy cơ rơi xuống vực thẳm. Hơn 500 bài thơ trào phúng châm biếm của ông được trình làng trên nhiều tờ báo ngoài Bắc trong Nam, Trung ương và địa phương như báo Lao động, Văn Nghệ, Nhân dân, Độc Lập, Báo Đại Đoàn Kết, Hà Nội mới, Thương Nghiệp, Sài Gòn Giải Phóng, Công nhân Giải Phóng... đã minh chứng điều đó. Ngoài ra ông còn cộng tác với nhiều nhà xuất bản, tạp chí, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Có thể nói ông là cây bút viết thành công khá sớm ở thể loại chống tiêu cực này. Dù khả năng của ông còn viết được mạnh hơn thế, song tiếc rằng lúc đó sự kiểm duyệt báo chí gắt gao, bài vở bị cắt xén thêm bớt một cách tùy tiện, vô tội vạ, chỉ cho phép tác giả viết trong khuôn mẫu hạn định nên thơ ông chưa phát huy được hết sở trường của mình. Điển hình như bài thơ thứ 500 mang tên "Chuột và mèo" có minh họa của Bùi Xuân Phái đăng trên báo Lao động số xuân Giáp Tý (1984)[2] đã từng bị công an văn hóa đến tòa soạn chất vấn.[3]
Sau chuyến công tác vào Nam mùa hạ năm 1985, ông bất ngờ qua đời vì bạo bệnh???
Thơ ông ngôn ngữ mộc mạc, bình dân, dí dỏm, hài hước, rõ ràng và thông hoạt. Nhuần nhuyễn ca dao tục ngữ. Trong những bài thơ châm biếm thói hư tật xấu của xã hội, xảo quyệt thủ đoạn của những ông quan tham. Ông sử dụng câu từ mạnh bạo, dứt khoát. Ngòi bút châm của ông sắc nhọn. Ông có tài lẩy Kiều và tập Kiều vào trong thơ của mình. Thơ ông có duyên, cái duyên châm biếm từ bên trong mà người đọc bật cười và đồng ý với vấn đề ông đặt ra chứ không đơn thuần ở chữ nghĩa hay vần điệu.
Ông mất tại nhà riêng khu tập thể Khương Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội trong cảnh bần hàn neo túng. Giống như khi ông sống cũng cảnh neo túng bần hàn. Suốt đời ông chưa đi hết bậc lương "cán sự". Gia đình, người thân, bạn bè đưa ông trở về nằm trên quê hương làng Quỳnh, tên gọi tắt làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, một làng quê nghèo, nhỏ bé mà hiếu học. Mảnh đất ấy hàn sĩ nhiều hơn trọc phú, trong mộ địa họ Dương. Bên ông còn có bà Hoàng Thị Huê người vợ thủy chung theo ông suốt đời nhẫn nhục chịu đựng chia sẻ cùng ông những năm tháng dài cay cực nhất vì một thời sống và viết không đơn giản của ông. Vợ ông là con gái nhà cách mạng kháng chiến chống Pháp, liệt sĩ - Hoàng Văn Hợp[4], người dẫn đầu phong trào khởi nghĩa Xô-Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 nổi tiếng.
16 tuổi ông đã có bài thơ "Tự vịnh". Nhưng hãy bắt đầu năm sinh 1926. Năm 1956 ông dung thân tại đất Hà thành và quyết định lấy nơi đây là nơi "dụng võ" của mình. Ông thuê nhà ở số 6 phố 325 nay là phố Thể Giao (quận Hai Bà Trưng). Chuyển về tập thể Nhà hát Nhân dân 91 phố Trần Hưng Đạo (Quận Hoàn Kiếm) nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội ông ở phòng 56. Chuyển về ở khu tập thể Khương Thượng (Quận Đống Đa) ông ở nhà A8 phòng 46. Năm 36 tuổi được nhận giải thưởng thơ trào phúng của Hà Nội 1962-1963. Năm 56 tuổi được nhận giải thưởng thơ trào phúng Văn Nghệ 1982-1983. Kể từ khi chính thức cầm bút viết cho tờ Lao động phải tới 16 năm sau ông mới được cất nhắc lên một thang lương "cán sự". Tháng 4 năm 1984 khi đưa tang bà Nguyễn Thị Thảo, vợ nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu ra nằm ở khu A nghĩa trang Văn Điển ông đứng nhìn trời mây, thổ địa rồi đưa tay chỉ về một khu đất trống đầy nắng nói với mọi người: Khi nào chết chắc mình sẽ nằm chỗ đó. Không ngờ một năm sau ông lìa đời người ta táng ông đúng vào khu đất ông chỉ chỗ đó - khu mộ 16. Giỗ ông con cháu thắp hương không quên nhằm vào âm lịch tháng 5 ngày 16.
Tự nhạo:
Mượn một câu của thi hào Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu Thanh ký ông viết:
Tạm dịch:
|
Tự nhận:
Rất mê Nguyễn Khuyến Rất phục Tú Xương Mến Nguyễn Công Trứ Yêu Hồ Xuân Hương Văn chương bẻm mép Nhưng dốt khôn lường. |
Ý nguyện:
Góp sức nhỏ nhoi vun cuộc sống. Cho đời bơn bớt những điều hư. |
Tri ân:
"Kính tặng tất cả bà con cô bác, bạn hữu xa gần đã giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho tôi trên con đường sự nghiệp sáng tác văn thơ:
Thấy người giữa chốn trần ai Cảm ơn tri ngộ một vài vần thơ Mai sau dù có bao giờ Vàng phai đá nát khôn mờ chữ tâm." |
Câu nói:
"Nói, không phải vì bất mãn mà nói chính là vì sự bất bình." |
Thuở ông còn sống Hồ Mậu Đường người bạn thân viết tặng ông hai câu:
Có nghĩa:
|
Thi sĩ Phan Khắc Khoan bậc đàn anh khi nghe tin ông mất đã khóc ông bài thơ "Thành thực và thân mến viếng hương hồn Dương Quân" có đoạn:
|
Nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông:
Nhà thơ, nhà dịch thuật Ngô Linh Ngọc viết:
"Nhớ Dương Quân"[7] của Nhà văn Hoàng Tiến:
Cũng vẫn Hoàng Tiến trong bài "Nhớ Dương Quân" kể lại:"Dương Quân từng dịch Thanh Hiên thi tập có bài thơ "Đối tửu" của Nguyễn Du đến nhà tặng bậc thầy Đặng Thai Mai trong một dịp sinh nhật thẩy, thơ có câu:
Dương Quân dịch:
|
Giáo sư họ Đặng khen trả nhuận bút 1000 Đồng một câu. (Một nghìn đồng mấy mươi năm trước to lắm).
Hoàng Tiến trong một bài khác:"Cái dũng của người viết trào phúng".[9] Những bài thơ hay nhất của Dương Quân hình như lại ở ngoài con số năm trăm bài đã in. Ở đây tác giả không phải ngó trước, ngó sau gò cương kìm hãm tứ thơ, che chắn cho thật kín võ trước khi ra chiêu. Ở đây tác giả tung chân vung tay ra những đòn hữu chiêu và vô chiêu một cách thoải mái tự tin. Xin trích một bài của Dương Quân để minh chứng: - Mừng thọ ông Hoàng Văn Hoan nhân dịp 70 tuổi.(Xem mục: Một vài bài thơ)
Nhà thơ Thái Giang nhận xét:
Có hai người làm việc cùng ông gắn bó lâu năm nhất là nhà văn, nhà báo, Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận Trần Đức Chính và nhà báo cự phách Nguyễn An Định biết khá nhiều chuyện về ông.
Trong bài: Ông "một trong sáu"[11] mà theo Trần Đức Chính thì Dương Quân là nhà thơ đả kích thành công khá sớm trong lĩnh vực châm biếm nội bộ.
Còn Nguyễn An Định trong hai bài "Nhớ Dương Quân"[12] cũng như "Thương nhớ một thời gian khó"[13] ngậm ngùi: Dương Quân là nhà thơ trào phúng tài hoa và cũng là nhà báo nghèo nhất. Tuy vậy, những giai thoại về anh tôi tin lớp trẻ sẽ còn "nức nở" nhiều...
Bài:"Một thể loại, một đội ngũ"[14] của nhà văn Ân Nhu viết về đội ngũ thơ trào phúng mà một trong những đại diện tiêu biểu đó là Dương Quân cây bút trào phúng mạnh mẽ và mang nhiều khởi sắc.
|
*Hoan - Hoàng Văn Hoan (1905-1991) nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Quốc hội cư trú chính trị tại Trung Quốc tháng 7/1979.
**Tân - Hoàng Nhật Tân (1926-2014) con trai Hoàng Văn Hoan - bút danh Thanh Đạm, Hoàng Thanh Đạm nhà nghiên cứu sử học và dịch giả.
Thời chiến tranh 1965 - 1975 độc giả thường hay bị nhầm lẫn giữa hai cái tên Xích Điểu và Thanh Điểu ký dưới các bài thơ đả kích, châm biếm. Việc này làm cho nhà thơ trào phúng Xích Điểu (Nguyễn Văn Tước) khó chịu không vui. Lúc đó Xích Điểu đương chức Phó tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam và nổi tiếng với các tiểu phẩm cuối tuần đả kích Mỹ - Ngụy trên Đài Tiếng nói Việt Nam cùng các bài thơ đả kích Mỹ - Ngụy ở báo chí Trung ương, địa phương. Biết Thanh Điểu cũng là bút danh của Dương Quân (Dương Tự Cường). Ông đợi sẽ có dịp gặp Dương Quân để hỏi chuyện. Lần ấy Dương Quân tới tòa soạn Báo Nhân dân 71 phố Hàng Trống có việc thì gặp Xích Điểu cũng ở đó. Xích Điểu hỏi ngay vì sao anh lại lấy thêm bút danh Thanh Điểu. Ông đọc được ý nghĩ và nỗi niềm của Xích Điểu, Thanh Điểu húng hắng một câu xuất kỳ bất ý thay cho trả lời:
Xích Điểu không dám hỏi thêm nữa. Ông muốn nhắc nhở Xích Điểu (con chim đỏ) chỉ chuyên đả kích Mỹ-Ngụy thôi, thơ vô thưởng, vô phạt. Còn Thanh Điểu (con chim xanh) khác đấy. Nhiều năm sau câu thơ này của Dương Quân đã trở thành "giai thoại".[19]