Dennis Bergkamp

Dennis Bergkamp
Bergkamp trong bài phát biểu về bức tượng của chính mình tại Sân vận động Emirates ngày 22 tháng 2 năm 2014
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Dennis Nicolaas Maria Bergkamp[1]
Ngày sinh 10 tháng 5, 1969 (55 tuổi)
Nơi sinh Amsterdam, Hà Lan
Chiều cao 1,83 m (6 ft 0 in)[2]
Vị trí Tiền đạo hộ công
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1981–1986 Ajax
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1986–1993 Ajax 185 (103)
1993–1995 Internazionale 52 (11)
1995–2006 Arsenal 315 (87)
Tổng cộng 552 (201)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1989 U21 Hà Lan 2 (0)
1990–2000 Hà Lan 79 (37)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2011–2017 Ajax (trợ lý)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho  Hà Lan
Giải vô địch bóng đá châu Âu
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Thụy Điển 1992
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Bỉ & Hà Lan 2000
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Dennis Nicolaas Maria Bergkamp (phát âm tiếng Hà Lan[ˈdɛnəs ˈbɛrxkɑmp]  ( nghe);sinh ngày 10 tháng 5 năm 1969) là một cựu cầu thủ bóng đá người Hà Lan. Ban đầu anh vốn là một tiền vệ trung tâm, nhưng Bergkamp đã được chuyển lên đá tiền đạo cắm và sau đó là tiền đạo hộ công, nơi anh vẫn thi đấu suốt sự nghiệp sau này. Bergkamp đã được Jan Mulder miêu tả như một cầu thủ "kĩ thuật điêu luyện nhất",[3] và một "tiền đạo đá cặp trong mơ" của Thierry Henry.[4]

Vốn xuất thân là con trai của một thợ điện, Bergkamp sinh ra ở Amsterdam và là một cầu thủ nghiệp dư ở các giải đấu thấp. Anh được Ajax phát hiện tài năng khi mới 11 tuổi và đã chơi trận chuyên nghiệp đầu tiên của mình vào năm 1986. Việc chơi tốt ở mùa giải năm đó đã giúp anh được triệu tập lên tuyển quốc gia một năm sau cùng sự thu hút của một số câu lạc bộ lớn ở châu Âu. Bergkamp đã gia nhập câu lạc bộ nước Ý Internazionale vào năm 1993, nơi anh đã có hai mùa giải thực sự đáng quên. Sau đó anh đã gia nhập Arsenal vào năm 1995. Đó là lúc mà Bergkamp đã trở lại phong độ chói sáng trước đây ở Ajax, qua đó góp phần giúp câu lạc bộ giành nhiều danh hiệu cao quý. Tiêu biểu là 3 chức vô địch Premier League, 4 danh hiệu FA Cup và ngôi á quân UEFA Champions League 2005 - 2006, đánh dấu mùa giải cuối cùng anh khoác lên mình màu áo đỏ trắng. Ở cấp độ quốc gia, Bergkamp đã vượt qua kỷ lục cũ của huyền thoại Faas Wilkes để trở thành tay săn bàn xuất sắc nhất của Hà Lan mọi thời đại vào năm 1998, mà sau này Patrick KluivertRobin van Persie đã vượt qua.

Bergkamp được huyền thoại người Brazil Péle đánh giá là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong thế hệ của mình cũng như xứng đáng lọt vào trong Top 100 cầu thủ vĩ đại nhất của FIFA. Năm 2007, anh vinh dự được mời gia nhập "Ngôi đền huyền thoại của làng bóng đá Anh"- là cầu thủ Hà Lan duy nhất và đến nay lập được ki tích này. Bergkamp đã từng đứng thứ ba trong danh sách đề cử rút gọn cho danh hiệu "Quả bóng vàng". Do hội chứng sợ bay nên Bergkamp được các cổ động viên yêu quý của Arsenal gọi trìu mến là "Người Hà Lan không bay". Tại Việt Nam đôi khi anh được mệnh danh "Thiên hạ đệ nhất tinh tế" do lối đá kỹ thuật đẹp mắt.

Thời niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra tại Amsterdam, Bergkamp là người con trai út trong bốn đứa con của Wim và Tonnie Bergkamp.[5] Anh lớn lên ở một vùng ngoại ô có tầng lớp lao động sinh sống, còn gia đình ông có tham vọng để tiến tới xã hội trung lưu. Cha anh, một thợ điện và một cầu thủ bóng đá nghiệp dư ở một giải đấu thấp, đã điền tên anh vào một đội bóng phong trào của tiền đạo người Scotland Denis Law.[6] Để tuân thủ đúng việc đặt tên theo truyền thống của người Hà Lan, anh đã viết thêm một chữ "n" vào họ Bergkamp của mình sau khi cái tên gốc không được nhà tuyển trạch chấp nhận.[7] Bergkamp được nuôi dạy giống như một tín đồ giáo và anh thường xuyên được đến nhà thờ khi còn nhỏ.[8] Mặc dù trong những năm sau đó Bergkamp cho biết rằng việc đến nhà thờ không còn quá quan trọng đối với anh, nhưng anh vẫn luôn duy trì đức tin của mình.[8]

Sự nghiệp cấp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ajax (1986-1993):

[sửa | sửa mã nguồn]
Bergkamp ở Ajax năm 1989

Bergkamp trưởng thành từ lò đạo tạo trẻ của Ajax và anh được đôn lên đội một của câu lạc bộ vào năm 11 tuổi.[5][9] Giám đốc thể thao Johan Cruyff đã đưa anh ra mắt chuyên nghiệp vào ngày 14 tháng 12 năm 1986 khi đội đối đầu với câu lạc bộ Roda JC, trận đấu đã kết thúc khi Ajax đả bại đối thủ 2-0. Bàn thắng đầu tiên của Bergkamp cho câu lạc bộ là bàn thắng vào lưới của HFC Haarlem vào ngày 22 tháng 2 năm 1987 khi Ajax đã đánh bại đối thủ với tỉ số đậm 6-0.[10] Anh đã ra sân tổng cộng 23 trận trong mùa giải 1986-1987, trong đó có trận đấu với Malmo FF ở cúp châu Âu năm đó khi Ajax đã trở thành nhà vô địch, khiến báo chí Hà Lan nức lòng ca ngợi cầu thủ trẻ giàu triển vọng này.[5] Ajax đã chính thức trở thành tân vương khi đánh bại Lokomotive Leipzig với tỉ số 1-0, trong trận đấu đó Bergkamp đã vào sân thay người và thi đấu quá xuất sắc.[11]

Ở mùa giải sau đó, Bergkamp ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trong đội hình của Ajax. Năm đó là thời kỳ vàng son của câu lạc bộ khi Ajax giành danh hiệu Eredivisie mùa giải 1989-1990 lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua. Bergkamp ghi được 29 bàn thắng sau 36 trận ở mùa giải đó và trở thành tay săn bàn hàng đầu của châu Âu lúc bấy giờ, cùng chia sẻ thành tích với tiền đạo Romario của PSV Eindhoven. Ajax đã giành UEFA Cup năm 1992 sau bàn thắng quyết định vào lưới Torino ngay trên sân khách. Sau đó họ tiếp tục đánh bại SC Heerenveen 6-2 trong trận chung kết KNVB Cup vào ngày 20 tháng 5 năm 1993.[12][13] Bergkamp là chân sút hàng đầu tại Eredivisie từ 1991-1993, và được bình chọn là "Cầu thủ Hà Lan của năm" vào mùa giải 1992-1993.[14] Tổng cộng anh đã ghi được 122 bàn sau 239 trận cho đội bóng quê nhà.

Internazionale (1993-1995):

[sửa | sửa mã nguồn]

Bergkamp đã thu hút sự chú ý của hàng loạt câu lạc bộ lớn ở châu Âu bởi thành tích quá ấn tượng của mình trong màu áo Ajax. Cruyff khuyên anh không nên gia nhập Real Madrid, một trong những đội bóng từng ngỏ ý muốn mua anh.[15] Tuy nhiên Bergkamp nhất quyết muốn được chơi ở Ý.[16] Anh đánh giá Serie A là "Giải đấu hấp dẫn nhất thời điểm đó" và điểm đến ưa thích có thể là Juventus hoặc Internazionale. Vào ngày 16 tháng 2 năm 1993, Bergkamp đã đồng ý một thỏa thuận với mức phí 7.1 triệu euro để chuyển đến đội bóng mới, trong thỏa thuận còn có cả đồng đội của anh ở Ajax là Wim Jonk.[17] Sau khi ký kết hợp đồng, Bergkamp tiết lộ rằng "Inter đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của tôi, điều tôi ấn tượng nhất ở Inter là một sân vận động lớn, các CĐV nhiệt thành và phong cách thi đấu của đội bóng"[17].

Bergkamp có trận ra mắt ở cuộc đối đầu với Reggiana vào ngày 29 tháng 8 năm 1993 trên sân nhà San Siro mà Inter đã thắng 2-1.[18] Anh ghi bàn thắng đầu tiên ở đội bóng mới trong trận tiếp đón Cremonese vào tháng 9 năm 1993. Mặc dù vậy Bergkamp đã vấp phải nhiều khó khăn trước sự phòng thủ vững chắc của các đội bóng ở Ý nên anh chỉ ghi được 7 bàn thắng trên mọi mặt trận. Nguyên nhân một phần là do nhà quản lý Osvaldo Bagnoli không đủ khả năng để có được sự thống nhất trong nội bộ Internazionale do anh ưa thích Bergkamp hơn 2 cầu thủ khác là Rubén Sosa (người Uruguay) và Salvatore Schillaci (người Ý).[19] Do sự điều hành câu lạc bộ kém cỏi nên Bagnoli đã bị sa thải và người thế chỗ cho anh là Giampiero Marini - một cựu thành viên trong đội hình tuyển Ý vô địch World Cup năm 1994.[20] Inter sau đó đã có vị trí thứ 13 tại Serie A, thoát khỏi khu vực xuống hạng, và lại rất thành công tại UEFA Cup khi vùi dập FC Salzburg 2 bàn không gỡ trong trận chung kết. Ở giải đấu đó Bergkamp là chân sút xuất sắc nhất với 8 bàn thắng và một hatrick vào lưới Rapid Bucuresti ở vòng đấu mở màn.[21][22]

Ở mùa giải thứ hai của Bergkamp tại Inter, vị trí cầm quân tiếp tục đổi người và người kế nhiệm lần này là Ottavio Blanchi. Trước khi mùa giải khởi tranh Bergkamp đã phải trải qua một chiến dịch World Cup 1994 đầy thất vọng cùng vô số chấn thương và mệt mỏi từ giải đấu đó. Vì vậy mà anh chỉ ghi được 5 bàn sau 26 lần ra sân. Từ đó mà mối quan hệ giữa Bergkamp với báo chí Italia và người hâm mộ ngày càng trở nên gay gắt. Tính cách nhút nhát và việc bỏ về nhà sau trận đấu của anh được dư luận gọi là sự thờ ơ.[23] Cũng bởi thành tích yếu kém của Bergkamp trên sân cỏ, một ấn phẩm của Ý đã đổi tên hạng mục dành cho các hoạt động tệ nhất trong tuần: từ L'Asino della settimana (trò lố bịch của tuần) thành Bergkamp della settimana.[16][24] Inter kết thúc mùa giải với vị trí thứ 6 tại Serie A và thất bại trong việc bảo vệ ngôi vô địch UEFA Cup khi bị loại ngay ở vòng 2. Vào tháng 2 năm 1995, một doanh nhân người Ý và cũng là Fan hâm mộ Inter là Massimo Moratti đã mua lại thành công câu lạc bộ mình yêu quý, và ông đã hứa với người hâm mộ sẽ đầu tư để tái thiết lại đội hình.[25] Tương lai của Bergkamp tại Inter càng trở nên bấp bênh hơn khi vị chủ tịch mới lập tức có một bản hợp đồng mới với cầu thủ Maurizio Ganz chỉ một tháng sau khi ông tiếp quản đội bóng.[26]

Arsenal (1995-2006):

[sửa | sửa mã nguồn]
Huấn luyện viên Bruce Rioch (của Arsenal) trong thuơng vụ Dennis Bergkamp

Vị chủ tịch của Inter Moratti đã thực hiện một thương vụ bán cầu thủ, đó là việc Bergkamp sẽ rời Inter để đầu quân cho Arsenal vào tháng 6 năm 1995 với mức phí khoảng 7.5 triệu bảng Anh.[27] Anh trở thành bản hợp đồng đầu tiên trong kỷ nguyên của HLV Bruce Rioch và đã phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng của câu lạc bộ với chỉ 2.5 triệu bảng Anh.[27] Việc Bergkamp đến câu lạc bộ là vô cùng quan trọng bởi không chỉ vì ông là một cầu thủ Hà Lan nổi tiếng và sẽ có những năm tháng đẹp nhất của sự nghiệp trước mắt mà còn bởi anh chính là nhân tố then chốt để đưa Arsenal trở lại thời kỳ hoàng kim sau thời gian khủng hoảng đầu thập niên 90. Trong ngày khai mạc của mùa giải 1995-1996, anh đã có trận ra mắt khi đối đầu với Middlesbrough. Bergkamp đã phải dành thời gian để hòa nhập với môi trường bóng đá Anh và anh không thể ghi bàn sau 6 trận liên tiếp sau đó, khiến báo chí Anh được một phen chế giễu anh. Và Bergkamp đã kết thúc mùa giải đầu tiên ở đội bóng mới với 11 bàn thắng sau 33 lần ra sân, qua đó giúp Pháo Thủ kết thúc ở vị trí thứ 5 và kiếm được một vị trí dự UEFA Cup sau bàn thắng duy nhất vào lưới Bolton Wanderers vào ngày cuối cùng của mùa giải.

Việc Arsenal bổ nhiệm Arsene Wenger là HLV trưởng của câu lạc bộ vào tháng 9 năm 1996 đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của Bergkamp. Sau những thành công có được ở Pháp và Nhật Bản, Wenger đã hết lời ca ngợi tài năng của Bergkamp và muốn sử dụng anh là cầu thủ dẫn dắt lối chơi của đội bóng. Cả hai người đều là những người ủng hộ triết lý bóng đá tấn công, vì vậy Wenger đã quyết định đưa ra một giáo án tập luyện và dinh dưỡng vô cùng nghiêm ngặt với Bergkamp. Mặc dù xuất hiện ít hơn ở mùa giải 1996-1997, nhưng Bergkamp đã tạo ra ảnh hưởng tích cực tới lối chơi của đội với 13 đường kiến tạo. Trong cuộc đối đầu với Tottenham Hotspur vào tháng 11 năm 1996, anh đã thực hiện một đường chuyền chuẩn xác ở phút thứ 88 để đội trưởng Tony Adams vô-lê chân trái tuyệt đẹp giúp đội bóng giành chiến thắng. Sau đó anh còn ghi bàn vào phút bù giờ sau khi khống chế trái bóng bằng chân trái, thực hiện động tác qua người Stephen Carr trong không gian hẹp trước khi tung cú dứt điểm làm cháy lưới đối thủ. Bergkamp đã nhận thẻ đỏ đầu tiên trong sự nghiệp ở trận đấu với Sunderland vào tháng 1 năm 1997 sau pha vào bóng cao chân với tiền vệ đội bạn Paul Bracewell ở phút thứ 26. Arsenal đã tiếp tục để thua trận 1-0, nhưng sau đó đã có màn nước rút hoàn hảo khi thắng 8 trên 16 trận đấu tiếp theo để chính thức đưa Pháo Thủ vào top 3, nhưng bỏ lỡ cơ hội dự Champions League bởi hiệu số bàn thắng/bại thấp hơn.

Bergkamp chính là nhân tố chính giúp Arsenal giành cú đúp quốc nội mùa giải sau đó. Anh trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu ở CLB với 22 bàn thắng và tỉ lệ tấn công 0.57. Thành công của Arsenal càng có cơ sở hơn khi tên viết tắt của đội bóng được viết ngay trên sân của đại kình địch Manchester United. Trong trận đấu với Leicester City đầu mùa ở phố Filbert vào ngày 23 tháng 8 năm 1997, Bergkamp đã ghi được hatrick đầu tiên của mình cho CLB. Bàn thắng thứ ba là bàn thắng yêu thích của anh: một pha đỡ bóng vô cùng nhạy cảm, khéo léo vượt qua hậu vệ Matt Elliot trước khi tung cú sút hạ gục thủ thành Kasey Keller. Sau trận đấu, HLV của Leicester là Martin O'Neil đã thừa nhận rằng đó là "cú hatrick ngoạn mục nhất tôi từng xem". Trong một trận đấu đá lại ở vòng tứ kết FA Cup gặp West Ham United vào ngày 17 tháng 3 năm 1998, Bergkamp đã bị truất quyền thi đấu do pha phạm lỗi với tiền vệ Steve Lomas, đồng thời bỏ lỡ 3 trận đấu sau đó do án treo giò. Anh đã tiếp tục phải ngồi ngoài phần còn lại của mùa giải sau chấn thương gân khoeo ở trận gặp Derby Couty

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Số lần ra sân và bàn thắng theo câu lạc bộ, mùa giải và giải đấu[28][29]
Câu lạc bộ Mùa giải Giải đấu Cúp liên đoàn Châu Âu Tổng cộng
Hạng đấu Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn
Ajax 1986–87 Eredivisie 14 2 5 0 4 0 23 2
1987–88 25 5 1 0 6 1 32 6
1988–89 30 13 3 3 1 0 34 16
1989–90 25 8 2 1 1 0 28 9
1990–91 33 25 3 1 36 26
1991–92 30 24 3 0 11 6 44 30
1992–93 28 26 4 4 8 3 40 33
Tổng cộng 185 103 21 9 31 10 237 122
Inter Milan 1993–94 Serie A 31 8 6 2[30] 11 8 48 18
1994–95 21 3 3 0 2 1 26 4
Tổng cộng 52 11 9 2 13 9 74 22
Arsenal 1995–96 Premier League 33 11 8 5 41 16
1996–97 29 12 4 2 1 0 34 14
1997–98 28 16 11 5 1 1 40 22
1998–99 29 12 8 3 3 1 40 16
1999–2000 28 6 0 0 11 4 39 10
2000–01 25 3 5 1 5 1 35 5
2001–02 33 9 6 2 7 3 46 14
2002–03 29 4 7 1 5 2 41 7
2003–04 28 4 4 1 6 0 38 5
2004–05 29 8 5 0 4 0 38 8
2005–06 24 2 3 0 4 1 31 3
Tổng cộng 315 87 61 20 47 13 423 120
Tổng cộng sự nghiệp 552 201 91 32 91 32 734 264

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Bergkamp trong một trận đấu quốc tế năm 1996
Số lần ra sân và bàn thắng theo đội tuyển quốc gia và năm[31]
Đội tuyển Năm Trận Bàn
Hà Lan 1990 4 3
1991 5 2
1992 11 7
1993 6 4
1994 11 6
1995 5 1
1996 10 6
1997 5 4
1998 9 3
1999 5 1
2000 8 0
Tổng cộng 79 37
Danh sách các bàn thắng quốc tế của Dennis Bergkamp
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1 21 tháng 11 năm 1990 De Kuip, Rotterdam, Hà Lan  Hy Lạp 1–0 2–0 Vòng loại UEFA Euro 1992
2 19 tháng 12 năm 1990 Sân vận động Ta' Qali, Ta' Qali, Malta  Malta 5–0 8–0
3 7–0
4 11 tháng 9 năm 1991 Sân vận động Philips, Eindhoven, Hà Lan  Ba Lan 1–1 1–1 Giao hữu
5 4 tháng 12 năm 1991 Sân vận động Kaftanzoglio, Thessaloniki, Hy Lạp  Hy Lạp 1–0 2–0 Vòng loại UEFA Euro 1992
6 27 tháng 5 năm 1992 Trendwork Arena, Sittard, Hà Lan  Áo 2–0 3–2 Giao hữu
7 12 tháng 6 năm 1992 Ullevi, Göteborg, Thụy Điển  Scotland 1–0 1–0 UEFA Euro 1992
8 18 tháng 6 năm 1992  Đức 3–1 3–1
9 22 tháng 6 năm 1992  Đan Mạch 1–1 2–2
10 9 tháng 9 năm 1992 Sân vận động Philips, Eindhoven, Hà Lan  Ý 1–0 3–2 Giao hữu
11 2–0
12 23 tháng 9 năm 1992 Sân vận động Ullevaal, Oslo, Na Uy  Na Uy 1–1 1–2 Vòng loại FIFA World Cup 1994
13 28 tháng 4 năm 1993 Sân vận động Wembley, Luân Đôn, Anh  Anh 1–2 2–2
14 13 tháng 10 năm 1993 De Kuip, Rotterdam, Hà Lan  Anh 2–0 2–0
15 17 tháng 11 năm 1993 Sân vận động Miejski, Poznań, Ba Lan  Ba Lan 1–0 3–1
16 2–1
17 1 tháng 6 năm 1994 Sân vận động Philips, Eindhoven, Hà Lan  Hungary 1–1 7–1 Giao hữu
18 7–1
19 12 tháng 6 năm 1994 Sân vận động Varsity, Toronto, Canada  Canada 1–0 3–0
20 29 tháng 6 năm 1994 Orlando Citrus Bowl, Orlando, Hoa Kỳ  Maroc 1–0 2–1 FIFA World Cup 1994
21 4 tháng 7 năm 1994  Cộng hòa Ireland 1–0 2–0
22 9 tháng 7 năm 1994 Cotton Bowl, Dallas, Hoa Kỳ  Brasil 1–2 2–3
23 29 tháng 3 năm 1995 De Kuip, Rotterdam, Hà Lan  Malta 2–0 4–0 Vòng loại UEFA Euro 1996
24 4 tháng 6 năm 1996  Cộng hòa Ireland 1–1 3–1 Giao hữu
25 13 tháng 6 năm 1996 Villa Park, Birmingham, Anh  Thụy Sĩ 2–0 2–0 UEFA Euro 1996
26 9 tháng 11 năm 1996 Sân vận động Philips, Eindhoven, Hà Lan  Wales 1–0 7–1 Vòng loại FIFA World Cup 1998
27 6–0
28 7–1
29 12 tháng 12 năm 1996 Sân vận động Nhà vua Baudouin, Bruxelles, Bỉ  Bỉ 1–0 3–0
30 26 tháng 2 năm 1997 Sân vận động Công viên các Hoàng tử, Paris, Pháp  Pháp 1–0 1–2 Giao hữu
31 30 tháng 4 năm 1997 Sân vận động Olimpico, Serravalle, San Marino  San Marino 1–0 6–0 Vòng loại FIFA World Cup 1998
32 6–0
33 6 tháng 9 năm 1997 Amsterdam ArenA, Amsterdam, Hà Lan  Bỉ 3–1 3–1
34 20 tháng 6 năm 1998 Sân vận động Vélodrome, Marseille, Pháp  Hàn Quốc 3–0 5–0 FIFA World Cup 1998
35 29 tháng 6 năm 1998 Sân vận động Toulouse, Toulouse, Pháp  Nam Tư 1–0 2–1
36 4 tháng 7 năm 1998 Sân vận động Vélodrome, Marseille, Pháp  Argentina 2–1 2–1
37 9 tháng 10 năm 1999 Amsterdam Arena, Amsterdam, Hà Lan  Brasil 1–0 2–2 Giao hữu

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ajax

Inter Milan

Arsenal

Cá nhân

Tượng Bergkamp bên ngoài Sân vận động Emirates

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kuper.
  2. ^ “Dennis Bergkamp”. ESPN FC. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  3. ^ Kuper, Simon (ngày 28 tháng 4 năm 2006). “No more walking in a 'Burgcamp' Wonderland”. Financial Times. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Coleman, Nick (ngày 22 tháng 7 năm 2006). “There was only one Dennis Bergkamp”. The Independent. London. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ a b c Lovejoy, Joe (ngày 14 tháng 11 năm 2004). “The Big Interview: Dennis Bergkamp”. The Sunday Times. London. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.(cần đăng ký mua)
  6. ^ “Dennis is worth wait in gold; The FA Cup quarter-finals: Bergkamp has not played too often, but he's still producing masterpieces”. Evening Standard. London. ngày 8 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.[liên kết hỏng](cần đăng ký mua)
  7. ^ “Dennis Bergkamp factfile”. Sporting Life. ngày 19 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.[liên kết hỏng]
  8. ^ a b Harris, Harry (ngày 2 tháng 1 năm 1998). “Dennis is worth wait in gold; The FA Cup quarter-finals: Bergkamp has not played too often, but he's still producing masterpieces”. The Mirror. London. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.(cần đăng ký mua)
  9. ^ “Ajax 2–0 Roda JC”. Voetbal International (bằng tiếng Hà Lan). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2012.
  10. ^ “Ajax 6–0 Haarlem”. Voetbal International (bằng tiếng Hà Lan). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  11. ^ “1986/87: Ajax revive their traditions”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 1 tháng 6 năm 1987. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  12. ^ “1991/92: Ajax complete clean sweep”. UEFA.com. Union of European Football Associations. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  13. ^ “Ajax – sc Heerenveen”. sc-heerenveen.nl. SC Heerenveen. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  14. ^ “Deze week... 17 jaar geleden”. Ajax.nl (bằng tiếng Hà Lan). ngày 11 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  15. ^ Carbonell, Rafael (ngày 2 tháng 1 năm 1993). “Cruyff: "¿Qué va a hacer Bergkamp en el Real Madrid?". El País (bằng tiếng Tây Ban Nha). Barcelona. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2011.
  16. ^ a b “Dennis Bergkamp – One-on-One – Interviews”. FourFourTwo. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2011.
  17. ^ a b Haylett, Trever (ngày 16 tháng 2 năm 1993). “Football: Bergkamp joins Inter for 7.1m pounds”. The Independent. London. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2011.
  18. ^ Giancarlo, Padovan (ngày 30 tháng 8 năm 1993). “Jonk e Toto' fanno ridere l' Inter” (bằng tiếng Ý). Milan: Corriere della Sera. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2011.
  19. ^ Winter, Henry (ngày 23 tháng 11 năm 1993). “Football: Wright faces charge: FA awaits linesman's decision”. The Independent. London. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  20. ^ “Inter sack coach Bagnoli”. New Straits Times. Milan. ngày 9 tháng 2 năm 1994. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  21. ^ “1993/94: Inter reclaim UEFA Cup”. UEFA.com. ngày 1 tháng 6 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2011.
  22. ^ Gherarducci, Mario (ngày 17 tháng 9 năm 1993). “Bergkamp Baggio, magie da 10”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Milan. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  23. ^ Winner, David (ngày 21 tháng 6 năm 1995). “Unravelling the enigma that is Dennis Bergkamp”. The Independent. London. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  24. ^ Marrese, Emilio (ngày 27 tháng 6 năm 2000). “Che incubi a Milano Il riscatto dei ripudiati”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  25. ^ Marrese, Emilio (ngày 18 tháng 2 năm 2011). “1995, Moratti compra l'Inter” (bằng tiếng Ý). Corriere dello Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  26. ^ “Ganz, il primo colpo di Moratti”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). BBC. ngày 29 tháng 3 năm 1995. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  27. ^ a b Shaw, Phil (ngày 21 tháng 6 năm 1995). “Rioch signs Bergkamp to signal new era”. The Independent. London. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011.
  28. ^ “Player Profile, Dennis Bergkamp”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011.
  29. ^ Dennis Bergkamp tại FootballDatabase.eu
  30. ^ Roberto Di Maggio (17 tháng 11 năm 2005). “Coppa Italia 1993/94”. RSSSF. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  31. ^ “Dennis Bergkamp”. National Football Teams. Benjamin Strack-Zimmerman. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  32. ^ “Eredivisie 1989/1990 - Teams”. worldfootball.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  33. ^ “KNVB beker 1986/1987 - Final”. worldfootball.net (bằng tiếng Anh). 30 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  34. ^ “KNVB beker 1992/1993 - Final”. worldfootball.net (bằng tiếng Anh). 30 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  35. ^ “1986/87: Ajax revive their traditions”. UEFA. 1 tháng 6 năm 1987. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2010.
  36. ^ “1991/92, Final, 1st leg: Torino 2–2 Ajax: Overview”. UEFA. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
    “1991/92, Final, 2nd leg: Ajax 0–0 Torino: Overview”. UEFA. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  37. ^ “1993/94, Final, 1st leg: Salzburg 0–1 Internazionale: Overview”. UEFA. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
    “1993/94, Final, 2nd leg: Internazionale 1–0 Salzburg: Overview”. UEFA. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  38. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên PremProfile
  39. ^ “BBC News | Football | Arsenal at the double”.
  40. ^ “Arsenal lift FA Cup”. BBC Sport. 4 tháng 5 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2002.
  41. ^ “Arsenal retain FA Cup”. BBC Sport. 17 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  42. ^ “Arsenal 0–0 Man Utd (aet)”. BBC Sport. 21 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  43. ^ “Arsenal show no charity at home from home”. The Irish Times. Dublin. 10 tháng 8 năm 1998. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  44. ^ “Slick Arsenal win Shield”. BBC Sport. 11 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  45. ^ “Arsenal 3–1 Man Utd”. BBC Sport. 8 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  46. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 2006ChampionsLeagueFinal
  47. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 2000UEFACupFinal
  48. ^ a b c {{chú thích web|url= https://www.rsssf.org /miscellaneous/nedpoy.html|title=Hà Lan – Cầu thủ của năm và các giải thưởng khác|work=RSSSF|access-date=22 tháng 3 năm 2015}
  49. ^ “Eredivisie 1990/1991 " Vua phá lưới”. WorldFootball.net. Đã bỏ qua tham số không rõ |access -date= (trợ giúp)
  50. ^ {{chú thích web|url=https://www.worldfootball.net/goalgetter/ned-eredivisie-1991-1992//%7Ctitle=Eredivisie 1991/1992 " Vua phá lưới|publisher=WorldFootball.net|access-date=12 tháng 5 năm 2015}
  51. ^ {{chú thích web|url=https://www.worldfootball.net/goalgetter/ned-eredivisie-1992 -1993//|title=Eredivisie 1992/1993 " Vua phá lưới|publisher=WorldFootball.net|access-date=12 tháng 5 năm 2015}
  52. ^ {{chú thích web|url= http://www. uefa.com/news/newsid=1625178.html|title=Đội tuyển tham dự giải đấu UEFA 1992|work=UEFA.com|access-date=22 tháng 3 năm 2015}
  53. ^ “Cầu thủ ghi bàn hàng đầu thế giới”. IFFHS.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2020. Truy cập 21 tháng 3 năm 2020.{{Liên kết chết|date=Tháng 1 năm 2024 |bot=InternetArchiveBot |fix-attempted=yes }
  54. ^ {{chú thích web|url= https://www.rsssf.org/miscellaneous/europa-poy93.html%7Ctitle=Cầu[liên kết hỏng] thủ bóng đá châu Âu của năm ("Quả bóng vàng") 1993|work=RSSSF|access-date=14 tháng 4 năm 2015 }
  55. ^ {{chú thích web|url= https://www.rsssf.org /miscellaneous/europa-poy92.html|title=Cầu thủ bóng đá châu Âu của năm ("Ballon d'Or") 1992|work=RSSSF|access-date=14 tháng 4 năm 2015 }
  56. ^ {{chú thích web|url=https://www.fifa.com/ballon-dor/history/edition=1993 /overview.html|archive-url=https://web.archive.org/web/20150402154318/http://www.fifa.com/ballon-dor/history/edition=1993/overview.html%7Curl-status =dead|archive-date=2 tháng 4 năm 2015|title=Baggio giành danh hiệu Cầu thủ thế giới năm 1993|access-date=22 tháng 3 năm 2015|publisher=FIFA.com}
  57. ^ {{ trích dẫn web|url=http://www.zimbio.com/photos/Dennis+Bergkamp/FILE+Profile+Dennis+Bergkamp/UxeP0JmNaxd%7Ctitle=Dennis Bergkamp với giải Đồng Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA|access-date=22 Tháng 3 năm 2015}
  58. ^ {{chú thích web|url=https://www.rsssf Lưu trữ 2013-08-07 tại Wayback Machine .org/ec/ec3tops.html|website=RSSSF|title=Fairs/Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Cúp UEFA}
  59. ^ {{chú thích web|url=https://www.premierleague[liên kết hỏng] .com/stats/top/players/goal_assist|title=Chỉ số cầu thủ Premier League - Hỗ trợ|website=premierleague.com|access-date=1 tháng 6 năm 2022|quote=Chọn mùa trong menu thả xuống "Lọc theo mùa". }
  60. ^ {{chú thích sách |editor-first=Barry J. | editor-last=Hugman |title=Tệp thông tin chính thức về các cầu thủ bóng đá PFA 1998–99 |year=1998 |publisher=Queen Anne Press |location=Harpenden |isbn=978-1-85291-588-9 |page=352}</ giới thiệu>
  61. ^ {{chú thích báo |url=http://news.bbc.co.uk/sport1/hi/sports_talk /1060082.stm|title=Hỏi Albert - Số 8|date=7 tháng 12 năm 2011|access-date=16 tháng 12 năm 2011 |work=BBC Sport}
  62. ^ {{trích dẫn web|url=https://www.fifa.com/newscentre/news/newsid=71747/index.html%7Carchive-url=https://web.archive.org/web/20141129073958/http:/ /www.fifa.com/newscentre/news/newsid=71747/index.html|url-status=dead|archive-date=29 Tháng 11 năm 2014|title=Nhóm Nghiên cứu Kỹ thuật FIFA chỉ định Đội ngũ MasterCard All-Star|ngày=10 tháng 7 1998|ngày truy cập=22 tháng 3 năm 2015|publisher=FIFA.com}
  63. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Fifa100
  64. ^ {{chú thích web|url=http://www.nationalfootballmuseum.com/halloffame/dennis-bergkamp%7Ctitle=DENNIS[liên kết hỏng] BERGKAMP|website=Bảo tàng Bóng đá Quốc gia.com }
  65. ^ {{chú thích web |title=Bergkamp được vinh danh là người được giới thiệu tại Hall of Fame |url=https://www.premierleague.com/news/2147141%7Cpublisher=Premier[liên kết hỏng] League | access-date=19 tháng 5 năm 2021 |date=19 tháng 5 năm 2021 }

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Các chỉ số chứng khoán thế giới nhà đầu tư cần biết
Khi tham gia đầu tư, ngoại trừ những biến động trong nước thì các chỉ số chứng khoán thế giới cũng là điều mà bạn cần quan tâm
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
Wire, briar, limber-lock Three geese in a flock One flew east, one flew west And one flew over the cuckoo's nest.
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire
Bảng xếp hạng EP các nhân vật trong Tensura
Bảng xếp hạng EP các nhân vật trong Tensura
Bảng xếp hạng năng lực các nhân vật trong anime Lúc đó, tôi đã chuyển sinh thành Slime