Hành chính Việt Nam thời An Dương Vương phản ánh bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương của Việt Nam thời An Dương Vương trong lịch sử Việt Nam.
An Dương Vương lấy quốc hiệu là Âu Lạc. Đây là nhà nước đầu tiên được xây dựng với 2 thành phần chủng tộc Âu Việt và Lạc Việt, lãnh thổ từ phía nam Quảng Tây tới Hoành Sơn thuộc Trung Bộ Việt Nam hiện nay[1]. Biên giới phía tây thì khó xác định rõ ràng, khoảng miền thượng lưu sông Đà, sông Mã, sông Chu, sông Lam hiện nay[2].
Kinh đô Âu Lạc ở Tây Vu (sau là Phong Khê), tức là Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội hiện nay). Sử sách không ghi chép về cách thức tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời An Dương Vương, không rõ tổ chức ra sao.
Các bộ sử cổ Việt Nam đều không ghi chép về các địa danh hành chính của nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương. Sử gia Đào Duy Anh căn cứ theo những ghi chép của thời Triệu và thời thuộc Hán sau này về việc các chính quyền người Hán vẫn duy trì chế độ Lạc tướng của người Lạc Việt tự cai quản trong bộ lạc, xác định rằng việc nhà Hán chia các huyện của vùng đất Âu Lạc cổ là dựa trên cơ sở lãnh địa của các bộ lạc người Việt cũ.
Căn cứ theo các huyện thời thuộc Hán thì các bộ lạc thời An Dương Vương gồm có[3]:
Bộ lạc Liên Lâu: tương đương phần lớn tỉnh Bắc Ninh.
Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Việc làm mới của Trung Quốc, mức thu nhập trung bình của các tài xế loanh quanh 7000 NDT, tương ứng với 30 đơn giao mỗi ngày trong 10 ca làm 10 giờ liên tục