Bài viết này nằm trong loạt bài về |
Lịch sử hành chính Việt Nam |
---|
Phong kiến |
|
Thuộc địa nửa phong kiến (1884 - 1945) |
Pháp thuộc (1884 - 1945) |
Thời kì Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975) |
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976 - nay) |
Xem thêm |
Tùy theo quan điểm của các sử gia, thời kỳ Bắc thuộc lần 1 của Việt Nam kéo dài ít nhất là 150 năm và lâu nhất là 246 năm (xem bài Bắc thuộc lần 1). Việc xem xét hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 1 được các nhà nghiên cứu Việt Nam chủ yếu dựa theo cuốn sách cổ về địa lý của Trung Quốc là Thủy kinh chú (chữ Hán: 水經注) để phân tích và xác định địa giới chi tiết của các đơn vị hành chính quận, huyện[1].
Với những quan điểm khác nhau, thời Bắc thuộc lần 1 có thể gồm 2 triều đại cai trị là nhà Triệu và nhà Hán hoặc chỉ có nhà Hán.
Theo sử sách, Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm hai quận (郡) là Giao Chỉ (交阯 hoặc 交趾) và Cửu Chân (九真). Bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác[2]. Vì vậy, việc xem xét các đơn vị hành chính Việt Nam trong thời Bắc thuộc lần 1 chủ yếu là hành chính thời thuộc Tây Hán và những năm đầu thuộc Đông Hán, gồm 150 năm (111 TCN – 39), dù thời Bắc thuộc lần 1 có tính thời gian cai trị của nhà Triệu hay không.
Nhà Hán đánh chiếm Nam Việt năm 111 TCN, chia lãnh thổ Nam Việt làm 6 quận là: Nam Hải (南海), Hợp Phố (合浦) (Quảng Đông ngày nay), Thương Ngô (蒼梧), Uất Lâm (鬱林) (Quảng Tây), Giao Chỉ, Cửu Chân (miền Bắc Việt Nam), đồng thời lập thêm 3 quận mới là: Chu Nhai (珠崖), Đạm Nhĩ (儋耳) (đảo Hải Nam) và Nhật Nam (日南). Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức (路博德) đánh bại nhà Triệu, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định, đầu địa giới Phú Yên). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị bộ Giao Chỉ người Hán tiến xuống phía nam quận Cửu Chân thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn. Ba quận thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam[3].
Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế đặt bộ Giao Chỉ, thống suất bảy quận ở lục địa, trị sở đặt tại quận Giao Chỉ là quận lớn và quan trọng nhất[4].
Trong bộ Giao Chỉ, đơn vị hành chính liền kề là quận, dưới quận là các huyện.
Quận Nam Hải thời Hán gồm có 6 huyện: Phiên Ngung (番禺), Trung Túc (中宿), Bác La (博羅), Long Xuyên (龍川), Tứ Hội (四會), Yết Dương (揭陽) với 19.613 hộ - 94.253 người.
Nam Hải được xác định vị trí bao trùm tỉnh Quảng Đông và phần đất phía đông nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay.
Quận trị Nam Hải đặt tại huyện Phiên Ngung, nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Quận Uất Lâm thời Hán gồm có 12 huyện: Bố Sơn (布山), An Quảng (安廣), Hà Lâm (河林), Quảng Đô (廣都), Trung Lưu (中留), Quế Lâm (桂林), Đàm Trung (譚中), Lâm Trần (臨塵), Định Chu (定周), Lĩnh Phương (領方), Tăng Thực (增食), Ung Kê (雍雞) với 12.415 hộ - 71.162 người.
Uất Lâm thời Hán được xác định vị trí là từ các địa cấp thị Nam Ninh, Bách Sắc đến đại bộ phận Liễu Châu, phía bắc Ngọc Lâm, phía đông và phía nam Hà Trì đều thuộc Quảng Tây.
Quận trị Uất Lâm đặt tại huyện Bố Sơn, nay là địa cấp thị Quý Cảng thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Quận Thương Ngô thời Hán gồm có 10 huyện: Quảng Tín (廣信), Tạ Mộc (謝沐), Cao Yếu (高要), Phong Dương (封陽), Lâm Hạ (臨賀), Đoan Khê (端谿), Phùng Thừa (馮乘), Phú Xuyên (富川), Lệ Phổ (荔浦), Mãnh Lăng (猛陵) với 24.379 hộ - 146.160 người.
Thương Ngô thời Hán được xác định vị trí tương đương với khu vực dãy núi Đô Bàng tỉnh Quảng Tây, phía đông núi Đại Dao, địa cấp thị Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông, phía tây huyện cấp thị La Định, huyện Giang Vĩnh tỉnh Hồ Nam, phía nam huyện Giang Hoa, huyện Đằng tỉnh Quảng Tây, phía bắc thành phố cấp huyện Tín Nghi tỉnh Quảng Đông.
Quận trị Thương Ngô đặt tại huyện Quảng Tín, nay là thành phố Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây hoặc huyện Phong Khai thuộc địa cấp thị Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Quận Hợp Phố thời Tây Hán gồm có 5 huyện: Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Hợp Phố (合浦), Lâm Doãn (臨允), Chu Lô (硃盧) với 15.398 hộ - 78.980 người. Thời Đông Hán gồm 5 huyện: Hợp Phố (合浦), Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Lâm Nguyên (臨元), Chu Nhai (朱崖) với 23.121 hộ - 86.617 người.
Hợp Phố được xác định vị trí là vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ tỉnh Quảng Tây và địa cấp thị Trạm Giang tỉnh Quảng Đông.
Quận trị Hợp Phố đặt tại huyện Từ Văn, nay là thành phố cấp huyện Lôi Châu thuộc địa cấp thị Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Quận Giao Chỉ thời Hán được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay (từ sông Uất hay Tây Giang về phía nam), trừ đi những phần đất sau:
Theo Hán thư, quận Giao Chỉ thời Hán có 92.440 hộ - 746.237 người[6][7].
Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện theo Đào Duy Anh như sau[8]:
Quận trị Giao Chỉ lần lượt đặt ở Mê Linh, Luy Lâu và Quảng Tín.
Quận Cửu Chân thời Hán được xác định vị trí từ góc tây nam tỉnh Ninh Bình đến tỉnh Hà Tĩnh hiện nay[11].
Quận Cửu Chân thời Hán có 35.743 hộ - 166.013 người[6].
Quận trị Cửu Chân được xác định ở huyện Tư Phố. Cửu Chân gồm có bảy huyện như sau[12]:
Quận Nhật Nam do nhà Hán mở rộng xuống phía nam quận Cửu Chân, sau khi diệt Nam Việt. Quận Nhật Nam còn có tên là "Nhật Nam đình" (日南亭) trong 15 năm dưới thời nhà Tân (8-23) khi Vương Mãng tiến hành cải cách hành chính. Vị trí Nhật Nam thời Hán được xác định là từ Quảng Bình tới địa giới Bình Định, Phú Yên hiện nay[13].
Quận Nhật Nam thời Hán có 15.460 hộ - 69.485 người[6].
Quận trị Nhật Nam tại huyện Tây Quyển. Nhật Nam gồm có 5 huyện như sau[14]:
Bốn quận Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm và Nam Hải cũng thuộc nước Nam Việt thời nhà Triệu và trực thuộc bộ Giao Chỉ thời Tây Hán và Đông Hán nhưng lãnh thổ đều nằm bên ngoài Việt Nam hiện nay.
Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, trông coi hai quận này là hai viên quan Sứ đại diện cho triều đình Phiên Ngung, bao gồm: Điển sứ coi việc hành chính và Tả tướng coi việc quân sự.[15]
Ở quận Quế Lâm, nhà Triệu đặt một viên quan Giám để trông coi. Sử cũ ghi nhận vị quan Giám cuối cùng của quận Quế Lâm là Cư Ông (居翁).[16][17]
Khi chiếm Nam Việt đặt bộ Giao Chỉ, nhà Hán cử người đứng đầu là thứ sử (刺史) (như chức đứng đầu các châu tại Trung Quốc), phụ trách chung toàn bộ công việc của các quận trực thuộc. Tại từng quận, nhà Hán đặt một viên thái thú (太守) coi việc dân sự và một viên đô uý (都尉) coi việc quân sự. Tại các huyện, chế độ lạc tướng cha truyền con nối của người Việt vẫn được duy trì, nhà Hán "dùng tục cũ để cai trị"[4].