Kinh tế Bỉ | |
---|---|
Tiền tệ | Euro |
Năm tài chính | Tây lịch |
Tổ chức kinh tế | EU, WTO và OECD |
Số liệu thống kê | |
GDP | $470.179 tỉ (danh nghĩa USD, 2016 est.) $467.1 tỉ (PPP, 2014 est.) |
Xếp hạng GDP | 24th (danh nghĩa) / 38th (PPP) |
Tăng trưởng GDP | 1% (2014) |
GDP đầu người | $50,510 (danh nghĩa) / $45,972 (PPP) |
GDP theo lĩnh vực | nông nghiệp 0.8%, công nghiệp 21.1%, dịch vụ 78.1%, (2014 est.) |
Lạm phát (CPI) | 0.7% (2014 est.) |
Tỷ lệ nghèo | 15.2% (2007 est.) |
Hệ số Gini | 25.9 (2013) |
Lực lượng lao động | 5.255 triệu (2012 est.) |
Cơ cấu lao động theo nghề | nông nghiệp 1.3%, công nghiệp 18.6%, dịch vụ 80.1%, (2013 est.) |
Thất nghiệp | 8.5% (2014)[1] |
Các ngành chính | kỹ thuật và sản phẩm kim loại, lắp ráp xe cơ giới, thiết bị giao thông vận tải, dụng cụ khoa học, chế biến thực phẩm và đồ uống, hóa chất, kim loại cơ bản, dệt, thủy tinh, xăng dầu |
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh | 33rd[2] |
Thương mại quốc tế | |
Xuất khẩu | $314.6 tỉ (2012 est.) |
Mặt hàng XK | máy móc thiết bị, hóa chất, kim cương thành phẩm, kim loại và các sản phẩm kim loại, thực phẩm |
Đối tác XK | Đức 19.1% Pháp 16.2% Hà Lan 13.3% Anh 7.2% Hoa Kỳ 5.2% Ý 4.8% (2012 est.)[3] |
Nhập khẩu | $325.2 tỉ (2012 est.) |
Mặt hàng NK | nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, kim cương thô, dược phẩm, thực phẩm, thiết bị vận tải, các sản phẩm dầu mỏ |
Đối tác NK | Hà Lan 21.8% Đức 13.9% Pháp 10.4% Anh 6.2% Trung Quốc 5.6% Hoa Kỳ 4.9% (2013 est.)[4] |
FDI | $1.184 tỉ (31 tháng 12 năm 2012 est.) |
Tổng nợ nước ngoài | $1.399 tỉ (2008) |
Tài chính công | |
Nợ công | $478 tỉ (99.6% của GDP) (2012 est.) [5] |
Thu | $227.3 tỉ (2012 est.) |
Chi | $243.2 tỉ (2012 est.) |
Viện trợ | $1.978 tỉ (2006[cập nhật]) |
Dự trữ ngoại hối | US$29.43 tỉ (31 tháng 12 năm 2011 est.)[6] |
Bỉ là một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế và là một trong những thành viên sáng lập Cộng đồng châu Âu. Năm 2006, GDP đầu người của Bỉ tính theo GDP danh nghĩa là 31.800 USD. Dù là một quốc gia công nghiệp hóa cao, Bỉ vẫn có tỷ trọng dịch vụ chiếm 72,5% GDP, nông nghiệp chỉ chiếm 1,4% GDP.
Trong 200 năm cho đến Thế chiến I, vùng Wallonia nói tiếng Pháp là một vùng công nghiệp tiên tiến hơn về mặt kỹ thuật còn vùng nói tiếng Hà Lan Flanders thì chủ yếu là nông nghiệp. Sự khác biệt này đã giảm đi sau chiến tranh. Sau cuộc Thế chiến II, hạ tầng công nghiệp của Bỉ tương đối không bị hư hại và do đó đã tạo cho sự bùng nổ kinh tế hậu chiến, đặc biệt là ở Flanders. Sự bùng nổ kinh tế được tăng lên kho EU và NATO đóng trụ sở ở Brussels, đóng góp cho sự mở mang nhanh chónh ngành công nghiệp nhẹ ở Flanders, đặc biệt dọc một hành lang giữa Brussels và Antwerp (hiện là cảng lớn thứ ba châu Âu sau cảnh ở Rotterdam và Hamburg), nơi tập trung các ngành hóa dầu.