Kinh tế Ba Lan | |
---|---|
Tiền tệ | 1 Złoty (PLN) = 100 groszy |
Năm tài chính | Năm lịch |
Tổ chức kinh tế | EU, WTO và OECD |
Số liệu thống kê | |
GDP | $467.350 tỉ (danh nghĩa, 2016)[1] |
Xếp hạng GDP | 25th (PPP, 2016) |
Tăng trưởng GDP | 3.4% (2014)[2] |
GDP đầu người | $29,268 (PPP, 2017) $13,648 (danh nghĩa, 2014)[1] |
GDP theo lĩnh vực | nông nghiệp: 3.5%; công nghiệp: 34.2%; dịch vụ: 62.3% (2012) |
Lạm phát (CPI) | 0.7% (CPI, 2014)[3] |
Hệ số Gini | 31.1 (2010) |
Lực lượng lao động | 17.92 triệu (2012) |
Cơ cấu lao động theo nghề | nông nghiệp: 12.9%; công nghiệp: 30.2%; dịch vụ: 57.0% (2010) |
Thất nghiệp | 7% (2015 est.) |
Các ngành chính | máy móc, sắt và thép, than đá, hóa chất, đóng tàu, chế biến thực phẩm, kính, đồ uống, dệt sợi |
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh | 25nd[4] |
Thương mại quốc tế | |
Xuất khẩu | €152.78 tỉ (2013) |
Mặt hàng XK | máy móc và thiết bị vận tải: 37.8%, hàng hóa sản xuất trung gian: 23.7%, các mặt hàng khác: 17.1%, thực phẩm và động vật sống: 7.6% (2011) |
Đối tác XK | Đức 26.0% Anh Quốc 7.0% Cộng hòa Séc 6.5% Pháp 6.0% Nga 5.2% Ý 5.0% Hà Lan 4.6% (2012 est.)[5] |
Nhập khẩu | €155.09 tỉ (2013) |
Mặt hàng NK | máy móc và thiết bị vận tải: 38.8%, hàng hóa sản xuất trung gian 21.0%, hóa chất: 15.0%, khoáng sản, nhiên liệu, dầu nhờn và các tài liệu liên quan: 12.6%, các mặt hàng khác: 9.0% (2011) |
Đối tác NK | Đức 27.3%, Nga 12.2%, Hà Lan 5.9%, Trung Quốc 5.4%, Ý 5.2%, Cộng hòa Séc 4.3%, Pháp 4.2% (2012 est.)[6] |
FDI | $194.9 (31 tháng 12 năm 2012 est.) |
Tổng nợ nước ngoài | $326 tỉ (20 tháng 1 năm 2014) |
Tài chính công | |
Nợ công | 47.1% của GDP (20 tháng 1 năm 2014) |
Thu | $89.47 tỉ (2012 est.) |
Chi | $99.54 tỉ (2012 est.) |
Viện trợ | $137 tỉ EU $142 tỉ EU (2014–20)[7] |
Dự trữ ngoại hối | US$97.93 tỉ (31 tháng 12 năm 2012 est.) |
Kinh tế Ba Lan được xem là nền kinh tế mạnh nhất trong số các quốc gia ở Đông Âu (sau Nga), với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm là trên 6.0%.[8] Ba Lan luôn theo theo đuổi chính sách kinh tế tự do suốt từ những năm 1990. Sự tư nhân hóa các công ty vừa và nhỏ thuộc sở hữu nhà nước trước đây và luật về việc thiết lập các công ty mới một cách tự do đã khuyến khích sự phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân, là động lực chính đối với sự tăng trưởng kinh tế của Ba Lan. Lĩnh vực nông nghiệp vẫn có nhiều vấn đề về cấu trúc, thặng dư lao động, các trang trại nhỏ không hiệu quả và thiếu sự đầu tư. Việc sắp xếp lại và tư nhân hóa các "lĩnh vực nhạy cảm" (ví dụ than đá) vẫn chậm, tuy nhiên gần đây sự đầu tư nước ngoài ở trong các lĩnh vực về năng lượng và thép đã bắt đầu tạo sức ép bắt buộc với việc này. Sự cải cách gần đây về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu và quản lý hành chính đã dẫn đến sức ép phải tăng thêm ngân khố. Việc hoàn thiện chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ và làm giảm thâm hụt tài chính, với trọng tâm vào lạm phát, là các ưu tiên hàng đầu đối với chính phủ Ba Lan. Sự tiến bộ xa hơn nữa về tài chính công cộng phụ thuộc chủ yếu vào việc tư nhân hóa các lĩnh vực vẫn thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân hóa các lĩnh vực này làm giảm gánh nặng trả lương của nhà nước.
Bảng tăng trưởng GDP gần đây của Ba Lan (so sánh với cùng quý của năm trước):
Năm | Quý 1 | Quý 2 | Quý 3 | Quý 4 |
---|---|---|---|---|
2007 | 7.4% | 6.7% | 6.4% | 7.5%(est) |
2006 | 5.5% | 5.8% | 6.3% | 6.7% |
2005 | 2.1% | 2.8% | 3.7% | 4.3% |
2004 | 7.0% | 6.1% | 4.8% | 4.9% |
2003 | 2.2% | 3.8% | 4.7% | 4.7% |
Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu vào 1 tháng 5 năm 2004.