Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Kinh tế Campuchia | |
---|---|
Một góc thủ đô Phnôm Pênh | |
Tiền tệ | Riel Campuchia |
Năm tài chính | Năm lịch |
Tổ chức kinh tế | WTO, ASEAN, AFTA... |
Số liệu thống kê | |
GDP | 26,961 tỷ USD (năm 2021, theo số liệu Ngân hàng thế giới) |
Tăng trưởng GDP | 3.03% (năm 2021) |
GDP đầu người | 1,590 USD (năm 2021) |
GDP theo lĩnh vực | nông nghiệp (34,7%), công nghiệp (24,3%), dịch vụ (41%) (2012) |
Lạm phát (CPI) | 2.92% (năm 2021) |
Tỷ lệ nghèo | 17,8% (năm 2020) |
Lực lượng lao động | 8.8 triệu (2010 est.) |
Cơ cấu lao động theo nghề | nông nghiệp (57,6%), công nghiệp (15,9%), dịch vụ (26,5%) (2010) |
Thất nghiệp | 0.61% (năm 2021) |
Các ngành chính | du lịch, may mặc, xây dựng, xay xát lúa, ngư nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai thác đá quý, dệt |
Thương mại quốc tế | |
Xuất khẩu | $8.433 tỷ f.o.b. (ước tính 2012) |
Mặt hàng XK | quần áo, gỗ, cao su, gạo, cá, thuốc lá, giày dép |
Đối tác XK | Hoa Kỳ 33.0% Anh Quốc 10.3% Đức 8.2% Trung Quốc 7.7% Canada 7.7% Bỉ 6.1% (2013 est.)[1] |
Nhập khẩu | $8.840 tỉ f.o.b. (2012 est.) |
Mặt hàng NK | sản phẩm xăng dầu, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, xe cơ giới, các sản phẩm dược phẩm |
Đối tác NK | Thái Lan 27.2% Trung Quốc 21.7% Việt Nam 19.3% Singapore 8.5% Hồng Kông 5.8% Đài Loan 4.6% (2013 est.)[2] |
Tổng nợ nước ngoài | 5,071 tỷ USD (ước tính năm 2012.) |
Tài chính công | |
Thu | $2.216 tỷ (ước tính năm 2012.) |
Chi | $2.934 tỷ (ước năm 2012.) |
Viện trợ | $3.84 tỷ (2010) |
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích. |
Nền kinh tế Campuchia, dù gần đây có những bước tiến, nhưng vẫn tiếp tục gánh chịu những di sản của mấy thập kỷ chiến tranh và nội chiến. Thu nhập đầu người, dù đang tăng nhanh, thì vẫn thấp so với phần lớn các quốc gia láng giềng. Hoạt động gia đình chủ yếu mà phần lớn các hộ nông thôn phụ thuộc vào, là nông nghiệp và các lĩnh vực phụ liên quan. Ngành chế tạo đa dạng nhưng không có quy mô lớn và phần lớn được tiến hành trên quy mô nhỏ và không chính thức. Lĩnh vực dịch vụ tập trung nặng vào các hoạt động thương mại và các dịch vụ liên quan đến cung ứng. Hãng tin Reuters đã có bài báo cho rằng một số trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên đã được phát hiện ngoài khơi. Việc khai thác dầu khí có thể có khả năng mang đến hiệu quả to lớn đến tương lai nền kinh tế.
Trong năm 1995, chính phủ đã thi hành các chính sách bình ổn, chắc chắn trong các điều kiện khó khăn. Nhìn chung, thành quả kinh tế vĩ mô đạt được là tốt. Tăng trưởng năm 1995 dự tính là 7% do sản xuất nông nghiệp được cải thiện (đặc biệt là gạo). Sự tăng trưởng mạnh của ngành xây dựng và dịch vụ được tiếp tục . Lạm phát giảm từ 26% năm 1994 xuống chỉ còn 6% năm 1995. Nhập khẩu tăng nhờ sự sẵn sàng của sự cung cấp nguồn tài chính từ bên ngoài. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhờ sự gia tăng xuất khẩu gỗ xẻ. Về ngân sách, thâm hụt ngân sách toàn bộ và hiện tại đều thấp hơn mục tiêu đặt ra ban đầu.
Sau 4 năm đạt được thành tựu kinh tế vĩ mô chắc chắn, kinh tế Campuchia chậm lại đột ngột trong giai đoạn 1997-98 do khủng hoảng kinh tế châu Á, bạo loạn dân sự và sự ẩu đả chính trị. Đầu tư nước ngoài và ngành du lịch đã giảm sút. Cũng trong năm 1998, mùa màng thất bát do hạn hán. Nhưng trong năm 1999, một năm hòa bình trọn vẹn trong 30 năm, các cải cách kinh tế đã tiến bộ và sự tăng trưởng đã tiếp tục với mức 4%. Sự phát triển kinh tế dài hạn sau nhiều thập kỷ chiến tranh vẫn còn là một thách thức. Dân cư thiếu giáo dục và các kỹ năng sản xuất, đặc biệt ở vùng thôn quê chịu cảnh nghèo, nơi hầu như phải chịu sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng cơ bản. Sự bất ổn chính trị và tham nhũng trở lại bên trong chính quyền đã làm nản lòng đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ viện trợ nước ngoài. Nhìn về phía tích cực hơn, chính phủ đang chú tâm đến những vấn đề này với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ song phương và đa phương. Cũng trong một thời gian dài như sự ổn định chính trị đã giữ được, nền kinh tế Campuchia cũng có thể tăng trưởng với một nhịp độ đáng kể.
Nền dân chủ đang nổi lên của Campuchia đã nhận được sự ủng hộ của quốc tế. Dưới sự ủy nhiệm được thi hành bởi Cơ quan Quá độ Liên Hợp Quốc ở Campuchia (UNTAC), 1,72 tỷ USD đã được chi trong một nỗ lực mang lại nền an ninh, ổn định và sự quản lý dân chủ cho quốc gia này. Về trợ giúp kinh tế, các nhà tài trợ chính thức đã cam kết 880 triệu USD tại Hội nghị cấp bộ trưởng về Tái thiết Campuchia (MCRRC) tổ chức ở Tokyo tháng 6 năm 1992 mà thông qua đó, các cam kết với giá trị 119 triệu USD đã được bổ sung tháng 9 năm 1993 tại cuộc họp của Ủy ban Quốc tế về Tái thiết Campuchia (ICORC) ở Paris, và 643 triệu USD vào tháng 3 năm 1994 tại cuộc họp của ICORC ở Tokyo. Đến nay, tổng số tiền cam kết cho tái thiết Campuchia đã lên đên 1,6 tỷ USD.