Kinh tế Đức

Kinh tế Đức
Tiền tệEuro (EUR)[1]
Năm tài chínhTây lịch
Tổ chức kinh tếEU, WTO (qua thành viên EU) và OECD
Số liệu thống kê
GDP$ 3.863.344 ngàn tỷ (2019 danh nghĩa)[2]
$4.659 ngàn tỷ (2019 PPP)
Xếp hạng GDP4th (danh nghĩa) / 5th (PPP)
Tăng trưởng GDPTăng 1.8% (2015)[3]
GDP đầu người$54.984 (danh nghĩa 2019 est.)[4]
$49,768 (PPP 2017 est.)[5]
GDP theo lĩnh vựcNông nghiệp: 0.9%, Kỹ nghệ: 29.1%, Dịch vụ: 70% (2012 est.)
Lạm phát (CPI)0.5% (tháng 11 năm 2014)[6]
Tỷ lệ nghèo10.2%
Hệ số Gini28.3 (2013)
Lực lượng lao động52.93 triệu (2015 est.)
Cơ cấu lao động theo nghềNông nghiệp (1,6%), Kỹ nghệ (24,6%), Dịch vụ (73,8%) (2011)
Thất nghiệp4,5% (tháng 11 năm 2015)[7]
Các ngành chínhsắt và thép, than đá, xi măng, nhiên liệu khoáng chất, sản phẩm hóa học, đồ nhựa, máy móc sản xuất, xe cộ, xe lửa, đóng tàu, Máy bay hàng không và không gian, dụng cụ máy móc, dụng cụ điện tử, công nghệ thông tin, dụng cụ quang học và y khoa, dược phẩm, thức ăn và nước uống, vải vóc
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh20th[8]
Thương mại quốc tế
Xuất khẩu$1,486 ngàn tỷ (2019 est.)[9]
Mặt hàng XKXe cộ, máy móc, hóa phẩm, máy tín và sản phẩm điện tử, dụng cụ điện, Dược phẩm, kim loại, dụng cụ chuyên chở, thức ăn, vải vóc, sản phẩm cao su và đồ nhựa
Đối tác XK EU 50.3%,
 Hoa Kỳ 8.8%,
 Anh Quốc 7.7%,
 Trung Quốc 6.4%,
 Thụy Sĩ 4.1%, (2019 est.)[10]
Nhập khẩu$1,226 ngàn tỷ (2014 est.)[9]
Mặt hàng NKMáy móc, dụng cụ công nghệ thông tin, xe cộ, hóa phẩm, dầu hỏa và khí đốt, kim loại, dụng cụ điện, dược phẩm, thức ăn, sản phẩm nông nghiệp
Đối tác NK Hà Lan 14.2%,
 Pháp 7.7%,
 Bỉ 6.4%,
 Trung Quốc 6.4%,
 Ý 5.4%,
 Anh Quốc 4.9%,
 Áo 4.4%,
 Nga 4.3%,
 Ba Lan 4.3%,
 Thụy Sĩ 4.1%
 Cộng hòa Séc 4% (2013 est.)[11]
FDI$1,335 ngàn tỷ (31 tháng 12 năm 2013 est.)
Tổng nợ nước ngoài$5,717 ngàn tỷ (30 tháng 6 năm 2012)
Tài chính công
Nợ công69.46% của GDP (2013)[12]
Thu$1,626 ngàn tỷ (2013 est.)
Chi$1,624 ngàn tỷ (2013 est.)
Viện trợtặng: $7,5 tỷ (€5 tỷ), 0.28% của GDP Đức xếp hạng trên CPI [13] 2013 thứ 12 về cảm nhận mức độ tham nhũng.
Dự trữ ngoại hối$233,813 tỷ, €20000 tỷ (April 2011)[14]
Nguồn dữ liệu: CIA.gov
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.

Với 3,405 ngàn tỷ euro tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu. Tính đến cuối năm 2019, Đức là một trong ba quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Vì tương đối nghèo về nguyên liệu nên kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy một diện tích lớn của Đức cũng được dùng trong nông nghiệp (nhưng chỉ vào khoảng 2% đến 3% tổng dân số lao động làm việc trong nông nghiệp). Trong thời gian gần đây mức tăng trưởng yếu đi và nền kinh tế Đức đã có những biểu hiện đuối kém đối với các ảnh hưởng bên ngoài, các vấn đề trong nước và các vấn đề trong việc hội nhập các tiểu bang mới.

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nền kinh tế Đức thường được miêu tả là một nền kinh tế thị trường xã hội. Nhà nước Đức có nhiều chính sách xã hội rộng lớn. Mặc dù chính phủ có giúp đỡ một số lĩnh vực thông qua trợ cấp, cạnh tranh và kinh tế thị trường vẫn là cột trụ trong chính sách kinh tế. Nhà nước Đức đã tư nhân hóa một số doanh nghiệp như Công ty đường sắt Đức, Công ty viễn thông Đức, Công ty bưu điện Đức; thúc đẩy tư nhân hóa các công ty khác tạo thêm cạnh tranh.

Với tỷ lệ xuất khẩu hơn 1/3 sản phẩm quốc nội, kinh tế Đức có chiều hướng xuất khẩu cao và xuất khẩu luôn luôn là yếu tố chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế của Đức. Vì thế nước Đức ủng hộ nhiều cho một hợp tác kinh tế mạnh mẽ trên bình diện châu Âu.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến tái thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế và xã hội Đức nằm ở đáy thấp. Sau cuộc cải cách tiền tệ năm 1948 việc tái xây dựng kinh tế đã thành công trong cái gọi là điều huyền diệu kinh tế (Wirtschaftswunder), đồng thời người dân được bảo vệ bởi một nhà nước xã hội. Nước Đức trở thành nước xuất khẩu đứng đầu; năng suất và chất lượng các sản phẩm Đức, đặc biệt là của ngành chế tạo máy, đã và vẫn luôn là tốt trên thế giới. Suốt cho đến đầu thập niên 1970 kinh tế Tây Đức hầu như tăng trưởng liên tục nhưng bắt đầu từ suy thoái kinh tế đầu thập niên 1980 mức tăng trưởng ngày càng kém đi. Sau đấy là 8 năm liền tăng trưởng, được giữ ở mức trung bình là 1,5% từ sau khi tái thống nhất. Tỷ lệ thất nghiệp nằm không ngừng ở mức độ cao.

Từ khi tái thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tái thống nhất nước Đức tạm thời phải gánh vác thêm nền kinh tế suy tàn của các tiểu bang mới. Việc này chủ yếu được trang trải bằng cách mượn thêm nợ mới và chuyển một số khoản phí tổn vào các hệ thống bảo vệ xã hội. Sau mười năm tái thống nhất Đức, có thể nhận ra được nhiều tiến bộ to lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân Đông Đức, một nền kinh tế thị trường được thiết lập và hệ thống hạ tầng cơ sở được cải tiến. Nhưng đồng thời quá trình cân bằng giữa Đông và Tây kéo dài lâu hơn là dự định ban đầu, theo một số thước đo nhất định quá trình này đã dừng lại từ giữa thập niên 1990. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đông Đức thấp hơn ở Tây Đức, tỷ lệ thất nghiệp cao gấp hai lần, vì thế nhiều lao động có tay nghề đi tìm việc làm ở Tây Đức. Năng suất lao động ở Đông Đức vẫn ở mức thấp. Lượng tiêu dùng ở Đông Đức phụ thuộc trực tiếp vào số tiền chi viện từ Tây Đức, hằng năm vào khoảng 65 tỷ $ hay hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội của Tây Đức.

Các vấn đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, đa số các chuyên gia đều cho rằng các vấn đề cơ cấu nội địa mới là lý do chính cho tình trạng kinh tế đang suy yếu. Một thị trường lao động với các luật lệ cứng nhắc được một số chuyên gia nêu ra như là lý do chính cho tỷ lệ thất nghiệp cao. Được khuyến khích bằng khả năng chiết khấu thuế hay bằng tài trợ, các chủ doanh nghiệp Đức ngay trong những thời kỳ phát triển mạnh cũng ưu tiên đầu tư ở nước ngoài hay vào máy móc thay vì tạo việc làm mới trong nước.

Cũng như ở tất cả các nước châu Âu khác, tỷ lệ sinh đẻ ở Đức giảm xuống ở mức thấp. Kết quả của việc này, các thay đổi về kết cấu dân số (ngày càng ít người trẻ tuổi chi cấp cho người già ngày càng nhiều thêm), là các thử thách mới cho những hệ thống bảo vệ xã hội.

Toàn cầu hóa ngày một gia tăng từ thập niên 1980 cũng như các nền kinh tế vững mạnh hơn ở châu Á và từ thập niên 1990 ở Đông Âu dẫn đến việc các chỗ làm trong công nghiệp phải trả nhiều lương nhưng lại không cần tay nghề cao bị cắt giảm đi ở Đức. Thiếu hụt của các hệ thống bảo vệ xã hội lại được cân đối qua một thời gian dài bằng cách tăng các phí tổn phụ của lương ở các lao động còn lại. Điều này lại càng làm cho vấn đề trầm trọng thêm.

Đối tác thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm 2004 – cũng như năm trước đó – Pháp đứng đầu trong danh sách các nước Đức xuất khẩu sang, trước MỹAnh. Trong năm 2004 tổng giá trị hàng hóa Đức xuất sang Pháp là 75,3 tỷ euro (chiếm tỷ lệ 10,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu), sang Mỹ là 64,8 tỷ euro (8,8%) và sang Anh 61,1 tỷ euro (8,3%).

Về nhập khẩu ba nước đứng đầu – cũng như năm trước đó – là Pháp (52,2 tỷ euro; chiếm tỷ lệ 9,0% trong tổng kim ngạch nhập khẩu), Hà Lan 47,9 tỷ euro; 8,3%) và Mỹ (40,3 tỷ euro; 7,0%).

Nguồn: Tổng cục thống kê liên bang Đức

Số liệu thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngân sách quốc gia (tỷ EUR)
Thu / Chi 2002 2003 2004
Thu 949,75 957,54 953,63
Chi 1.027,24 1.038,88 1.033,93
Bội chi -77,49 -81,34 -80,30
Tính theo % GDP -3,7 -3,8 -3,7
Các số liệu chính của toàn nền kinh tế
Tên Đơn vị 2002 2003 2004
Tổng sản phẩm quốc nội Tỷ EUR 2.107,30 2.128,20 2.177,00
Xuất khẩu Tỷ EUR 761,59 769,29 834,82
Nhập khẩu Tỷ EUR 666,78 677,11 720,75
Tổng sản lượng quốc gia Tỷ EUR 2.088,08 2.114,18 2.171,22
Thu nhập quốc dân Tỷ EUR 1.551,88 1.569,26 1.615,58
Tỷ lệ thay đổi GDP theo giá 1995 % 0,1 -0,1 1,6
Xuất nhập khẩu theo mục lục hàng hóa
năm 2004 (triệu EUR)
Tên hàng hóa Nhập khẩu Xuất khẩu
Các sản phẩm hóa 63.483 94.696
Dầu thô và khí tự nhiên 39.241 4.209
Khoáng sản 2.999 69
Máy móc 38.784 102.526
Quần áo 15.912 7.598
Than và than bùn 1.706 199
Xe và các bộ phận của xe 59.585 134.914

Nguồn: Tổng cục thống kê liên bang Đức

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Before 2002: Deutsche Mark (DEM).
  2. ^ “Germany”. IMF. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ [1]
  4. ^ “Report for Selected Countries and Subjects”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2015/01/weodata/weorept.aspx?pr.x=64&pr.y=3&sy=2013&ey=2020&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=124%2C138%2C134&s=PPPPC&grp=0&a=
  6. ^ “German unemployment rate falls to a record low”. BBC News. 27 tháng 11 năm 2014. Truy cập 28 tháng 11 năm 2014.
  7. ^ “German January Unemployment Rate At Record Low”. RTTNews. ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ “Doing Business in Germany 2013”. World Bank. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2012.
  9. ^ a b “Germany's Top 10 Exports”. Destatis.de. ngày 20 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  10. ^ “Export Partners of Germany”. CIA World Factbook. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  11. ^ “İmport partners of Germany”. The World Factbook. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  12. ^ “Federal Statistical Office”. Destatis.de. ngày 23 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.
  13. ^ “Research - CPI - Overview”. Transparency.org. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.
  14. ^ “International Reserves and Foreign Currency Liquidity - GERMANY”. International Monetary Fund. ngày 16 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Chap 5] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 5] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 5)
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Relationships hay cách gọi khác là tình yêu trong postknight
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Như với hầu hết các công ty, trước tiên Facebook sẽ tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó nếu vượt qua, bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp