Korean Air

Korean Air
Hàng không Đại Hàn
IATA
KE
ICAO
KAL
Tên hiệu
KOREAN AIR[1]
Lịch sử hoạt động
Thành lậptháng 6 năm 1962; 62 năm trước (1962-06) (với tên gọi Korean Air Lines)
Hoạt động1 tháng 3 năm 1969; 55 năm trước (1969-03-01)
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Điểm dừng
quan trọng
Thông tin chung
CTHKTXSKYPASS
Liên minh
Công ty mẹTập đoàn Hanjin
Công ty con
  • Air Korea
  • Air Total Service
  • CyberSky
  • Global Logistics System Korea
  • HIST
  • Jin Air
  • Korea Airport Service
Số máy bay164[2]
Điểm đến108[2]
Trụ sở chínhHàn Quốc 260 Haneul-gil, Gangseo-gu, Seoul, Hàn Quốc[3]
Nhân vật
then chốt
Walter Cho (Chủ tịch & CEO)
Nhân viên20,000
Trang webwww.koreanair.com
Tài chính
Doanh thuTăng 29,760 tỷ USD (2023)[4]
Lợi nhuậnTăng 492,521 triệu USD (2023)[4]
Lãi thựcGiảm 88,876 triệu USD (2023)[4]
Tổng số
tài sản
Tăng 224,351 triệu USD (2023)[4]
Tên tiếng Hàn
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữDaehan Hanggong
McCune–ReischauerTaehan Hanggong
Hán-ViệtĐại Hàn Hàng Không

Korean Air Co., Ltd. (Tiếng Hàn주식회사 대한항공; Hanja株式會社 大韓航空; RomajaJusikhoesa Daehan Hanggong; Hán-Việt: Châu Thức Hội Xã Đại Hàn Hàng Không; dịch nguyên văn: "Công ty Cổ phần Hàng không Đại Hàn"), hoạt động với tên gọi Korean Air (Korean Air Lines (KAL) trước năm 1984; Tiếng Hàn대한항공; Hanja大韓航空; RomajaDaehan Hanggong; Hán-Việt: Đại Hàn Hàng Không) hay Hàng không Đại Hàn, là hãng hàng không quốc gia của Hàn Quốc dựa trên quy mô đội bay, các điểm đến quốc tế và các chuyến bay quốc tế. Trụ sở toàn cầu của hãng hàng không được đặt tại Seoul, Hàn Quốc. Korean Air ngày nay được thành lập vào ngày 1 tháng 3 năm 1969, sau khi Tập đoàn Hanjin mua lại Korean Air Lines thuộc sở hữu của chính phủ Hàn Quốc, đã hoạt động từ tháng 6 năm 1962. Mặc dù Korean Air thuộc sở hữu của Tập đoàn Hanjin, KAL được kiểm soát bởi phần lớn Tập đoàn Hanjin KAL. Gia đình chủ sở hữu của Tập đoàn Hanjin vẫn là cổ đông lớn nhất và kiểm soát của hãng hàng không; Cho Won-tae (Walter Cho), CEO và giám đốc điều hành hiện tại của nó, là thế hệ thứ ba của gia đình lãnh đạo hãng hàng không. Tính đến ngày 5 tháng 6 năm 2020, Hanjin KAL nắm giữ 29,27% cổ phần của Korean Air.[5] Korean Air là thành viên sáng lập của liên minh hàng không SkyTeamSkyTeam Cargo.

Bộ phận hành khách quốc tế của Korean Air và bộ phận vận chuyển hàng hóa công ty con có liên quan cùng phục vụ 126 thành phố ở 44 quốc gia, trong khi bộ phận nội địa của hãng phục vụ 13 điểm đến. Nó nằm trong số 20 hãng hàng không hàng đầu trên thế giới về lượng hành khách được vận chuyển và cũng là một trong những hãng hàng không vận chuyển hàng hóa quốc tế được xếp hạng hàng đầu. Nhà ga số 2 của Sân bay quốc tế Incheon đóng vai trò là trung tâm quốc tế của Korean Air. Korean Air cũng duy trì một khuôn viên trụ sở vệ tinh tại Incheon. Phần lớn phi công, nhân viên mặt đất và tiếp viên của Korean Air có trụ sở đặt tại Seoul.[cần dẫn nguồn] Hãng hàng không có khoảng 20,540 nhân viên tính đến tháng 12 năm 2014.[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Boeing 747-8
Boeing 777-300ER mang màu sơn với chủ đề Children's Drawing Contest.

Korean Air được thành lập vào năm 1946 với tên gọi Korean National Airlines (KNA), bắt đầu được thay thế và hoạt động đầy đủ từ năm 1962 với tên gọi Korean Air Lines (KAL) và thuộc sở hữu của chính phủ Hàn Quốc. Năm 1969, KAL được Tập đoàn Vận tải Hanjin mua lại và chính thức trở thành công ty tư nhân.

Các chuyến bay đi Hồng Kông, Đài Loan, và Los Angeles được thực hiện bằng tàu bay Boeing 707 cho đến khi du nhập loại tàu bay Boeing 747 năm 1973. Năm 1973, KAL sử dụng Boeing 747 trên các tuyến Thái Bình Dương và bắt đầu phục vụ đi châu Âu đến Paris sử dụng loại 707 và DC-10. KAL cũng là khách hàng sử dụng Airbus đầu tiên ngoài châu Âu. Ngày 1 tháng 9 năm 1983, Chuyến bay số 007 của Korean Air Lines, cũng được gọi là KAL 007 hay KE007, đã bị các máy bay phản lực đánh chặn của Liên Xô bắn rơi ngay ở phía Tây của Đảo Sakhalin. Máy bay đang mang theo 269 hành khách và phi hành đoàn vào lúc đó, bao gồm có nghị sĩ Mỹ Lawrence McDonald. Không có ai sống sót. Liên Xô tuyên bố rằng họ không biết đó là tàu bay dân sự và cho rằng chiếc máy bay này đã đi vào không phận Liên Xô như một sự khiêu khích có chủ ý để thử khả năng phản ứng của Liên Xô.

Các máy bay của hãng đã được sơn lên ngày 1 tháng 3 năm 1984 và tên của hãng đã được đổi thành Korean Air từ tên cũ Korean Airlines. Tuy nhiên, tên này vẫn được dùng trong các tài liệu chính thức. Màu sắc và logo này được sơn lên lần đầu lên chiếc Fokker F28 của hãng. Logo và màu sắc này được thực hiện với sự hợp tác giữa Korean Air và hãng Boeing. Trong thập niên 1990 Korean Air đã trở thành hãng hàng không đầu tiên sử dụng máy bay MD-11 mới để bổ sung cho đội tàu bay mới của mình là những chiếc Boeing 747-400. Tuy nhiên, MD-11 không thoả mãn yêu cầu vận hành đã đặt ra. Do đó, những chiếc MD-11 của hãng đã được cải hoán thành máy bay vận tải hàng hóa cùng với các máy bay vận tải 747. Năm 1998, một cuộc khủng hoảng kinh tế đã tấn công Hàn Quốc dẫn đến việc giảm sút về hành khách và hàng hóa cũng như điểm đến của hãng. Hiện nay, Korean Air bay đến phần lớn các điểm đến ở Hoa Kỳ mà bất cứ hãng hàng không châu Á nào bay tới (10 thành phố du lịch tại 50 bang). Korean Air hiện sở hữu 25% cổ phần của hãng Okay Airways, một hãng hàng không có trụ sở ở Thiên Tân, Trung Quốc. Korean Air cũng có ý định tạo ra một trung tâm hoạt động nữa ở Trung Quốc. Khoảng năm 1997, Korean Air đã thành lập hãng KAL Catering, việc lập hãng này khiến cho Korean Air rút khỏi các hợp đồng với LSG Sky Chefs và tạo một hợp đồng mới với Servair.

Tháng 10 năm 2006, Korean Air đã danh dự giành được giải nhất của TIME Readers’ Travel Choice Awards 2006 cho hãng hàng không có hạng thương gia tốt nhất và giải thưởng Best Frequent Flyer Program đối với chương trình Skypass của hãng. Korean Air cũng được xếp hạng nhì về thể loại hãng hàng không được ưu thích. Tạp chí TIME đã tiến hành thăm dò bạn đọc của mình để có giải thưởng TIME Readers’ Travel Choice Awards 2006 từ 24 tháng 4 đến 25 tháng 6 năm 2006.

Công tác đảm bảo an toàn

[sửa | sửa mã nguồn]
Boeing 747-400 quảng bá cho British Museum với khẩu hiệu "Passionate Wings to Culture".

Từ giữa thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990, hãng Korean Air đã có vấn đề về an toàn. Trên thực tế, liên minh SkyTeam đã có lúc trong một thời gian ngắn loại hãng Korean Air ra khỏi chương trình hợp tác chia chỗ của mình cho đến khi hãng đã chứng tỏ được khả năng đảm bảo an toàn của mình. Cục hàng không Dân dụng Liên bang Hoa Kỳ, cơ quan điều phối sự ra vào không phận Hoa Kỳ đã khuyến cáo đội ngũ quản lý của Korean Air rằng quyền vào không phận của hãng sẽ bị hạn chế trừ phi sắp tới hãng có những thay đổi quyết liệt. Quân đội MỹBộ Ngoại giao Mỹ đã khuyên công dân của họ tránh đi bằng máy bay của hãng Korean Air nếu các hãng thương mại khác sẵn sàng. Đối thủ cạnh tranh của hãng là Asiana Airlines, đã thu lợi kếch xù từ việc suy giảm uy tín của hãng Korea Air trong khi lý lịch về an toàn của Asiana Airlines tốt hơn.

Kể từ khi chuyển sang thế kỷ 21, Korean Air đã chứng tỏ những cải tiến mạnh mẽ về công tác an toàn và đã áp dụng các nguyên tắc hiện đại của CRM (Crew Resource Management). Tháng 10 năm 2006, Korean Air đã giành được giải nhất trong cuộc bình chọn của bạn đọc tạp chí TIME đã cho thấy hãng đã giành lại lòng tin của khách đối với mình.

Các điểm đến

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Độ tuổi trung bình đội bay tính đến tháng 3 năm 2024 là 11.6 năm.

Đội bay chở khách

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến tháng 7 năm 2024 gồm các loại máy bay sau:[7]

Máy bay chở khách Korean Air
Máy bay Đang hoạt động Đặt hàng Số khách
(Hạng nhất/Hạng prestige/Hạng phổ thông)
Ghi chú
Airbus A220-300 10 140 (0/0/140)
Airbus A321neo 11 39 182 (0/8/174) Giao hàng từ năm 2022
Airbus A330-200 3 218 (0/30/188)
Airbus A330-300 21 276 (0/24/252)
284 (0/24/260)
272 (0/24/248)
Airbus A350-900 6 TBA
Airbus A350-1000 27 TBA
Airbus A380-800 9 407 (12/94/301) Dừng khai thác vào năm 2026
Boeing 737-800 2 147 (0/12/135)
138 (0/12/126)
Boeing 737-900 9 188 (0/8/180)
Boeing 737-900ER 6 173 (0/8/165)

159 (0/12/147)

Boeing 737 MAX 8 5 25 146 (0/8/138) Giao hàng từ năm 2022
Boeing 747-8 9 368 (6/48/314) Nghỉ hưu vào năm 2031
Boeing 777-200ER 8 261 (6/28/225)
Boeing 777-300 4 338 (6/35/297)
Boeing 777-9 __ 20 TBA Giao hàng từ năm 2028
Boeing 777-300ER 25 277 (8/42/227)
291 (8/56/227)
Hai chiếc sẽ chuyển đổi sang vận chuyển hàng hóa

Thay thế cho Boeing 747-400

Boeing 787-9 14 6 269 (0/24/245)
278 (0/24/254)
Boeing 787-10 1 19 325 (0/36/289) Giao hàng từ năm 2024
Tổng cộng 137 142

*First Class is offered on domestic and short-haul Flights. Prestige Class is offered on international medium-long haul flights.

Boeing 787-9 đang chuẩn bị cất cánh tại Sân bay quốc tế John F. Kennedy.

Đội bay chở hàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 6 năm 2024, đội bay vận chuyển hàng hóa của Korean Air Cargo bao gồm:

Máy bay Số lượng Ghi chú
Boeing 747-400ERF 4
Boeing 747-8F 7
Boeing 777F 12
Tổng cộng 23

Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Korean Air đã ký một thỏa thuận mua một chiếc Boeing 747-400ERF, chuyển đổi một lựa chọn trong năm 2004, mang đến tổng số các đơn đặt hàng mua máy bay của Korean Air lên 8, trong đó 5 đơn đã được giao hàng. Máy bay mới dự kiến bàn giao tháng 5 năm 2006.[8] Hãng cũng đang đặt hàng các loại tàu bay vận chuyển 747-8 và 777.

Korean Air Cargo đã được IATA xếp hạng nhất thế giới về hoạt động vận chuyển hàng bằng đường hàng không trong hai năm liên tục (2004-2005).

Đội bay ngừng sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Máy bay Năm bắt đầu khai thác Năm dừng sử dụng Thay thế Ghi chú
Airbus A300B4-103 1975 1997 Airbus A330
Airbus A300B4-200F 1986 2000
Airbus A300-600 1987 2012 Airbus A330
Airbus A300-600RF 2015
Boeing 707-320B 1971 Từ năm 1978 - 1989 Boeing 747-200B Tai nạn chuyến bay KE902
Boeing 707-320C 1971 Từ năm 1987 - 1989 Boeing 747-200B Tai nạn chuyến bay KE858
Boeing 720-200 1969 1976 Boeing 747-200B
Boeing 727-100 1972 1985 Boeing 737 NG
Boeing 727-200 1980 1986 Boeing 737 NG
Boeing 747-200B 1978 Từ năm 1980 - 1998 Tai nạn chuyến bay KE007

Tai nạn chuyến bay KE015

Boeing 747-200F 2006 Boeing 747-400ERF Tai nạn chuyến bay KE8509
Boeing 747SP 1998
Boeing 747-300 2005 Boeing 777-200ER Tai nạn chuyến bay KE801
Boeing 747-300C 2006
Douglas DC-3 Những năm 1970
Douglas DC-4 Những năm 1970
McDonnell Douglas DC-9 1973
McDonnell Douglas DC-10-30 1996 Bán cho Northwest Airlines
McDonnell Douglas MD-11 2005
McDonnell Douglas MD-82 2005 Boeing 737-800/900
McDonnell Douglas MD-83 2005 Boeing 737-800/900
Fokker F27 Friendship Những năm 1980
Fokker F28 Fellowship 1989
Fokker F100 2005 Boeing 737-800/900 Bán cho Iran Aseman Airlines
NAMC YS-11

SKYPASS là chương trình khách hàng bay thường xuyên của hãng Korean Air. "SKYPASS" cũng thể hiện bằng thẻ xanh mà hãng Korean Air cấp cho khách hàng bay thường xuyên của hãng. Khẩu hiệu của SKYPASS là "Vượt quá tưởng tượng của bạn" được in trên thẻ. Chương trình này được áp dụng cho hành khách có số chiều dài tuyến bay trong một thời gian 3 năm đạt con số nhất định. Tiêu chuẩn để đạt được mức cao nhất đỉnh điểm của chương trình dựa trên số km bay trong đời đã bay cùng hãng, yêu cầu khách hàng bay 1 triệu dặm (1,6 triệu km). Đến mức đỉnh cao này thì thẻ hội viên SKYPASS là suốt đời.

Các thỏa thuận chia sẻ chỗ

[sửa | sửa mã nguồn]

Korean Air có các thỏa thuận hợp tác chia chỗ với các hãng sau (tính đến tháng 11 năm 2022):

Korean Air là một thành viên sáng lập SkyTeam, liên minh các hãng hàng không lớn thứ 2 trên thế giới.

Korean Air là đối tác hàng không của Skywards, chương trình bay thường xuyên cộng tác với EmiratesSriLankan Airlines.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “JO 7340.2J - Contractions - Including Change 1” (PDF). Federal Aviation Administration. 10 tháng 10 năm 2019. tr. 3–1–53. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ a b “Learn More About Us | Korean Air”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Toạ lạc tại Sân bay quốc tế Gimpo
  4. ^ a b c d “korean air lines co ltd (003490:Korea SE)”. businessweek.com. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.[liên kết hỏng]
  5. ^ “대한항공(A003490), 지분분석, 기업정보, Company Guide” (bằng tiếng Hàn). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ “Who We Are - Korean Air”. koreanair.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2016.
  7. ^ Korean Air Corporate Fleet Information
  8. ^ Air International, tháng 7 năm 2005

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng Anh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu (phần 4)
Cậu ngày hôm nay là tất cả đáng yêu - 今天的她也是如此可爱. phần 4
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Mucchan là nữ, sinh ra trong một gia đình như quần què, và chịu đựng thằng bố khốn nạn đánh đập bạo hành suốt cả tuổi thơ và bà mẹ