Lê Ngọc Bình

Lê Ngọc Bình
黎玉玶
Cảnh Thịnh Đế hoàng hậu
Gia Long Đế phi
Thông tin chung
Sinh22 tháng 1, 1785
Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam
Mất10 tháng 10, 1810(1810-10-10) (25 tuổi)
Phú Xuân, Việt Nam
An tángHuyện Trúc Lâm, Thừa Thiên Huế
Phu quânCảnh Thịnh Đế
Gia Long
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Lê Ngọc Bình (黎玉玶)
Thụy hiệu
Cung Thận Đức phi
(恭慎德妃)
Tước hiệuHoàng hậu (皇后)
Chiêu nghi (昭儀)
Đức phi (德妃)
Hoàng tộcNhà Hậu Lê (thân sinh)
Nhà Tây Sơn (xuất giá)
Nhà Nguyễn (tái giá)
Thân phụLê Hiển Tông
Thân mẫuNguyễn Thị Điều

Lê Ngọc Bình (chữ Hán: 黎玉玶[1]; 22 tháng 1 năm 1785 - 10 tháng 10 năm 1810[2]), thụy hiệu Đức phi (德妃)[2], còn gọi là Lê Đức phi (黎德妃) hoặc Đệ Tam Cung Thận Đức Phi vốn là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành hậu cung của Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn, và cuối cùng là phi tần của hoàng đế Gia Long.

Lê Ngọc Bình cùng Dương Vân Nga là hai người phụ nữ nổi tiếng vì làm hậu phi của hai vị vua thuộc hai triều đại khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt ở đây lại là nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, hai triều đại nổi tiếng đối địch tàn khốc trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà là con gái út của vua Lê Hiển Tông, mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều, sinh ngày 12 tháng 12 năm Cảnh Hưng 45 (tức ngày 22 tháng 1 năm 1785) tại Thăng Long.

Bà là em gái cùng cha khác mẹ của công chúa Lê Ngọc Hân, còn bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều là người cùng làng với bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, mẹ của Lê Ngọc Hân[3][3].

Năm Cảnh Thịnh thứ 3 (1795), sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân tiến cử Ngọc Bình cho Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành hậu cung của Cảnh Thịnh Đế, tuy nhiên theo Quốc sử di biên, có lẽ bà chỉ là phi tần chứ chưa phải là Hoàng hậu như nhiều thông tin, nhưng điều này còn tồn nghi.

Thời Gia Long

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) có đoạn:

Năm Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)... Ngày 21 Canh Thân, Thế Tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua... dâng nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...[4]

Khi Cảnh Thịnh chạy ra Bắc, không hiểu vì lý do gì, Ngọc Bình và một số cung nữ bị kẹt ở Phú Xuân. Gia Long chiếm Phú Xuân, thấy Ngọc Bình trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha nên ông quyết định nạp làm phi. Triều thần của vua Gia Long xúm lại can ngăn, họ nói: "Bệ hạ nay có cả thiên hạ, thiếu gì gái đẹp, việc gì phải lấy vợ của giặc làm vợ mình!". Gia Long cười ha hả mà nói: "Đến đất nước của giặc “tau” còn lấy, huống chi là vợ giặc, “tau” lấy vợ giặc làm vợ “tau” thì có chi mô!"[5]

Mặc dù có lời can ngăn, nhưng sau đó Lê Thị Ngọc Bình vẫn được phong làm Chiêu Nghi (昭儀), và sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (sinh năm 1809), Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (sinh năm 1810) và 2 công chúa là Mỹ Khê Công chúa Ngọc Khuê và An Nghĩa Công chúa Ngọc Ngôn[6].

Sách Đại Nam thực lục chép[7]:

Canh Ngọ, Gia Long năm thứ 9 [1810], Chiêu Nghi là Lê thị (con gái út của Lê Hiển Tông) mất, tặng Đức phi, an táng ở Trúc Lâm, Hương Trà, Thừa Thiên.
Lập từ đường ở Kim Long, sau dời qua làng Phú Xuân, nay thờ tại từ đường của Thường Tín Quận Công.

Do phải sinh nở liên tục nên sức khỏe của Ngọc Bình cứ thế yếu dần, cho đến khi qua đời vào năm 1810 khi chỉ vừa bước sang tuổi 25. Bà được Gia Long ban thụy là Cung Thận Đức phi (恭慎德妃) và cho an táng tại làng Trúc Lâm.

Tháng 12 năm 2009, tẩm mộ được cải táng về đồi Mâm Xôi, thuộc khu Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên hai bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, cả hai bà đều là Hoàng hậu tại Phú Xuân. Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình. Từng có người cho rằng người lấy Nguyễn Ánh là Ngọc Hân nhưng trên thực tế Ngọc Hân đã mất từ năm 1799.

Ngọc Bình là con vua Lê Hiển Tông, có 2 đời chồng là vua Quang Toản nhà Tây Sơn và vua Gia Long nhà Nguyễn. Do số phận lạ lùng, dân gian có câu ca dao nói về bà:

"Số đâu có số lạ lùng
Con vua lại lấy hai chồng làm vua"

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi là [Bình; 評]
  2. ^ a b Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả (1995). Nhà xuất bản Thuận Hóa, tr 222.
  3. ^ a b Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr 102
  4. ^ Bản dịch tiếng Việt do TS. Nguyễn Thị Oanh chủ trì việc biên dịch. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 2010, tr. 75.
  5. ^ Dẫn theo Trần Quốc Vượng – MẤY VẤN ĐỀ VỀ VUA GIA LONG
  6. ^ Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr 105.
  7. ^ Bản dịch của Nhà xuất bản Giáo dục, tập 1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung (2008), 18 vị công chúa Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Đại Nam thực lục
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Đây là nhân vật mà tôi cảm thấy khó có thể tìm một lời bình thích hợp. Ban đầu khi tiếp cận với One Piece
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Josef Martínez - Hiện thân của một Atlanta United trẻ trung và nhiệt huyết
Tốc độ, sức mạnh, sự chính xác và một ít sự tinh quái là tất cả những thứ mà ta thường thấy ở một tay ném bóng chày giỏi
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Sau thảm kịch xảy ra với chị gái và ngôi làng của mình, Goblin Slayer được một mạo hiểm giả tộc Rhea cứu giúp