Phương Hoa (họa sĩ)

Nghệ sĩ Nhân dân
Phương Hoa
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Phương Hoa
Ngày sinh
1957 (66–67 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Bố
Nguyễn Văn Phú
Mẹ
Nguyễn Thị Đức Hoàn
Chồng
Phạm Minh Trí
Con cái
Nguyễn Thế Vinh
Đào tạoTrường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2012)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1985 – nay
Đào tạoViện Điện ảnh Quốc gia S. A. Gerasimov
Thể loạiPhim hoạt hình
Studio
Tác phẩmXe đạp
Chuyện về những đôi giày
Chiếc ô đỏ
Quái vật hồ sen
Truyện cổ Loa Thành
Giải thưởngLiên hoan phim Việt Nam
1988 Họa sĩ xuất sắc
1993 Họa sĩ xuất sắc
1996 Họa sĩ xuất sắc
1999 Họa sĩ xuất sắc
2001 Đạo diễn xuất sắc
2004 Đạo diễn xuất sắc
2017 Họa sĩ xuất sắc
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2017
Văn học Nghệ thuật
Website

Phương Hoa (sinh năm 1957), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Phương Hoa là một đạo diễn, họa sĩ phim hoạt hình người Việt Nam. Bà được biết đến là tác giả của bộ phim hoạt hình Xe đạp và được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2012. Phương Hoa là người giành được nhiều Giải Bông Sen cho họa sĩ xuất sắc hạng mục Phim hoạt hình nhất tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam với 5 lần đoạt giải.[1][2][3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thị Phương Hoa sinh năm 1957 tại Hà Nội, là người con duy nhất Nghệ sĩ nhân dân Trần VũNghệ sĩ ưu tú Đức Hoàn.[1] Với đặc thù công việc của bố mẹ, từ nhỏ bà đã được tham gia đóng các vai nhỏ trong một số bộ phim do bố mẹ của bà làm đạo diễn.[3]

Khi đã xác định theo con đường hội họa, Phương Hoa thi đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Sau đó, bà tiếp tục đăng ký tuyển sinh du học tại Liên Xô để mở rộng kiến thức về hội họa; kết quả, bà trở thành 1 trong 2 sinh viên trúng tuyển chuyên ngành Họa cho phim tại Trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên bang Xô viết.[1] Vì các du học sinh theo học ở đây phải học ngôn ngữ trong năm đầu, thời gian học chuyên ngành họa sĩ và bác sĩ kéo dài tới 7 năm, bà cảm thấy quá lâu trong khi bản thân đã có nền tảng hội họa, nên đã cùng người bạn học quyết tâm xin được học thẳng mà không phải học tiếng. Sau khi qua vòng kiểm tra, mong muốn của cả hai được chấp thuận.[1] Ban đầu, Phương Hoa định theo học Thiết kế mỹ thuật cho phim điện ảnh vì quan niệm của bà rằng nghề này gần với hội họa hơn, nhưng khi được khuyên nên chọn Họa sĩ thiết kế trang phục hoặc Họa sĩ hoạt hình thì bà đã quyết định chọn hoạt hình.[1][3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp, Phương Hoa về nước và công tác tại Hãng phim Hoạt hình Việt Nam.[3] Bộ phim hoạt hình đầu tay của ba với vai trò họa sĩ chính là Chuyện cổ thành ốc của đạo diễn Minh Trí, dù có mâu thuẫn nhỏ trong phương pháp làm việc, nhưng cuối cùng họ vẫn tiếp tục hoàn thành bộ phim. Với Chuyện cổ thành ốc, tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 tổ chức tại Đà Nẵng, Phương Hoa đã giành được Giải Bông Sen cho họa sĩ chính xuất sắc.[1][4]

Sau 13 năm trong vai trò họa sĩ (1985–1997), Phương Hoa đã 3 lần giành giải Họa sĩ hoạt hình xuất sắc tại 3 kỳ Liên hoan phim Việt Nam.[5] Năm 1998, Phương Hoa lần đầu làm đạo diễn phim hoạt hình với bộ phim Chiếc ô đỏ, kịch bản do nhà biên kịch Phạm Sông Đông chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Phạm Hổ, bộ phim đã giành được giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 và giải B của Hội Điện ảnh Việt Nam.[3] Thời gian này, Phương Hoa muốn tạo sự mới mẻ với một tác phẩm vượt ngoài khôn khổ của phim hoạt hình với nhiều tầng ý nghĩa hơn và tiếp cận được nhiều đối tượng khán giả sau nhiều tác phẩm theo phong cách trữ tình.[3] Năm 2000, sau khi được đọc một kịch bản khoảng 300 từ của nhà biên kịch Sông Đông, với kịch bản chỉ vỏn vẹn 1 trang giấy, bà đã dựng thành bộ phim hoạt hình với tựa đề Xe đạp có thời lượng 5 phút.[6] Năm 2001, Xe đạp đã giải được giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2000. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13, bộ phim giành được ba giải Bông sen Vàng gồm phim hoạt hình xuất sắc, đạo diễn và biên kịch phim hoạt hình xuất sắc.[1][3] Phương Hoa từng từ bỏ công việc tại Hãng phim hoạt hình để chuyển sang Nhà xuất bản Giáo dục, nhưng bà chỉ làm tại đây một năm rồi lại quay về với hãng phim.[1][3] Năm 2004, bộ phim Chuyện về những đôi giày do bà đạo điễn giành được giải Cánh diều Vàng của Hội điện ảnh Việt nam; tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14, bộ phim giành được giải Bông sen Vàng, cá nhân Phương Hoa cũng có được Bông sen Vàng đạo diễn xuất sắc.[5][7] Cùng năm, bà chuyển công tác sang Trung tâm sản xuât Phim truyền hình Việt Nam.[8]

Dù nghỉ hưu từ năm 2012, bà vẫn tiếp tục tham gia một số phim hoạt hình, trong đó có chùm phim hoạt hình ngắn SOS, Hai cây nến, Những bức tượng.[8] Năm 2013, Phương Hoa được Đài Truyền hình Việt Nam chọn làm họa sĩ kiêm đạo diễn dự án phim hoạt hình chuyển thể từ truyện ngắn Có hai con mèo nằm bên cửa sổ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, dự định sẽ hoàn thành trong năm 2015, tuy nhiên dự án này sau đó không còn được nhắc đến.[4][9] Năm 2017, bộ phim Truyền thuyết chiếc khăn Piêu đã mang về cho bà giải Họa sĩ xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20.[2] Bà từng được chọn là Chủ tịch Ban giám khảo hạng mục phim hoạt hình của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18lần thứ 22.[10][11]

Năm 2017, Phương Hoa được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (lĩnh vực Điện ảnh) với các tác phẩm: Xe đạp, Chuyện về những đôi giày, Chiếc ô đỏ, Quái vật hồ senTruyện cổ Loa Thành.[12]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Voi Cà ChuaChim sẻ Su Su (Truyện tranh)[13]
Năm Tựa đề Vai trò Nguồn
1987 Chuyện cổ thành ốc Họa sĩ
Có một loài hoa [3]
Gà con không nhận mẹ
1995 Ông tướng canh đền
Chiếc vòng cổ
Quỷ núi và tình yêu
1999 Chiếc ô đỏ
Tổ tiên loài ếch [5]
Cô nàng dây cót
2000 Xe đạp Đạo diễn
2002 Xe đạp và ô tô
2003 Bản nhạc của thỏ trắng
Chuyện về những đôi giày [5]
2005 Chuyện cổ Loa Thành
Lá cây và lông vũ
2009 Chiếc đèn đẹp nhất
Người con của rồng Họa sĩ
2011 Quái vật hồ sen Đạo diễn
2012 Voi Cà chua và chim sẻ Su Su [8]
2017 Truyền thuyết chiếc khăn Piêu Họa sĩ
SOS, Hai cây nến, Những bức tượng Đạo diễn
2020 Khúc gỗ mục Đạo diễn, họa sĩ, biên kịch

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Họa sĩ xuất sắc Chuyện cổ thành ốc Đoạt giải [17]
1993 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 Họa sĩ xuất sắc Ông tướng canh đền, Chiếc vòng cổ Đoạt giải [18]
Phim hoạt hình Ông tướng canh đền Bông sen bạc [5]
1996 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1995 Quỷ núi và tình yêu Giải B
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 Bông sen bạc
Họa sĩ xuất sắc Đoạt giải [19]
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Phim hoạt hình Chiếc ô đỏ Bông sen bạc [20]
Họa sĩ xuất sắc Tổ tiên loài ếch, Cô nàng dây cót Đoạt giải [21]
2000 Liên hoan phim châu Á–Thái Bình Dương lần 45 Phim hoạt hình xuất sắc Xe đạp Đề cử
2001 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Phim hoạt hình Bông sen vàng [3][5]
Đạo diễn xuất sắc Đoạt giải [3]
Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2000 Phim hoạt hình Giải A [3][5]
2003 Giải Cánh diều 2002 Đạo diễn xuất sắc Đoạt giải [3][5]
Phim hoạt hình Xe đạp và ô tô Cánh diều vàng [20]
2004 Giải Cánh diều 2003 Phim hoạt hình Chuyện về những đôi giày Cánh diều vàng [7]
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Bông sen vàng [5]
Đạo diễn xuất sắc Đoạt giải [5]
2006 Giải Cánh diều 2005 Đạo diễn xuất sắc Lá cây và lông vũ Đoạt giải [20]
2007 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 Phim hoạt hình Chuyện cổ Loa Thành Bằng khen
2011 Giải Cánh diều 2010 Người con của Rồng Cánh diều vàng [22]
2012 Giải Cánh diều 2011 Quái vật hồ sen Bằng khen [23]
2017 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 Họa sĩ xuất sắc Truyền thuyết chiếc khăn Piêu Đoạt giải [2]
2021 Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 2 Khát vọng Dế Mèn Khúc gỗ mục Đoạt giải [24]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi về nước, Phương Hoa kết hôn với người chồng đầu tiên và sinh được 1 người con trai.[3] Người chồng thứ hai của bà là đồng nghiệp tại Hãng phim Hoạt hình Việt NamNghệ sĩ nhân dân Phạm Minh Trí, ông là người đã 3 lần nhận giải thưởng Đạo diễn xuất sắc cho phim hoạt hình tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam.[25] Họ có chung với nhau 1 người con gái.[26] Người con trai của bà là đạo diễn Nguyễn Thế Vinh, là đạo diễn của Hãng phim truyện 1.[25]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Lưu Thảo (12 tháng 12 năm 2019). “NSND Phương Hoa: Nghệ thuật là không theo lối mòn”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b c Ngọc Diệp - C.K (28 tháng 11 năm 2017). “Em chưa 18 đoạt Bông Sen Vàng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n Phi Yến (10 tháng 12 năm 2021). “Đạo diễn, NSND Phương Hoa: Mê đắm cùng màu sắc, đường nét”. Văn hóa Nghệ thuật. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b Thảo Duyên (6 tháng 11 năm 2014). “Chưa một ngày ngơi nghỉ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ a b c d e f g h i j “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ Ngô Minh Nguyệt (22 tháng 5 năm 2014). “Người viết kịch bản phim "ít chữ". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ a b Nguyễn Chương (19 tháng 3 năm 2004). “Kết quả giải thưởng Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh VN”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ a b c Tiểu Phong (31 tháng 5 năm 2021). “NSND Phương Hoa canh cánh series phim hoạt hình trẻ em”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Hiền Nguyễn (31 tháng 5 năm 2017). “Văn học thiếu nhi có là "mỏ vàng" cho phim hoạt hình?”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Tôn Quế (1 tháng 11 năm 2013). “Liên hoan phim Việt Nam 18: Hoạt hình Việt Nam vẫn thiếu chất hài hước”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ Việt Văn (18 tháng 11 năm 2021). “Khai mạc trọng thể Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ “Chủ tịch nước Quyết định trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ Trinh Nguyễn (12 tháng 7 năm 2013). “NSND Phương Hoa: Khát vọng cho hoạt hình Việt”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ Khánh Bằng (28 tháng 6 năm 2011). “Xét tặng danh hiệu NSND-NSƯT: Vẫn còn máy móc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ Hoàng Vy (4 tháng 4 năm 2012). “Những nghệ sĩ sắp thành Nghệ sĩ nhân dân”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ Cảnh Vũ (20 tháng 5 năm 2017). “Trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  17. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII”. Thế giới điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ X”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ a b c Quỳnh Chi (30 tháng 7 năm 2021). “NSND Phương Hoa tin vào phim hoạt hình Việt”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  21. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XII”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ "Người con của rồng" - Phim hoạt hình 3D đầu tiên về đề tài lịch sử”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 14 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  23. ^ theo VnExpress (18 tháng 3 năm 2012). “Cánh Diều Vàng 2011 gây sốc nhưng vẫn tẻ nhạt”. Báo Quảng Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  24. ^ Hoàng Lân (1 tháng 6 năm 2021). “Trao giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn lần 2 năm 2021”. Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  25. ^ a b Thanh Hằng (1 tháng 4 năm 2013). “Gia đình NSND Trần Vũ - NSƯT Đức Hoàn: Niềm đam mê nghệ thuật vẫn chảy tràn”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2024.
  26. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (11 tháng 7 năm 2017). "Lão tướng" làng phim hoạt hình Việt: Sống và lao động để thăng hoa”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn này sẽ làm thêm một ngày ấm áp trong bạn
Những nhân vật Genshin Impact miễn phí sẽ phù hợp với đội hình như thế nào?
Những nhân vật Genshin Impact miễn phí sẽ phù hợp với đội hình như thế nào?
Cùng tìm hiểu cách xây dựng đội hình với các nhân vật miễn phí trong Genshin Impact
Nhân vật Kanroji Mitsuri (Luyến Trụ) - Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Kanroji Mitsuri (Luyến Trụ) - Kimetsu No Yaiba
Kanroji Mitsuri「甘露寺 蜜璃 Kanroji Mitsuri」là Luyến Trụ của Sát Quỷ Đội.
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Bạn đang lên kế hoạch cho lễ cưới của mình? Bạn cần tham khảo những kinh nghiệm của những người đi trước để có một lễ cưới trọn vẹn