Lịch sử hành chính Hà Nội

Bản đồ hành chính Hà Nội từ năm 2008 đến hiện tại.

Hà Nộithủ đô, là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Với diện tích 3.358,6 km² và dân số 8,05 triệu người (2019), Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều.

Lịch sử hành chính Hà Nội có thể xem mốc khởi đầu từ năm 1831 với cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng, chính thức thành lập tỉnh Hà Nội. Tính tới năm 2020, về mặt hành chính, Hà Nội được chia làm 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã, với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn.

Thời kỳ tiền Thăng Long

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời cổ đại, vùng đất ven sông Tô Lịch đã là địa bàn sinh sống của các bộ lạc người Việt cổ. Từ thế kỷ III TCN, kế tục nhà nước Văn Lang của vua Hùng, Thục Phán dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và dời đô xuống miền Cổ Loa (huyện Đông Anh ngày nay). Thành Cổ Loa được xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước lúc đó để làm kinh đô nước Âu Lạc của cộng đồng người Việt. Bấy giờ, vùng đất trung tâm Hà Nội ngày nay, chỉ mới là làng Tô Lịch, lấy theo tên con sông chảy từ Bắc xuống Nam thành phố.

Giữa thế kỷ V, vùng đất Hà Nội được đặt thành một huyện mang tên Tống Bình trong thời kỳ Bắc thuộc, ít lâu sau được nâng lên thành quận. Quận Tống Bình gồm ba huyện: huyện Nghĩa Hoài, huyện Tuy Ninh ở Nam sông Hồng (tương ứng phần đất các huyện Từ Liêm, Hoài Đức hiện nay), huyện Xương Quốc ở bờ Bắc sông Hồng (tương ứng phần đất các huyện Đông Anh, Gia Lâm hiện nay). Quận trị là vùng nội đô hiện nay. Năm 545, Lý Bí dựng thành lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống quân xâm lược nhà Lương. Thành của Lý Bí lập tại đây chỉ là một thành lũy quân sự, dựng lên tạm thời trong lúc chiến tranh, nhưng lại mở đường cho vùng Hà Nội xưa trở thành một vị trí quan trọng bậc nhất về mọi mặt trong các thời đại về sau.

Sang thế kỷ VII, nước Việt lệ thuộc vào nhà Tùy rồi nhà Đường, Hà Nội xưa trở thành trụ sở An Nam đô hộ phủ cho đến thế kỷ thứ X. Một hệ thống thành quách lớn nhỏ do các viên đô hộ nhà Đường xây dựng, trong đó đáng kể nhất là thành Đại La do Tiết đô sứ Cao Biền xây đắp lại vào năm 866. Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xưng vương và định đô ở Cổ Loa. Cổ Loa sau một ngàn năm lại trở thành kinh đô của nước Việt. Sau này, nhà ĐinhTiền Lê đóng đô ở Hoa Lư, nhưng vùng Hà Nội xưa vẫn mang tên Đại La Đô và là nơi muôn vật giàu thịnh, đông vui.

Thời phong kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thăng Long thời Lý (1009–1225)

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1009, tại Kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình, Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, sáng lập vương triều Lý (Lý Thái Tổ). Mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên là Thăng Long. Theo sử sách cũ, Thành Thăng Long được xây dựng thời Lý gồm ba vòng. Vòng trong là Cấm thành dành cho Hoàng tộc. Rồi đến Hoàng thành dành cho quan lại. Vòng ngoài là Kinh thành là khu dân cư, phía đông giáp với sông Hồng, bắc và tây bắc là Hồ Tây, Tô Lịch, vòng xuống phía nam là Kim Ngưu. Hồ Tây thời đó thông với sông Tô Lịch và hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm). Cư dân Thăng Long gồm Hoàng gia, quan lại, sư sãi, nô tì, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Ngoài một số gốc gác Thăng Long, còn hầu hết là từ bốn phương tụ họp lại. Dân số ước khoảng hai, ba vạn người. Các nghề thủ công thời đó đã khá phát triển gồm dệt, nhuộm, gốm sứ, giấy, mỹ nghệ, đúc đồng, nề, mộc.

Thăng Long thời Trần (năm 1226–1427)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1230, nhà Trần hoạch định lại các phường làng. Cả Thăng Long vẫn chia làm 61 phường. Phía bắc và phía tây có nhiều phường thủ công nổi tiếng như Yên Hòa, Yên Thái làm giấy, Nghĩa Đô, Nghi Tàm trồng dâu dệt lụa. Phía đông có cảng Giang Khẩu, Đông Bộ Đầu và các phường Cơ Xá, Phục Cổ, Nhai Tuân.

Từ đầu thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV, Kinh thành Thăng Long ngày càng mở rộng, những công trình xây dựng ở Thăng Long ngày càng nhiều, nhân dân tới tụ cư ngày càng đông, mọi mặt sinh hoạt của Thăng Long ngày càng phồn thịnh, sầm uất. Tuy nhiên, trải qua những biến cố lịch sử và đấu tranh chống ngoại xâm, kinh thành Thăng Long cũng đã nhiều lần bị tàn phá.

Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gọi là Tây Đô (nhân dân thường gọi là thành nhà Hồ), bắt vua Trần dời đô vào đó rồi đến năm 1400 phế truất vua Trần, lập ra một vương triều mới Triều Hồ. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Thăng Long đổi tên thành Đông Đô.

Đông Kinh thời Lê sơ (1428–1527)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chiến thắng quân Minh, ngày ngày 29 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua (Lê Thái Tổ) tại Đông Đô, khôi phục tên nước Đại Việt. Năm 1430, đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh. Trên cơ sở phát triển của kinh thành Thăng Long từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV và dựa vào sức dân, Lê Lợi và các đời vua nối tiếp dần dần khôi phục và xây dựng một kinh thành Thăng Long mới rộng rãi, đẹp đẽ và sầm uất hơn xưa.

Năm 1466, gọi phủ sở tại là phủ Trung Đô, sau đó ít lâu đổi là phủ Phụng Thiên. Thời kỳ này, đứng đầu quản lý kinh thành là chức Phủ Doãn. Kinh thành Thăng Long ở đầu thời Lê vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần. Những cung điện, đền đài ở trong Hoàng thành bị phá hủy từ trước, nay được nhà Lê cho sửa chữa và xây dựng mới ngày càng nhiều. Năm 1473, vua Lê Thánh Tông cho tu sửa tường Hoàng thành, đắp lại những chỗ vỡ lở. Đầu năm 1477, Vua Lê Thánh Tông cho sửa đắp Thành Đại La cho kiên cố hơn.

Từ năm 1490 đến hết thế kỷ XVI, kinh thành Thăng Long có nhiều thay đổi. Trong thời gian này, tường Hoàng thành cũng như tường Thành Đại La luôn luôn được sửa chữa xây đắp mở rộng thêm. Năm 1490, nhà vua Lê Thánh Tông cho quân lính xây dựng lại Hoàng thành dài rộng thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng phải 8 tháng mới xong. Trong Hoàng thành, Vua Lê Thánh Tông dựng thêm cung điện và lập vườn Thượng Lâm để nuôi bách thú.

Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (mỗi trượng 3m60) bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ (tức đền Quán Thánh) và chùa Kim Cổ Thiên Hoa. Tường Hoàng thành đắp từ phía đông nam đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, bên trên sông đắp hoàng thành, bên dưới mở cống xây bằng gạch đá, dùng sắt chắn suốt bề ngang. Theo bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 thì Hoàng thành thời kỳ này bao gồm cả khu vực Hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần và khu vực tỉnh thành Hà Nội trong thời kỳ nhà Nguyễn sau này. Phía tây Hoàng thành thời kỳ này là phía tây Hoàng thành thời Lý-Trần, giáp sông Tô Lịch và phía đông Hoàng thành ra tới gần bờ sông Hồng. Thời kỳ này, vua Lê Thánh Tông gộp 61 phường thời nhà Trần thành lập 36 phường.

Múa rồi nước Thăng Long

Thăng Long thời Mạc – Lê Trung Hưng (1527–1786)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ này, Đông Kinh trở lại tên gọi Thăng Long và vẫn giữ vị trí là kinh đô. Công việc xây dựng kinh thành chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu chính trị, quân sự. Để tăng cường hệ thống bảo vệ kinh thành, năm 1588, nhà Mạc huy động dân 4 trấn vùng đồng bằng đắp 3 lần lũy đất. Theo bản đồ Hà Nội hiện nay, tòa lũy này bắt đầu từ Nhật Tân, chạy theo bờ Hồ Tây, qua Bưởi, Cầu Giấy theo đường Giảng VõLa Thành, qua Ô Chợ Dừa, đê Kim Liên, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân tới đê sông Hồng.

Đầu thế kỷ XVII, Thăng Long mang tên Kẻ Chợ đã có thương điếm Hà Lan (1645–1699) và Anh (1633–1697) đặc biệt là thương nhân người Hoa rất đông. Dân cư lúc đó có thể lên tới một triệu người, khoảng 20.000 nóc nhà. Khu vực kinh thành đã hình thành các phố nghề như Hàng Khay, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Đào, Bát Đàn, Hàng Đồng.

Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (1802–1888)

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời nhà Nguyễn, kinh thành Thăng Long phải chịu một sự chuyển đổi lớn từ kinh thành 800 năm trước trở thành trấn thành rồi dần dần trở thành tỉnh thành. Gia Long quyết định đóng đô ở Phú Xuân (Huế), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm tổng trấn Bắc Thành và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Khi kinh thành Thăng Long đã chuyển thành trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là rồng thành chữ "Long" là thịnh, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là rồng. Hoàng thành Thăng Long cũ, ở thời Gia Long chỉ là lỵ sở của tổng trấn Bắc Thành nên tên "Hoàng thành" cũng không được dùng. Năm 1805, Gia Long hạ lệnh phá bỏ Hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long nên Hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá. Từ đấy, thành xây lại ở Thăng Long thời nhà Nguyễn đã nhỏ đi rất nhiều so với Hoàng thành Thăng Long các thời trước.

Thành mới ở Thăng Long được xây dựng theo lệnh của Gia Long cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Hoàng thành của nhà Nguyễn ở Huế. Thành hình vuông mỗi bề rộng chừng một cây số. Theo kích thước cũ thì chu vi của thành Thăng Long là 1.285 trượng 6 thước 5 tấc, hoặc 1.958 tầm (mỗi tầm là 8 thước ta cũ). Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây phía dưới xây bằng đã xanh, phía trên bằng đá ong. Tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng. Thành mở ra 5 cửa: cửa Đông, cửa Tây, cửa Bắc, cửa Đông Nam và cửa Tây Nam. Đường cửa vào xây vòm xuyên qua tường và dài 23m. Trên mỗi cửa có xây lầu canh gọi là thú lâu. Mỗi thú lâu có một cơ binh thay phiên nhau canh gác ngày đêm. Xung quanh tường thành ở phía ngoài là một dải đất rộng chừng 6–7m, rồi đến một con hào. Hào rộng khoảng 15, 16m, sâu chừng 5m, hào lúc nào cũng có nước, nhưng mực nước trong hào chỉ cao chừng hơn 1m. Phía ngoài các cửa thành có một hàng tường đắp liền bờ hào gọi là Dương Mã Thành, dài 2 trượng, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương Mã Thành đều có làm một cửa bên rộng chừng 1 trượng, gọi là Nhân Môn. Đi từ ngoài vào thành, phải qua cửa Nhân Môn rồi mới tới cửa thành. Phía trong thành bố trí như sau: ở giữa là điện Kính Thiên. Những cột gỗ trong điện đều lớn, người ôm không xuể. Thềm điện Kính Thiên có chạm những con rồng đá rất đẹp. Gần điện Kính Thiên có hành cung, để khi vua ra Thăng Long thì ngự tại đây. Từ điện Kính Thiên đi ra cửa Đoan Môn. Phía ngoài Đoan Môn dựng bia ghi công trạng của Gia Long. Phía đông là dinh các quan lại như dinh tổng đốc, tuần phủ, án sát, đề đốc. Phía tây là các kho thóc, kho tiền và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy. Phía bắc, lập một nhà ngục gọi là Tĩnh Bắc Lâu.

Năm 1812, dựng cột cờ ở phía nam gần đình bia. Cột cờ cao 33,4m, hình bát giác, dựng trên tam cấp. Cột cờ và tam cấp đều xây bằng gạch gốm. Tam cấp hình vuông: cấp trên nhất mỗi chiều dài 15m, cấp dưới cùng mỗi chiều dài 42m. Tầng giữa có 4 cửa nhìn ra ngoài, mỗi cửa có đặt một tên riêng. Hiện nay 3 cửa còn mang biển đề tên: cửa đông là cửa Nghênh Húc (đón buổi sáng), cửa nam là cửa Hướng Minh (hướng về ánh sáng), cửa tây là cửa Hồi Quang (trả lại tia sáng). Để leo từ dưới lên ngọn cột cờ, có hai thang xoáy trôn ốc. Trên ngọn cột cờ có biển đề hai chữ "kỳ đài".

Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính thống nhất trên toàn quốc, vua Minh Mạng đã cho thành lập tỉnh Hà Nội, gồm 4 phủ, 15 huyện:

Địa bàn tỉnh Hà Nội khi đó gần tương ứng với hầu hết thành phố Hà Nội và toàn bộ tỉnh Hà Nam hiện nay. Riêng khu vực kinh thành cũ gồm hai huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận (tên mới của huyện Quảng Đức) thì từ thời Gia Long không giữ được quy hoạch 36 phường nữa mà bị chia ra thành nhiều phường nhỏ, thôn, trại. Huyện Thọ Xương có 194 phường, thôn; huyện Vĩnh Thuận có 56 phường, thôn. Sau, vua Minh Mạng lại cho gộp lại, huyện Thọ Xương còn 116 phường, thôn; huyện Vĩnh Thuận còn 27 phường, thôn.

Thời hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Hà Nội năm 1873

Thời kỳ Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ sau khi chiếm được Hà Nội năm 1883, nhất là từ năm 1888, khi đã lấy Hà Nội làm nhượng địa, thực dân Pháp đã cho phá dỡ nhiều phần của Hà Nội xưa, đồng thời quy hoạch xây dựng một đô thị mới theo kiểu Tây phương. Ngày ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của triều đình Huế. Ngày 1 tháng 10 năm 1888, Triều đình Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt Hà Nội dâng cho Thực dân Pháp làm nhượng địa. Đến ngày 3 tháng 10, Toàn quyền Richaud chính thức đưa Hà Nội trở thành một thành phố theo chế độ nhượng địa. Thành phố Hà Nội lúc này chỉ gồm các khu phố nội thành được chia thành 63 phường có diện tích 3 km² với số dân khoảng 270.000 người. Ranh giới Hà Nội lúc bấy giờ được bắt đầu từ Hồ Tây đi theo hướng Bắc – Nam dọc đường Bưởi đến Cầu Giấy lại chuyển theo hướng Đông – Đông Nam dọc đê La Thành rồi kéo thẳng qua phố Khâm Thiên, đến khu vực Hồ Thiền Quang lại quay về hướng Nam – Đông Nam cho đến làng Lương Yên (nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng).

Bản đồ Hà Nội năm 1891.

Năm 1889, thành lập ngoại thành Hà Nội, gồm một số xã của các huyện Vĩnh Thuận, Thọ Xương, Từ Liêm, Thanh Trì. Năm 1904, nội thành Hà Nội được chia thành 8 quận (arrondissement). Năm 1915, Ngoại thành Hà Nội đổi thành Huyện Hoàn Long trực thuộc tỉnh Hà Đông. Năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Đông vào Hà Nội, thành lập Đại lý đặc biệt Hà Nội gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức, được chia thành 8 tổng, 60 xã.

Thời kỳ Chiến tranh Đông Dương (19461954)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Hà Nội khi đó gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành. Ngày ngày 21 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 77 về việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ hoặc tỉnh. Theo đó, Hà Nội trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành. Ngày 14 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia thành phố Hà Nội ra làm 17 khu, mỗi khu có tên riêng: Khu Trúc Bạch, khu Đồng Xuân, khu Thăng Long, khu Đông Thành, khu Đông Kinh Nghĩa Thục, khu Hoàn Kiếm, khu Văn Miếu, khu Quán Sứ, khu Đại Học, khu Bảy Mẫu, khu Chợ Hôm, khu Lò Đúc, khu Hồng Hà, khu Long Biên, khu Đồng Nhân, khu Vạn Thái và khu Bạch Mai.[1] Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu, mỗi khu có tên riêng: Khu Lãng Bạc gồm 23 làng, khu Đại La gồm 31 làng, khu Đống Đa gồm 28 làng, khu Đề Thám gồm 13 làng, và khu Mê Linh gồm 11 làng.[1]

Ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Theo đó, thành phố Hà Nội là Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946, hệ thống phân cấp hành chính gồm có bộ (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ), tỉnh, huyện và xã.[2] Ngay sau khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946, vào ngày 20 tháng 12 năm 1946, chính phủ ban hành Sắc lệnh số 1, đổi cấp bộ thành cấp khu. Cả nước chia thành 12 khu hành chính, trong đó Hà Nội là khu XI.[3] Tháng 5 năm 1947, khu XI được mở rộng thêm, gồm cả các tỉnh Hà Đông và Sơn Tây.[1][4] Tháng 9 năm 1947, bốn huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thanh Trì của tỉnh Hà Đông được sáp nhập vào Hà Nội. Khu vực nội thành được chia thành 3 quận: quận IV gồm hai khu Đại La và Lãng Bạc; quận V là khu Đống Đa; quận VI gồm hai khu cũ Đề Thám và Mê Linh và 4 huyện là Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thanh Trì (của Hà Đông mới cắt sang). Sau đó Hà Nội lại được tổ chức thành 3 liên quận huyện: Liên quận huyện I gồm quận IV, Đan Phượng và Hoài Đức; Liên quận huyện II gồm quận V và Thanh Oai; Liên quận huyện III gồm quận VI và Thanh Trì.[1][4]

Đầu năm 1948, các quận IV, V, VI được tách ra như cũ và sáp nhập 4 phủ huyện thành 2 liên huyện: Liên huyện Bắc (thường gọi là huyện Liên Bắc) gồm Đan Phượng, Hoài Đức; Liên huyện Nam (thường gọi là huyện Liên Nam) gồm Thanh Oai, Thanh Trì.[1][4] Sau đó, 7 khu ở Bắc Bộ được sắp xếp lại thành 3 liên khu. Tháng 5 năm 1948, Hà Nội sáp nhập với Hà Đông thành tỉnh Lưỡng Hà thuộc Liên khu III. Sau khi sáp nhập, Liên khu III cắt hai huyện Liên Bắc và Liên Nam trả về cho Hà Đông, Hà Nội chỉ còn nội thành và 2 huyện ngoại thành.[1][4] Tháng 9 năm 1948, 3 quận, huyện của Hà Nội được tổ chức thành 2 huyện: Trấn Tây và Trấn Nam.[1][4] Ngày 1 tháng 10 năm 1948, Trung ương Đảng ra chỉ thị tách Hà Nội ra khỏi Lưỡng Hà.[1][4]

Ngày 13 tháng 6 năm 1949, Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội chia nội thành Hà Nội làm 2 quận, lấy tên là Quận 1, Quận 2 và chia ngoại thành Hà Nội làm 3 quận, lấy tên là Quận 4, Quận 5, Quận 6. Nội thành Hà Nội lấy đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Tràng Tiền ra tới bờ sông Đại Hà làm giới hạn, trong đó, Quận 1 gồm 9 khu phố và 7 làng, Quận 2 gồm 8 khu phố và 21 làng. Ngoại thành Hà Nội gồm Quận 4 gồm 46 làng, Quận 5 gồm 27 làng và Quận 6 gồm 40 làng. Ngày 18 tháng 9 năm 1950, Chính phủ ra Nghị định số 46-TTg hợp nhất các quận Hà Nội thành hai quận nội thành và ngoại thành. Theo đó, hai quận 1 và 2 nội thành hợp nhất thành quận Nội thành Hà Nội, ba quận 4, 5 và 6 ngoại thành Hà Nội hợp nhất thành quận Ngoại thành Hà Nội.

Trong thực tế, chính quyền Quốc gia Việt Nam mới là chủ thể kiểm soát Hà Nội khi ấy, sở dĩ vì họ được Pháp hậu thuẫn. Về cơ bản, họ vẫn giữ địa giới thành phố như thời thuộc Pháp, ngoài ra thành lập quận Văn Điển trên cơ sở sáp nhập hai huyện Thanh Oai và Thanh Trì.

Thời kỳ thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Ngày 4 tháng 11 năm 1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận, khi đó Hà Nội có 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã, với diện tích toàn thành phố khoảng 130 km², dân số khoảng 380.000 người. Ngày 13 tháng 12 năm 1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 420-TTg sáp nhập khu vực phố Gia Lâm – gồm có phố Gia Lâm, khu nhà ga xe lửa Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 6 xã: Bồ Đề, Gia Thụy, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh – của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội. Ngày 4 tháng 1 năm 1955, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 436-TTg giải tán quận Văn Điển mà đối phương đã lập ra trong thời gian Hà Nội bị tạm chiếm, 23 thôn trong quận Văn Điển thuộc ngoại thành Hà Nội.

Ngày 21 tháng 11 năm 1957, thành phố Hà Nội gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 huyện ngoại thành với 45 xã. Trong đó, quận 1 có 9 khu phố (đánh số thứ tự từ 17 đến 25); quận 2 có 9 khu phố (9-16 và 34); quận 3 có 8 khu phố (đánh số thứ tự từ 1 đến 8); quận 4 có 8 khu phố (đánh số thứ tự từ 26 đến 33); quận 5 có 13 xã: Cổ Nhuế, Đông Thái, Đức Thắng, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tàm Xá, Tân Lập, Thái Đô, Thụy Phương, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La; quận 6 có 12 xã: Dịch Vọng, Hòa Bình, Mai Dịch, Mễ Trì, Ngọc Hà, Nhân Chính, Phúc Lệ, Thái Thịnh, Thống Nhất, Trung Hòa, Trung Thành, Yên Hòa; quận 7 có 14 xã: Đại Kim, Định Công, Đoàn Kết, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Phương Liên, Quỳnh Mai, Tam Khương, Thanh Hương, Thanh Lương, Thanh Trì, Trần Phú, Vĩnh Tuy, Yên Sở; và quận 8 có phố Gia Lâm và 6 xã: Hồng Tiến, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Việt Hưng.[cần dẫn nguồn]

Năm 1958, 4 quận nội thành bị xoá bỏ và thay thế bằng 12 khu phố, trong đó chia quận 1 thành 3 khu phố: Hai Bà Trưng, Hàng Cỏ và Hoàn Kiếm; chia quận 2 thành 3 khu phố: Cửa Đông, Hàng Bông và Hàng Đào; chia quận 3 thành 3 khu phố: Ba Đình, Trúc Bạch và Văn Miếu; và chia quận 4 thành 3 khu phố: Bạch Mai, Bảy Mẫu và Ô Chợ Dừa.[cần dẫn nguồn] Năm 1959, 8 khu phố khu nội thành được sắp xếp lại và Hà Nội có thêm 4 huyện ngoại thành, trong đó, sáp nhập khu phố Bảy Mẫu vào khu phố Hai Bà Trưng, hợp nhất 3 khu phố Cửa Đông, Hàng Bông và Hàng Đào thành khu phố Đồng Xuân, và hợp nhất 2 khu phố Văn Miếu và Ô Chợ Dừa thành khu phố Đống Đa.[cần dẫn nguồn]

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm một số xã của các tỉnh. Toàn thành phố có diện tích 584 km², dân số 91.000 người.[5] Các khu vực được sáp nhập bao gồm

  • 10 xã Thanh Liệt, Hoàng Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Yên Mỹ, Duyên Hà, Đại Hưng, Đông Mỹ, Vạn Phúc, thị trấn Văn Điển của huyện Thanh Trì; 5 xã Tân Dân, Tân Tiến, Trung Kiên, Trần Phú, Minh Khai của huyện Đan Phượng; 3 xã Hữu Hưng, Cương Kiên, Xuân Phương, thôn Miêu Nha thuộc xã Vân Canh và thôn Tu Hoàng thuộc xã Di Trạch của huyện Hoài Đức; thôn Ngọc Trục thuộc xã Vạn Phúc của thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông
  • Toàn bộ huyện Gia Lâm gồm 15 xã Giang Biên, Phúc Lợi, Trung Thành, Quyết Tiến, Quyết Chiến, Quyết Thắng, Toàn Thắng, Thạch Bàn, Quang Trung, Cự Khối, Thừa Thiên, Đại Hưng, Tân Hưng, Quang Minh, Kim Lan; thị trấn Yên Viên và 10 xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung, Tiền Phong, Đông Hội, Mai Lâm, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp của huyện Từ Sơn; 2 xã Phù Đổng, Trung Hưng của huyện Tiên Du; 2 xã Chiến Thắng, Đức Thắng của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
  • Toàn bộ huyện Đông Anh gồm 16 xã Bắc Hồng, Phúc Thịnh, Tự Do, Tiến Bộ, Nam Hồng, Thành Công, Liên Hiệp, Toàn Thắng, Hùng Sơn, Việt Hùng, Dân Chủ, Việt Thắng, Anh Dũng, Tân Tiến, Vạn Thắng, Quyết Tâm; và xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Xã Văn Đức của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập.[6] Trong đó, huyện Đông Anh có 23 xã, huyện Gia Lâm có 2 thị trấn và 31 xã, huyện Thanh Trì có 1 thị trấn và 21 xã, và huyện Từ Liêm có 26 xã. Ngày 19 tháng 2 năm 1964, chia xã Hữu Hưng của huyện Từ Liêm thành 2 xã mới là Tây MỗĐại Mỗ, đồng thời sáp nhập thôn Hòa Bình thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh vào xã Thượng Thanh của huyện Gia Lâm.[7] Huyện Từ Liêm sau đó có 27 xã. Tháng 11 năm 1964, đổi tên một số xã thuộc các huyện Gia Lâm, Từ Liêm. Ở huyện Gia Lâm, xã Hồng Tiến đổi tên là xã Bồ Đề, xã Tiến Bộ đổi tên là xã Gia Thụy. Ở huyện Từ Liêm, xã Tân Dân đổi tên là xã Thượng Cát, xã Tân Tiến đổi tên là xã Liên Mạc, xã Đức Thắng đổi tên là xã Đông Ngạc, xã Trung Kiên đổi tên là xã Tây Tựu, xã Trần Phú đổi tên là xã Phú Diễn, và xã Trung Thành đổi tên là xã Yên Lãng. Ngày 27 tháng 1 năm 1965, sáp nhập thôn Thanh Am thuộc xã Thượng Thanh vào thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm.[8]

Tháng 11 năm 1965, đổi tên một số xã thuộc các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm:

  • Huyện Đông Anh: xã Phúc Thịnh đổi tên là xã Nguyên Khê, xã Tự Do đổi tên là xã Xuân Nộn, xã Tiến Bộ đổi tên là xã Thụy Lâm, xã Thành Công đổi tên là xã Kim Nỗ, xã Liên Hiệp đổi tên là xã Vân Nội, xã Toàn Thắng đổi tên là xã Tiên Dương, xã Hùng Sơn đổi tên là xã Uy Nỗ, xã Dân Chủ đổi tên là xã Đại Mạch, xã Việt Thắng đổi tên là xã Võng La, xã Anh Dũng đổi tên là xã Hải Bối, xã Tân Tiến đổi tên là xã Vĩnh Ngọc, xã Vạn Thắng đổi tên là xã Xuân Canh, xã Quyết Tâm đổi tên là xã Cổ Loa.
  • Huyện Gia Lâm: xã Quang Trung II đổi tên là xã Yên Thường, xã Tiền Phong đổi tên là xã Yên Viên, xã Trung Hưng đổi tên là xã Trung Màu, xã Phúc Lợi đổi tên là xã Hội Xá, xã Trung Thành đổi tên là xã Cổ Bi, xã Quyết Tiến đổi tên là xã Đặng Xá, xã Quyết Chiến đổi tên là xã Phú Thị, xã Quyết Thắng đổi tên là xã Kim Sơn, xã Toàn Thắng đổi tên là xã Lệ Chi, xã Quang Trung I đổi tên là xã Trâu Quỳ, xã Đức Thắng đổi tên là xã Dương Xá, xã Chiến Thắng đổi tên là xã Dương Quang, xã Thừa Thiên đổi tên là xã Đông Dư, xã Đại Hưng đổi tên là xã Đa Tốn, xã Tân Hưng đổi tên là xã Kiêu Kỵ, xã Quang Minh đổi tên là xã Bát Tràng.
  • Huyện Thanh Trì: xã Đoàn Kết đổi tên thành xã Thịnh Liệt.
  • Huyện Từ Liêm: xã Hòa Bình đổi tên thành xã Mỹ Đình, xã Cương Kiên đổi tên thành xã Trung Văn.

Năm 1968, xã Đại Hưng thuộc huyện Thanh Trì đổi tên là xã Vĩnh Quỳnh. Ngày 9 tháng 8 năm 1973, cắt 2 thôn Giáp Bát, Giáp Lục của xã Thịnh Liệt, thôn Tương Mai và một phần đất thôn Mai Động (sáp nhập vào tiểu khu Minh Khai) thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì về khu phố Hai Bà Trưng; cắt xã Yên Lãng thuộc huyện Từ Liêm đưa về trực thuộc khu phố Đống Đa. Huyện Từ Liêm có 26 xã. Ngày 31 tháng 8 năm 1974, chia các khu phố thuộc thành phố Hà Nội ra nhiều khu vực nhỏ gọi là tiểu khu. Ở mỗi tiểu khu thành lập một cơ quan đại diện ủy ban hành chính khu phố, gọi là Ban đại diện tiểu khu. Nội thành gồm khu phố Hoàn Kiếm có 46 tiểu khu, khu phố Ba Đình có 34 tiểu khu, khu phố Đống Đa có 48 tiểu khu, khu phố Hai Bà Trưng có 51 tiểu khu. Ngoại thành gồm 4 huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, với 102 xã và 3 thị trấn.

Hà Nội – Thủ đô Việt Nam thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1976, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến nay. Ngày 20 tháng 4 năm 1978, hợp nhất 2 xã Phú Diễn và Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm thành một xã lấy tên là xã Phú Minh.[9] Huyện Từ Liêm có 25 xã. Tháng 12 năm 1978, sắp xếp lại các tiểu khu:

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đứcthị xã Sơn Tây, 2 xã: Phụng Châu, Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, 7 xã: Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành thuộc huyện Quốc Oai; 4 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai thuộc huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Oai của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh PhúMê Linh (thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tráng Việt, Hoàng Kim, Văn Khê, Vạn Yên, Quang Minh, Kim Hoa), Sóc Sơn.[10] Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ năm 1977 tới năm 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội.[11] Trong đó, sáp nhập 2 xã Phụng Châu, Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, 4 xã Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thanh thuộc huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức; sáp nhập 3 xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp thuộc huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ; sáp nhập 4 xã Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai thuộc huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Oai vào huyện Thanh Trì; và sáp nhập 4 xã Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa thuộc huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh.

Năm 1980, Hà Nội có 4 khu phố: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, 1 thị xã Sơn Tây và 11 huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Từ Liêm.

Ngày 3 tháng 1 năm 1981, thay cách gọi "khu phố" bằng "quận", "tiểu khu" bằng "phường". Hà Nội có 4 quận là Ba Đình (15 phường), Đống Đa (24 phường), Hai Bà Trưng (22 phường) và Hoàn Kiếm (18 phường). Ngày 2 tháng 6 năm 1982, mở rộng thị xã Sơn Tây trên cơ sở tách 7 xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông thuộc huyện Ba Vì; tách 2 xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Ba Vì để sáp nhập vào huyện Phúc Thọ. Sau khi chia tách, thị xã Sơn Tây có 3 phường và 9 xã, huyện Phúc Thọ có 22 xã, còn huyện Ba Vì có 32 xã.[12]

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập 2 phường Kim GiangThanh Xuân Bắc thuộc quận Đống Đa, thành lập phường Mai Động, tách xóm Mã Cả của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về phường Tương Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, thành lập 2 thị trấn Sài ĐồngĐức Giang thuộc huyện Gia Lâm, thành lập thị trấn Đông Anh thuộc huyện Đông Anh, và thành lập 3 thị trấn Nghĩa Đô, Cầu GiấyCầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm.[13] Quận Hai Bà Trưng có 23 phường, quận Đống Đa có 26 phường, huyện Đông Anh có 1 thị trấn và 23 xã, huyện Gia Lâm có 4 thị trấn và 31 xã, huyện Từ Liêm có 3 thị trấn và 24 xã. Ngày 14 tháng 3 năm 1984, mở rộng thị trấn Văn Điển của huyện Thanh Trì, thêm một phần đất của 3 xã: Tứ Hiệp, Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh, đồng thời chia phường Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng thành 2 phường là Giáp Bát, Tân Mai và thành lập 2 phường Sơn LộcXuân Khanh thuộc thị xã Sơn Tây.[14] Sau khi chia cắt và mở rộng, quận Hai Bà Trưng có 24 phường, thị xã Sơn Tây có 5 phường và 9 xã.

Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai thuộc huyện Ba Vì và thành lập thị trấn Sóc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn.[15] Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch, tái lập 2 xã Phú Diễn và Minh Khai trên cơ sở tách xã Phú Minh thuộc huyện Từ Liêm. Huyện Từ Liêm có 4 thị trấn và 24 xã. Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì cho quận Hai Bà Trưng quản lý để thành lập phường Hoàng Văn Thụ. Quận Hai Bà Trưng có 25 phường; huyện Thanh Trì có 1 thị trấn và 25 xã.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phú. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².[16]

Ngày 17 tháng 4 năm 1992, thành lập thị trấn Nghĩa Tân thuộc huyện Từ Liêm. Huyện Từ Liêm có 5 thị trấn và 24 xã. Ngày 28 tháng 10 năm 1995, thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm; thành lập các phường có tên tương ứng.[17] Quận Tây Hồ có 8 phường; quận Ba Đình còn lại 12 phường; huyện Từ Liêm còn lại 5 thị trấn và 19 xã.

Ngày 29 tháng 11 năm 1996, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở tách 5 phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (thành lập phường Khương Trung), 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng (thành lập phường Khương Mai) thuộc quận Đống Đa; toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm (thành lập phường Nhân Chính) và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì; chia phường Thanh Xuân Bắc thành 2 phường: Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam; chia xã Khương Đình thành 2 phường: Khương Đình và Hạ Đình. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở tách 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm; thành lập các phường có tên tương ứng, đổi tên thị trấn Cầu Giấy thành phường Quan Hoa.[18] Quận Thanh Xuân có 11 phường; quận Cầu Giấy có 7 phường; quận Đống Đa còn lại 21 phường; huyện Thanh Trì còn lại 1 thị trấn và 24 xã; huyện Từ Liêm còn lại 1 thị trấn và 15 xã. Đổi tên phường Cầu Giấy thuộc quận Ba Đình thành phường Ngọc Khánh; đổi tên phường Nguyễn Trãi thuộc quận Đống Đa thành phường Ngã Tư Sở; đổi tên phường Thanh Xuân thuộc quận Thanh Xuân thành phường Thanh Xuân Trung.

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập quận Long Biên trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm; chia xã Gia Thụy thành 2 phường: Gia Thụy và Phúc Đồng. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở tách 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng.[19] Quận Long Biên và quận Hoàng Mai cùng có 14 phường; huyện Gia Lâm còn lại 1 thị trấn và 21 xã; huyện Thanh Trì còn lại 1 thị trấn và 15 xã; quận Hai Bà Trưng còn lại 20 phường. Đổi tên xã Vĩnh Tuy thuộc quận Hoàng Mai thành phường Vĩnh Hưng; đổi tên xã Hội Xá và thị trấn Gia Lâm thuộc quận Long Biên thành 2 phường lần lượt là Phúc LợiNgọc Lâm.

  • Thành lập quận Long Biên và các phường thuộc quận Long Biên: thành lập phường Gia Thụy và phường Phúc Đồng trên cơ sở toàn bộ xã Gia Thụy và một phần thị trấn Gia Lâm; thành lập phường Ngọc Lâm và phường Bồ Đề trên cơ sở toàn bộ xã Bồ Đề và phần còn lại thị trấn Gia Lâm; hành lập phường Phúc Lợi trên cơ sở toàn bộ xã Hội Xá; hành lập phường Thượng Thanh trên cơ sở toàn bộ xã Thượng Thanh; thành lập phường Giang Biên trên cơ sở toàn bộ xã Giang Biên; thành lập phường Ngọc Thụy trên cơ sở toàn bộ xã Ngọc Thụy; thành lập phường Việt Hưng trên cơ sở toàn bộ xã Việt Hưng; thành lập phường Long Biên trên cơ sở toàn bộ xã Long Biên; thành lập phường Thạch Bàn trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Bàn; thành lập phường Cự Khối trên cơ sở toàn bộ xã Cự Khối; thành lập phường Đức Giang trên cơ sở toàn bộ thị trấn Đức Giang; thành lập phường Sài Đồng trên cơ sở toàn bộ thị trấn Sài Đồng.
  • Thành lập quận Hoàng Mai và các phường thuộc quận Hoàng Mai: thành lập phường Hoàng Liệt trên cơ sở toàn bộ xã Hoàng Liệt và một phần xã Tứ Hiệp; thành lập phường Yên Sở trên cơ sở toàn bộ xã Yên Sở và một phần xã Tứ Hiệp; thành lập phường Vĩnh Hưng trên cơ sở toàn bộ xã Vĩnh Tuy; thành lập phường Định Công trên cơ sở toàn bộ xã Định Công; thành lập phường Đại Kim trên cơ sở toàn bộ xã Đại Kim; thành lập phường Thịnh Liệt trên cơ sở toàn bộ xã Thịnh Liệt; thành lập phường Thanh Trì trên cơ sở xã Thanh Trì; thành lập phường Lĩnh Nam trên cơ sở toàn bộ xã Lĩnh Nam; thành lập phường Trần Phú trên cơ sở toàn bộ xã Trần Phú.

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, điều chỉnh địa giới các phường Cống Vị, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, thành lập 2 phường Liễu GiaiVĩnh Phúc thuộc quận Ba Đình; điều chỉnh địa giới các phường Dịch Vọng, Quan Hoa, thành lập phường Dịch Vọng Hậu thuộc quận Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ thuộc huyện Gia Lâm trên cơ sở toàn bộ xã Trâu Quỳ. Quận Ba Đình có 14 phường; quận Cầu Giấy có 8 phường; huyện Gia Lâm có 2 thị trấn và 20 xã.[20]

Tỉnh Hà Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hà Tây được thành lập vào ngày 21 tháng 4 năm 1965 theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn TâyHà Đông[21]. Tỉnh Sơn Tây được vua Minh Mạng cho thành lập vào năm 1831, cùng thời điểm thành lập tỉnh Hà Nội; còn tỉnh Hà Đông được thành lập vào năm 1904 trên cơ sở đổi tên từ tỉnh Cầu Đơ, vốn là phần đất đai còn lại của tỉnh Hà Nội sau khi thành phố Hà Nội trở thành nhượng địa của thực dân Pháp. Khi hợp nhất, tỉnh Hà Tây gồm 2 thị xã: Hà Đông (tỉnh lỵ), Sơn Tây và 14 huyện: Bất Bạt, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quảng Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Tùng Thiện, Ứng Hòa.

Ngày 26 tháng 7 năm 1968, hợp nhất ba huyện Bất Bạt, Quảng Oai và Tùng Thiện thành một huyện lấy tên là huyện Ba Vì[22]. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, sáp nhập xã Kiến Hưng thuộc huyện Thanh Oai và xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông[23]. Ngày 16 tháng 10 năm 1972, sáp nhập xã Trung Hưng và thôn Yên Thịnh II thuộc xã Đường Lâm, huyện Ba Vì vào thị xã Sơn Tây.[24]

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Hà Tây hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình theo nghị quyết của Quốc hội[25]. Tuy nhiên đến ngày 29 tháng 12 năm 1978, thị xã Sơn Tây, 5 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức và một số địa phương của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Ngày 27 tháng 3 năm 1984, thành lập thị trấn Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Thủy Xuân Tiên. Ngày 6 tháng 9 năm 1986, thành lập thị trấn Phú Xuyên, thị trấn huyện lỵ huyện Phú Xuyên trên cơ sở giải thể xã Liên Hòa và thành lập thị trấn Phú Minh thuộc huyện Phú Xuyên trên cơ sở tách thôn Nhố Tống và xóm trại của thôn Văn Minh thuộc xã Văn Nhân[26]. Ngày 19 tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Tế Tiêu, thị trấn huyện lỵ huyện Mỹ Đức trên cơ sở tách thôn Tế Tiêu của xã Đại Nghĩa; hành lập thị trấn Thường Tín, thị trấn huyện lỵ huyện Thường Tín trên cơ sở tách phố Ga của xã Văn Bình; thôn Trần Phú của xã Văn Phú; phố Vồi, chợ Vồi của xã Hà Hồi[27]. Ngày 23 tháng 12 năm 1988, thành lập thị trấn Quốc Oai, thị trấn huyện lỵ huyện Quốc Oai trên cơ sở giải thể xã Hoàng Ngô. Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Chúc Sơn, thị trấn huyện lỵ huyện Chương Mỹ trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của hai xã Ngọc Sơn, Ngọc Hòa.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập từ một phần tỉnh Hà Sơn Bình và một phần thành phố Hà Nội[28]. Sau khi tái lập, tỉnh Hà Tây có 2.169 km² diện tích tự nhiên và 2.086.926 người với 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị xã: Hà Đông (tỉnh lỵ), Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 52-CP[29]. Theo đó, chuyển hai xã Phụng Châu và Tiên Phương thuộc huyện Hoài Đức về huyện Chương Mỹ quản lý; chuyển các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa thuộc huyện Hoài Đức về huyện Quốc Oai quản lý; thành lập phường Văn Mỗ thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở các thôn Văn Quán, Mỗ Lao của xã Văn Yên và phố Trần Phú của phường Yết Kiêu; thành lập phường Phúc La thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở thôn Xa La, thôn Yên Phúc của xã Văn Yên và các phố Nguyễn Chánh, Tô Hiến Thành, Nguyễn Công Trứ của phường Yết Kiêu; thành lập thị trấn Liên Quan, thị trấn huyện lỵ huyện Thạch Thất trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Liên Quan; thành lập thị trấn Trạm Trôi, thị trấn huyện lỵ huyện Hoài Đức trên cơ sở thôn Giang Xá của xã Đức Giang. Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 107-CP về việc thành lập xã Thạch Hòa thuộc huyện Thạch Thất; thị trấn Phúc Thọ, thị trấn huyện lỵ huyện Phúc Thọ; sáp nhập thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thuộc huyện Ba Vì thành thị trấn Tây Đằng.

Ngày 9 tháng 11 năm 2000, thành lập phường Phú Thịnh thuộc thị xã Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thôn: Phú Nhi, Phú Mai, Hồng Hậu và Yên Thịnh thuộc xã Viên Sơn; sáp nhập thôn Thuần Nghệ thuộc xã Viên Sơn, thị xã Sơn Tây vào phường Quang Trung[30]. Ngày 8 tháng 4 năm 2002, mở rộng thị trấn Phùng thuộc huyện Đan Phượng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích, dân số của hai xã Đan Phượng và Song Phượng.[31]

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2003/NĐ-CP[32]. Theo đó, chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và hai xã Phú Lãm, Phú Lương thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý; thành lập hai phường Vạn Phúc và Hà Cầu thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của hai xã có tên tương ứng; mở rộng thị trấn Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Phương; thôn Hoàng Xá và một phần các thôn Lương Xá, Đình Tràng thuộc xã Liên Bạt; một phần xã Phương Tú; một phần thôn Thái Bình thuộc xã Vạn Thái. Ngày 8 tháng 1 năm 2004, sáp nhập thị trấn Tế Tiêu và xã Đại Nghĩa để thành lập thị trấn Đại Nghĩa thuộc Mỹ Đức[33]. Ngày 2 tháng 3 năm 2005, mở rộng thị trấn Chúc Sơn thuộc huyện Chương Mỹ trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Ngọc Sơn; một phần diện tích và dân số của hai xã Phụng Châu, Tiên Phương vào thị trấn Chúc Sơn[34]. Ngày 4 tháng 1 năm 2006, chuyển thôn Phượng Bãi thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ vào xã Biên Giang thuộc huyện Thanh Oai; huyển hai xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức về thị xã Hà Đông quản lý.[35]

Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2006/NĐ-CP[36] về việc thành lập thành phố Hà Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Đông. Ngày 2 tháng 8 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2007/NĐ-CP[37] về việc thành lập thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sơn Tây.

Ngày 1 tháng 3 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2008/NĐ-CP[38]. Theo đó, chia phường Văn Mỗ thuộc thành phố Hà Đông thành hai phường Văn Quán và Mộ Lao; thành lập phường La Khê thuộc thành phố Hà Đông trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Văn Khê, phường Quang Trung và xã Yên Nghĩa; thành lập phường Phú La thuộc thành phố Hà Đông trên cơ sở phần diện tích và dân số còn lại của xã Văn Khê, phường Quang Trung, phường Hà Cầu, xã Phú Lương, xã Phú Lãm, xã Kiến Hưng, xã Yên Nghĩa; thành lập ba phường Trung Hưng, Viên Sơn và Trung Sơn Trầm thuộc thành phố Sơn Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của ba xã có tên tương ứng.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 14/2008/QH12 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008)[39]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Đức thuộc huyện Ba Vì về thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Hà Tây còn lại 219.341,11 ha diện tích tự nhiên và 2.568.007 người, gồm 2 thành phố và 12 huyện; 327 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 phường, 14 thị trấn và 294 xã.

Hà Nội mở rộng địa giới hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vực trung tâm thành phố Hà Nội

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới.[40] Ngày 8 tháng 5 năm 2009, chuyển xã Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình về huyện Quốc Oai quản lý; chuyển 3 xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình về huyện Thạch Thất quản lý; quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây cũng được chuyển thành thị xã Sơn Tây. Các phường của quận Hà Đông cũng được thành lập trên cơ sở toàn bộ các xã có tên tương ứng, bao gồm phường Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú LươngYên Nghĩa. Quận Hà Đông có 17 phường, thị xã Sơn Tây có 9 phường và 6 xã, huyện Quốc Oai có 1 thị trấn và 20 xã, huyện Thạch Thất có 1 thị trấn và 22 xã.[41]

Ngày 27 tháng 12 năm 2013, chia huyện Từ Liêm thành 2 quận là Bắc Từ LiêmNam Từ Liêm. Quận Bắc Từ Liêm có 13 phường, còn quận Nam Từ Liêm có 10 phường trực thuộc.[42]

  • Thành lập quận Bắc Từ Liêm và các phường thuộc quận Bắc Từ Liêm: thành lập phường Thượng Cát trên cơ sở toàn bộ xã Thượng Cát; thành lập phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ xã Liên Mạc; thành lập phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ xã Thụy Phương; thành lập phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ xã Minh Khai; thành lập phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ xã Tây Tựu và một phần xã Xuân Phương; thành lập phường Đông Ngạc và phường Đức Thắng trên cơ sở toàn bộ xã Đông Ngạc; thành lập phường Xuân Đỉnh và phường Xuân Tảo trên cơ sở toàn bộ xã Xuân Đỉnh; thành lập phường Cổ Nhuế 1 và phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở toàn bộ xã Cổ Nhuế và một phần thị trấn Cầu Diễn; thành lập phường Phú Diễn và phường Phúc Diễn trên cơ sở toàn bộ xã Phú Diễn và một phần thị trấn Cầu Diễn.
  • Thành lập quận Nam Từ Liêm và các phường thuộc quận Nam Từ Liêm: thành lập phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ xã Trung Văn; thành lập phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ xã Đại Mỗ; thành lập phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ xã Tây Mỗ; thành lập phường Mễ Trì và phường Phú Đô trên cơ sở toàn bộ xã Mễ Trì; thành lập phường Mỹ Đình 1 và phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở một phần xã Mỹ Đình; thành lập phường Cầu Diễn trên cơ sở phần còn lại thị trấn Cầu Diễn và xã Mỹ Đình; thành lập phường Phương Canh và phường Xuân Phương trên cơ sở toàn bộ xã Xuân Phương.

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Hà Nội thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019–2021, trong đó, quận Hai Bà Trưng thực hiện hợp nhất phường Bùi Thị Xuân, phường Nguyễn Du và một phần phường Ngô Thì Nhậm thành phường Nguyễn Du, hợp nhất phường Phạm Đình Hổ và phần còn lại của phường Ngô Thì Nhậm thành phường Phạm Đình Hổ; huyện Phú Xuyên thực hiện hợp nhất xã Thụy Phú và xã Văn Nhân thành xã Nam Tiến; huyện Phúc Thọ thực hiện hợp nhất xã Sen Chiểu và xã Phương Độ thành xã Sen Phương, hợp nhất xã Xuân Phú và xã Cẩm Đình thành xã Xuân Đình. Quận Hai Bà Trưng có 18 phường, huyện Phú Xuyên có 2 thị trấn và 25 xã, huyện Phúc Thọ có 1 thị trấn và 20 xã.[43] Ngày 27 tháng 4 năm 2021, một phần nhỏ địa giới hành chính của các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy được điều chỉnh.[44]

Các đơn vị hành chính trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Nội là thủ đô và là thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Tính tới năm 2017, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã, và 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn. Toàn thành phố có diện tích 3.358,59 km², là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, với dân số được thống kê tới tháng 4 năm 2019 là 8.053.663 người (là thành phố đông dân thứ 2 Việt Nam) với mật độ trung bình là 2.398 người/km² (cao thứ 2 ở Việt Nam), mật độ dân cư phân bố không đồng đều tại các đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó cao nhất là quận Đống Đa đạt 36.286 người/km² và thấp nhất là huyện Ba Vì đạt 579 người/km².

Đơn vị hành chính cấp huyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội
Mã hành chính Tên Đơn vị trực thuộc Diện tích

(km²) 2019

Dân số

(người) 2019

Mật độ dân số

(người/km²) 2019

12 quận
1 Quận Ba Đình 14 phường 9,21 221.893 24.093
2 Quận Hoàn Kiếm 18 phường 5,29 135.618 25.637
3 Quận Tây Hồ 8 phường 24,39 160.495 6.580
4 Quận Long Biên 14 phường 60,38 322.549 5.392
5 Quận Cầu Giấy 8 phường 12,32 292.536 23.745
6 Quận Đống Đa 21 phường 9,95 371.606 37.347
7 Quận Hai Bà Trưng 18 phường 10,26 303.586 29.589
8 Quận Hoàng Mai 14 phường 40,32 506.347 12.558
9 Quận Thanh Xuân 11 phường 9,09 293.524 32.291
268 Quận Hà Đông 17 phường 49,64 397.854 8.015
21 Quận Bắc Từ Liêm 13 phường 45,32 335.110 7.394
19 Quận Nam Từ Liêm 10 phường 32,19 264.246 8.209
Tổng các Quận 166 phường 307,80 3.605.364 11.713
1 thị xã
269 Thị xã Sơn Tây 9 phường và 6 xã 117,43 145.856 1.242
17 huyện
271 Huyện Ba Vì 30 xã và 1 thị trấn 423,00 290.580 687
277 Huyện Chương Mỹ 30 xã và 2 thị trấn 237,38 337.326 1.421
273 Huyện Đan Phượng 15 xã và 1 thị trấn 78,00 174.501 2.237
17 Huyện Đông Anh 23 xã và 1 thị trấn 185,62 405.749 2.186
18 Huyện Gia Lâm 20 xã và 2 thị trấn 116,71 286.102 2.451
274 Huyện Hoài Đức 19 xã và 1 thị trấn 84,93 262.978 3.096
250 Huyện Mê Linh 16 xã và 2 thị trấn 142,46 240.555 1.689
282 Huyện Mỹ Đức 21 xã và 1 thị trấn 226,25 199.901 884
280 Huyện Phú Xuyên 25 xã và 2 thị trấn 171,10 213.984 1.251
272 Huyện Phúc Thọ 20 xã và 1 thị trấn 118,63 184.024 1.551
275 Huyện Quốc Oai 20 xã và 1 thị trấn 151,13 194.412 1.286
16 Huyện Sóc Sơn 25 xã và 1 thị trấn 304,76 343.432 1.127
276 Huyện Thạch Thất 22 xã và 1 thị trấn 187,44 216.554 1.155
278 Huyện Thanh Oai 20 xã và 1 thị trấn 123,87 211.029 1.704
20 Huyện Thanh Trì 15 xã và 1 thị trấn 63,49 275.745 4.343
279 Huyện Thường Tín 28 xã và 1 thị trấn 130,41 254.702 1.953
281 Huyện Ứng Hòa 28 xã và 1 thị trấn 188,18 210.869 1.121
Tổng các Huyện 377 xã và 21 thị trấn 2.933,36 4.302.443 1.467
Toàn thành phố 175 phường, 383 xã và 21 thị trấn 3.358,59 8.053.663 2.398

Số liệu về dân số trên đây được lấy từ Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Đơn vị hành chính cấp xã

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Thể loại hành chính Tên gọi Thủ phủ Đơn vị hành chính cấp xã
1 Quận Ba Đình 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc
2 Quận Bắc Từ Liêm 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo
3 Quận Cầu Giấy 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa
4 Quận Đống Đa 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu
5 Quận Hà Đông 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu
6 Quận Hai Bà Trưng 18 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy
7 Quận Hoàn Kiếm 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền
8 Quận Hoàng Mai 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở
9 Quận Long Biên 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng
10 Quận Nam Từ Liêm 10 phường: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Phương Canh, Tây Mỗ, Trung Văn, Xuân Phương
11 Quận Tây Hồ 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Yên Phụ
12 Quận Thanh Xuân 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình
13 Thị xã Sơn Tây 9 phường: Lê Lợi, Ngô Quyền, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm, Viên Sơn, Xuân Khanh.

6 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Xuân Sơn.

14 Huyện Ba Vì Tây Đằng 1 Thị trấn: Tây Đằng

30 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài

15 Huyện Chương Mỹ Chúc Sơn 2 Thị trấn: Chúc Sơn & Xuân Mai

30 xã: Đại Yên, Đồng Lạc, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Thanh Bình, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Thượng Vực, Tiên Phương, Tốt Động, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ

16 Huyện Đan Phượng Phùng 1 Thị trấn: Phùng

15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.

17 Huyện Đông Anh Đông Anh 1 Thị trấn: Đông Anh

23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn

18 Huyện Gia Lâm Trâu Quỳ 2 Thị trấn: Trâu Quỳ & Yên Viên

20 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên

19 Huyện Hoài Đức Trạm Trôi 1 Thị trấn: Trạm Trôi

19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương,Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở

20 Huyện Mê Linh Mê Linh 2 Thị trấn: Chi Đông & Quang Minh

16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lị), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên

21 Huyện Mỹ Đức Đại Nghĩa 1 Thị trấn: Đại Nghĩa

21 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá

22 Huyện Phú Xuyên Phú Xuyên 2 Thị trấn: Phú Xuyên & Phú Minh

25 xã: Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái, Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Tiến, Nam Triều, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Tri Thủy, Tri Trung, Văn Hoàng, Vân Từ

23 Huyện Phúc Thọ Phúc Thọ 1 Thị trấn: Phúc Thọ

20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.

24 Huyện Quốc Oai Quốc Oai 1 Thị trấn: Quốc Oai

20 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Xuân, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn

25 Huyện Sóc Sơn Sóc Sơn 1 Thị trấn: Sóc Sơn

25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.

26 Huyện Thạch Thất Liên Quan 1 Thị trấn: Liên Quan

22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung

27 Huyện Thanh Oai Kim Bài 1 Thị trấn: Kim Bài

20 xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương

28 Huyện Thanh Trì Văn Điển 1 Thị trấn: Văn Điển

15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ

29 Huyện Thường Tín Thường Tín 1 Thị trấn: Thường Tín

28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo, Văn Tự

30 Huyện Ứng Hòa Vân Đình 1 Thị trấn: Vân Đình

28 : Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tân, Đồng Tiến, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hoa Sơn, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Khánh Ngọc (ngày 27 tháng 5 năm 2015). “Địa giới hành chính Hà Nội trong những năm đầu bị Pháp tạm chiếm (1946 – 1948)”. Trang thông tin điện tử nhà xuất bản Hà Nội. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ Võ Văn Tuyển (chủ biên) (2009). Giáo trình Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam. Hà Nội: Khoa học và kỹ thuật. tr. 360.
  3. ^ Võ Văn Tuyển (chủ biên) (2009). Giáo trình Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam. Hà Nội: Khoa học và kỹ thuật. tr. 360-361.
  4. ^ a b c d e f “Chính quyền Hà Nội những năm đầu kháng chiến”. Báo điện tử Vietnamplus. ngày 6 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Nghị Quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội năm 1961
  6. ^ “Quyết định 78-CP chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội” (Thông cáo báo chí). Hội đồng Chính phủ. 31/5/1961. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  7. ^ Quyết định 73-NV năm 1964 về việc chia lại và điều chỉnh một số xã ở ngoại thành Hà Nội
  8. ^ Quyết định 23-NV năm 1965 về việc sáp nhập phố Thanh Am của xã Thượng Thanh vào thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm
  9. ^ Quyết định 70-BT năm 1978 về việc hợp nhất 2 xã Phú Diễn và Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm thành một xã lấy tên là xã Phú Minh
  10. ^ Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội năm 1978
  11. ^ Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội
  12. ^ Quyết định 101-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội
  13. ^ Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội
  14. ^ Quyết định số 42-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số phường thuộc thành phố Hà Nội
  15. ^ Quyết định số 45-HĐBT về việc thành lập trị trấn của các huyện Ba Vì, Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội
  16. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới thành phố Hà Nội năm 1991
  17. ^ Nghị định 69-CP năm 1995 về việc thành lập quận Tây Hồ
  18. ^ Nghị định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy
  19. ^ Nghị định 132/2003/NĐ-CP năm 2003 về việc thành lập quận Long Biên và quận Hoàng Mai
  20. ^ Nghị định 02/2005/NĐ-CP năm 2005 về việc thành lập một số phường, xã thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy và huyện Gia Lâm
  21. ^ “Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành”.
  22. ^ “Quyết định 120-CP năm 1968 về việc hợp nhất các huyện Quảng Oai, Bất Bạt và Tùng Thiện thuộc tỉnh Hà Tây thành một huyện lấy tên là huyện Ba Vì”.
  23. ^ “Quyết định 178-CP năm 1969 về việc mở rộng địa giới thị xã Hà Đông và hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hà Tây”.
  24. ^ “Quyết định 50-BT năm 1972 về việc sáp nhập xã Trung Hưng và thôn Yên Thịnh II thuộc xã Đường Lâm, huyện Ba Vì vào thị xã Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây do Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ban hành”.
  25. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  26. ^ “Quyết định 103-HĐBT năm 1986 về việc thành lập một số thị trấn của các huyện Lương Sơn, Phú Xuyên thuộc tỉnh Hà Sơn Bình”.
  27. ^ “Quyết định số 49-HĐBT năm 1988 về việc thành lập một số thị trấn của các huyện Mỹ Đức, Tân Lạc và Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình”.
  28. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  29. ^ “Nghị định 52-CP năm 1994 về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thanh Oai, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây”.
  30. ^ “Nghị định số 66/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Viên Sơn để thành lập phường Phú Thịnh và mở rộng phường Quang Trung thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây”.
  31. ^ “Nghị định số 38/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây”.
  32. ^ “Nghị định số 107/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông, thành lập phường thuộc thị xã Hà Đông và mở rộng thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây”.
  33. ^ “Nghị định số 12/2004/NĐ-CP về việc sáp nhập thị trấn Tế Tiêu và xã Đại Nghĩa để thành lập thị trấn Đại Nghĩa thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây”.
  34. ^ “Nghị định 23/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây”.
  35. ^ “Nghị định 01/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây”.
  36. ^ “Nghị định số 155/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây”.
  37. ^ “Nghị định số 130/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây”.
  38. ^ “Nghị định số 23/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, để thành lập phường thuộc thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây”.
  39. ^ “Nghị quyết 14/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai”.
  40. ^ Quốc hội (29 tháng 5 năm 2008). “Nghị quyết 15/2008/QH12 điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”. Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  41. ^ Chính phủ (8 tháng 5 năm 2009). “Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành Hà Nội”. Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  42. ^ Chính phủ (27 tháng 12 năm 2013). “Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  43. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (11 tháng 2 năm 2020). “Nghị quyết số 895/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  44. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (27 tháng 4 năm 2021). “Nghị quyết số 1263/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm thuộc thành phố Hà Nội”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này
Lịch sử World Item & câu chuyện xoay quanh nó
Lịch sử World Item & câu chuyện xoay quanh nó
Trong truyền thuyết trò chơi YGGDRASIL, Cây Thế giới từng được bao phủ bởi vô số chiếc lá, nhưng một ngày nọ, một con quái vật khổng lồ xuất hiện và ăn tươi nuốt sống những chiếc lá này
Raiders of the Jade Empire 2018 Vietsub
Raiders of the Jade Empire 2018 Vietsub
Raiders of Jade Empire China, như chúng ta biết ngày nay, sẽ không tồn tại nếu không có nhà Hán
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
White Room (ホワイトルーム, Howaito Rūmu, Việt hoá: "Căn phòng Trắng") là một cơ sở đào tạo và là nơi nuôi nấng Kiyotaka Ayanokōji khi cậu còn nhỏ