Quốc hội Chile Congreso Nacional de Chile | |
---|---|
Dạng | |
Mô hình | |
Các viện | Thượng viện Hạ viện |
Lãnh đạo | |
Chủ tịch Thượng viện | |
Aldo Cornejo, Đảng Dân chủ Thiên chúa | |
Cơ cấu | |
Chính đảng | Đa số mới
Thành phần khác:
|
Chính đảng | Chính phủ (Đa số mới) DC (21) PS (16) PPD(15) Cộng sản (6) Xã hội Dân chủ Tiến bộ (6) Công dân Cánh tả (1) Không đảng phái trong Đa số mới (2) Đối lập (Chile Tiến lên) Liên minh Dân chủ Độc lập (28) Phục hồi Quốc gia (14) Chính trị Phát triển (1) Không đảng phái trong Chile Tiến lê (4) Trung lập/Khác Không đảng phái (3) Mở rộng (2) Tự do (1) |
Bầu cử | |
Hệ thống đầu phiếu | Hệ thống bầu cử 2 vòng |
Trụ sở | |
Valparaíso, Chile | |
Trang web | |
Cámara de Diputados (tiếng Tây Ban Nha) Senado (tiếng Tây Ban Nha) |
Quốc hội Chile (tiếng Tây Ban Nha: Congreso Nacional de Chile) là cơ quan lập pháp của Chile. Quốc hội Chile có trụ sở tại Valparaíso.
Quốc hội Chile được thành lập ngày 4/7/1811. Quốc hội theo hệ thống lưỡng viện lập pháp bao gồm các Viện đại biểu (Hạ viện), 120 đại biểu và của Thượng viện, 38 thượng nghị sĩ.
Quốc hội hiện tại là khóa LIV bắt đầu từ ngày 11/3/2014 dự kiến kết thúc 11/3/2018.
Quốc hội đầu tiên của Chile được thành lập ngày 4/7/1811 trong thời kỳ Patria Vieja. Quốc hội thay thế Hội nghị Chính quyền Vương quốc Chile được thành lập ngày 18/9/10/1810.
Sau phiên khai mạc đầu tiên, quyền Chủ tịch Hội nghị Chính quyền Juan Martínez de Rozas được công bố là Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội bị giải tán ngày 2/12/1811. Theo quy định của Hiến pháp lâm thời 1812, Thượng viện đầu tiên được thành lập.
4 thành viên ký tên thành lập. Sau khi bắt đầu Chiến tranh giành độc lập Chile, Hiến pháp Chính quyền lâm thời 1814 được ban bố, Quốc hội được đổi thành Thượng viện Truy vấn.
Thượng viện Truy vấn tồn tại đến ngày 2/10/1814 sau trận đánh Rancagua. Từ 1814-1818, không có cơ quan lập pháp tồn tại.
Trong năm 1818, Chính quyền Bernardo O'Higgins thành lập lại cơ quan lập pháp với Thượng viện Bảo thủ được thành lập với nhiệm kỳ do Tổng tài Tối cao quyết định.
Trong năm 1822, với cuộc khủng hoảng chính trị đã tạo ra cơ chế lưỡng viện gồm Thượng viện và Hạ viện. Nhưng thực tế không được thành lập cho tới năm 1823 khi Tòa Đại diện buộc Bernardo O'Higgins từ chức.
Trong năm 1823, Bernardo bị buộc từ chức, quyền lập pháp được trao cho Hội đồng Toàn quyền, sau đó Hội đồng Lập hiến ban bố Hiến pháp 1823 quy định Thượng viện Bảo thủ gồm 9 nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm và không quy định nhiệm kỳ.
Trong năm 1824, Đại hội Toàn quốc được thành lập là cơ quan đơn viện gồm các đại biểu.
Trong năm 1826, Đại hội Toàn quốc thúc đẩy José Miguel Infante cải cách Hiến pháp thành thể chế liên bang.
Trong năm 1828, Hiến pháp được tu chính, cơ chế lưỡng viện được thành lập gồm Thượng viện và Hạ viện.
Đại hội Toàn quốc tiếp tục làm việc trong thời kỳ Cộng hòa Bảo thủ và Cộng hòa Tự do (1828-1925). Hạ viện bao gồm 120 đại biểu và Thượng viện gồm 20 nghị sĩ. Đại hội Toàn quốc tổ chức phiên họp ngày 1/6 và 18/9 hàng năm, trong thời gian không họp Ủy ban Bảo thủ sẽ quản lý.
Đại biểu có nhiệm kỳ 9 năm và cứ 3 năm lại tiếp tục bầu lại 1/3 theo cơ chế bỏ phiếu trực tiếp và tuyệt mật. Đại biểu Hạ viện được bầu dựa theo dân số từ 10.000~20.000 công dân và nghị sĩ Thượng viện được bầu theo cấp hành chính.
Sau các lần tu chính Hiến pháp, Đại hội Toàn quốc có quyền lực được mở rộng.
Trong năm 1890, nhiều lần Đại hội xung đột với Tổng thống Balmaceda về cách điều hành và ngân sách. Ngày 1/1/1891, Tổng thống Balmaceda đơn phương tuyên bố thông qua ngân sách mà không được Đại hội phê chuẩn. Đại hội phản đối, dẫn tới cuộc Nội chiến 1891 tại Chile. Cuộc nội chiến bắt đầu ngày 7/1 và kết thúc ngày 31/8/1891 với sự thắng thế của phe Đại hội. Sau cuộc nội chiến Cộng hòa Nghị viện được thành lập kéo dài đến 1924-1925.
Quốc hội trong thời kỳ Hiến pháp 1828 có nhiệm kỳ 2 năm (I và II), trong thời kỳ Hiến pháp 1833 có nhiệm kỳ 3 năm (III-XXXIV) và tới Hiến pháp 1925 có nhiệm kỳ 4 năm (XXXV-XLVII). Hiến pháp 1980 quy định nhiệm kỳ 4 năm mở rộng (XLVIII-LII).
|
|