Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Chiến tranh Việt Nam. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
||
Lưu trữ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 | |||
Lượt xem trang hàng ngày của Chiến tranh Việt Nam | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Trang này không phải là một diễn đàn để thảo luận chung về Chiến tranh Việt Nam. Mọi thảo luận như vậy có thể bị xóa hoặc tái cấu trúc mà không cần có cảnh báo trước. Vui lòng giới hạn thảo luận trong khuôn khổ chỉ để cải thiện bài này thôi. Bạn có thể muốn đặt các câu hỏi thực tế về Không phải diễn đàn tại Bàn tham khảo, thảo luận về quy định liên quan tại Trang thảo luận chung hoặc yêu cầu trợ giúp tại Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia. |
Các cuộc thảo luận trên trang này thường dẫn đến những lập luận trước đó đang được trình bày lại. Vui lòng đọc những bình luận gần đây và nhìn vào Lưu trang trước khi bình luận. |
Chủ đề của bài viết này là một chủ đề gây tranh cãi và nội dung bài viết có thể bị tranh chấp dẫn đến nhiều tranh cãi, tranh luận. Khi cập nhật bài viết, bạn nên đọc kỹ trang thảo luận này trước khi sửa đổi nội dung, bạn nên mạnh dạn sửa đổi, nhưng không nên liều lĩnh. Nội dung phải được viết dưới quan điểm trung lập, bao gồm các trích dẫn khi thêm nội dung và cân nhắc việc gắn thẻ hoặc xóa thông tin không có nguồn gốc. Khi cố gắng cải thiện bài viết, nhưng đừng coi đó là thuộc về cá nhân nếu những thay đổi của bạn bị đảo ngược. Khi xảy ra vấn đề tranh chấp, đừng lùi sửa bài viết, thay vào đó, hãy vào trang thảo luận để thảo luận giải quyết vấn đề tranh chấp, lưu ý giữ thái độ văn minh, chỉ thảo luận về nội dung của bài, đừng biến thảo luận thành diễn đàn tranh cãi về đề tài này. |
Dự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Bài viết này đã từng là ứng cử viên cho bài viết chọn lọc. Xin mời xem trang đề cử để biết lý do tại sao đề cử không thành công. Mời bạn để hoàn thiện bài viết. Bạn vẫn có thể đề cử lại bài này nếu chất lượng của nó đã được nâng cao. |
Chiến tranh Việt Nam đã từng là ứng cử viên cho bài viết tốt. Xin mời xem trang đề cử để biết lý do tại sao đề cử không thành công. Mời bạn để hoàn thiện bài viết. Bạn vẫn có thể đề cử lại bài này nếu chất lượng của nó đã được nâng cao. |
Chiến tranh Việt Nam là một bài viết thường xuyên có bút chiến. Nếu bạn dự định thêm vào các sửa chữa lớn (không tính việc thêm chú thích và sửa lỗi chính tả), xin hãy đọc các thảo luận đã có và viết vào trang thảo luận nội dung bạn muốn đưa vào, đồng thời thảo luận để có được sự đồng thuận từ cộng đồng trước khi đưa chúng vào bài viết. Vui lòng không sửa đổi trực tiếp vào bài viết |
Kho lưu |
---|
Mỹ dù rút quân nhưng vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Mỹ để lại 250.000 tấn vũ khí, bom đạn và 102 máy bay. Từ 29-1-1973 đến 30-12-1974, Mỹ còn cung cấp thêm 694 máy bay, 580 xe tăng, 520 xe bọc thép, 800 pháo, 204 tàu xuồng chiến, 1.550.000 tấn bom đạn và 2.530.000 tấn xăng dầu. Nhờ lượng vũ khí dồi dào, Việt Nam Cộng hòa cố gắng tăng cường kiểm soát lãnh thổ. Ngày 28-1-1973, Nguyễn Văn Thiệu đưa ra kế hoạch “Tràn ngập lãnh thổ”, sau đó là “Kiện toàn an ninh lãnh thổ”, đẩy mạnh “Bình định đặc biệt”. Quân đội Việt Nam Cộng hòa huy động toàn bộ quân địa phương và 40% quân chủ lực tiến hành càn quét lấn chiếm. Theo thống kê của quân Giải phóng, trong thời gian từ 28-1-1973 đến 31-11-1974, Việt Nam Cộng hòa mở 58.082 cuộc càn quét, ném hơn 17 vạn quả bom, bắn hơn 6 triệu quả đạn pháo, giết và làm bị thương hơn 26.500 dân thường, buộc 1,6 triệu người di dời vào trong 333 khu tập trung dân, trong đó có 163 khu mới lập sau ngày ký Hiệp định Paris.
Đề nghị không dùng nguồn tự xuất bản. Motoro (thảo luận) 09:54, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)
Rotave mới thêm nguồn phim Apocalypse Vietnam của Đức vào làm nguồn. Nội dung chú thích quá chung chung, đề nghị dẫn đường link video làm bằng chứng và chỉ ra đoạn này ở tập nào (phim có 5 tập), phút nào, gõ ra bằng tiếng Đức mấy câu nói trong video đó (nói thật, tôi không tin Rotave hiểu được tiếng Đức, có lẽ anh ta chép từ mấy link kiểu như thế này phanba.wordpress.com/2014/08/12/luu-doan-huynh-nguoi-trung-quoc-hien-dien-nhu-la-mot-loi-de-doa/+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn hay đây phanba.wordpress.com/2014/08/29/barry-zorthian-nam-nam-kho-khan-o-viet-nam-1963-toi-1968/+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn). Nếu Rotave không thực hiện được thì tôi sẽ loại nguồn này khỏi bàiSaruman (thảo luận) 16:47, ngày 24 tháng 9 năm 2014 (UTC)
http://www.youtube.com/watch?v=Nm5I6_-D1rA
Trong nguồn này ông Lưu Đoàn Huynh nói tiếng Việt còn Barry Zorthian nói tiếng Anh. Nghe rất rõ!Rotave (thảo luận) 17:01, ngày 24 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Có một đoạn Lotye đã dịch "non-communist" thành "chủ nghĩa quốc gia" tại [1]. Đây có phải là cách dịch cẩu thả khi "chủ nghĩa quốc gia" là "Nationalist", hoàn toàn khác hẳn với nguồn dẫn về bản chất? Đề nghị các thành viên khác cho ý kiếnMiG29VN (thảo luận) 13:06, ngày 12 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Nên nói rõ hơn hoạt động của quân đội đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến nàyPeterAdam (thảo luận) 17:38, ngày 4 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Mucrime vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:20, ngày 15 tháng 4 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của Hatxihoi vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:20, ngày 15 tháng 4 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Bài viết quá dài, nên loại bỏ những nội dung rườm rà. Tranngocnhatminh (thảo luận) 11:14, ngày 9 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Bách khoa toàn thư mở gì mà như cái văn kiện lịch sử của cộng sản. Bó tay lun.
Bài này đã bị Saruman bịa đặt khá nhiều. Làm người tử tế khó thật Saruman nhỉ !Typue (thảo luận) 15:46, ngày 13 tháng 6 năm 2017 (UTC)
Trích trong bài:
Như vậy, xét về quá trình tham gia của các bên tham chiến, chiến tranh Việt Nam là bước tiếp nối để giải quyết những mục tiêu mà cả hai bên chưa làm được trong chiến tranh Đông Dương. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam muốn giành độc lập, thống nhất cho đất nước và đánh đuổi các lực lượng ngoại quốc khỏi Việt Nam. Mục tiêu của Việt Nam Cộng hoà là chia tách lâu dài lãnh thổ miền Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng biệt, họ từ chối đàm phán hoặc tổng tuyển cử với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do biết chắc rằng mình sẽ thua[1]. Còn Hoa Kỳ thì muốn tiếp tục thi hành chính sách chống Cộng ở Đông Nam Á thông qua lực lượng bản xứ là Việt Nam Cộng hoà do người Pháp để lại.
Người khôn thì nhiều, người biết điều thì ít. Typue (thảo luận) 15:51, ngày 13 tháng 6 năm 2017 (UTC)
Saruman cũng giàu trí tưởng tượng:
Phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng nhanh chóng chấp nhận để loại bỏ nguy cơ tiến trình tái thống nhất thông qua Tổng tuyển cử bị các cường quốc lợi dụng.
Typue (thảo luận) 15:53, ngày 13 tháng 6 năm 2017 (UTC)
Saruman có nguồn đáng tin cậy về việc VC đề nghị VNCH thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc nhưng bị từ chối thì nên đưa vào bài. Đây là chi tiết thú vị. Bạn muốn bênh vực phe đỏ thì nên đưa những thông tin này vào bài, không cần bóp méo hay bịa ra những thứ không có trong nguồn làm gì. Tại sao giải pháp thành lập chính quyền liên hiệp có trong Hiệp định Paris không được thực hiện, bên nào từ chối là vấn đề chưa được đề cập trong bài.Typue (thảo luận) 16:10, ngày 13 tháng 6 năm 2017 (UTC)
Nội dung hiện tại:
Trên cục diện quốc tế đây là cuộc "chiến tranh nóng" trong lòng Chiến tranh Lạnh đang diễn ra quyết liệt lúc đó trên thế giới.[1] Việc Liên Xô, Trung Quốc, các nước Xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuy được nhiều người đánh giá là quan trọng nhưng không có tính quyết định. Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, yếu tố quyết định tới thắng lợi của họ là lòng dân, lòng yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân.[2][3][4] Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng tuyên bố với Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin rằng Việt Nam sẽ đánh Mỹ theo cách của Việt Nam chứ không theo sự chỉ đạo của Liên Xô.[5] Tổng bí thư Lê Duẩn sẵn sàng từ chối viện trợ của Trung Quốc khi nước này có ý định áp đặt ý chí đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[6] Do đó, theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam cuộc chiến này đối với nhân dân Việt Nam là cuộc chiến giải phóng dân tộc giữa một bên là nhân dân Việt Nam, bên kia là đội quân xâm lược và tay sai người bản địa.[7] Cuộc chiến này chỉ là chiến tranh ủy nhiệm đối với Mỹ và tay sai là Việt Nam Cộng hòa.[8] Việc Mỹ toàn quyền chỉ đạo và Việt Nam Cộng hòa phải thực hiện đúng ý đồ của Mỹ cũng được tướng Nguyễn Hữu Hạnh và Cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ của Việt Nam Cộng hòa thừa nhận.[9]
Đề nghị thêm vào thành:
Trên cục diện quốc tế đây là cuộc "chiến tranh nóng" trong lòng Chiến tranh Lạnh đang diễn ra quyết liệt lúc đó trên thế giới.[10] Có quan điểm cho rằng đây là cuộc chiến ủy nhiệm giữa một bên là Mỹ, bên kia là Liên Xô và Trung Quốc[11]. Tuy nhiên, theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, yếu tố quyết định tới thắng lợi của họ là lòng dân, lòng yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân.[12][13][14] Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng tuyên bố với Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin rằng Việt Nam sẽ đánh Mỹ theo cách của Việt Nam chứ không theo sự chỉ đạo của Liên Xô.[15] Tổng bí thư Lê Duẩn sẵn sàng từ chối viện trợ của Trung Quốc khi nước này có ý định áp đặt ý chí đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[16] Việc Liên Xô, Trung Quốc, các nước Xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuy được nhiều người đánh giá là quan trọng nhưng không có tính quyết định. Do đó, theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam cuộc chiến này đối với nhân dân Việt Nam là cuộc chiến giải phóng dân tộc giữa một bên là nhân dân Việt Nam, bên kia là đội quân xâm lược và tay sai người bản địa.[17] Cuộc chiến này chỉ là chiến tranh ủy nhiệm đối với Mỹ và tay sai là Việt Nam Cộng hòa.[18]
Typue (thảo luận) 16:12, ngày 21 tháng 7 năm 2017 (UTC)
Tôi thấy các nội dung này đa phần dẫn nguồn từ những tạp chí, trang web do các cơ quan ngôn luận thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam đăng tải, liệu có thể xem là nguồn hàm lâm và đủ trung lập để được dùng trong một bài viết lịch sử mà từ lâu đã được xem là siêu điểm nóng của Wikipedia tiếng Việt? Riêng nguồn "Trả lời phóng viên của đài BBC Việt ngữ vào năm 2010" không có dẫn link trực tiếp, đặt nghi vấn về độ chính xác của nguồn này Ah Gim (thảo luận) 09:19, ngày 27 tháng 7 năm 2017 (UTC)
"Trả lời phóng viên của đài BBC Việt ngữ vào năm 2010" Nên bỏ cái này vì không có nguồn cụ thể. Saruman thêm vào chứ ai. Typue (thảo luận) 17:35, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)
Tại sao Tuấn Minh khóa bài này 1 năm ? Tunityl (thảo luận) 03:03, ngày 11 tháng 11 năm 2018 (UTC)
Trong bài có một số chỗ suy diễn hoặc dùng nguồn theo hướng thiếu trung lập như sau:
Tuy nhiên, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève, đồng thời ra Tuyên bố Hiệp định Genève chứa "những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam" và "không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt", bởi Bộ Tư lệnh Pháp đã "nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ" và "tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam".
Đây là trích dẫn các đoạn khác nhau trong tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam rồi liên kết lại để suy diễn ra Quốc gia Việt Nam muốn chia đôi đất nước vì họ không muốn tổng tuyển cử. Theo quy định là không được dùng nguồn sơ cấp để suy diễn lung tung. Đặt những phần khác nhau trong một văn bản thuộc những ngữ cảnh khác nhau lại với nhau để tạo thành một khẳng định là vặn nguồn. Cần xóa chứ "bởi" đi để tránh suy diễn.
Phía Việt Nam Cộng hòa âm mưu chia cắt đất nước lâu dài do trong thời điểm đó, họ không có đủ nguồn lực và uy tín để cạnh tranh với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Đây là quan điểm của phe cộng sản. Cần đưa thêm quan điểm của VNCH vào cho cân bằng. Vì bài này đã bị Tuấn Minh khóa nên đề nghị Tuấn Minh sửa bài để nó trung lập hơn. Khóa bài để bảo vệ sự trung lập của bài viết rút cuộc cũng chẳng trung lập nổi mà chỉ là bảo vệ sự thiếu trung lập. Khi người ta phát hiện ra thiếu trung lập phải kiến nghị người khóa bài sửa lại. Vậy khóa bài có lợi ích gì hay chỉ ngăn cản nó phát triển theo hướng trung lập ?Leomeowe (thảo luận) 13:22, ngày 10 tháng 3 năm 2019 (UTC)
Tôi cũng ngạc nhiên là bạn ThiênĐế98 nói tôi đi tuyên truyền chính trị, trong khi chỉ là đưa thông tin và sử dụng từ ngữ cho chuẩn xác khoa học pháp lý, còn cái gì là quan điểm thì bao giờ cũng có để ngoặc kép. Trong khi đó bài viết này ngay trên đầu đầy tinh thần dân tộc chủ nghĩa tuyên truyền chỉ là cuộc chiến Mỹ-Việt dân tộc chủ nghĩa "thiển cận hẹp hòi", thay vì tính quốc tế thì bạn ấy không ý kiến gì cả. Mà nếu có thiên kiến về chính trị thì nên nghỉ làm Mod đi. Làm Mod theo tôi chỉ nên quan tâm thông tin liệu có chính xác hay không, không nên có thiên kiến chính trị.27.72.61.94 (thảo luận) 14:18, ngày 13 tháng 10 năm 2019 (UTC)
Trong bài này tôi thấy có một đoạn chẳng hề liên quan gì đến chủ đề là "tuy nhiên trong rất nhiều cuộc kháng chiến chống nước ngoài xâm lược của dân tộc Việt Nam cũng có những người Việt là đồng minh của các lực lượng xâm lược như Trần Ích Tắc cùng Nguyên Mông, Trần Thiêm Bình cùng nhà Minh, Lê Chiêu Thống cùng nhà Thanh, Hoàng Văn Hoan ủng hộ Trung Quốc năm 1979[52]... Điều này cũng giống như trong Cách mạng giành độc lập của Mỹ, cũng có những người Mỹ ủng hộ quân Anh (lực lượng nước ngoài xâm lược) như lực lượng Những người Mỹ tình nguyện (American Volunteers), Lực lượng biệt động người Mỹ của Nhà vua (King’s American Rangers), lực lượng những người Mỹ trung thành với Nhà vua (King’s Loyal Americans), Hiệp hội những người Mỹ trung thành (Loyal American Association)...[53] Đây được gọi là lực lượng Những người Trung thành với Đế chế Anh.[54] Lịch sử Mỹ ước tính có từ 15-20% trong số 2 triệu người da trắng tại Mỹ ủng hộ lực lượng Anh quốc.". Chẳng hiểu người ta đưa vào làm gì ? Tôi nghĩ nên xóa đi vì nó lạc đề. Cái này giống như giải thích gì đó để dẫn lái người đọc theo ý mình. Anhbahn (thảo luận) 16:11, ngày 10 tháng 11 năm 2019 (UTC)
Yêu cầu sửa trang khóa này đã được giải quyết. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
Xin phép được sửa đoạn dịch thư của tổng thống Mỹ Johnson:
Ngày 8 tháng 2 năm 1967, Tổng thống Mỹ Johnson gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đó có ghi:
“ We have tried over the past several years, in a variety of ways and through a number of channels, to convey to you and your colleagues our desire to achieve a peaceful settlement. For whatever reasons, these efforts have not achieved any results...[331] Dịch nghĩa: Chúng tôi đã cố gắng trong nhiều năm qua, bằng nhiều cách khác nhau và thông qua một số kênh, để truyền đạt cho bạn và đồng nghiệp của chúng tôi mong muốn đạt được một giải pháp hòa bình. Vì bất kỳ lý do gì, những nỗ lực này đã không đạt được bất kỳ kết quả nào..."
Sửa "truyền đạt cho bạn và đồng nghiệp của chúng tôi mong muốn đạt được một giải pháp hòa bình." thành "truyền đạt cho ngài và đồng nghiệp mong muốn của chúng tôi về việc đạt được một giải pháp hòa bình."
Tránh nhầm lẫn "đồng nghiệp của Bác Hồ" với "đồng nghiệp của tổng thống Johnson". Buiquangtu (thảo luận) 23:20, ngày 16 tháng 12 năm 2019 (UTC)
phần địa điểm thiếu mặt trận phụ là bán đảo Triều Tiên CtetNobita (thảo luận) 05:41, ngày 6 tháng 1 năm 2020 (UTC)
Yêu cầu sửa trang khóa này đã được giải quyết. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
Chuyển vị trí của Việt Nam Cộng hoà lên đầu bảng thông tin tham chiến, chỉ huy và lực lượng NhatMinh1701 (thảo luận) 08:39, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Trong bài này có câu "Mỹ thúc giục Pháp nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì sẽ mất đi đồng minh trước những mối lo lớn hơn tại châu Âu.". Câu này thật tối nghĩa. Nên sửa thành "Mỹ thúc giục Pháp nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì sẽ mất đi đồng minh trước những mối đe dọa to lớn hơn tại châu Âu.".Nunt123 (thảo luận) 04:34, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)
Phần Nguyên nhân kết quả viết quá dài và quá thiên lệch. Đặc biệt thiếu các nghiên cứu trong những năm gần đây có yếu tố "revisionist" và "Vietnam-centric". Greenknight (thảo luận) 19:29, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Do tài khoản của Nunt123 đang bị đặt nghi vấn là tài khoản rối, tôi lùi về phiên bản trước khi thành viên này tham gia để chờ xem xét. ~ Violet (talk) ~ 19:32, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Có người bỏ công ra cải thiện bài này mà bạn Violet nhân danh chống rối phá hủy hết thì chẳng ai dám cải thiện bài này nữa đâu. Tôi nghi ngờ về sự trung lập của bạn Violet. Liệu bạn có đang đứng về phía chính quyền để kiểm soát nội dung ở những bài nhạy cảm theo hướng có lợi cho chính quyền ? Khaiminhvn (thảo luận) 15:45, ngày 13 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Trong phần này trích dẫn quá nhiều từ các lãnh đạo cộng sản dường như để định hướng người đọc. Có thể liệt kê các trích dẫn dưới đây:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tuyên bố: “ "Chúng tôi bắt buộc phải kháng cự lại lũ xâm lăng ấy để bảo vệ gia đình, Tổ quốc chúng tôi[43]... Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam[44]... Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”[45] ”
Ngoại trưởng Xuân Thủy, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris về Việt Nam tuyên bố: “ "Mỹ không tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam mà trái lại đã tiến hành có hệ thống một chính sách can thiệp, xâm lược và chiến tranh, chà đạp lên các quyền đó"[46] ”
Ngày 20 tháng 9 năm 1969, Trưởng đoàn đàm phán của Cộng hòa miền Nam Việt Nam (giai đoạn 1968-1970) tại Hội nghị Paris về Việt Nam Trần Bửu Kiếm tuyên bố: “ "Sự can thiệp đơn phương của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc; sự có mặt của Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đã vi phạm Hiệp định Genève 1954; cường độ và tính chất tàn phá của cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế; những hành động của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã vi phạm cả Hiến pháp của Hoa Kỳ... Nước Việt Nam là của người Việt Nam, Hoa Kỳ không có quyền đem quân đội tới và lại càng không có quyền bắt buộc người dân Việt Nam phải trả một cái giá nào đó cho việc triệt thoái hoàn toàn quân đội Hoa Kỳ"[47] ”
Theo Ngoại trưởng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, sau này là Phó Chủ tịch nước của nước Việt Nam thống nhất cho rằng: “ "Nói về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vừa qua, mọi người đều hiểu đó là cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam từ Nam chí Bắc chống sự xâm lược của Mỹ, để giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất đất nước. Cũng có người cho rằng cuộc chiến tranh có yếu tố nội chiến là do chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ đã đẩy một số người Việt Nam chống lại nhân dân của mình"[48].
Không biết ai viết phần này mà thiếu trung lập vậy ? Đề nghị xóa bớt trích dẫn hoặc đem xuống các phần khác. Cobasaigon (thảo luận) 15:39, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)
Bài này đang gặp lỗi kỹ thuật "Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ Lỗi chú thích: Không có </ref>
để đóng thẻ <ref>
bị thiếu". Nhờ các bạn sửa dùm.Cobasaigon (thảo luận) 06:14, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
Bài này thiếu chi tiết quan trọng là ông Diệm muốn Bắc tiến thống nhất VN bằng quân sự dù chưa thực hiện được đã bị ám sát. Khá nhiều nguồn của nhà nước có nói về điều này như nguồn này. Nếu không đưa chi tiết này vào bài thì thật thiếu sót, làm người đọc hiểu lầm ông Diệm muốn chia cắt VN vĩnh viễn. Vnwar (thảo luận) 09:03, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)
the anti-American resistance war to save the country 171.237.156.176 (thảo luận) 08:29, ngày 17 tháng 6 năm 2022 (UTC)
Yêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
2402:800:6283:C28C:E050:A5D4:6EC5:2C57 (thảo luận) 12:28, ngày 29 tháng 7 năm 2022 (UTC)
Từ chối Không nội dung. ...D (thảo luận) 14:06, ngày 17 tháng 8 năm 2022 (UTC)
Yêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
2001:EE0:4646:450:E5D6:FDD6:EB4C:1FED (thảo luận) 04:28, ngày 6 tháng 10 năm 2022 (UTC)