Hệ thống vành đai là một vành đai quay quanh một thiên thể, bao gồm vật chất rắn như bụi vũ trụ và tiểu vệ tinh, và là một phần phổ biến của satellite system xung quanh các hành tinh khổng lồ. Một hệ thống vành đai xung quanh một hành tinh còn được gọi là hệ thống vành đai hành tinh.[1]
Hệ thống vành đai của Sao Mộc là hệ thống vành đai thứ ba được phát hiện, khi nó được quan sát lần đầu tiên bởi tàu thăm dò Voyager 1 vào năm 1979,[4] và được quan sát kỹ lưỡng hơn bởi tàu thăm dò Galileo vào những năm 1990.[5] Bốn phần chính của nó gồm một vành đai hình xuyến dày mờ được gọi là "vành đai hào quang"; một "vành đai chính" mỏng, tương đối sáng; và hai "vòng vải mỏng" mờ nhạt.[6] Hệ thống này bao gồm phần lớn là bụi vũ trụ.[4][7]
Hệ thống vành đai của Sao Thổ là hệ thống vành đai rộng lớn nhất so với của bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời, do đó, sự tồn tại của nó đã được con người biết đến trong một thời gian khá dài. Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát thấy hệ thống vành đai này vào năm 1610, nhưng nó không được mô tả chính xác như một đĩa (disk) quanh Sao Thổ cho đến năm 1655, khi Christiaan Huygens mô tả nó.[8]
Hệ thống vành đai xung quanh Sao Hải Vương bao gồm năm vành đai chính, khu vực có mật độ cao nhất của vành đai Sao Hải Vương có thể so sánh với các khu vực có mật độ thấp của vành đai Sao Thổ. Tuy nhiên, nó mờ nhạt và nhiều bụi, có cấu trúc giống với cấu trúc của vành đai Sao Mộc hơn.[12] 20 đến 70 phần trăm vành đai Sao Hải Vương là bụi, một tỷ lệ tương đối cao.[12]
^ abSmith, Bradford A.; Soderblom, Laurence A.; Johnson, Torrence V.; Ingersoll, Andrew P.; Collins, Stewart A.; Shoemaker, Eugene M.; Hunt, G. E.; Masursky, Harold; Carr, Michael H. (1 tháng 6 năm 1979). “The Jupiter System Through the Eyes of Voyager 1”. Science (bằng tiếng Anh). 204 (4396): 951–972. Bibcode:1979Sci...204..951S. doi:10.1126/science.204.4396.951. ISSN0036-8075. PMID17800430. S2CID33147728.
^Showalter, Mark R.; Burns, Joseph A.; Cuzzi, Jeffrey N.; Pollack, James B. (1 tháng 3 năm 1987). “Jupiter's ring system: New results on structure and particle properties”. Icarus. 69 (3): 458–498. Bibcode:1987Icar...69..458S. doi:10.1016/0019-1035(87)90018-2.