Thiệu Hóa (thị trấn)

Thiệu Hóa
Thị trấn
Thị trấn Thiệu Hóa
Trường Trung học phổ thông Thiệu Hóa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnThiệu Hóa
Thành lập
  • 30/10/2000: thành lập thị trấn Vạn Hà[1]
  • 1/12/2019: thành lập thị trấn Thiệu Hóa[2]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2022[3]
Địa lý
Tọa độ: 19°53′32″B 105°40′56″Đ / 19,89222°B 105,68222°Đ / 19.89222; 105.68222
Thiệu Hóa trên bản đồ Việt Nam
Thiệu Hóa
Thiệu Hóa
Vị trí thị trấn Thiệu Hóa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích17,21 km²[4]
Dân số (2022)
Tổng cộng28.352 người[4]
Mật độ1.647 người/km²
Khác
Mã hành chính15772[5]
Mã bưu chính40906
Websitethitran.thieuhoa.thanhhoa.gov.vn

Thiệu Hóathị trấn huyện lỵ của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Thiệu Hóa nằm ở trung tâm huyện Thiệu Hóa, có sông Chu chảy qua chia thị trấn thành hai phần phía bắc và phía nam. Thị trấn có vị trí địa lý:

Thị trấn Thiệu Hóa có diện tích 17,21 km², dân số năm 2022 là 28.352 người,[4] mật độ dân số đạt 1.647 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn thị trấn Thiệu Hóa hiện nay trước đây vốn là ba xã Thiệu Đô, Thiệu Hưng và Thiệu Phú thuộc huyện Thiệu Hóa. Trong đó, xã Thiệu Hưng và xã Thiệu Phú nằm ở tả ngạn (bờ bắc) sông Chu, còn xã Thiệu Đô nằm ở hữu ngạn (bờ nam) sông Chu.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Thiệu Hóa giải thể; các xã ở tả ngạn sông Chu được sáp nhập vào huyện Yên Định để thành lập huyện Thiệu Yên, còn các xã ở hữu ngạn sông Chu được sáp nhập vào huyện Đông Sơn để thành lập huyện Đông Thiệu.[6] Lúc này, xã Thiệu Hưng và xã Thiệu Phú thuộc huyện Thiệu Yên, còn xã Thiệu Đô thuộc huyện Đông Thiệu.

Ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Đông Thiệu đổi tên thành huyện Đông Sơn, xã Thiệu Đô thuộc huyện Đông Sơn.[7]

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, huyện Thiệu Hóa được tái lập, ba xã Thiệu Đô, Thiệu Phú và Thiệu Hưng trở lại trực thuộc huyện Thiệu Hóa.[8] Lúc này, huyện lỵ huyện Thiệu Hóa đặt tại xã Thiệu Hưng.

Ngày 30 tháng 10 năm 2000, thành lập thị trấn Vạn Hà trên cơ sở toàn bộ 545,08 ha diện tích tự nhiên và 6.321 người của xã Thiệu Hưng.[1]

Đến năm 2018, thị trấn Vạn Hà có diện tích 5,52 km², dân số là 8.828 người, mật độ dân số đạt 1.599 người/km². Xã Thiệu Đô có diện tích 5,16 km², dân số là 8.122 người, mật độ dân số đạt 1.574 người/km².

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).[2] về việc thành lập thị trấn Thiệu Hóa trên cơ sở nhập toàn bộ 5,16 km² diện tích tự nhiên, 8.122 người của xã Thiệu Đô và toàn bộ 5,52 km² diện tích tự nhiên, 8.828 người của thị trấn Vạn Hà.

Sau khi thành lập, thị trấn Thiệu Hóa có 10,68 km² diện tích tự nhiên và dân số 16.950 người.

Ngày 8 tháng 6 năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1983/QĐ-UBND[3] về việc công nhận thị trấn Thiệu Hóa và khu vực dự kiến mở rộng (bao gồm toàn bộ thị trấn Thiệu Hóa và xã Thiệu Phú) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Ngày 13 tháng 12 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 939/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2024)[4] về việc sáp nhập toàn bộ 6,53 km² diện tích tự nhiên và dân số 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa.

Sau khi sáp nhập, thị trấn Thiệu Hóa có diện tích tự nhiên 17,21 km² và dân số 28.352 người.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Thiệu Hóa được chia thành 20 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, Ba Chè, Đỉnh Tân, Ngọc Tỉnh, Phú Thịnh, Thuận Tôn, Tra Thôn, Vĩnh Điện.[9]

  • Đền thờ đệ nhị giáp tiến sĩ Trần Hữu Nho (khoa thi 1490) tại làng Vạc.[10]

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn nằm dọc theo quốc lộ 45, là điểm nối giữa các thị trấn Vĩnh Lộc, Quán Lào ở phía tây bắc với thành phố Thanh Hóa ở phía đông nam.

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Thiệu Hóa có đại lộ Lê Văn Hưu cùng với 23 đường và 49 phố được đặt tên. Dưới đây là danh sách các tuyến đường đô thị được đặt tên:[11]

Danh sách các tuyến đại lộ tại thị trấn Thiệu Hóa (01)
Tên Vị trí Dài (m) Rộng (m) Ý nghĩa
Lê Văn Hưu Từ tiếp giáp xã Thiệu Nguyên đến hết địa phận thị trấn Thiệu Hóa 3.104 59,5 Tên vị quan lại, sử gia thời Trần; tác giả của bộ Đại Việt sử ký – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam; quê ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa
Danh sách các tuyến đường tại thị trấn Thiệu Hóa (23)
Tên Vị trí Dài (m) Rộng (m)
Lê Đại Hành Từ tiếp giáp xã Thiệu Long đến đại lộ Lê Văn Hưu 2.397 14
Ngô Quyền Từ đại lộ Lê Văn Hưu đến cầu Vạn Hà 2.495 23
Quang Trung Từ cầu Vạn Hà đến hết địa phận thị trấn Thiệu Hóa 2.294 23
Lý Thái Tông Từ đầu địa giới thị trấn Thiệu Hóa đến đại lộ Lê Văn Hưu 1.977 57
Lý Thánh Tông Từ đại lộ Lê Văn Hưu đến bờ đê sông Chu 1.907 57
Tố Hữu Từ đường Thống Nhất đến đường Nguyễn Doãn Chấp 1.804 28
Nguyễn Du Từ đường Nguyễn Quán Nho đến đường Nguyễn Doãn Chấp 1.100 7,5
Trần Văn Thiện Từ đại lộ Lê Văn Hưu đến đường Vương Xuân Cát 1.483 10,5
Nguyễn Quang Minh Từ đại lộ Lê Văn Hưu đến đường Vương Xuân Cát 1.673 10,5
Dương Tam Kha Từ tiếp giáp xã Thiệu Công đến đường Lê Đại Hành 2.000 10,5
Đinh Tiên Hoàng Từ đường Lê Đại Hành đến kênh Nam 1.900 10,5
Thống Nhất Từ tiếp giáp xã Thiệu Duy đến đường Lê Đại Hành 1.200 7,5
Tên Vị trí Dài (m) Rộng (m)
Đoàn Kết Từ đường Lý Thái Tông đến đường Lê Đại Hành 1.250 23,5
Nguyễn Quán Nho Từ tiếp giáp xã Thiệu Nguyên đến đường Ngô Quyền 1.600 7,5
Lê Lương Từ đường Ngô Quyền đến tiếp giáp xã Thiệu Phúc 1.500 7,5
Đinh Lễ Từ tiếp giáp xã Thiệu Nguyên đến tiếp giáp xã Thiệu Phúc 1.880 10,5
Nguyễn Doãn Chấp Từ tiếp giáp xã Thiệu Nguyên đến đường Ngô Quyền 1.331 9,5
Vương Xuân Cát Từ đường Ngô Quyền đến tiếp giáp xã Thiệu Phúc 1.450 9,5
Ngô Thuyền Từ tiếp giáp xã Tân Châu đến hết địa phận thị trấn Thiệu Hóa 2.900 11,5
Lê Như Kỳ Từ tiếp giáp xã Tân Châu đến tiếp giáp xã Thiệu Vận 2.800 7,5
Cao Lỗ Từ tiếp giáp xã Tân Châu đến tiếp giáp xã Thiệu Vận 1.477 12,5
Lê Văn Hiển Từ đường Ngô Thuyền đến đường Quang Trung 1.705 7,5
Dương Đình Nghệ Từ đường Quang Trung đến hết địa phận thị trấn Thiệu Hóa 1.300 36
Danh sách các tuyến phố tại thị trấn Thiệu Hóa (49)
Đào Cam Mộc Lê Phụng Hiểu Nguyễn Văn Hiền Vũ Đạo Trần Quang Diệu
Phạm Sư Mạnh Đào Tiêu Ngô Ngọc Vũ Lý Quốc Sư Bùi Thị Xuân
Chu Văn An Hồ Xuân Hương Đào Duy Từ Lê Văn Tiến Hải Thượng Lãn Ông
Trần Xuân Soạn Đoàn Thị Điểm Nguyễn Bỉnh Khiêm Lê Khắc Tháo Lê Ngọc Hân
Đinh Công Tráng Phan Chu Trinh Lương Thế Vinh Lê Xuân Mai Nguyễn Lệnh Tân
Tống Duy Tân Hoàng Văn Cài Trịnh Tuệ Lê Giốc Trần Lựu
Hà Văn Mao Nguyễn Bá Ngọc Mạc Đĩnh Chi Lê Xuân Phủ Nguyễn Mộng Tuân
Nguyễn Bặc Hoàng Văn Quế Ngô Ngọc Toản Lê Văn Thạc Tuệ Tĩnh
Ngô Chân Lưu Lê Văn Sỹ Nguyễn Hiền Nguyễn Dục Tôn Thất Tùng
Hồ Viết Thắng Trịnh Thị Tiết Lương Đắc Bằng Lê Quát

Vận tải công cộng

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn thị trấn Thiệu Hóa có duy nhất tuyến xe buýt số 02 chạy qua, nối thành phố Sầm Sơn với thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc).[12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định số 63/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa”.
  2. ^ a b “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”. 16 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 6 năm 2022). “Quyết định số 1983/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Thiệu Hóa và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ a b c d “Nghị quyết số 939/NQ-UBTVQH15 về việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. 13 tháng 12 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ “Quyết định số 177-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
  7. ^ “Quyết định số 149-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  8. ^ “Nghị định số 72-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Quan Hóa, Như Xuân, Đông Sơn, Thiệu Yên thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  9. ^ Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (2 tháng 4 năm 2024). “Quyết định số 1285/QĐ-UBND về việc chuyển thôn, tiểu khu thành khu phố thuộc thị trấn Thiệu Hóa và thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Sách Làng xã Thanh Hóa, tập I, trang 142.
  11. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (14 tháng 12 năm 2024). “Nghị quyết số 597/NQ-HĐND về việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Thiệu Hóa và thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  12. ^ “Thông tin các tuyến xe buýt địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024”. Trang thông tin điện tử Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.