20 đội bóng hàng đầu thế giới tính tới 24 tháng 3 năm 2023[1] | |||
Hạng | Thay đổi | Đội tuyển | Điểm |
---|---|---|---|
1 | Hoa Kỳ | 2091.38 | |
2 | Đức | 2068.12 | |
3 | Thụy Điển | 2064.67 | |
4 | Anh | 2055.82 | |
5 | Pháp | 2021.02 | |
6 | Canada | 2001.56 | |
7 | Tây Ban Nha | 1997.65 | |
8 | Hà Lan | 1991.45 | |
9 | Brasil | 1972.99 | |
10 | 2 | Úc | 1917.91 |
11 | Nhật Bản | 1917.33 | |
12 | 1 | Na Uy | 1905.58 |
13 | 1 | Trung Quốc | 1856.98 |
14 | 2 | Iceland | 1851.77 |
15 | 3 | Đan Mạch | 1851.25 |
16 | 1 | Ý | 1845.93 |
17 | 2 | Hàn Quốc | 1840.68 |
18 | 1 | Áo | 1808.69 |
19 | 1 | Bỉ | 1804.02 |
20 | 1 | Thụy Sĩ | 1772.27 |
*Thay đổi so với 9 tháng 12 năm 2022 | |||
Xem bảng xếp hạng tại FIFA.com |
Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA (tiếng Anh: FIFA Women's World Rankings), ra đời năm 2003 với phiên bản xếp hạng đầu tiên xuất bản tháng 3 năm đó, được sử dụng để so sánh các đội tuyển bóng đá nữ ở một thời điểm bất kỳ.
Trên thực tế thì nhiều vị trí bảng xếp hạng nữ FIFA thường không chính xác và không tương xứng với sức mạnh thực tế của các đội bóng, ví dụ như nhiều đội bóng châu Phi có thực lực khá mạnh nhưng lại có thứ hạng rất thấp trên Bảng xếp hạng[2].
Hệ thống xếp hạng bóng đá nữ thế giới của FIFA gần như tương tự hệ thống tính điểm bóng đá Elo. FIFA coi thành tích của các đội với ít hơn năm trận đấu là tạm thời và để các đội này ở cuối bảng xếp hạng. Bất kì đội nào không thi đấu một trận nào trong vòng 4 năm thì không được xếp hạng. Ban đầu thời hạn không thi đấu tối đa khiến đội không được xếp hạng là 18 tháng, nhưng được gia hạn vào đầu năm 2021 (do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc thi đấu của các đội tuyển).
Tới nay Đức và Hoa Kỳ là hai đội duy nhất từng dẫn đầu. Hai đội bóng thay phiên giữ hai vị trí đầu bảng kể từ lần cập nhật thứ ba vào tháng 10 năm 2003, ngay sau Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2003, cho tới 12 năm 2008. Đức đứng ở vị trí thứ ba sau Na Uy trong hai đợt xếp hạng đầu tiên, và bị đánh bật khỏi top hai lần nữa vào tháng 3 năm 2009 bởi Brasil. Mặc dù vậy việc bảo vệ thành công ngôi vô địch châu Âu tại vòng chung kết Euro 2009 đưa họ trở lại top 2 vào tháng 9 năm 2009 và giữ vị trí này cho đến nay.
Trong lần cập nhật của FIFA vào tháng 7 năm 2015, đội tuyển Mỹ trở lại ngôi đầu bảng sau chức vô địch World Cup 2015.[3] Tuy nhiên sau tấm huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 2016 và nhiều kết quả tốt, tới tháng 3 năm 2017, Đức giành lại ngôi đầu sau hơn một năm rưỡi ở vị trí thứ hai.[4]
Bảng xếp hạng được tính toán dựa trên công thức sau:[5]
Với
= Điểm của đội trước trận đấu | |
= Điểm của đội sau trận đấu | |
= , độ quan trọng của trận đấu | |
= Kết quả thực tế của trận đấu, xem bên dưới | |
= Kết quả được mong đợi của trận đấu | |
= Khác biệt về điểm số của hai đội | |
= Điểm của đội bạn trước trận đấu | |
= Hiệu chỉnh "lợi thế sân nhà", xem bên dưới | |
= Một hệ số xác định tỉ lệ, xem bên dưới | |
= "Hệ số độ quan trọng của trận đấu", xem bên dưới |
Các công thức được xây dựng như vậy để các đội mới gia nhập có thể có khoảng 1000 điểm, còn các đội hàng đầu có thể vượt con số 2000 điểm. Để được xếp hạng, một đội phải thi đấu ít nhất 5 trận với các đội xếp hạng, và không được vắng bóng quá 18 tháng. Ngay cả khi không được chính thức xếp hạng, số điểm của các đội vẫn được giữ nguyên.
Đặc điểm chính của kết quả thực tế là dù thắng, thua hay hòa thì hiệu số bàn thắng bại vẫn được tính đến.
Nếu trận đấu kết thúc có đội thắng người thua, đội thua được trao một lượng % như bảng bên dưới, với kết quả luôn nhỏ hơn hoặc bằng 20% (vì hiệu số bàn thắng bại luôn lớn hơn 0). Kết quả thực tế của trận đấu dựa trên hiệu số bàn thắng bại và số bàn thắng hai đội ghi được. Lượng phần trăm còn lại được trao cho đội thắng. Ví dụ, tỉ số 2–1 sẽ có kết quả lần lượt của đội thắng và đội thua là 84%–16%, tỉ số 4–3 cho kết quả 82%–18%, và tỉ số 8–3 có kết quả được chia là 96.2%–3.8%. Như vậy, một đội vẫn có thể mất điểm ngay cả khi chiến thắng nếu họ không "thắng với tỉ số đủ lớn".
Nếu hai đội hòa hai đội sẽ được trao cùng số %, nhưng con số đó dựa trên số bàn ghi được nên tổng số % sẽ không nhất thiết phải là 100%. Ví dụ tỉ số 0–0 sẽ mang về cho mỗi đội 47%, tỉ số 1–1 là 50%, và 4–4 là 52.5%.[5]
Hiệu số bàn thắng | |||||||
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 /+ | |
Số bàn được ghi | Kết quả thực tế (%) | ||||||
0 | 47 | 15 | 8 | 4 | 3 | 2 | 1 |
1 | 50 | 16 | 8.9 | 4.8 | 3.7 | 2.6 | 1.5 |
2 | 51 | 17 | 9.8 | 5.6 | 4.4 | 3.2 | 2 |
3 | 52 | 18 | 10.7 | 6.4 | 5.1 | 3.8 | 2.5 |
4 | 52.5 | 19 | 11.6 | 7.2 | 5.8 | 4.4 | 3 |
5 | 53 | 20 | 12.5 | 8 | 6.5 | 5 | 3.5 |
Trước đây, các đội chủ nhà có sẵn 66% số điểm, các đội khách nhận 34% còn lại. Để làm rõ điều này, khi hai đội không thi đấu trên sân trung lập, tham số của đội chủ nhà tăng thêm 100 điểm. Tức là, nếu hai đội đồng thứ hạng chơi trên sân của một trong hai đội, đội chủ là sẽ được dự đoán là thắng ở một tỉ lệ bằng với một đội thi đấu trên sân trung lập với lợi thế 100 điểm. Cách biệt 100 điểm này tương ứng với lợi thế 64%–36% của kết quả được mong đợi.
Điều này cũng giúp việc xác định hằng số tỉ lệ có giá trị 200. Cùng với việc cách biệt 100 điểm tạo ra kết quả được mong đợi ở tỉ lệ 64%–36%, thì cách biệt 300 điểm tạo ra kết quả được mong đợi ở tỉ lệ 85%–15%.[5]
Loại trận đấu | Hệ số quan trọng của trận đấu (M) |
Giá trị K |
---|---|---|
World Cup nữ | 4 | 60 |
Bóng đá nữ Thế vận hội | 4 | 60 |
Vòng loại World Cup nữ | 3 | 45 |
Vòng loại bóng đá nữ Thế vận hội | 3 | 45 |
Trận đấu tại Cúp châu lục | 3 | 45 |
Vòng loại Cúp châu lục | 2 | 30 |
Giao hữu giữa hai đội Top 10 | 2 | 30 |
Giao hữu | 1 | 15 |
Bảng xếp hạng được công bố bốn lần một năm, thường vào ngày thứ sáu[6]; năm 2022 sẽ có một bản phát hành bổ sung trước lễ bốc thăm cho Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023.
Ngày phát hành[7] |
---|
25 tháng 3 |
17 tháng 6 |
5 tháng 8 |
13 tháng 10 |
9 tháng 12 |