Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Úc

Úc
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhMatildas
Hiệp hộiLiên đoàn bóng đá Úc
Liên đoàn châu lụcAFC
Liên đoàn khu vựcAFF (Đông Nam Á)
Huấn luyện viên trưởngTony Gustavsson
Đội trưởngSam Kerr
Thi đấu nhiều nhấtCheryl Salisbury (151)
Ghi bàn nhiều nhấtSam Kerr (48)
Mã FIFAAUS
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 10 Tăng 2 (24 tháng 3 năm 2023)[1]
Cao nhất4 (Tháng 12 năm 2017)
Thấp nhất16 (Tháng 10 năm 2006)
Trận quốc tế đầu tiên
 Úc 2–2 New Zealand 
(Miranda, Úc; 6 tháng 10 năm 1979)
Trận thắng đậm nhất
 Úc 21–0 Samoa thuộc Mỹ 
(Auckland, New Zealand; 9 tháng 10 năm 1998)
Trận thua đậm nhất
 Hoa Kỳ 9–1 Úc 
(Ambler, Hoa Kỳ; 5 tháng 6 năm 1997)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự8 (Lần đầu vào năm 1995)
Kết quả tốt nhấtHạng tư (2023)
Thế vận hội Mùa hè
Sồ lần tham dự5 (Lần đầu vào năm 2000)
Kết quả tốt nhấtHạng tư (2020)
Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương
Sồ lần tham dự7 (Lần đầu vào năm 1983)
Kết quả tốt nhấtVô địch (1994, 1998, 2003)
Cúp bóng đá nữ châu Á
Sồ lần tham dự6 (Lần đầu vào năm 1975)
Kết quả tốt nhấtVô địch (2010)

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Úc (tiếng Anh: Australia women's national soccer team) là đội tuyển nữ đại diện cho Úc tại các giải đấu bóng đá nữ quốc tế. Đội được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Úc (Football Australia), hiện là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Biệt danh chính thức của đội là the Matildas (có nguồn gốc từ bài hát dân gian "Waltzing Matilda"), được sử dụng kể từ năm 1995.[2]

Đội tuyển nữ Úc đã vô địch châu Đại Dương 3 lần, vô địch châu Á 1 lần và vô địch Đông Nam Á 1 lần. Đội đã có 8 lần tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới, lần gần nhất là với tư cách chủ nhà cùng New Zealand vào năm 2023. Đây cũng là kỳ World Cup thành công nhất của Úc khi đội có lần đầu tiên vào bán kết và giành vị trí thứ tư chung cuộc. Đội cũng góp mặt tại Thế vận hội 4 lần, thành tích tốt nhất cũng là vị trí thứ tư giành được ở giải đấu năm 2020.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC), đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Úc giành được 3 chức vô địch Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương. Đối trọng với Úc ở châu lục là New Zealand.

Năm 2006, Úc chuyển sang Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và ngay lập tức trở thành thế lực mới, cạnh tranh sòng phẳng với các cường quốc bóng đá nữ ở châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đội đã giành chức vô địch Cúp bóng đá nữ châu Á vào năm 2010, qua đó trở thành đội tuyển quốc gia đầu tiên lên ngôi vô địch ở hai liên đoàn châu lục khác nhau (trước khi đội tuyển bóng đá nam giành thành tích tương tự tại Cúp bóng đá châu Á 2015).

Năm 2013, Úc gia nhập Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á và nghiễm nhiên trở thành đội tuyển nữ số một khu vực này cho đến nay. Do sức mạnh vượt trội so với các đội tuyển còn lại trong khu vực, đội tuyển nữ Úc chưa từng tham dự AFF Cup với tư cách thành viên chính thức (năm 2008 tham dự trong vai trò khách mời nhưng vẫn vô địch; các năm 2013, 2015, 2016, 2018 thì cử đội tuyển nữ U-20; năm 2022 thì cử đội tuyển nữ U-23).

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

23 cầu thủ sau đây đã được ghi tên vào đội hình tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023.[3][4]

Số trận và số bàn thắng cập nhật đến ngày 19 tháng 8 năm 2023, sau trận đấu với Thụy Điển.

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Lydia Williams 13 tháng 5, 1988 (36 tuổi) 102 0 Anh Brighton & Hove Albion
12 1TM Teagan Micah 20 tháng 10, 1997 (27 tuổi) 14 0 Anh Liverpool
18 1TM Mackenzie Arnold 25 tháng 2, 1994 (30 tuổi) 42 0 Anh West Ham United

2 2HV Courtney Nevin 12 tháng 2, 2002 (22 tuổi) 24 0 Anh Leicester City
3 2HV Aivi Luik 18 tháng 3, 1985 (39 tuổi) 43 1 Thụy Điển BK Häcken
4 2HV Clare Polkinghorne 1 tháng 2, 1989 (35 tuổi) 163 16 Thụy Điển Vittsjö GIK
7 2HV Steph Catley (vice-captain) 26 tháng 1, 1994 (30 tuổi) 117 5 Anh Arsenal
14 2HV Alanna Kennedy 21 tháng 1, 1995 (30 tuổi) 114 9 Anh Manchester City
15 2HV Clare Hunt 12 tháng 3, 1999 (25 tuổi) 13 0 Úc Western Sydney Wanderers
21 2HV Ellie Carpenter 28 tháng 4, 2000 (24 tuổi) 69 3 Pháp Lyon
22 2HV Charlotte Grant 20 tháng 9, 2001 (23 tuổi) 19 1 Thụy Điển Vittsjö GIK

6 3TV Clare Wheeler 14 tháng 1, 1998 (27 tuổi) 14 0 Anh Everton
8 3TV Alex Chidiac 15 tháng 1, 1999 (26 tuổi) 30 2 Hoa Kỳ Racing Louisville
10 3TV Emily van Egmond 12 tháng 7, 1993 (31 tuổi) 135 31 Hoa Kỳ San Diego Wave
13 3TV Tameka Yallop 16 tháng 6, 1991 (33 tuổi) 115 12 Na Uy Brann
19 3TV Katrina Gorry 13 tháng 8, 1992 (32 tuổi) 101 17 Thụy Điển Vittsjö GIK
23 3TV Kyra Cooney-Cross 15 tháng 2, 2002 (22 tuổi) 35 0 Thụy Điển Hammarby IF

5 4 Cortnee Vine 9 tháng 4, 1998 (26 tuổi) 24 3 Úc Sydney FC
9 4 Caitlin Foord 11 tháng 11, 1994 (30 tuổi) 116 30 Anh Arsenal
11 4 Mary Fowler 14 tháng 2, 2003 (21 tuổi) 43 11 Anh Manchester City
16 4 Hayley Raso 5 tháng 9, 1994 (30 tuổi) 78 15 Tây Ban Nha Real Madrid
17 4 Kyah Simon 25 tháng 6, 1991 (33 tuổi) 111 29 Anh Tottenham Hotspur
20 4 Sam Kerr (captain) 10 tháng 9, 1993 (31 tuổi) 125 64 Anh Chelsea

Nhân viên huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên
Huấn luyện viên trưởng Ante Milicic
Trợ lí huấn luyện viên Melissa Andreatta
Trợ lí huấn luyện viên Ivan Jolic
Huấn luyện viên thủ môn John Gorza

Thành tích tại các giải đấu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Thành tích Pos Pld W D L GF GA
Trung Quốc 1991 Không vượt qua vòng loại
Thụy Điển 1995 Vòng bảng 12th 3 0 0 3 3 13
Hoa Kỳ 1999 11th 3 0 1 2 3 7
Hoa Kỳ 2003 13th 3 0 1 2 3 5
Trung Quốc 2007 Tứ kết 6th 4 1 2 1 9 7
Đức 2011 8th 4 2 0 2 6 7
Canada 2015 7th 5 2 1 2 5 5
Pháp 2019 Vòng 16 đội 9th 4 2 1 1 9 6
Úc New Zealand 2023 Hạng tư 4th 7 3 1 3 10 8
Brasil 2027 Chưa xác định
Tổng cộng Hạng tư 8/9 33 10 7 16 48 58

Thế vận hội Mùa hè

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Thành tích Pos Pld W D L GF GA
Hoa Kỳ 1996 Không vượt qua vòng loại
Úc 2000 Vòng bảng 7th 3 0 1 2 2 6
Hy Lạp 2004 Tứ kết 5th 4 1 1 2 3 4
Trung Quốc 2008 Không vượt qua vòng loại
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 2012
Brasil 2016 Tứ kết 7th 4 1 2 1 8 5
Nhật Bản 2020 Hạng tư 4th 5 2 1 2 11 12
Pháp 2024 Vòng bảng 9th 3 1 0 2 7 10
Hoa Kỳ 2028 Chưa xác định
Úc 2032 Chủ nhà
Tổng cộng Hạng tư 5/8 20 5 5 10 31 38

Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Thành tích Pos Pld W D L GF GA
Nouvelle-Calédonie 1983 Á quân 2nd 4 2 1 1 20 3
New Zealand 1986 2nd 4 2 0 2 4 6
Úc 1989 Hạng ba 3rd 4 1 1 2 7 6
Úc 1991 Á quân 2nd 4 3 0 1 21 1
Papua New Guinea 1994 Vô địch 1st 4 3 0 1 13 2
New Zealand 1998 Vô địch 1st 4 4 0 0 49 1
Úc 2003 Vô địch 1st 4 4 0 0 45 0
Tổng cộng Vô địch 7/7 28 19 2 7 159 19

Cúp bóng đá nữ châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Thành tích Pos Pld W D L GF GA
Hồng Kông thuộc Anh 1975[a] Hạng ba 3rd 4 2 0 2 12 6
Đài Bắc Trung Hoa 1977 Không phải thành viên AFC
Ấn Độ 1980[b] Hạng ba 3rd 6 2 0 4 4 10
19812003 Không phải thành viên AFC
Úc 2006 Á quân 2nd 6 4 2 0 15 2
Việt Nam 2008 Hạng tư 4th 5 2 0 3 7 9
Trung Quốc 2010 Vô địch 1st 5 4 0 1 7 3
Việt Nam 2014 Á quân 2nd 5 3 1 1 9 5
Jordan 2018 2nd 5 1 3 1 11 4
Ấn Độ 2022 Tứ kết 5th 4 3 0 1 24 2
Úc 2026 Chủ nhà
Uzbekistan 2029 Chưa xác định
Tổng cộng Vô địch 7/20 34 19 6 9 85 31

Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Kết quả Vị trí Pld W D L GF GA
2004 Không là thành viên AFF
2006
2007
Việt Nam 2008* Vô địch thứ nhất 5 5 0 0 21 1
2011 Không là thành viên AFF
2012
2013–nay** Không tham dự
Toàn bộ 1/1 1 danh hiệu 5 5 0 0 21 1

*Úc tham dự Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2008 với tư cách khách mời.

**Úc gia nhập Liên đoàn bóng đá ASEAN năm 2013, nhưng cho đến nay Đội tuyển quốc gia nữ Úc chưa từng tham dự Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á với tư cách thành viên chính thức của AFF. Liên đoàn bóng đá Úc chỉ cử Đội tuyển nữ U-20 tham dự trong 4 kỳ (2013, 2015, 2016, 2018), cử Đội tuyển nữ U-23 tham dự trong kỳ 2022.

  1. ^ Một đội đại diện của Úc (Đội tuyển bang NSW) đã tham gia Giải vô địch bóng đá nữ châu Á năm 1975 và được ban tổ chức dán nhãn là "Úc". Những trận đấu này được công nhận là lịch thi đấu quốc tế chính thức của Úc vào năm 2023.
  2. ^ Giải vô địch bóng đá nữ châu Á 1980 có một đội đại diện cho Tây Úc, nhưng không có Đội tuyển quốc gia Úc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập 24 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ https://www.abc.net.au/news/samantha-lewis/13609562 (17 tháng 7 năm 2023). “Galahs, Sheilas and Soccerettes - how the Matildas got their name and what could have been”. ABC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Ante Milicic confirms Westfield Matildas squad for France 2019”. Football Federation Australia. ngày 14 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ “Laura Alleway replaced by Karly Roestbakken in Matildas squad”. Football Federation Australia. ngày 6 tháng 6 năm 2019.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mình học được gì sau cú
Mình học được gì sau cú "big short" bay 6 tháng lương?
Nếu bạn hỏi: thị trường tài sản số có nhiều cơ hội hay không. Mình sẽ mạnh dạn trả lời có
Nhân vật Suzune Horikita - Classroom of the Elite
Nhân vật Suzune Horikita - Classroom of the Elite
Nếu mình không thể làm gì, thì cứ đà này mình sẽ kéo cả lớp D liên lụy mất... Những kẻ mà mình xem là không cùng đẳng cấp và vô giá trị... Đến khi có chuyện thì mình không chỉ vô dụng mà lại còn dùng bạo lực ra giải quyết. Thật là ngớ ngẩn...
Định Luật Hubble - Thứ lý thuyết có thể đánh bại cả Enstein lẫn thuyết tương đối?
Định Luật Hubble - Thứ lý thuyết có thể đánh bại cả Enstein lẫn thuyết tương đối?
Các bạn có nghĩ rằng các hành tinh trong vũ trụ đều đã và đang rời xa nhau không
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương