Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (1956)

Hà Nội
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Hà Nội
Thành lập1956; 68 năm trước (1956) với tên Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt
2000; 24 năm trước (2000)Hà Nội ACB
2012; 12 năm trước (2012)Hà Nội FC.
Giải thể2012; 12 năm trước (2012)
SânSân vận động Hàng Đẫy, Đống Đa, Hà Nội
Sức chứa20.000

Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã giải thể, có trụ sở đặt tại Thủ đô Hà Nội.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của câu lạc bộ bóng đá Hà Nội là đội bóng đá Đường sắtCông an Hà Nội. Đội bóng đá Đường sắt bị xóa phiên hiệu đầu năm 2000 và được Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) tiếp quản nhân sự. Đội được chuyển sang mô hình chuyên nghiệp với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Ngân hàng Á Châu hay Câu lạc bộ bóng đá ACB, do Công ty Cổ phần Thể thao ACB quản lý.

Năm 2002, đội Công an Hà Nội giải thể và chuyển giao cho Hàng không Việt Nam tại mùa giải 2003 trước khi sáp nhập với một phần của LG.ACB để trở thành câu lạc bộ bóng đá mang tên LG.Hà Nội.ACB. Hết mùa giải 2003, đội được tách thành Hà Nội ACB và Hòa Phát Hà Nội.

Mặc dù là đội bóng từng có thành tích cao, nhưng sau nhiều năm sa sút, lực lượng được chuyển giao của Đường sắt Việt Nam khá yếu kém. Để lấy được sức mạnh cũ, ngoài việc tổ chức lại, đội còn liên kết với Câu lạc bộ Bóng đá Sông Lam Nghệ An để xây dựng lực lượng tuyển thủ trẻ[1].

Sau 2 năm đầu tư, đội chính thức giành được quyền thi đấu tại Giải bóng đá Vô địch Quốc gia chuyên Nghiệp 2001-2002 và chuyển tổng hành dinh về Hà Nội. Đội còn được nhận được sự tài trợ của LG Electronics và đổi tên thành Câu lạc bộ Bóng đá LG.ACB.

Tuy nhiên, tại mùa bóng 2003, đội đã thi đấu không thành công và rơi trở lại giải hạng Nhất. Cũng trong mùa bóng 2003, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (vừa tiếp quản đội bóng giàu truyền thống Công an Hà Nội) cũng tuyên bố ngưng tài trợ cho Câu lạc bộ Bóng đá Hàng không Việt Nam vì thiếu kinh phí dù đội bóng vẫn được thi đấu tại V-League 2004. Công ty cổ phần Thể thao ACB đã tiếp quản toàn bộ lực lượng của CLB Hàng không Việt Nam. Hầu hết các cầu thủ chính của đội Hàng không Việt Nam chuyển sang làm nòng cốt cho đội bóng mới với tên gọi LG, Hà Nội. ACB để thi đấu ở giải chuyên nghiệp với suất của đội Hàng không Việt Nam. Số nhân sự còn lại được Liên đoàn bóng đá Hà Nội tập hợp để thành lập một đội bóng bán chuyên nghiệp và được Công ty Hòa Phát cùng Liên đoàn bóng đá Hà Nội tài trợ, thi đấu ở giải hạng Nhất quốc gia với tên gọi Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Phát Hà Nội.

Giữa mùa bóng 2006, LG rút tài trợ, đội được đổi tên thành ACB. Hà Nội. Cũng trong năm này, đội Hòa Phát Hà Nội cũng chính thức chuyển sang mô hình chuyên nghiệp và thi đấu ở giải chuyên nghiệp.

Năm 2007, theo sáng kiến của Chủ tịch đội bóng, ông Nguyễn Đức Kiên (Hay còn gọi là bầu Kiên), đội được đổi tên thành CLB Bóng đá Hà Nội. ACB để phù hợp hơn với một đội bóng Hà Nội.

Tuy nhiên đến mùa bóng 2008, cả hai đại diện Thủ đô tại V-League đều thi đấu không thành công và đều phải chuyển xuống thi đấu ở giải hạng Nhất, nhưng đội Hà Nội. ACB đã vô địch Cúp quốc gia 2008 sau khi đánh bại Becamex Bình Dương với tỉ số 1-0. Mùa bóng 2009, Hòa Phát Hà Nội thi đấu giành được quyền thăng hạng và đến năm sau, Hà Nội. ACB cũng quay trở lại thi đấu ở V-League sau khi đoạt chức vô địch giải hạng Nhất 2010.

Tuy nhiên, mùa bóng 2011 là một mùa thi đấu không may mắn, khi đội xếp chót bảng và rơi trở về giải hạng Nhất. Cuối năm 2011, đơn vị quản lý của đội là Công ty cổ phần Thể thao ACB đã tiếp quản Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Phát Hà Nội. Một lần nữa nhân sự có sự thay đổi lớn khi phần lớn đội hình của Hòa Phát Hà Nội được giữ lại ở đội hình chính thức để chơi ở giải VĐQG với suất của Hòa Phát Hà Nội cũ với tên gọi mới là Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội. Phần lớn đội hình Hà Nội. ACB cũ được chuyển sang đội hình 2 với tên mới là Câu lạc bộ Bóng đá trẻ Hà Nội và thi đấu ở giải hạng Nhất.

Kết thúc mùa bóng 2012, đội xếp thứ 9 trong bảng tổng sắp. Tuy nhiên, sau khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt do dính vào các sai phạm kinh tế, đội rơi vào tình trang khủng hoảng. Lãnh đạo câu lạc bộ đã quyết định không đăng ký tham dự V-League 2013 đồng thời cũng rút tên CLB Trẻ Hà Nội khỏi danh sách dự giải hạng Nhất năm tới[2]. Điều này đồng nghĩa với việc câu lạc bộ Hà Nội sẽ không còn tham gia đời sống bóng đá.[3]

Tên gọi và những sự biến động về tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Câu lạc bộ bóng đá ACB (2000–2001)
  • Câu lạc bộ bóng đá LG.ACB (2002–2003)
  • Câu lạc bộ bóng đá LG, Hà Nội. ACB (2003–2006)
  • Câu lạc bộ bóng đá ACB.Hà Nội (2006)
  • Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.ACB (2007–2011)
  • Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (2012)

Tổng cục Đường sắt
(1956 - 1989)
 
Công an Hà Nội
(1956 - 2002)
 
         

Đường sắt Việt Nam
(1989 - 2000)
   
         

ACB
(2000 - 2003)
 
Hàng không Việt Nam
(2002 - 2003)
 
         
         
         

LG, Hà Nội. ACB
(2003 - 2006)
 
Hòa Phát Hà Nội
(2003 - 2011)
 
         

ACB. Hà Nội

Hà Nội. ACB
(2006 - 2011)

   
         
         
         

Hà Nội
(2012)
 

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Nội ACB

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam / V.League 1:

Cúp bóng đá Việt Nam:

  • Vô địch (1): 2008

Giải bóng đá hạng nhất quốc gia / V.League 2:

  • Vô địch (1): 2010

Hòa Phát Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam / V.League 1:

Cúp bóng đá Việt Nam:

  • Vô địch (1): 2006

Giải bóng đá hạng nhất quốc gia / V.League 2:

Thành viên nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Quả bóng vàng Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng Việt Nam khi đang chơi cho Hà Nội-ACB:

Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất khi đang chơi cho Hà Nội-ACB:

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội hình tham dự V-League 2012 trước khi giải thể.

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Nguyễn Văn Hưng
2 HV Việt Nam Nguyễn Xuân Luân
3 HV Việt Nam Phan Thanh Vân
6 TV Việt Nam Nguyễn Quốc Hiền
8 TV Việt Nam Trần Trọng Lộc
9 Việt Nam Lê Công Vinh
10 Nigeria Timothy Anjembe
11 TV Việt Nam Phạm Thành Lương
13 HV Việt Nam Nguyễn Văn Vinh
14 TV Việt Nam Ngô Đức Thắng
16 TV Việt Nam Nguyễn Xuân Thành
17 HV Việt Nam Nguyễn Hồng Nam
18 HV Cameroon Yves Simplice Mboussi
Số VT Quốc gia Cầu thủ
19 HV Việt Nam Nguyễn Đại Đồng
20 HV Việt Nam Nguyễn Hải Nam
21 TV Việt Nam Trần Công Danh
22 Sierra Leone Aluspah Brewah
24 Nigeria Odinaka Ezeocha
25 TM Việt Nam Trần Đức Cường
27 HV Việt Nam Chu Ngọc Anh
28 TV Việt Nam Trần Đình Hưng
30 HV Việt Nam Phạm Hải Nam
34 TV Việt Nam Nguyễn Công Minh
55 HV Việt Nam Nguyễn Việt Anh
66 TV Việt Nam Johnny Nguyen
91 TM Việt Nam Nguyễn Minh Phong

Đội hình 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Còn được gọi là Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội B hay Câu lạc bộ bóng đá Trẻ Hà Nội.

Tính đến đầu mùa giải Hạng nhất 2012.

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Tạ Đức Hiếu
2 HV Việt Nam Nguyễn Hữu Phúc
4 HV Việt Nam Nguyễn Ngọc Tú
5 HV Việt Nam Nguyễn Xuân Nam
6 HV Việt Nam Trần Mạnh Toàn
7 Jamaica Errol Anthony Stevens
8 Việt Nam Phạm Thanh Nguyên
9 Việt Nam Nguyễn Đình Bảo
10 Việt Nam Nguyễn Mạnh Tuấn Anh
11 TV Việt Nam Vũ Trọng Thông
12 Việt Nam Phạm Văn Thế
13 Việt Nam Nguyễn Đình Minh
14 HV Sierra Leone Hassan Koeman Sesay
15 HV Việt Nam Nguyễn Đức Sang
16 HV Việt Nam Trần Tuấn Anh
Số VT Quốc gia Cầu thủ
17 TV Việt Nam Phan Lê Issac
19 Brasil Eder Richartz
20 TV Việt Nam Nguyễn Tuấn Hiệp
22 HV Việt Nam Trần Quang Nam
23 HV Việt Nam Đào Vũ Hiệp
25 TM Việt Nam Vũ Đức Sơn
26 TV Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn
27 TV Việt Nam Trần Hữu Hoàng
29 HV Việt Nam Lê Hùng Mạnh
32 HV Việt Nam Nguyễn Văn Bình
33 TV Việt Nam Trần Đình Thắng
34 TV Việt Nam Nguyễn Hồng Phong
36 TV Việt Nam Nguyễn Huy Hùng
39 HV Việt Nam Nhữ Việt Tuấn

Biểu trưng của câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên gọi của câu lạc bộ trước cửa sân Hàng Đẫy.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Julian Mitchell về một gián điệp điệp viên hai mang Guy Burgess
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
Bài viết có thể rất dài, nhưng phân tích chi tiết, ở đây tôi muốn so sánh 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ của 2 nhân vật mang lại thay vì tập trung vào sức mạnh của chúng
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua "SOUL" như thế nào
Dù nỗ lực đến một lúc nào đó có lẽ khi chúng ta nhận ra cuộc sống là gì thì niềm tiếc nuối bao giờ cũng nhiều hơn sự hài lòng.
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia