Chiếc giày vàng Việt Nam

Chiếc giày vàng Việt Nam là giải thưởng được trao cho những cầu thủ bóng đá ghi nhiều bàn thắng nhất hoặc có thành tích ghi bàn xuất sắc nhất trong một năm. Giải thưởng được trao cho cầu thủ người Việt Nam (bao gồm cả các cầu thủ người nước ngoài đã có quốc tịch Việt Nam) có số điểm (số bàn thắng được nhân với các hệ số giải) cao nhất trong từng mùa giải.

Giải thưởng ra mắt vào năm 1997 dưới sự hợp tác của báo Sài Gòn Giải Phóng Thể thaoBan Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam.[1] Năm 2009, Câu lạc bộ phóng viên thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty kinh doanh Ý Tưởng, với sự hỗ trợ của Liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, đã tái lập giải thưởng này.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng được giới thiệu lần đầu vào năm 1997 do báo Sài Gòn Giải Phóng Thể thaoBan Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam đồng tổ chức.[3][4] Phạm vi của giải thưởng này bao gồm các giải đấu trong nước (giải hạng Nhất, Cúp Quốc gia), các giải châu lục (C1, C2 châu Á) cùng với các giải đấu giao hữu và chính thức của đội tuyển quốc gia, và lúc đó được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Lê Huỳnh Đức của đội Công an Thành phố Hồ Chí Minh là cầu thủ đầu tiên đoạt được giải thưởng, vời 23 bàn thắng tại tất cả các cấp độ trong mùa giải 1997.[5]

Năm 2009, Câu lạc bộ phóng viên thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty kinh doanh Ý Tưởng đã quyết định sáng lập giải thưởng với tiêu chí "tôn vinh những chân sút Việt" (đây thực chất là việc khôi phục giải thưởng Chiếc giày vàng).[6][7][8] Quy tắc tính điểm hệ số cho các bàn thắng cũng được áp dụng ở giải lần này, với những bàn thắng ghi được ở cấp độ cao hơn được tính nhiều điểm hơn.[9]

Mỗi bàn thắng tương ứng với số điểm tại mỗi giải đấu như sau:[10]

Giải đấu Số điểm
Đội tuyển quốc gia, Đội tuyển U-23 quốc gia, AFC Champions League, AFC Cup 4 điểm
V.League 3 điểm
Hạng Nhất, Cúp Quốc gia, Siêu cúp 2 điểm
Giải giao hữu và các giải khác 1 điểm

Danh sách cầu thủ đoạt giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chiếc giày vàng Chiếc giày bạc Chiếc giày đồng
Tên Câu lạc bộ Tên Câu lạc bộ Tên Câu lạc bộ
1997 Lê Huỳnh Đức Công an Thành phố Hồ Chí Minh Vũ Minh Hiếu Công an Hà Nội Nguyễn Công VInh Công an Hải Phòng
2009[11] Huỳnh Kesley Alves Bình Dương Hoàng Đình Tùng Thanh Hóa Nguyễn Vũ Phong Bình Dương
2010

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Quả bóng vàng" và "chiếc giày vàng" Việt Nam”. Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ “Ai sẽ giành giải "Chiếc giày vàng Việt Nam 2009". Thể thao & Văn hóa Online. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ “Họp báo giới thiệu giải thưởng: Chiếc giày vàng Việt Nam 1997 // Sài Gòn Giải Phóng. - 11/07/1997. - Tr.1,5”. Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  4. ^ “Giải thưởng dành cho Vua dội bom: Chiếc giày vàng Việt Nam 97 // Sài Gòn Giải Phóng. - 10/07/1997. - Tr.4: nh”. Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ “Ban thời sự đài truyền hình VN và báo SGGP thể thao trao tặng giải thưởng Chiếc giày vàng VN 1997 // Sài Gòn Giải Phóng. - 08/01/1998. - Tr.1,4: ảnh”. Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ THAO, CHUYÊN TRANG THỂ (8 tháng 1 năm 2009). “Giải thưởng "Chiếc giày vàng Việt Nam 2009": Sẽ là cuộc đua hấp dẫn giữa các chân sút”. CHUYÊN TRANG THỂ THAO. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  7. ^ “Ai ướm Chiếc giày Vàng Việt Nam đầu tiên?”. Báo điện tử Tiền Phong. 29 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ “Lễ trao giải Chiếc giày Vàng Việt Nam 2009 : Ngày trở lại ấn tượng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  9. ^ Vietnam+ (VietnamPlus) (11 tháng 1 năm 2010). “Huỳnh Kesley đoạt "Chiếc giày vàng Việt Nam 2009". Vietnam+ (VietnamPlus). Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  10. ^ VnExpress. “Kesley đoạt Chiếc giày Vàng Việt Nam 2009 - VnExpress”. vnexpress.net. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  11. ^ Chiếc giày vàng VN 2009 thuộc về một ngoại binh”. Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Baemin với tên khai sinh đầy đủ là Baedal Minjeok, được sự hẫu thuận mạnh mẽ nên có chỗ đứng vững chắc và lượng người dùng ổn định
Download Pokemon Flora Sky (Final Version Released)
Download Pokemon Flora Sky (Final Version Released)
Bạn sẽ đến một vùng đất nơi đầy những sự bí ẩn về những Pokemon huyền thoại
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Bạn có thể sử dụng Zoom miễn phí (max 40p cho mỗi video call) hoặc mua gói Pro/Business dành cho doanh nghiệp.