Hệ thống giải đấu bóng đá Việt Nam có hai giải đấu chuyên nghiệp, một giải đấu bán chuyên nghiệp và một giải đấu nghiệp dư bao gồm các câu lạc bộ bóng đá tại Việt Nam.
Mùa giải | Cấp bậc 1 | Cấp bậc 2 | Cấp bậc 3 | Cấp bậc 4 |
---|---|---|---|---|
1980–1989 | Giải bóng đá A1 toàn quốc | Giải bóng đá A2 toàn quốc | ||
1990–1996 | Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc | Giải bóng đá A1 toàn quốc | Giải bóng đá A2 toàn quốc | |
1997–2000 | Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia | Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia | Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia | |
2000–2001 | V-League | |||
2001–2012 | Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia | Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia | Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia | |
2012 | Super League | V-League 1 | ||
2013– | V.League 1 | V.League 2 |
Hạng | Giải đấu | |
---|---|---|
1 | V.League 1 Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 14 đội | |
2 | V.League 2 Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 11 đội | |
3 | Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia 14 đội | |
Bảng A 7 đội |
Bảng B 7 đội | |
3 | Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia 16 đội | |
Bảng A 8 đội |
Bảng B 8 đội |
Tất cả các đội bóng thuộc V.League 1 và V.League 2 được tham dự Cúp Quốc gia.
Đội vô địch V.League 1 và đội vô địch Cúp Quốc gia sẽ thi đấu với nhau trong trận tranh Siêu cúp quốc gia vào đầu mùa giải tiếp theo. Trong trường hợp một đội vô địch cả V.League 1 và Cúp Quốc gia trong cùng một mùa giải (cú ăn 2), họ sẽ thi đấu với đội đoạt ngôi vị á quân V.League 1.
Hiện tại, bóng đá Việt Nam có 1 suất tham dự AFC Champions League Two (ban đầu có 2 suất nhưng Đông Á Thanh Hóa đã rút lui) và 2 suất dự Shopee Cup. Trong đó, nhà vô địch V.League 1 được tham dự vòng bảng trực tiếp AFC Champions League Two nếu đủ điều kiện theo quy định của AFC còn nhà vô địch Cúp Quốc gia và á quân V.League 1 tham dự vòng bảng Shopee Cup.
(tiếng Việt)