Ngay từ thời nhà Lý, kinh đôThăng Long đã có 4 chợ chính của 4 cửa thành Thăng Long: trong thành ngoài thị - đó là cấu trúc phân bố theo cư trú của người Việt.
Khu sinh sống chính của người Việt là lưu vực của các sông ngòi lớn nhỏ và rất tự nhiên. Cái chợ sẽ nằm tại các ngã ba nước để thuận tiện cho việc giao dịch trao đổi hàng hóa. Sử Việt còn ghi dưới thời Thái sư Trần Thủ Độ, Việt Nam có khoảng 100 chợ quê. Theo cấu trúc làng xã, Việt Nam còn có làng ven đồi và làng ven biển nữa. Làng ven đồi người dân làm nhà ở phía nam dãy đồi để tránh gió bấc thì cái chợ sẽ nằm phía nam cuối làng như chợ Tam Canh - Vĩnh Phú. Với làng ven biển, có chợ cá họp sát ngay mép sóng như chợ Báng, chợ Hàn ở Nha Trang. Đến thế kỷ 16 xuất hiện giao lưu quốc tế nên có cảng thị. Cảng biển cũng là cái chợ mở ra thông thương với bên ngoài mà thôi. Sang thế kỷ 19, văn minh đường cái mở ra, lại thêm cái chợ đường cái họp nơi ngã ba đường như chợ Bần bán tương nổi tiếng. Chung quy lại, chợViệt Nam là chợ ngã ba và phổ biến nhất, cổ truyền nhất là cái ngã ba nước...
Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần, nó còn biểu hiện văn hóa rất đậm nét. Yếu tố giao lưu tình cảm thì ai cũng rõ rồi, đặc biệt với các chợ vùng cao như chợ tình Mường Khương, Sa Pa do cư trú rải rác, buồn tẻ, hẻo lánh nên nhu cầu gặp gỡ, giao tiếp, giao duyên rất mạnh. Nhưng phải thấy rằng Chợ - Chùa, chợ họp ở đình làng, chợ họp ở cầu, ở quán,... cũng luôn gắn liền với các biểu tượng văn hóa Việt Nam, gắn với nhu cầu tâm linh của người Việt. Chợ không chỉ biểu thị mối quan hệ ứng xử giao đãi theo chiều ngang mà còn biểu thị mối quan tâm theo chiều dọc nội tâm nữa. Đây là đặc điểm tự cân bằng, tự thích ứng rất mềm dẻo hài hòa của dân tộc Việt Nam. Mọi việc mua bán sinh hoạt của người trần đều diễn ra dưới sự chứng giám của thần linh và của thiết chế xã hội.
Tại Việt Nam, Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ[1] (Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung[2]) đã xếp hạng chợ theo các loại sau đây:
Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
Chợ hạng 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
Chợ loại I do tỉnh (thành phố) trực tiếp quản lý, chợ loại II do cấp quận/huyện quản lý và chợ loại III do xã/phường quản lý. Cả nước Việt Nam hiện có 224 chợ loại I, 907 chợ loại II và 7.397 chợ loại 3[3].
Những chợ loại I thường là chợ tổng hợp với quy mô lớn, là đầu mối bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Những tỉnh, thành phố tập trung nhiều chợ loại I là: Quảng Ninh (20), Thành phố Hồ Chí Minh (17), Hà Nội (13), Đồng Tháp (13), An Giang (10)[3].
Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng có thêm lựa chọn mua hàng từ các siêu thị và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, các chợ truyền thống vẫn đóng vai trò phục vụ rất lớn trong đời sống hàng ngày của người dân, nhất là tại vùng nông thôn, miền núi, vì sức mua thấp hơn các thành phố, trong khi hàng hóa cung cấp tại các chợ thường rẻ hơn do chi phí tổ chức và quản lý chợ cũng thấp hơn so với siêu thị và trung tâm thương mại. Những tỉnh chưa có mức đô thị hóa cao, rộng và đông dân vẫn có nhu cầu mua sắm từ các chợ quy mô nhỏ, do đó những tỉnh này tập trung nhiều chợ loại 3 nhất, như Thanh Hóa (363 chợ loại III), Nghệ An (354), An Giang (272), Phú Thọ (200), Hà Nội (331, với vùng nông thôn lớn sau khi mở rộng năm 2008)[3].
Theo Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT về việc quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Việt Nam có 319 chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I ở các trung tâm thương mại của tỉnh; 157 chợ đầu mối nông sản; 490 chợ trên địa bàn của 25 tỉnh biên giới (bao gồm chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu).[4]
Phát triển 319 chợ (trong đó 56 chợ giữ nguyên như hiện tại ở năm 2007 và 110 chợ nâng cấp, 153 chợ xây mới). Đây là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
Dưới đây là danh sách toàn bộ các chợ đầu mối hạng I (đồng thời cũng là chợ loại I) của Việt Nam:
Phát triển 157 chợ đầu mối nông sản (trong đó có 77 chợ đầu mối nông sản đa ngành, 30 chợ đầu mối rau quả, 12 chợ đầu mối lúa gạo và 38 chợ đầu mối thủy sản)
Hà Nội 6 chợ (tại các đầu mối Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Mê Linh, Vân Đình, Hòa Lạc). Hưng Yên có 4 chợ tại Trần Cao, Yên Mỹ, Đông Tảo, Văn Giang. Thái Bình có 4 chợ tại thành phố Thái Bình, Quỳnh Hội, Diêm Điền, Tiền Hải. Nam Định có 3 chợ tại các xã Nam Vân, Thịnh Long, Hải Hưng. Ninh Bình có 3 chợ tại xã Kim Đông, phường Trung Sơn và thị trấn Nho Quan. Hải Dương có 3 chợ tại Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách. Hải Phòng có 3 chợ tại Hồng Bàng, Kiến Thụy, Cát Bà. Hà Nam có 2 chợ tại thị trấn Hòa Mạc và xã Thanh Nguyên. Vĩnh Phúc có 1 chợ nông sản đa ngành tại thị trấn Thổ Tang. Bắc Ninh có 1 chợ tại thành phố
Quảng Ninh có 3 chợ tại Cửa Ông, Hưng Đạo, Hòn Gai. Phú Thọ có 3 chợ tại Việt Trì, Cẩm Khê, Đoan Hùng. Hà Giang có 2 chợ tại các xã Vinh Quang và Vĩnh Tuy. Cao Bằng có 2 chợ tại xã Đề Thám và thị trấn Quảng Yên. Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn đều có 1 chợ tại trung tâm tỉnh, Thái Nguyên có 2 chợ đầu mối tại trung tâm tỉnh. Bắc Giang có 1 chợ tại xã Dĩnh Kế.
Điện Biên có 3 chợ tại xã Sam Mứn, thị xã Mường Lay và xã Thanh Minh. Hòa Bình có 3 chợ tại thị trấn Bưng và thị trấn Hàng Trạm. Lào Cai có 2 chợ tại Bắc Hà và Cam Đường. Yên Bái có 2 chợ tại Cổ Phúc và Nghĩa Lộ. Lai Châu có 2 chợ tại thị trấn Phong Thổ và xã Nùng Nàng. Sơn La có 1 chợ tại huyện Mai Sơn
Thanh Hóa có 5 chợ tại Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Sầm Sơn, Ngọc Lặc và Tp Thanh Hóa. Quảng Trị có 4 chợ tại Do Linh, Triệu Phong, Vĩnh Linh và Hướng Hóa. Nghệ An có 3 chợ tại Nghi Lộc, Cửa Lò, Diễn Châu. Hà Tĩnh có 3 chợ tại Cẩm Xuyên, Hồng Lĩnh, Hương Khê. Quảng Bình có 2 chợ tại Quảng Ninh, Bố Trạch. Thừa Thiên Huế có 2 chợ tại Phường Phú Hậu và Hương Trà
Bình Thuận có 5 chợ tại Hàm Thuận Nam, Phan Thiết, Hàm Tân, Tuy Phong và Đức Linh. Quảng Nam có 4 chợ tại Tam Kỳ, Hội An, Duy Xuyên, Núi Thành. Bình Định có 4 chợ tại Bồng Sơn, Tam Quan, Tây Sơn, An Nhơn. Ninh Thuận có 3 chợ tại thị trấn Tân Sơn, xã Phước Diêm và Phan Rang. Đà Nẵng có 2 chợ tại Sơn Trà và Hòa Cường. Quảng Ngãi có 2 chợ tại Nghĩa Chánh và Sơn Tịnh. Phú Yên có 2 chợ tại Phú Hòa và Sông Cầu. Khánh Hòa có 2 chợ tại Diên Khánh và Ninh Hòa
Lâm Đồng có 2 chợ đầu mối nông sản tại Bảo Lộc và Liên Nghĩa. Gia Lai có 2 chợ tại Đắc Pơ và xã An Phú. Đắc Lăk có 1 chợ đầu mối nông sản tại thành phố Buôn Ma Thuột. Đắk Nông có 1 chợ đầu mối nông sản tại xã Nam Dong, Cư Jut. Kon Tum có 1 chợ nông sản tại trung tâm thị xã Kon Tum
Thành phố Hồ Chí Minh có 3 chợ tại Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn. Bình Dương có 2 chợ tại Dầu Tiếng, Lai Uyên. Bà Rịa – Vũng Tàu có 3 chợ, 1 tại cảng Cát Lở và 2 chợ tại thị xã Bà Rịa. Bình Phước có 1 chợ rau quả Thanh Bình, huyện Bình Long. Tây Ninh có 2 chợ tại thị trấn Hòa Thành và xã Bàu Năng
Long An có 3 chợ tại Thủ Thừa, Tân Thanh, Cần Giuộc. Tiền Giang có 3 chợ tại Cái Bè, Châu Thành, Cai Lậy. Bến Tre có 3 chợ tại Chợ Lách, Thạnh Phước, Giồng Tôm. Trà Vinh có 3 chợ tại Duyên Hải, Cầu Kè, Trà Vinh. Vĩnh Long có 3 chợ tại Vĩnh Long, Tam Bình, Bình Minh. Đồng Tháp có 6 chợ tại Sa Đéc, Phường 2, Lấp Vò, Chợ Mới, Thanh Bình và chợ rau quả Đồng Tháp. An Giang có 4 chợ tại Tân Phú, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú. Kiên Giang có 4 chợ tại Châu Thành, Tân Hiệp, cảng cá Tắc Cậu, Lại Sơn. Cần Thơ có 2 chợ tại Thốt Nốt, Cái Răng. Hậu Giang có 1 chợ là chợ nổi Phụng Hiệp. Sóc Trăng có 3 chợ tại Ngã Năm, Phường 4, Kế Sách. Bạc Liêu có 2 chợ tại Phước Long, Bạc Liêu. Cà Mau có 1 chợ tại phường 7, thành phố Cà Mau
Nghị định số 02/2003/NĐ-CP 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Quyết định số 012 /2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công thương Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Quyết định số 03/2008/QĐ-BCT ngày 04/02/2008 của Bộ Công thương V/v đính chính Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010
Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010
Quyết định 1060/QĐ-BTM ngày 03/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển chợ đến năm 2010
Quyết định 1460/QĐ-BTM ngày 12/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển chợ đến năm 2010
Văn bản số 5041/TM-TTTN ngày 12/10/2004 về kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo TW thực hiện Quyết định số 559 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010
Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa
Thông tư của Bộ Thương mại số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ
Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ
Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ
Quyết định số 772/2003/QĐ-BTM ngày 24 tháng 06 năm 2003 của Bộ Thương mại về việc ban hành nội quy mẫu về chợ
Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 361: 2006 "Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế"
Bạn muốn đi nhiều nơi tại Nhật nhưng chi phí đi lại thì quá cao? Hãy yên tâm, lựa chọn của bạn sẽ đơn giản hoá hơn nhiều khi đã có JR Pass là có thể di chuyển khắp mọi miền quê ở đất nước mặt trời mọc