Chiếc giày vàng Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (tiếng Anh: Premier League Golden Boot) là một giải thưởng bóng đá thường niên được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Vì mục đích tài trợ, từ năm 1994 đến năm 2001 nó được gọi là Chiếc giày vàng Carling, từ năm 2002 đến năm 2004 là Chiếc giày vàng Barclaycard, từ năm 2005 đến năm 2016 là Chiếc giày vàng Barclays, từ năm 2017 đến năm 2020 là Chiếc giày vàng Cadbury,[1][2] và Chiếc giày vàng Coca-Cola Zero Sugar trong năm 2021. Kể từ năm 2022, nó được gọi là Chiếc giày vàng Castrol. Bên cạnh danh hiệu, những cầu thủ đoạt Chiếc giày vàng thường được tặng 1.000 £ cho mỗi bàn thắng họ ghi được trong suốt mùa giải. Số tiền này sẽ được quyên góp cho một tổ chức từ thiện do chính cầu thủ lựa chọn,[3][4] dẫu vậy Robin van Persie được tặng 30.000 £ sau khi ghi được 26 bàn thắng trong mùa giải 2012–13.[5][6]
Giải Ngoại hạng Anh được thành lập vào năm 1992, khi những câu lạc bộ ở First Division rời khỏi Football League và lập ra một giải đấu mới hoàn toàn độc lập về mặt thương mại, có quyền tự thương thảo các hợp đồng phát sóng và tài trợ riêng.[2] Giải đấu không có nhà tài trợ trong mùa giải đầu tiên cho đến khi Carling đồng ý một thỏa thuận trị giá mười hai triệu bảng trong bốn năm bắt đầu từ mùa giải tiếp theo,[7] và nó chỉ được gọi đơn giản là Giải Ngoại hạng Anh trong năm đầu tiên.[2] Kết quả là, giải thưởng này được gọi là "Giải bóng đá Ngoại hạng Anh" khi Teddy Sheringham nhận nó lần đầu tiên vào năm 1993.[8] Ban đầu có 22 đội, số lượng các đội tranh tài tại giải đấu đã được thu gọn xuống còn 20 đội sau mùa giải 1994–95, điều này làm giảm số trận đấu từ 42 xuống còn 38 trận.[2]
Erling Haaland đã ghi được nhiều bàn thắng nhất để giành Chiếc giày vàng, với 36 bàn vào mùa giải 2022–23.[14] Trong 35 trận anh đã thi đấu ở mùa giải đó, Haaland cũng thiết lập tỷ lệ ghi bàn trên mỗi trận cao nhất để giành giải thưởng này, với 1,03 bàn/trận. Nicolas Anelka ghi ít bàn thắng để giành giải thưởng này một cách riêng lẻ, với 19 bàn trong mùa giải 2008–09.[8] Tuy nhiên, kỷ lục về số bàn thắng thấp nhất để nhận được giải thưởng là 18 bàn; thành tích này đạt được trong các mùa giải 1997–98 và 1998–99, khi Chiếc giày vàng được chia đều cho ba cầu thủ trong cả hai mùa giải đó.[15] Mùa giải 1998–99 cũng đánh dấu lần cuối cùng Chiếc giày vàng được chia sẻ cho đến mùa giải 2010–11,[16] khi Dimitar Berbatov và Carlos Tevez đều ghi được 20 bàn trong mùa giải đó để cùng nhau giành giải thưởng.[17] Kể từ đó, giải thưởng này đã được đồng sở hữu thêm hai lần nữa: mùa giải 2018–19 (bởi ba cầu thủ) và mùa giải 2021–22 (bởi hai cầu thủ). Hiện tại, danh hiệu Chiếc giày vàng Giải bóng đá Ngoại hạng Anh thuộc về Erling Haaland với 27 bàn thắng.
^Con số này không nhất thiết phải trùng khớp với tổng số trận đấu trong một mùa giải.
^Kể từ mùa giải 1995–96 trở đi, số đội bóng tại Ngoại hạng Anh đã giảm từ 22 xuống còn 20,[18] do vậy làm giảm số lượng trận đấu trong một mùa giải từ 42 xuống còn 38.
^Sheringham ghi bàn thắng đầu tiên của mình trong mùa giải 1992–93 khi ông còn là cầu thủ của Nottingham Forest,[19] trong khi những bàn thắng còn lại của ông đã được ghi cho Tottenham Hotspur sau khi ông chuyển đến đội bóng này vào tháng 8 năm 1992.
^ abKhi làm tròn đến ba chữ số có nghĩa, tỷ lệ bàn thắng của Ronaldo trong mùa giải 2007–08 là 0,912, trong khi tỷ lệ của Drogba trong mùa giải 2009–10 là 0,906.[27]
^Trang web chính thức của Arsenal đã ghi sai thông tin Van Persie chỉ thi đấu 37 trận trong mùa giải 2011–12. Nhưng thực tế, anh đã thi đấu đủ 38 trận, điều này được chính Ngoại hạng Anh xác nhận.[31]
If you're looking for a quick read, then this can be a good one. On top of that, if you like a bit of sarcastic humor with some *cussing* involved, this is THE one.
Ngay từ đầu mục đích của Jesper chỉ là lợi dụng việc những đứa trẻ luôn thích đồ chơi, dụ dỗ chúng viết thư cho ông già Noel còn mình thì nhanh chóng đạt được mục tiêu bố đề ra và trở lại cuộc sống vô lo vô nghĩ ngày nào