Từ năm 2011 đến năm 2014, Watson chia thời gian của mình giữa làm phim và tiếp tục việc học tại Đại học Brown và Cao đẳng Worcester, Oxford, và tốt nghiệp Brown với bằng cử nhân văn học Anh vào tháng 5 năm 2014. Ngoài ra Watson còn có chứng nhận dạy thiền và yoga.[17] Công việc người mẫu của cô bao gồm các chiến dịch quảng cáo cho Burberry và Lancôme. Cô còn tham gia thiết kế trang phục[cần dẫn nguồn] và đặt tên của mình cho dòng quần áo mang mục đích nhân đạo của nhãn hiệu People Tree.[18] Cô được Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh vinh danh năm 2014 khi Emma Watson giành giải Nghệ sĩ của năm. Cùng năm đó, cô được bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc và giúp khởi động chiến dịch Phụ nữ Liên Hợp QuốcHeForShe[19], khuyến khích chung tay hướng tới việc bình đẳng giới.[20] Watson được bổ nhiệm vào cơ quan tư vấn về quyền phụ nữ của G7 vào năm 2019, tham vấn với các nhà lãnh đạo về chính sách đối ngoại. Năm 2020, Emma Watson được bổ nhiệm vào ban giám đốc Kering, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Phát triển Bền vững.
Sau khi chuyển đến Oxford với mẹ và em trai, cô tiếp tục học tại trường tư Dragon School, Oxford cho đến năm 2003.[9] Từ năm lên 6 cô đã mơ ước thành diễn viên và tham gia[26] đào tạo tại một trường kịch nghệ bán thời gian là Stagecoach Theatre Arts chi nhánh ở Oxford. Tại đây cô được học hát, khiêu vũ và diễn xuất.[27]
Đến năm lên 10, Emma đã tham gia biểu diễn trong một vài tác phẩm của Stagecoach và các vở kịch tại trường học trong đó có Arthur: The Young Years và The Happy Prince[28] nhưng chưa từng diễn xuất chuyên nghiệp trước khi tham gia loạt phim Harry Potter. Sau một thời gian học ở Dragon School, Emma chuyển sang trường Headington School, Oxford.[9] Trong thời gian quay phim, cô và các bạn diễn được dạy kèm tới 5 tiếng một ngày.[29] Tháng 6 năm 2006, Emma tham gia kỳ thi tốt nghiệp GCSE với 10 môn học và đạt được 8 điểm A* và 2 điểm A.[9][30]
Emma chia sẻ trong chương trình của Ellen DeGeneres trước khi tốt nghiệp rằng cô phải mất tới 5 năm thay vì 4 năm do yêu cầu công việc, thành ra mất cả trọn hai học kì.[38]
Năm 2013, cô được chứng nhận về dạy yoga và thiền. Như là một phần của chứng nhận này, cô đã theo học một khóa thiền kéo dài 1 tuần lễ tại một cơ sở ở Canada, tại đây học viên không được phép nói chuyện, để có thể tự khám phá bản thân tại gia.[40][41] Cô nói với Elle Australia, một tương lai không chắc chắn có nghĩa là phải tìm " một cách để luôn cảm thấy an toàn và luôn thanh thản với chính mình. Bởi vì tôi không bao giờ có thể dựa vào một nơi vật chất nào đó."[42]
Trong thời gian quay phim điện ảnh Noah, khi được hỏi về đức tin của mình, cô đã trả lời rằng mình là người theo thuyết phổ độ.[43]
Emma từng hẹn hò với Will Adamowicz, người bạn cùng trường tại Đại học Oxford năm 2011 trong năm đầu học tại đây.[44] Cả hai từng tới thăm dự lễ trao giải 2013 MTV Movie Awards và Emma nhận được giải Trailblazer Award.[45] Cặp đôi chia tay vào đầu năm 2014.[46] Cuối năm 2014, Emma bắt đầu hẹn hò với cầu thủ bóng chày là Matthew Janney.[47] Mối quan hệ đã chấm dứt trong tháng 11 cùng năm do lịch làm việc quá bận rộn của Emma.[48]
Emma Watson gặp gỡ William Mack Knight, một doanh nhân công nghệ từ cuối năm 2015, chỉ vài tháng sau khi chia tay Matthew Janney. Cặp đôi bị bắt gặp hẹn hò khi đến xem một buổi diễn tại sân khấu nhạc kịch Broadway vào tháng 10 năm 2015. Theo chia sẻ từ bà Katherine với tờ The Mirror, mẹ của William cho biết anh đã đưa bạn gái Emma về ra mắt cha mẹ và mối quan hệ tiến triển một cách nghiêm túc.[49]
Watson là một người độc thân, cô mô tả bản thân mình với cụm từ "tự hợp tác".[50][51] Marai Larasi, một nhà hoạt động về vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, là khách mời của cô đến thăm dự Lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 75 năm 2018.[52]
Năm 1999, đoàn sản xuất phim Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (Harry Potter and the Sorcerer's Stone), chuyển thể điện ảnh từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Anh J. K. Rowling bắt đầu quá trình tuyển diễn viên cho bộ phim.[53] Ba vai diễn quan trọng nhất của bộ phim là Harry Potter cùng hai người bạn thân Hermione Granger và Ron Weasley. Những người tuyển diễn viên đã phát hiện ra Emma thông qua cô giáo dạy kịch của cô ở Oxford,[54] sự tự tin của cô đã gây ấn tượng với các nhà sản xuất phim. Sau tám tuần tuyển chọn, nhà sản xuất David Heyman tuyên bố đã lựa chọn Emma cùng Daniel Radcliffe và Rupert Grint cho ba vai Hermione, Harry và Ron. Sau khi xem những đoạn diễn thử đầu tiên của Emma, nhà văn Rowling đã bộc lộ sự ủng hộ với cô bé 9 tuổi.[26]
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (công chiếu năm 2001) là tác phẩm điện ảnh đầu tiên mà Emma Watson tham gia. Bộ phim đã phá kỉ lục về doanh thu ngày mở màn và tuần mở màn đồng thời trở thành phim ăn khách nhất năm 2001.[55][56] Diễn xuất của ba diễn viên chính đã được các nhà phê bình khen ngợi đặc biệt là Emma, tờ The Daily Telegraph đánh giá diễn xuất của cô là "tuyệt vời" ("admirable")[57] còn trang IGN cũng cho rằng cô đã chiếm lĩnh được màn ảnh ("stole the show").[58] Với vai Hermione Granger, Emma đã nhận được 5 đề cử ở các giải thưởng khác nhau trong đó cô đã được trao Young Artist Award ở hạng mục Diễn viên nữ trẻ xuất sắc nhất ở vai chính.[59]
Một năm sau bộ phim đầu tay, Emma Watson tiếp tục vào vai Hermione trong phần tiếp theo của loạt Harry Potter với tựa đề Harry Potter và Phòng chứa Bí mật (Harry Potter and the Chamber of Secrets) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. Tuy bộ phim không được đánh giá cao như phần đầu nhưng diễn xuất của dàn diễn viên chính vẫn được báo chí khen ngợi. Tờ Los Angeles Times cho rằng Emma và các bạn của cô đã trưởng thành theo thời gian,[60] tờ The Times thậm chí còn chỉ trích đạo diễn Chris Columbus vì đã không khai thác được hết nhân vật của Emma.[61] Với vai diễn trong Harry Potter và Phòng chứa Bí mật, Emma đã được tạp chí Đức Bravo trao giải Otto Award.[62]
Năm 2004, Harry Potter và Tù nhân Azkaban, phần thứ ba của loạt phim Harry Potter được công chiếu. Ở lần thứ ba tham gia diễn xuất, Emma tiếp tục được đánh giá cao trong vai cô bé Hermione quyết đoán, vai diễn của Emma được đánh giá là có sức lôi cuốn và là một vai diễn tuyệt vời cho các diễn viên.[63] Nếu như vai Harry Potter của Radcliffe gặp phải sự chỉ trích từ giới phê bình thì Emma tiếp tục được các báo khen ngợi, tờ The New York Times nhận xét rằng sự nhạt nhẽo của Radcliffe đã may mắn được bù đắp bởi diễn xuất sôi nổi của Emma đặc biệt là cảnh phim cô bé đấm vào mũi Draco Malfoy thay vì sử dụng phép thuật.[64] Tính đến năm 2009, Harry Potter và Tù nhân Azkaban vẫn là phần có doanh thu thấp nhất trong loạt Harry Potter, tuy vậy vai diễn của Emma Watson trong bộ phim này vẫn đem lại cho cô hai giải diễn xuất Otto Awards và Child Performance of the Year (Diễn xuất thiếu nhi của năm) của tờ Total Film.[65]
Tập tiếp theo của loạt phim với tựa đề Harry Potter và Chiếc cốc lửa (2005) là một thành công lớn về thương mại khi bộ phim phá kỉ lục về doanh thu cuối tuần đầu tiên công chiếu của loạt Harry Potter và kỉ lục về doanh thu cuối tuần đầu tiên công chiếu ở Anh. Sự trưởng thành của Emma và các bạn diễn đã được giới phê bình khen ngợi, tờ New York Times đánh giá vai diễn của cô đứng đắn một cách cảm động ("touchingly earnest").[66] Theo Emma thì sự hài hước của tập phim này đến từ những xung đột ở tuổi mới lớn của ba nhân vật chính, cô nói: "Tôi yêu thích tất cả những cuộc tranh luận... Tôi cho rằng bộ phim sẽ thật hơn rất nhiều nếu các nhân vật tranh cãi và gặp rắc rối."[67][68] Được đề cử ở ba giải thưởng cho vai Hermione, Emma đã giành giải Otto Award.[69] Cuối năm 2005, cô trở thành người trẻ tuổi nhất xuất hiện trên bìa của tạp chí Teen Vogue.[70] Năm 2006, Emma vào vai Hermione trong tập phim ngắn đặc biệt của loạt Harry Potter có tựa đề The Queen's Handbag để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Nữ hoàng Elizabeth II.[71]
Tập phim thứ năm của Harry Potter có tựa đề Harry Potter và Hội Phượng hoàng được công chiếu năm 2007. Tiếp tục là một thành công lớn về mặt thương mại, bộ phim đã phá kỉ lục doanh thu cuối tuần đầu tiên trên thế giới với 332,7 triệu đô la Mỹ.[72] Emma được trao giải National Movie Award lần thứ nhất ở hạng mục Vai nữ chính xuất sắc nhất. Bộ ba Watson-Radcliff-Grint trở nên nổi tiếng tới mức họ được mời in dấu tay, dấy chân và dấu đũa thần lên vỉa hè của Grauman's Chinese Theater ở Hollywood vào ngày 9 tháng 7 năm 2007.[73] Tuy các tập phim Harry Potter liên tiếp thành công về doanh thu, tương lai của loạt phim lại bị đặt dấu hỏi khi cả ba diễn viên chính đều do dự trong việc tiếp tục vai diễn của họ trong hai tập cuối của Harry Potter.[74] Cuối cùng vào ngày 2 tháng 3 năm 2007 Radcliffe đã đồng ý ký nốt hợp đồng 2 tập phim cuối,[75] mặc dù vậy Emma thậm chí còn tỏ ra do dự hơn.[76] Cô giải thích rằng đó là một quyết định quan trọng vì để tham gia hai tập phim cuối cô sẽ phải gắn bó thêm 4 năm với quá trình làm phim nhưng rồi Emma thừa nhận rằng cô không thể rời bỏ vai Hermione[77] và đồng ý ký tiếp hợp đồng vào ngày 23 tháng 3 năm 2007.[78] Để đổi lại, Emma Watson được trả gấp đôi cho những tập phim cuối lên 2 triệu bảng Anh mỗi tập phim,[79] cô kết luận rằng cuối cùng thì việc tham gia phim vẫn có lợi hơn là có hại.
Emma Watson listed in to [80]
Trước khi tập thứ sáu Harry Potter được công chiếu thì tập thứ bảy của bộ truyện, Harry Potter và Bảo bối Tử thần đã được khởi động vào ngày 18 tháng 2 năm 2009.[84] Vì lý do tài chính và kịch bản, tập cuối cùng của loạt phim được chia thành hai phần quay liền nhau,[33][85] và được công chiếu vào tháng 11 năm 2010 và tháng 7 năm 2011.[86]Harry Potter và Bảo bối Tử thần - Phần 2 đã trở thành bộ phim thành công cả về chuyên môn và thương mại. Đây là bộ phim có doanh thu cao nhất trong nhượng quyền thương mại, đã thu về hơn 1,3 tỷ đô la trên toàn thế giới và đã chứng minh đây là bộ phim thành công nhất về mặt thương mại của Watson.
Vai diễn đầu tiên của Emma Watson không thuộc loạt Harry Potter là trong bộ phim truyền hìnhBallet Shoes (2007).[87] Theo Emma thì mặc dù đã dự định quay trở lại trường học ngay sau khi hoàn thành Harry Potter và Hội Phượng hoàng nhưng cô không thể cưỡng lại vai diễn trong Ballet Shoes vì Emma thực sự yêu thích nó.[88] Đây là một chuyển thể truyền hình của đài BBC từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Noel Streatfeild trong đó vai của Emma Watson là nữ diễn viên Pauline Fossil, chị cả của ba chị em nhân vật chính.[89] Theo đạo diễn bộ phim là Sandra Goldbacher thì Emma Watson là lựa chọn hoàn hảo cho vai diễn, ở cô toát lên sự sâu sắc và tinh tế khiến mọi người phải ngắm nhìn.[90]Ballet Shoes được đài BBC phát tại Anh vào đúng dịp Boxing Day năm 2007 với lượng khán giả theo dõi ước tính khoảng 5,2 triệu (chiếm 22% tổng lượng khán giả truyền hình).[91][92] Sau khi phát sóng tác phẩm này không nhận được đánh giá cao từ giới phê bình, tờ The Times cho rằng Ballet Shoes chỉ là một bộ phim không có điểm nhấn.[93][94] Tuy vậy diễn xuất của dàn diễn viên trong đó có Emma vẫn nhận được những đánh giá tích cực từ báo giới.[95]
Ngoài vai diễn trong Ballet Shoes, Emma còn tham gia lồng tiếng cho nhân vật Công chúa Pea trong bộ phim hoạt hình The Tale of Despereaux, một tác phẩm có sự tham gia của Matthew Broderick và Tracey Ullman được công chiếu tháng 12 năm 2008.[13]
Cô cũng xuất hiện trong một video âm nhạc của One Night Only, sau khi gặp ca sĩ chính George Craig tại chiến dịch quảng cáo thời trang Đông-Hè của Burberry năm 2010. VideoSay You Don't Want It, được chiếu trên Kênh 4 vào ngày 26 tháng 6 năm 2010 và được phát hành vào ngày 16 tháng 8.[96] Trong bộ phim hậu Harry Potter đầu tiên của mình, Watson đã xuất hiện trong Một tuần với kiều nữ (2011) trong vai Lucy, trợ lý phục trang của nhân vật chính; và được tán tỉnh bởi Colin Clark, người sau đó cô có vài cuộc hẹn hò.[97][98]
Vào tháng 5 năm 2010, Watson được cho là đang đàm phán để đóng vai chính trong bộ phim Câu chuyện tuổi teen dựa trên tiểu thuyết cùng tên. Quay phim chính bắt đầu vào mùa hè năm 2011 và bộ phim được phát hành vào tháng 9 năm 2012.[99][100]
Trong Băng trộm tuổi teen (2013), Watson đóng vai Nicki. Bộ phim dựa trên các vụ cướp Bling Ring ngoài đời thực, Watson vào vai một phiên bản hư cấu của Alexis Neiers, một nhân vật truyền hình là một trong bảy thanh thiếu niên tham gia vào các vụ cướp. Trong khi bộ phim chủ yếu nhận được nhiều ý kiến trái chiều, các nhà phê bình đã dành những lời khen ngợi gần như nhất trí cho vai diễn của Watson. Watson cũng có một vai phụ trong bộ phim hài khải huyền Sống nốt ngày cuối (2013), trong đó cô, Seth Rogen, James Franco và nhiều diễn viên đã đóng vai "phiên bản cường điệu của chính họ" và Watson đã có một cảnh đáng nhớ trong sự nghiệp là thả "bom f".[101][102][103] Cô nói rằng cô không thể bỏ qua cơ hội để thực hiện bộ phim hài đầu tiên của mình và "làm việc với một số diễn viên hài hay nhất... trên thế giới ngay bây giờ".[104]
Vào tháng 6 năm 2012, Watson đã được xác nhận cho vai Ila trong bộ phim Noah: Đại hồng thủy của Darren Aronofsky, bắt đầu quay phim chính vào tháng sau, và được phát hành vào tháng 3 năm 2014. Vào tháng 3 năm 2013, có thông tin rằng Watson đã tham gia đàm phán để đóng vai chính là nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình Disney chuyển thể từ phim hoạt hình Cinderella. Kenneth Branagh đã gắn bó với việc chỉ đạo việc chuyển thể, trong khi Cate Blanchett đã đồng ý đóng vai người mẹ kế độc ác. Watson được đề nghị vai diễn, nhưng đã từ chối vì cô cho rằng mình không phù hợp với vai diễn nhân vật Lọ Lem. Vai này cuối cùng thuộc về Lily James.[105][106][107]
Vào tháng 10 năm 2013, Watson đã được chọn là Người phụ nữ của năm do tạp chí GQ của Anh bình chọn.[108] Cùng tháng đó, cô là một trong hai diễn viên người Anh giành được nhiều phiếu bình chọn nhất của khán giả cho danh hiệu Ngôi sao điện ảnh quyến rũ nhất năm 2013, vượt qua cả hai nữ diễn viên Scarlett Johansson và Jennifer Lawrence trong hạng mục dành cho nữ trong cuộc thăm dò trực tuyến của hơn 50.000 người hâm mộ phim. Benedict Cumberbatch là nam diễn viên giành danh hiệu trong hạng mục dành cho nam giới.[109]
Watson đã tham gia cùng Judi Dench, Robert Downey Jr., Mike Leigh, Julia Louis-Dreyfus và Mark Ruffalo với tư cách là người nhận Giải thưởng Britannia vào ngày 30 tháng 10 năm 2014 tại Los Angeles.[110] Watson đã giành giải Nghệ sĩ của năm và cô nói đã giành giải thưởng của mình vì Millie - chú chuột hamster của cô đã chết khi Watson quay phim Harry Potter và Hòn đá Phù thủy. Watson đóng vai chính trong hai phim phát hành năm 2015, bộ phim Colonia, đối nghịch với Daniel Brühl và Michael Nyqvist; và Truy tìm ký ức của Alejandro Amenábar, cùng với Ethan Hawke và đồng nghiệp đóng cùng Harry Potter của cô David Thewlis. Cả hai đều nhận được đánh giá tiêu cực nói chung. Cô cũng xuất hiện trong một tập phim The Vicar of Dibley, trong đó cô đóng vai Reverend Iris. Vào tháng 2 năm 2016, Watson tuyên bố cô sẽ nghỉ diễn một năm. Cô dự định dành thời gian cho "phát triển cá nhân" và công việc về quyền phụ nữ của mình.[111][112][113][114][115][116][117]
Watson đã đóng vai Belle trong bộ phim live-action năm 2017 được chuyển thể từ phim hoạt hình cùng tên của Disney - Beauty and the Beast do Bill Condon đạo diễn, và đóng cùng Dan Stevens trong vai Quái thú.[118] Bộ phim kiếm được hơn 1,2 tỷ đô la tại phòng vé và là bộ phim có doanh thu cao thứ hai trong năm 2017, chỉ sau Star Wars: The Last Jedi và bộ phim có doanh thu cao thứ 14 mọi thời đại. Theo đó số tiền trả trước cho cô là 3 triệu đô la; sự tham gia của cô mang lại lợi nhuận nên nâng tổng số tiền trả cho cô lên tới 15 triệu đô la.[119] Cuối năm đó, cô đóng cùng Tom Hanks trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Vòng xoay ảo của Dave Eggers, trong vai Mae Holland, một nhân viên công nghệ trẻ, làm việc tại một tập đoàn Internet hùng mạnh, chỉ nhận ra sự nguy hiểm liên quan đến quyền riêng tư, giám sát và tự do khi chính mình trải nghiệm.[120]
Năm 2005, Watson bắt đầu sự nghiệp người mẫu của mình bằng một buổi chụp hình cho Teen Vogue và là người trẻ nhất từng xuất hiện trên trang bìa của tạp chí. Ba năm sau, báo chí Anh đưa tin Watson sẽ thay thế Keira Knightley làm gương mặt đại diện cho nhà mốt Chanel, nhưng điều này đã bị cả hai bên từ chối. Vào tháng 6 năm 2009, sau vài tháng tin đồn, Watson đã xác nhận rằng cô sẽ hợp tác với Burberry với tư cách là gương mặt của chiến dịch Thu-Đông 2009 của họ, mà ước tính họ đã phải trả cho cô một khoản phí sáu con số. Cô cũng xuất hiện trong chiến dịch Xuân-Hè năm 2010 của Burberry cùng với em trai Alex, nhạc sĩ George Craig và Matt Gilmour, người mẫu Max Hurd. Vào tháng 2 năm 2011, Watson đã được trao tặng giải thưởng Biểu tượng phong cách từ tạp chí Elle (Anh)[122] bởi Dame Vivienne Westwood. Watson tiếp tục tham gia vào quảng cáo thời trang khi cô tuyên bố cô đã được chọn làm gương mặt đại diện cho Lancôme vào tháng 3 năm 2011.
Vào tháng 9 năm 2009, Watson tuyên bố tham gia vào People Tree, một thương hiệu thời trang thương mại công bằng. Watson làm cố vấn sáng tạo cho công ty để tạo ra một dòng quần áo mùa xuân, được phát hành vào tháng 2 năm 2010; phạm vi đặc trưng của phong cách lấy cảm hứng từ miền nam nước Pháp và London. Bộ sưu tập, được The Times mô tả là "rất thông minh" mặc dù "hy vọng thầm lặng của họ rằng [cô] sẽ bị vướng vào rào cản vải gai" (hemp-woven hurdle), được công bố rộng rãi trên các tạp chí như Teen Vogue, Cosmopolitan và People. Watson không được trả tiền cho sự hợp tác, thừa nhận rằng cạnh tranh trong phạm vi là tối thiểu, nhưng lập luận rằng "Thời trang là một cách tuyệt vời để trao quyền cho mọi người và cung cấp cho họ các kỹ năng, thay vì đưa tiền từ thiện mà bạn có thể giúp đỡ mọi người bằng cách mua quần áo họ làm và hỗ trợ những thứ họ tự hào "; cô nói thêm: "Tôi nghĩ rằng những người trẻ tuổi như tôi ngày càng nhận thức được các vấn đề nhân đạo xung quanh thời trang nhanh và muốn đưa ra lựa chọn tốt nhưng không có nhiều lựa chọn ngoài kia." Watson tiếp tục tham gia vào People Tree, dẫn đến phát hành bộ sưu tập Thu-Đông 2010.
Vào ngày 16 tháng 6 năm 2020, trong buổi họp cổ đông thường niên, Kering - tập đoàn thời trang xa xỉ của Pháp ra thông cáo báo chí chính thức về việc bổ nhiệm thành viên mới trong hội đồng ban quản trị trong đó có Emma, với vai trò Chủ tịch Hội đồng Phát triển Bền vững của Kering. Hiện Kering là công ty mẹ của các công ty như Gucci, Saint Laurent, Balenciaga, Alexander McQueen...[123][124][125]
Vào tháng 7 năm 2014, cô được bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của phụ nữ Liên Hợp Quốc. Tháng 9 năm đó, Watson khởi động chiến dịch Phụ nữ Liên Hợp Quốc HeForShe, kêu gọi ủng hộ bình đẳng giới. Trong bài phát biểu đó, cô nói rằng cô bắt đầu đặt câu hỏi về các giả định dựa trên giới tính ở tuổi lên tám khi cô bị gọi là "hách dịch" trong khi con trai thì không đến khi cô 14 tuổi. Bài phát biểu của Watson cũng gọi nữ quyền là "niềm tin rằng đàn ông và phụ nữ nên có quyền và cơ hội như nhau" và tuyên bố rằng nhận thức về "ghét đàn ông" là điều "phải dừng lại". Watson sau đó nói rằng cô đã nhận được những lời đe dọa trong vòng 12 giờ sau khi phát biểu. Năm 2015, Malala Yousafzai nói với Watson rằng cô quyết định đi theo chủ nghĩa nữ quyền sau khi nghe bài phát biểu của Watson.
Cũng trong tháng 9, Watson đã có chuyến thăm quốc gia đầu tiên với tư cách là Đại sứ thiện chí phụ nữ của Liên Hợp Quốc tại Uruguay, nơi cô đã có bài phát biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải tham gia
chính trị của phụ nữ. Vào tháng 12, Quỹ Phụ nữ gọi Watson là Người nổi tiếng ủng hộ nữ quyền năm 2014 sau một cuộc thăm dò trực tuyến. Watson cũng có bài phát biểu về bình đẳng giới vào tháng 1 năm 2015, tại cuộc họp hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới.
Watson chiếm vị trí số 1 trong danh sách "99 người phụ nữ có sức ảnh hưởng nhất năm 2015" của AskMen về việc ủng hộ các vấn đề quyền của phụ nữ. Một ngày sau khi cô tròn 25 tuổi, Watson xếp thứ 26 trong danh sách Time 100 của những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới, lần đầu tiên cô xuất hiện trong danh sách này.[129] Cựu biên tập viên của tờ New York Times, Jill Abramson nói rằng "sự táo bạo, thông minh về nữ quyền" của Watson và kêu gọi nỗ lực khiến đàn ông tham gia "làm mới".
Vào tháng 1 năm 2016, Watson thành lập câu lạc bộ sách chuyên về nữ quyền: Kệ chung của chúng tôi. Mục tiêu của câu lạc bộ là chia sẻ ý tưởng nữ quyền và khuyến khích thảo luận về chủ đề này. Một cuốn sách được chọn mỗi tháng và được thảo luận trong tuần cuối cùng của tháng đó. Cuốn sách đầu tiên được lựa chọn là My Life on the Road của Gloria Steinem, người mà Watson sẽ phỏng vấn vào ngày 24 tháng 2 tại How to: Academy in London.
Vào tháng 3 năm 2017 Watson bị chỉ trích là đạo đức giả khi hở ngực xuất hiện trên tạp chí Vanity Fair. Đáp trả, cô lập luận rằng:
"Nữ quyền không phải là dùng gậy đánh bại phụ nữ, đó là sự tự do, giải phóng và bình đẳng".[130]
Vào tháng 7 năm 2019, Watson đưa ra một dòng tư vấn pháp lý cho những người đã bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tư vấn pháp lý được thực hiện bởi Rights of Women, một tổ chức từ thiện hoạt động để giúp đỡ phụ nữ thông qua luật pháp.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2013,[185] Emma Watson được tạc tượng và đưa vào bảo tàng tượng sáp nổi tiếng Madame Tussauds London (Anh).[186][187] Bức tượng sáp có kích cỡ tương đương người thật của Emma mặc bộ váy Elie Saab mà cô từng mặc trong một sự kiện tại Hồng Kông vào năm 2011. Nhà thiết kế Elie Saab đã tặng chiếc váy này cho bảo tàng.[188]
^“Check If You're a British Citizen”. United Kingdoms Government. UK Government Digital Service. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014. Nếu bạn sinh vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 1983 và trước ngày 1 tháng 1 năm 2006, cha mẹ đã kết hôn là người Anh (không phải là người gốc) trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ là công dân mang quốc tịch Anh (theo dòng dõi).
^“Life & Emma”. Official website. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2010.
^“Warner Bros. Official site”. Adobe Flash. harrypotter.warnerbros.co.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2006(click appropriate actor's image, click "Actor Bio")Quản lý CS1: postscript (liên kết)
^Barlow, Helen. “A life after Harry Potter”. The Sydney Morning Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2006.
^Self, Will (ngày 17 tháng 8 năm 2012). “Emma Watson, The Graduate”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2016.
^ abWatson, Emma. “Emma”. Emma Watson's Official Website. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2007.
^Reece, Damian (ngày 4 tháng 11 năm 2001). “Harry Potter drama school to float”. The Daily Telegraph. UK. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010.
^Watson, Emma. “Emma & Screen”. Official Website. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2010.
^Muir, Kate (ngày 15 tháng 5 năm 2004). “Cast Interviews”. The Times. UK. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2008.
^Một năm khoảng cách, còn được gọi là một năm nghỉ phép, thường là một năm nghỉ trước hoặc sau đại học / đại học, trong đó sinh viên tham gia vào các hoạt động giáo dục và phát triển khác nhau, chẳng hạn như du lịch hoặc một số loại công việc thường xuyên.
^Long, Camilla (ngày 7 tháng 12 năm 2008). “What next in life for Emma Watson”. The Times. UK. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2008.
^Ford, James (ngày 14 tháng 7 năm 2009). “Catching up with Emma Watson”. Paste (magazine). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009.
^“Message from Emma”. Emma Watson Official. ngày 7 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2013.
^“Interview”. Ellen (video posted to official YouTube channel). ngày 24 tháng 3 năm 2014. Sự kiện xảy ra vào lúc 02:12–02:58. Syndicated. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014. Chú thích có tham số trống không rõ: |city= (trợ giúp)
^“Emma Watson is a spiritual Universalist who believes in a higher power | Huffington Post”. huffingtonpost.com. ngày 24 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2016. I already, before I did Noah, had a sense that I was someone that was more spiritual, than specifically religious. I had a sense that I believed in a higher power, but that I was more of a Universalist, I see that there are these unifying tenets between so many religions.
^“Bản sao đã lưu trữ”. Box Office Mojo. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^“Magic is the only word for it”. The Daily Telegraph. ngày 4 tháng 11 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2007.
^Ellen, Barbara (ngày 14 tháng 11 năm 2002). “Film of the week”. The Times. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Watson, Emma (ngày 28 tháng 11 năm 2007). “Ballet Shoes interviews”. Trang web chính thức của Emma Watson news. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2009.
^Watson, Emma (ngày 22 tháng 5 năm 2008). “Bản sao đã lưu trữ”. Trang web chính thức của Emma Watson news. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Watson, Emma (ngày 17 tháng 2 năm 2009). “Bản sao đã lưu trữ”. Trang web chính thức của Emma Watson. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Jack Malvern (ngày 14 tháng 3 năm 2008). “Longer spell at box office for Harry Potter”. The Times. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
^Warman, Matt (ngày 21 tháng 12 năm 2007). “Dancing towards their dreams”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^“A Christmas treat for all the family” (Thông cáo báo chí). BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Pielou, Adriaane (ngày 26 tháng 12 năm 2007). “Ballet Shoes saw me through”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^“A Christmas treat for all the family” (Thông cáo báo chí). BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
^“BBC One Transmission Details, weeks 52/1” (Thông cáo báo chí). BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Tryhorn, Chris (ngày 27 tháng 12 năm 2006). “Viewers sold on Old Curiosity Shop”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Wollaston, Sam (ngày 27 tháng 12 năm 2007). “Last Night's TV”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Teeman, Tim (ngày 27 tháng 12 năm 2007). “Last Night's TV”. The Times. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Walton, James (ngày 27 tháng 12 năm 2007). “Ballet Shoes”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.
^“Emma in My Week With Marilyn”. emma-watson.net. ngày 8 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2010.
^Chú thích: Thuật ngữ "thả bom F" thường dùng để chỉ việc sử dụng từ "khốn kiếp" trong một bối cảnh bất ngờ, chẳng hạn như phương tiện truyền thông công cộng, một cách chơi chữ với biệt danh cho bom hydro ("bom H") và giá trị sốc mà sử dụng từ "chết tiệt" trong diễn ngôn mang. Thuật ngữ này được báo cáo lần đầu tiên trên một tờ báo (Newsday) vào năm 1988 khi vận đọng viên bóng chày Hall of Fame Gary Carter sử dụng nó. Vào năm 2012, lần đầu tiên nó đã được liệt kê trong Từ điển đại học Merriam-Webster
^“Woman of the Year: Emma Watson”. ngày 15 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
^Earp, Catherine (ngày 5 tháng 2 năm 2014). “Emma Watson joins Ethan Hawke film Regression”. Digital Spy. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
^“Colonia (2016)”. Rotten Tomatoes. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
^“Regression (2016)”. Rotten Tomatoes. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2017.
^“Bản sao đã lưu trữ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề= và |title= (trợ giúp)
^“Bản sao đã lưu trữ”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề= và |title= (trợ giúp)
^Thuỳ Dung. “Bản sao đã lưu trữ”. Elle.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề= và |title= (trợ giúp)
“Doctor John” là bộ phim xoay quanh nỗi đau, mất mát và cái chết. Một bác sĩ mắc chứng CIPA và không thể cảm nhận được đau đớn nhưng lại là người làm công việc giảm đau cho người khác